Thêm một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh
vietsuky - Ba Sàm
Đôi lời: Một độc giả vừa gửi tới bản dịch có dẫn nguồn và cả bản gốc dưới đây cùng lời bình. Ba Sàm chỉ xin thêm mấy lời, rằng dường như đã thành lệ, cứ mỗi khi cần tác động gây sức ép về một vấn đề hệ trọng nào đó, phía Trung Quốc lại hé lộ những thông tin rất nhạy cảm mà đảng, nhà nước Việt Nam bấy lâu vẫn chưa muốn hoặc chưa có cách gì công bố sao cho tiện. Nhưng trước đây, ít nhất 2 lần, họ chỉ cho rò rỉ ở cấp tỉnh. Vậy lần này, cũng chỉ những thông tin như 2 lần trước, nhưng đặc biệt chưa từng thấy, lại cho đăng lại trên báo đảng trung ương Nhân dân Nhật báo, liệu có phải họ đang nhắm vào vấn đề có thể được coi là hệ trọng nhất, Biển Đông?
Xem lại: + Tăng Tuyết Minh, ngưởi vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc (Diễn đàn).
Lời độc giả: Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 82 năm ngày thành lập của mình 3/2/1930-3/2/2012. Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) năm 1930 đến Quảng Đông rồi Hồng Kông để chủ trì việc thống nhất thành lập đảng và chuyện tình với Lâm Y Lan xảy ra lúc đó, ĐCSVN phải nên tôn bà làm mẹ của đảng! Một chuyện tình đẹp trở thành một bi kịch. Qua bài viết dưới đây của Đinh Đông Vũ trên tờ báo có hàng triệu người đọc ở Quảng Đông (và được Nhân Dân Nhật báo đăng lại) mới đây có nói đến 3 người: Nguyễn Thanh Linh, Tăng Tuyết Minh và Lâm Y Lan. Về mối tình với Lâm Y Lan báo chí Trung Quốc đã nói nhiều (xem thí dụ ở đây), nhưng bài mới đây (12-11-2011) có rất nhiều người đọc, và liên quan đến hoạt động hợp nhất đảng của ông Hồ Chí Minh, nên có lẽ nhân dịp kỷ niệm 82 năm này cũng nên nhớ tới mối tình của 82 năm trước. (Bài thứ hai, Bi kịch của mối tình giữa Hồ Chí Minh và người yêu Trung Quốc, cũng có nội dung tương tự với vài chi tiết kỹ hơn song không chi tiết như các bài báo trước).
Cụ Hồ là một con người, không phải là thánh, cho nên việc phi thánh hóa Hồ Chí Minh là việc ĐCSVN nên làm. Chỉ hiểu rõ thông tin về cụ mới giúp thế hệ sau đánh giá đúng về cụ. Ngược lại, để thông tin mơ hồ bí ẩn tràn lan không những không thần thánh hóa được cụ Hồ mà có thể khiến tất cả những ai đã từng kính trọng cụ có thể bị sốc khi những thông tin trái chiều được tiết lộ đột ngột (có thể khiến cả hàng chục triệu người đột nhiên mắc chứng bệnh tâm lý có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của họ và vì thế đến cả dân tộc). Và trong thế giới kết nối như hiện nay mọi mưu toan thần thánh hóa đều bị thất bại và nên bạch hóa thông tin một cách có bài bản để tránh những cú sốc tâm lý không cần thiết cho hàng chục triệu người Việt Nam.
Những thông tin do các tác giả Trung Quốc công bố là một căn cứ để tham khảo. Các nhà sử học Việt Nam cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng, khách quan về vấn đề này và công bố cho dân chúng được biết.
Dưới đây là bản dịch (đã được Quốc Thanh hiệu đính) của 2 tài liệu (đính kèm).
Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh
胡志明的另一个中国爱人
Tác giả: Đinh Đông Văn
Trần Hiểu Nông ghi lại lời của cha là Trần Bá Đạt[1]: “Thời trẻ Hồ Chí Minh đã từng kết hôn. Vợ ông ta là một người Hạ Môn, nhưng đã mất rất sớm. Sau đó ông ta sống độc thân một thời gian rất dài. Sau khi cách mạng Việt Nam thắng lợi, ông muốn cưới một người Phúc Kiến làm vợ, nhưng Trung ương Đảng Việt Nam không đồng ý, ông không thể không phục tùng quyết định của Trung ương Đảng Việt Nam, vì vậy ông không bao giờ tái hôn nữa”.
Thực ra, người phụ nữ thứ nhất phải là Tăng Tuyết Minh. Người phụ nữ thứ hai là Lâm Y Lan.
