Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Cánh Dù Lộng Gió - Viết gởi các Dư Luận Viên


Cánh Dù Lộng Gió - Viết gởi các Dư Luận Viên










Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Trước tiên cho tôi gởi lời chào đến các em. Cho tôi được gọi như thế, trừ các lãnh đạo của các em ra, vì chắc chắn tuổi đời của các em kém tôi rất nhiều.

Trên đời này, ai cũng được Trời sinh ra và phú bẩm cho một cái đầu, hai con mắt, hai cái tai để nghe.

Không biết các em có dùng cái đầu để suy nghĩ, sau hơn 70 năm miền Bắc và 41 năm cưỡng chiếm miền Nam CSVN cai trị, người dân bây giờ ra sao? Họ có còn tin tưởng vào cái đảng mà các em đang phục vụ không, có còn nghĩ là đảng CSVN quang vinh nữa không? Có còn tin là đảng đã dẫn dắt tài tình dân tộc VN anh hùng đánh thắng 3 đế quốc mạnh nhất nhì thế giới nữa không? Riêng người dân và các đảng viên kỳ cựu đã nhận ra đâu là sự thật lâu rồi.

Tôi dám khẳng định, các em thừa sức vào được Internet để tìm hiểu những thông tin trên các trang ngoại quốc. Đánh thắng giặc Pháp là do mấy tướng Tàu Lã Quý Ba, Vi Đức Thanh v.v... Mấy ông này là tướng cố vấn do Mao Trạch Đông phái đến VN để giúp Võ Nguyên Giáp chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ mà đảng CSVN tuyên truyền là làm rúng động thế giới lúc bấy giờ. Mao cũng chỉ thị cho các ông cố vấn Tàu này nhường công cho Võ Nguyên Giáp để xây dựng mưu đồ về sau. Về chiến lược Võ Nguyên Giáp đâu biết gì ngoài dạy học ra, do các tướng cố vấn đề xuất phải sử dụng dân công đào hầm bí mật vào tới hầm của các binh lính Pháp và hầm chỉ huy, phải kéo pháo lên đỉnh đồi, ngụy trang để giờ chót bất ngờ tấn công. Một câu hỏi chính xác nhất không thể phủ định, trung đội đầu tiên của tướng Giáp có vài người lèo tèo, vài cây súng trường cũ rích, còn lại toàn gậy tầm vông, lấy đâu chống chọi với súng ống, phi cơ, pháo binh của Pháp. Vậy vũ khí đánh trận Điện Biên Phủ lấy từ đâu ra, đảng CSVN mua hay xin viện trợ, mà viện trợ thì phải có điều kiện chứ không thể cho không, trên đời này không có gì cho không cả, cái kết cục là Phạm Văn Đồng đã ký cái Công Hàm kính biếu Hoàng Trường Sa mấy cái đảo toàn cứt chim như HCM đã tuyên bố.

Thắng Nhật ư? Còn khuya, nhờ phe Đồng Minh trong đó có Mỹ thả 2 trái bom nguyên tử đầu tiên tại Hirosima và Nagasaki, quân Nhật mới đầu hàng, trong khi chờ quân đội Đồng Minh vào giải giáp thì Việt Minh tới cướp công tiếp thu. Cái này gọi là chó ngáp phải ruồi đó các em ạ, chứ không phải tài tình gì đâu.

Thắng Đế Quốc Mỹ ư? Mỹ được lệnh san bằng miền Bắc, các loại máy bay gầm rú trên bầu trời 12 ngày đêm làm đảng CSVN vãi cả nước ra quần, nên sau đó đảng CSVN đã ký đầu hàng Mỹ vô điều kiện. Mỹ đã im lặng không công bố tin này để âm thầm ký kết và làm thân với Tàu Cộng trong thương mại buôn bán 2 chiều lúc bấy giờ, quà của Mỹ là miền Nam, Mỹ rút hết quân đội về nước, cúp 100% viện trợ cho VNCH, trong khi đó Tàu Cộng và khối Liên Sô viện trợ cho phe CSVN tăng gấp 10 lần. Cái này kêu bằng buồn ngủ gặp chiếu manh đó chứ tài tình cái gì, đặt VNCH vào cái thế phải buông súng, các em có hiểu không?

Đến nước này thì VNCH không buông súng mới lạ, vì lương thực, quân trang, quân dụng, vũ khí đã cạn kiệt, lấy gì chiến đấu, nếu đổi ngược lại phe CSVN thì sẽ ra sao, có lẽ còn nhanh gấp trăm lần VNCH hồi đó, không phải nói ngoa đâu.

Bây giờ thì sao? 2 hòn đảo Hoàng Trường Sa Tàu Cộng đã tiếp thu, xây dựng thành phố Tam Sa và các căn cứ quân sự để độc chiếm biển Đông? Chúng đánh giết, húc bể chìm Tàu của các ngư phủ VN, chúng lấn chiếm đất liền có sự đồng ý của CSVN. Chúng gài tình báo Hoa Nam vào các vị trí quan trọng trong lãnh đạo của các em, chúng nhờ nước khác như Đài Loan, Hồng Kông, ký hợp đồng những khu đất mà thành lập những công ty mà chúng cho là những yếu điểm của VN để làm cứ điểm khi có chiến tranh, chúng xua người dân qua du lịch tuyên truyền VN ngày xưa là của chúng. Tất cả những sự kiện đó CSVN vẫn im lặng cắn răng chịu nhục, chỉ xin phép rặn được mất câu, "phản đối và quan ngại". Hỏi rằng có hèn lắm không, có còn quang vinh nữa không, có xứng để người dân tin tưởng nữa hay không.

Những sự kiện trên đều có trên Internet, báo chí nước ngoài, tài liệu trong thư viên Liên Sô và thư viện Pháp, vì nhiều Còm Sĩ như Người Đưa Tin đã đưa ra những đường dẫn đầy đủ và chính xác hàng ngày lắm rồi, tôi không cần đưa thêm những đường dẫn thêm nữa.

Các em hãy sáng suốt suy nghĩ, đừng để vài đồng tiền lẻ làm mờ mắt, ù tai nữa, tôi tin rằng các em cũng có cặp mắt tinh tường và đôi tai thấu rõ như mọi người khác, đều đã nghe và thấy sự thật Lê Duẫn đã tuyên bố, ta đánh đây là đánh cho Liên Sô và Trung Quốc. Và bây giờ đảng CSVN đang trả nợ Tàu cộng mọi thứ, biển đảo, đất liền như nửa thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, núi Lão Sơn, chưa biết bao giờ mới đòi lại được. Nguy cơ đô hộ ngàn năm sắp quay lại, hãy nhớ câu, thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc của Trần Bình Trọng.


Nguyễn Tường Thụy - Những mảnh đời dân oan


Nguyễn Tường Thụy - Những mảnh đời dân oan





danoan-622.jpg
Những oan ức được viết lên biểu ngữ, trang phục tố cáo những việc làm sai trái của chính quyền địa phương.




Tôi và các bạn hoạt động trong các nhóm xã hội dân sự đều đã nhiều lần đến với dân oan, ít nhất cũng từ 5 năm nay.

Chúng tôi đến với họ vào những ngày thường, những ngày Lễ, Tết… Chúng tôi đem đến cho họ mấy lời động viên, một chút quà với mong muốn an ủi về tinh thần, một chút vật chất góp phần giúp họ vượt qua những lúc khó khăn nhất.

Thực hiện kế hoạch nửa cuối tháng 8/2016 của Hội Nhà báo độc lập, ngày 23/8/2016, chúng tôi đi thăm bà con dân oan. Nơi tôi chọn là một nhóm bà con tá túc ở gần trụ sở tiếp dân trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội.

Cũng vừa dịp tôi nhận được một khoản tiền của nhà hảo tâm nhờ mua gạo cho dân oan.

Nhà hảo tâm này là cháu Thảo ở Sài Gòn nhưng cháu không cho biết danh tính, địa chỉ cụ thể. Đây là lần thứ 3 cháu gửi tiền cho tôi. Hai lần trước đó, cháu nhờ tôi gửi giúp tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch và ông Nguyễn Đình Chinh, bố tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Cháu dặn tôi đừng nói là ai giúp kẻo chú (bác) ấy nghĩ ngợi. Cháu không khá giả nhưng dành dụm dần dần.

Tôi đã gặp dân oan nhiều lần và bà con đều biết tôi. Mỗi lần thấy tôi đến là họ biết tôi mang đến cho họ cái gì đó. Riêng từ đầu năm đến nay, tôi đến với họ lần này là lần thứ 4.