Năm 1930, Hồ Chí Minh bị truy bắt ở Việt Nam, không chốn dung thân, thông qua liên lạc viên cầu sự trợ giúp từ Tỉnh ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản Trung Quốc đang còn trong vòng bí mật. Đào Chú[2] bố trí cho nữ đảng viên Đảng cộng sản (Trung Quốc) Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh, đồng thời dặn dò nhất hiết phải đảm bảo an toàn cho Hồ Chí Minh.
Lúc đó Hồ Chí Minh 40 tuổi, ông cảm thấy Lâm Y Lan đặc biệt giống người yêu Nguyễn Thanh Linh đã hi sinh, ông viết trong nhật ký: “Cô ta giống hệt Nguyễn Thanh Linh cả về lời nói cử chỉ lẫn tính cách sở thích. Ánh mắt vừa chạm nhau, tôi đã tự thấy mình sẽ không còn là một kẻ vô thần thuần túy nữa. Tôi cho đây tất cả đều là ý trời”.
Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt, trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký của mình giao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông hỏi Lâm Y Lan: “Đọc xong nhật ký của anh rồi chứ gì! Anh tin rằng đóa hoa lan trong trái tim anh sẽ không bao giờ khô héo”. Lâm Y Lan không ngăn được tình cảm nhào vào lòng Hồ Chí Minh.
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Lâm Y Lan đã là cán bộ cao cấp, nhưng vẫn ở một mình. Khi Đào Chú quan tâm đến chuyện hôn nhân của bà, bà mới nói vẫn còn yêu Hồ Chí Minh. Đào Chú hỏi: “Ông ta có yêu bà không?” Đáp: “Ông ấy bảo tôi đợi ông”.
Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc vào những năm 50, yêu cầu gặp lại người bạn cũ Lâm Y Lan. Mao Trạch Đông lập tức cho gọi Đào Chú và Lâm Y Lan lên Bắc Kinh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, Lâm Y Lan chạy đến bên ông, hai đôi bàn tay nắm chặt lấy nhau. Trước khi máy bay cất cánh, Lâm Y Lan lấy cuốn nhật ký trả lại cho Hồ Chí Minh, nhưng Hồ Chí Minh nhẹ nhàng đẩy lại và nói: “Bên mình anh không có em, rất lâu rồi anh không còn viết nhật ký nữa, cứ để nó lưu lại nơi em làm kỷ niệm!”.
Năm 1958, Hồ Chí Minh 68 tuổi, có mời Đào Chú sang thăm cùng đi câu. Ông nói: “Tôi và Lâm Y Lan yêu nhau đã hơn 20 năm, vì sự nghiệp cách mạng mà đã lỡ tuổi thanh xuân. Bây giờ tuổi đã cao, muốn nhanh chóng được đoàn tụ với Y Lan. Mong anh khi về nước thử thăm dò thái độ của Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai xem sao, nếu họ tán thành, tôi muốn đưa Y Lan đến Hà Nội cử hành hôn lễ bí mật để thỏa nỗi mong muốn đã ấp ủ từ nhiều năm”.Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta khuyến khích tự do yêu đương, tự chủ hôn nhân. Thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, không thể khinh suất được”. Còn khi Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam họp để thảo luận về việc này, số ý kiến phản đối đã vượt quá số ý kiến tán thành.
Hồ Chí Minh không biết làm thế nào đành viết thư cho Lâm Y Lan: “Y Lan thân yêu, chúng ta không có duyên tái hợp. Em đã nghe kể về tình yêu tinh thần của Plato chưa? Hãy để cho tâm hồn của hai chúng mình mãi mãi hòa làm một!”
Lâm Y Lan trả lời: Nếu là trên trời xin làm đôi chim liền cánh, nếu là dưới đất xin làm đôi cây giao cành. Trời dài đất rộng có lúc tận, còn mối tình này không bao giờ cạn. Năm 1968, Lâm Y Lan lâm bệnh mất. Trước lúc lâm chung, bà nhờ người gửi trả cuốn nhật ký cho Hồ Chí Minh. Một năm sau, Hồ Chí Minh cũng qua đời, trong lúc hấp hối vẫn còn gọi tên Lâm Y Lan.
(Trích từ “Tham khố văn sử” số 17 năm 2011)
[1] Trần Bá Đạt (1904 – 20.9.1989,
[2] Đào Chú
Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông
胡志明与中国恋人的悲剧情缘
Mối tình bi kịch giữa Hồ Chí Minh với người yêu Trung Quốc
(Trích từ: 胡志明 http://baike.baidu.com/view/63018.htm#4_4)
Trong những năm tháng đặc biệt, lãnh tụ Hồ Chí Minh của Cách mạng Việt Nam đã để lại mối tình cách mạng tấm tức suốt đời ở Trung Quốc.