Để tiền của nhà hảo tâm được sử dụng hiệu quả nhất, chúng tôi trao hết cho bà con và cùng đại diện của bà con đi mua gạo, tính đến từng kg lẻ. Mỗi lần như vậy, thường xin thêm mấy cân cho tròn 5, tròn chục với lý do "vì đây là gạo từ thiện".

Số dân oan tá túc quanh Ngô Thì Nhậm đa số là các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Sóc Trăng, An Giang, Bình Định, Trà Vinh...., ở miền Bắc có Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An... Có lẽ đông nhất là An Giang. Trong số đó nhiều người đã đi khiếu kiện 10 - 20 năm, có cả những người già đã gần 90 tuổi. Việc bà con phải đi khiếu kiện nhiều năm là hậu quả của lối giải quyết đơn thư đùn đẩy, vòng vo, trung ương chỉ đạo hướng giải quyết nhưng địa phương không thi hành.




danoan2-400.jpg
Cụ Đỗ Thị Từ sinh năm 1928 (89 tuổi), dân oan Kiên Giang và chị Trần Thị Nga dân oan An Giang




Hồi giáp tết vừa rồi, bà Hồ Thị Niên ở Nghệ An hồ hởi nói với chúng tôi rằng bà được giải quyết rồi, bà chào và cảm ơn chúng tôi. Nhưng sau tết, bà lại ra. Hỏi thì bà nói địa phương có giải quyết gì cho bà đâu.

Cuối cùng thì bà con cứ nằm chờ, bám trụ, kêu khóc mà không biết bao giờ cuộc hành trình đòi quyền lợi chính đáng cho mình mới chấm dứt.

Một số người thuê nhà trọ, nhưng cũng có nhiều người phải che bạt, ở ngay vỉa hè trước trụ sở tiếp dân. Tại nhà trọ mà chúng tôi đến thăm, giá cho thuê trọ là 20 nghìn đồng một người 1 ngày, như vậy tính ra mỗi tháng là 600 nghìn đồng 1 người.

Phòng thuê của gia đình cháu Đoàn Trương Vĩnh Phước có 3 người, tiền thuê trọ là 1 triệu 800 nghìn đồng. Như vậy, để trụ được mà theo kiện, mỗi người phải cần 600 nghìn, 18 kg gạo, tiền thức ăn và chi phí sinh hoạt khác cho 1 tháng.

Mỗi người đều làm sẵn một biểu ngữ lớn để dùng mỗi khi đi khiếu kiện, biểu tình. Nhìn vào biểu ngữ, có thể biết được họ là ai, ở đâu, nỗi oan khất như thế nào, tố cáo ai? Họ không ngần ngại lôi cả quan đầu tỉnh ra tố cáo trên các biểu ngữ của mình. Nhiều khi bị giật, bị xé, bà con lại làm cái khác.

Trong số đơn thư khiếu kiện, có tới 80% là khiếu kiện vượt cấp. Điều này nói lên năng lực giải quyết đơn thư của các cơ quan có trách nhiệm rất kém. Động cơ cá nhân cũng là nguyên nhân tạo nên sự lằng nhằng, dây dưa khi giải quyết.

Đơn thư khiếu kiện liên quan về đất đai chiếm tới 98%. Đây là hậu quả của việc lạm dụng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Việc thu hồi và cướp đất của dân rất nhiều trường hợp chỉ để lấy đất bán chia nhau, xây dựng các công trình hoàn toàn không cần thiết như làm sân golf.

Nói cách khác, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã sinh ra tầng lớp dân oan ở Việt Nam. Liệu còn có nơi nào dân oan nhiều như ở Việt Nam? Đã có lần tôi viết bài "Cường quốc dân oan" liền bị chửi bới và đe dọa các kiểu.

Nói vậy nhưng không hề dễ thay đổi hình thức sở hữu đất đai hiện nay do tính cố hữu của chế độ độc tài. Vì vậy - và cùng với các nguyên nhân khác từ con người, ở đây là quan chức của chế độ, không thể mong chấm dứt được vấn nạn dân oan mà phải thừa nhận sự hiện hữu lâu dài của lớp người này.

Cũng không mong nhà cầm quyền thương lấy họ, lo cho cuộc sống của họ. Ngược lại, sự giúp đỡ dân oan của những người làm thiện nguyện còn làm cho họ khó chịu. Hẳn chúng ta còn nhớ những người đến với dân oan làm từ thiện bị đón đường đánh dã man.

Ngày 18/3/2015, anh Lai Tiến Sơn, Nguyễn Thanh Hà bị đón đường đánh sau buổi phát quà cho dân oan Dương Nội. Trước đó ngày 5/2/2013, Trịnh Anh Tuấn, Đào Trang Loan bị hành hung rồi bắt vào đồn công an sau khi phát quà cho dân oan ở Ngô Thì Nhậm…

Mặc dù vậy, các hoạt động thiện nguyện vì dân oan vẫn diễn ra, được thực hiện với nhiều nhóm khác nhau. Những hoạt động này tuy chưa đỡ đần được nhiều cho bà con nhưng cũng góp phần giúp bà con trong những lúc cơ nhỡ, trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều".

Ngoài ra, hoạt động thiện nguyện vì bà con dân oan còn làm dịu bớt nỗi đau khổ của họ, để bà con hiểu rằng việc đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình luôn luôn được sự ủng hộ, đồng tình của đồng bào trong và ngoài nước. Dù ở Hà Nội xa xôi, bà con không bao giờ đơn độc.

Con số dân oan 3 miền hiện tá túc gần trụ sở tiếp dân hiện nay vào khoảng 170 người. Có 5 cháu nhỏ theo ba má đi kiện, không được đến lớp. Đó là những người còn cố gắng bám trụ được. Cũng có những người bận việc về quê ít ngày rồi lại ra. Nhiều người vì hoàn cảnh ngặt nghèo quá mà phải bỏ cuộc.

Xin cộng đồng người Việt trong và ngoài nước tiếp tục quan tâm đến những đồng bào của mình bị đẩy đến hoàn cảnh cơ cực này.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Hoàng Trần - Đại tướng Ngô Xuân Lịch bất ngờ đi Trung Quốc giữa lúc nội bộ quân khu 2 rối loạn



Hoàng Trần - Đại tướng Ngô Xuân Lịch bất ngờ đi Trung Quốc giữa lúc nội bộ quân khu 2 rối loạn










Hoàng Trần (Danlambao) - Đại tướng Ngô Xuân Lịch cùng dàn tướng lĩnh cấp cao quân đội đã bất ngờ đi Trung Quốc vào hôm 28/8/2016 giữa lúc nội bộ quân đội CSVN, đặc biệt là tại quân khu 2 đang có nhiều rối loạn.

Chuyến đi Bắc Kinh đầu tiên của ông Lịch trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ kéo dài trong 4 ngày, được nói là theo lời mời của người đồng cấp phía Trung Cộng - thượng tướng Thường Vạn Toàn.

Theo báo Quân Đội Nhân Dân, mục đích chuyến đi là để “tiếp tục triển khai thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước, trong đó có việc tăng cường tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, ổn định và thực chất”.

Sau khi hội đàm với Thường Vạn Toàn, phái đoàn quân sự cấp cao CSVN do tướng Lịch dẫn đầu sẽ đến thăm và chào hỏi quan chức Trung Cộng. Tuy nhiên, nội dung các buổi gặp gỡ, trao đổi này vẫn chưa được tiết lộ cho dư luận biết rõ.


Quân đội CSVN đang rối loạn?


Như vậy, tính từ sau đại hội đảng lần thứ 12 đến nay, tướng Lịch là quan chức cao cấp nhất trong nội các của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Trung Cộng mời sang.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh quân đội CSVN đang trở nên rối loạn do các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ, đặc biệt là tại quân khu 2 - khu vực có đường biên giới giáp với Trung Quốc.

Hồi đầu tháng 8, thiếu tướng Lê Xuân Duy đã chết một cách bất thường ở tuổi 54 sau khi nhậm chức tư lệnh quân khu 2 được chưa đầy 3 tháng.

Trước đó, một cựu tư lệnh quân khu 2 khác là đại tướng Đỗ Bá Tỵ cũng đã bị loại khỏi chiếc ghế Tổng Tham mưu trưởng quân đội VN để sang làm Phó Chủ tịch Quốc hội.

Cả tướng Tỵ lẫn tướng Duy đều là những chỉ huy nổi tiếng, từng có nhiều thành tích lẫn kinh nghiệm trận mạc trong các cuộc chiến tranh chống Trung Cộng xâm lược từ thập niên 80.

Việc loại bỏ các tướng lĩnh có quá khứ chống Tàu là do chủ trương tránh làm phật lòng quan thầy Bắc Kinh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.



Cuối năm 2015, cả hai ông Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ cùng được phong hàm đại tướng.