Năm 1930, Trung Quốc đang lâm vào cảnh khủng bố trắng, Hồ Chí Minh đến Quảng Châu. Để yểm hộ cho việc triển khai công tác của Hồ Chí Minh ở Quảng Đông và Hồng Kông, Tỉnh ủy Quảng Đông đã bố trí nữ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh. Lâm Y Lan đã chăm sóc hết mức mọi sinh hoạt ăn ở của Hồ Chí Minh, khiến cho ông vô cùng cảm kích, nhưng mãi vẫn không dám thổ lộ tình yêu. Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt vì bọn phản bội bán rẻ. Trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký quý báu trao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông tặng hoa lan cho Lâm Y Lan và tình yêu của hai người cuối cùng đã bắt đầu.
Sau khi Trung Quốc mới được thành lập, Hồ Chí Minh về nước tiếp tục sự nghiệp cách mạng còn chưa hoàn thành. Sau khi xa cách Lâm Y Lan, nỗi nhớ của Hồ Chí Minh ngày càng nặng thêm. Khi được mời đến thăm Trung Quốc, ông xin Mao Trạch Đông bố trí cho gặp lại bạn cũ ở Quảng Đông để ôn lại tình xưa. Mao Trạch Đông lập tức gọi điện cho Tỉnh ủy Quảng Đông, Đào Chú và Lâm Y Lan… đến Bắc Kinh gặp mặt Hồ Chí Minh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, ông thấy Lâm Y Lan chạy về phía mình. Hai người đắm đuối nhìn nhau rất lâu và đều không ngăn được những dòng lệ.
Năm 1958, Hồ Chí Minh trịnh trọng nói với Đào Chú nguyện vọng muốn đón Lâm Y Lan đến Hà Nội để cử hành hôn lễ bí mật. Sau khi về đến Bắc Kinh, Đào Chú chuyển ý của Hồ Chí Minh lên Trung ương Đảng và Mao Chủ tịch. Mao Chủ tịch trầm ngân giây lát rồi nói: “Cá nhân tôi ủng hộ lời yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, nên không thể khinh suất được”. Chu Ân Lai cũng nói: “Nên bàn bạc với các đồng chí bên Đảng Cộng Sản Việt Nam một chút, nếu như họ đồng ý, thì chúng ta quyết không làm hòn đá cản đường”.
Thế nhưng, trong phòng họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Bắc Việt, một vị lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam (Lê Duẩn) đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí Minh: “Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ tội nhân ngàn đời”.
Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra… Lâm Y Lan lúc này đang nằm trong bệnh viện thành phố của Quảng Châu mỏi mắt trông chờ, rồi điều bà trông đợi lại là một mẩu thư ngắn của Hồ Chí Minh: “Y Lan thân yêu, chúng mình không có duyên tái hợp. Em đã nghe tình yêu tinh thần của Plato chưa? Xin hãy để linh hồn của hai đứa chúng ta mãi mãi hòa làm một!” Y Lan đặt lá thư lên bậu cửa sổ, để cho gió lành cuốn nó đi. Bà nhìn theo lá thư bay lượn trong gió, lặng khóc thầm. Mối tình giữa Hồ Chí Minh và Y Lan đã đánh một cú quá lớn vào tinh thần Y Lan, bệnh tình của bà bắt đầu trở nên xấu đi năm 1968, Lâm Y Lan mất, trước lúc lâm chung, bà còn không quên nhờ người giao trả lại cuốn “Nhật ký tình yêu” mà Hồ Chí Minh đã tặng cho mình, đồng thời dặn lại ông hãy ghìm nén nỗi đau. Hồ Chí Minh đã sốc khi nhận được tin người yêu mất, đau đớn chẳng muốn sống, nước mắt giàn giụa… Sau đó một năm, cũng chính là vào sáng sớm ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh cũng đã qua đời. Trong lúc hấp hối, ông còn đã gọi tên Lâm Y Lan…
(Trung Quốc) Bách Độ Bách Khoa.
DienDanCTM
nguồn: http://vietsuky.wordpress.com/2012/01/31/63-mot-nguoi-vo-trung-quoc-khac-cua-ho-chi-minh/
Quý vị viết chuyện lịch sử hệ trọng mà sao không đọc và hiệu đính lại cho chính xác mà lại viết: Năm 1958 Hồ Chí Minh 68 tuổi. Chữ trầm ngâm lại viết là TRẦM NGÂN. điều nầy sẽ dẫn đến người đọc sẽ đánh giá sai về giá trị và nguồn tài liệu không có giá trị. Xin quý vị nên chỉnh đốn lại. Thành thật cám ơn nếu quý vị tôn trọng những gì mình viết ra hay chép lại không đi vào "tam sao thất bổn"
Trả lờiXóa