"Con rối" của Nguyễn Phú Trọng


Nhiều ý kiến cho rằng, dù mang danh là một đại tướng đầy quyền uy, nhưng trên thực tế, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch cũng chỉ là một "con rối" trong tay Nguyễn Phú Trọng - nhân vật đang kiêm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương.

Đây cũng là lý do khiến đại tướng Ngô Xuân Lịch - với kinh nghiệm đi lên từ một chính trị viên tiểu đoàn, có thể  dễ dàng ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thêm vào đó, quá khứ tham chiến tại biên giới Tây Nam của ông Lịch cũng không phải là điều đáng bận tâm trong trường hợp bị quan thầy Bắc Kinh “xét lý lịch 3 đời” - điều mà các chế độ cộng sản vẫn thường hay làm.

Do đó, chuyến đi sứ của Ngô Xuân Lịch cũng là dịp để ông Nguyễn Phú Trọng nhận “sắc phong” từ thiên triều, tiếp tục củng cố quyền lực phe nhóm sau khi đánh bại Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội đảng 12.

Nhiều khả năng, chiến dịch đả hổ diệt ruồi núp dưới chiêu bài "chống tham nhũng" do ông Trọng phát động sẽ có bàn tay Trung Cộng tham dự trong thời gian sắp tới.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Bùi Tín - Sau biển gầm là rừng núi thét!



Bùi Tín - Sau biển gầm là rừng núi thét!






Ảnh minh họa




Vụ án 3 quan chức cấp tỉnh ở Yên Bái bị bắn chết đang là đề tài bàn luận nóng hổi. Bao nhiêu câu hỏi "vì sao" đang được đặt ra.

Vì sao xảy ra cuộc thanh toán nhau này? Vì sao các quan chức đồng chí cộng sản với nhau ở cấp khá cao lại thù oán nhau đến mức giết nhau tàn bạo như thế? Vì sao dư luận nhân dân lại có vẻ dửng dưng không tỏ ra xúc động, cảm thông với các nạn nhân và gia đình họ, cũng như với đảng cầm quyền và nhà nước như các nhà lãnh đạo cao nhất công khai bày tỏ? Vì sao lại có thái độ vui mừng, hài lòng trong một số blog tự do, coi đó là sự thanh toán lẫn nhau giữa các "nhóm lợi ích riêng tư" ganh ăn tức ở với nhau, “đáng đời” bọn quan tham như sâu bọ lúc nhúc tệ hại?

Phải chăng vụ án phản ánh sự suy đồi đạo đức trong đảng cầm quyền đã đạt đến đỉnh điểm để cán bộ cầm quyền ngang cấp coi nhau như kẻ thù? Ở cơ sở, đảng viên công an đạp giày vào mặt đảng viên xuống đường chống bành trướng, nay đảng viên cấp cao hơn giết nhau. Cũng đã có một số nghi án cán bộ cấp cao nhất giết nhau, như tướng Phạm Quý Ngọ bị thủ tiêu khi là nhân chứng sống trong vụ án Đại tướng Trần Đại Quang bị cáo buộc nhận 1 triệu đôla của Phạm Chí Dũng do chính nghi can này khai báo. Cứ cái đà này thì các đồng chí lãnh đạo ở cấp cao nhất có thể thịt nhau như chơi, khi đảng suy thoái không sao ngăn chặn nổi.

Ban Tuyên giáo Trung ương đã vội vàng chỉ thị cho các dư luận viên lên tiếng trên báo chí lề phải, mắng mỏ dư luận là "bất lương vô đạo", vô cảm, thậm chí còn hả hê trước cái chết bi thảm của 3 quan chức, trong đó 2 người được làm tang lễ cấp cao.

Đáng chú ý là qua vụ án này niềm tin của dân với đảng càng tỏ ra sa sút, nên có hoài nghi dai dẳng là có gì không đúng sự thật trong những tin tức do công an điều tra và tuyên huấn đưa ra để giấu nhẹm, bịt kín vụ án này. Tại sao những viên đạn đầu tiên lại không có ai nghe thấy, khi các cán bộ đã tụ tập đông đảo để chờ họp ở sát đó? Hung thủ bắn chết ngay ông bí thư tỉnh ủy rồi ung dung đi ra cách đó 150 mét còn chào hỏi mọi người rồi mới vào phòng khác bắn chết ông trưởng ban tổ chức rồi tự bắn vào mình. Rõ ràng là những sự kiện trên thực tế rất khó có thể diễn ra như vậy!

Và vì sao các bác sỹ khám nghiệm đã thắc mắc về tin tức nói rằng thủ phạm tự bắn vào đầu mà viên đạn lại xuyên từ sau gáy ra trước. Vậy thì rất có thể nghi phạm cũng chỉ là nạn nhân của một hung thủ bí mật nào khác. Rồi lại còn câu hỏi vì sao chính quyền tuyên bố không khởi tố vụ án vì kẻ gây án đã chết, để rồi ngay sau đó lại tuyên bố sẽ khởi tố?

Còn nhớ vài ngày trước đó, trong buổi gặp các đảng viên cao cấp nhất đã nghỉ hưu, ông Đinh Thế Huynh, ủy viên thường trực Ban Bí thư, và chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trấn an các đồng chí của mình rằng "Niềm tin đối với đảng đang được củng cố và nâng cao". Với phát biểu này, Ông Trọng cho thấy không những là “lú lẫn” mà còn nói sai sự thật, cố tình nhắm mắt bịt tai trước sự thật là niềm tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền đã sa sút đến mức tận đáy rồi, một điều mà ai cũng nhận ra.

Xin nêu một gợi ý để rộng đường dư luận. Trên mạng Ba Sàm mới có bài viết của FB Ben Nguyen rất đáng chú ý. Đó là bài báo dài nhiều kỳ với nhiều ảnh chụp, nhan đề Bản danh sách đen của nhóm nhà báo Đỗ Doãn Hồng. Bài báo cho biết, từ năm 2014 tại vùng hồ Thác Bà thuộc các huyện Lục Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp tài nguyên rừng, một đặc sản hầu như duy nhất của Yên Bái. Rừng Yên Bái bạt ngàn là rừng già lâu năm, đầy cây cổ thụ 200 và hơn 100 năm, đường kính thân 1 mét 6, chu vi hơn 3 mét, cao cỡ 30 mét, gồm các loại gụ, sến, lim, thông, giá trị có cây lên đến 300 tỷ đồng. Vùng Thác Bà rộng 23.400 héc ta, sát sông Chảy, chứa gần 4 tỷ khối nước, với hàng nghìn hòn đảo. Tài nguyên rừng già đúng là mõ vàng khổng lồ của tỉnh Yên Bái. Từ xưa nói rừng là "vàng" quả không sai.

Mấy chục năm nay trong vùng rừng bạt ngàn cây cổ thụ quý này âm thầm diễn ra một cuộc tranh dành nguồn lợi to lớn là gỗ quý. Lâm nghiệp và kiểm lâm trở thành hai ngành công tác rất béo bở, và đã diễn ra một cuộc đấu tranh sống mái giữa ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và kiểm lâm cùng các cơ quan hành chính, công an, tư pháp. Ghê gớm nhất là ngoài số hàng chục vạn nhân viên quan chức các ngành trên còn có hàng vạn tên "lâm tặc" từ dưới miền xuôi và các tỉnh xung quanh kéo đến. Chúng là bọn hung đồ táo tợn ranh ma, tạo nên phe nhóm riêng, mua chuộc cơ quan hành chính, cơ quan đảng, cơ quan công an, lâm nghiệp, kiểm lâm, tư pháp, giao thông tạo nên một cuộc nội chiến rối rắm phức tạp, khi thì hợp tác khi thì tranh dành nhau quyết liệt. Lâm tặc có mặt trong ủy ban, tỉnh và huyện ủy đảng CS, trong Công an, tư pháp, trong lâm nghiệp và kiểm lâm, trong dân quân, trạm gác cửa rừng, trong thuyền bè nối liền hàng nghìn đảo nhỏ để chặt gỗ, chuyên chở gỗ đi mọi hướng, bán gỗ gần xa. Một số nhà báo trẻ xông xáo ngay thật ưa mạo hiểm đã có những phóng sự kỳ thú nhưng bị "kiểm duyệt" vì không ít quan chức cấp cao tham lợi, tự biến mình làm tay chân cho bọn lâm tặc ma quỷ, tự mình biến chất thành lâm tặc, làm giàu vô kể, coi rừng là “tự nhiên”, có nghĩa là vô chủ.

Có tin không nói rõ nguồn cho biết tại khu vực Hồ lớn Thác Bà đang có một dự án ODA cực lớn nhằm xây dựng một cơ sở cai nghiện cho dân nghiện cả nước, và một dự án hoành tráng hơn về "hậu cai nghiện", một trường dạy nghề quy mô hiện đại, một vùng du lịch sinh thái hàng đầu, do chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trương. Đây cũng là một chìa khóa để có thể giải mã tận gốc gác vụ án này. Sẽ có nhiều quan chức với động cơ riêng muốn ỉm vụ án này đi, vì những lẽ trên.

Thật không hẹn mà nên, nếu vụ đại án Formosa - Plastics Hà Tĩnh là tiếng gầm của biển cả kêu cứu khi đang bị cái chết đe dọa, vụ đại án Yên Bái là tiếng thét vang động kêu cứu của núi rừng cả nước ta. Hải tặc và lâm tặc đang ngang nhiên hoành hành theo kiểu mafia hiện đại giữa thời cộng sản thoái trào, tàn phá tận gốc tài nguyên vô tận của nước ta, làm cuộc sống dân ta điêu đứng từ miền sông biển đến khu núi rừng.

Vụ án Yên Bái có nguyên nhân gần xa từ đó.

Các nhà báo yêu nước, các nhà luật học, các chiến sỹ dân chủ nhân quyền trong các tổ chức xã hội dân sự hãy sát cánh cùng toàn dân lương thiện tham gia cuộc giải mã và đại phá hai vụ án siêu nghiêm trọng này để cứu nước, cứu dân, qua việc cứu rừng vàng biển bạc của Tổ quốc thân yêu.

Cánh Dù Lộng Gió - Formosa trả tiền, nhà nước lãnh tiền, người Dân lãnh gạo mốc



Cánh Dù Lộng Gió - Formosa trả tiền, nhà nước lãnh tiền, người Dân lãnh gạo mốc










Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Ai là người có quyền ký cho Formosa thành lập Công Ty tại Hà Tĩnh? Xin thưa Thủ Tướng ký, Ai là kẻ chỉ đạo cho Thủ Tướng ký, xin thưa Bộ Chăn Trâu (Chính Trị). Xin hỏi cuối cùng ai phải chịu trách nhiệm, xin được trả lời cả cái đảng tham nhũng, tham tiền. Đảng CSVN là nhân tố gây ra thảm trạng Formosa, coi như CSVN rước Voi về giày mả tổ.

CSVN rất biết, khi xả chất thải trực tiếp ra Biển, thì Biển chết, Cá cũng chết, Hải Sản sẽ lần hồi kiệt quệ, nhưng chúng nó cứ nhắm mắt làm ngơ ký lấy tiền chia nhau bỏ túi, ai chết mặc ai, tiền Thày bỏ túi.

Bây giờ có lẽ bọn chúng cũng đã thấm thía, vì trót dại nhận lời và tiền của Formosa rồi, bởi vậy cứ ngậm tăm không dám hó hé hay lên tiếng, sẽ lòi ra mỗi ông nhận của nó bao nhiêu, nhất quyết bằng mọi giá phải bảo vệ cho bằng được con Rắn mà chúng nó cõng vào cắn Gà nhà, đầu độc Biển miền Trung.

Từ ngày phát hiện ra 2 cái ống xả thải trực tiếp ra Biển 3 tỉnh miền Trung đâm ra sợ nhiều thứ, sợ Biển ô nhiễm, sợ ăn hải sản nhiễm độc, sợ thất nghiệp chết đói. Vì từ xưa đến giờ 3 tỉnh miền Trung sống bằng nghề Biển, nay không ai dám ra biển, không ai, dám ăn Cá thì đi kéo Cá về bán cho ai, bỏ mối cho ai? Để ở nhà ăn cũng lo sợ nhiễm bệnh Ung Thư về lâu về dài, mà không ăn thì lấy gì để ăn hằng ngày.

CSVN đã không lường được hậu quả khi người Dân 3 tỉnh miền Trung xúm nhau đòi đuổi cổ Formosa ra khỏi VN. Vì họ biết rằng mấy chục năm nữa Biển VN cũng không cải thiện được như cũ, vì chất thải xả ra Biển số thì trôi theo dòng nước ra khơi, số thì chìm lắng xuống đáy Biển nằm im một chỗ khiến hải sản chết dần chết mòn, chết từ trong trứng nước, càng ngày càng cạn kiệt, chưa nói tới những bè nuôi của Tư Nhân bị đổ đi vì hàng loạt Cá, Tôm chết do nhiễm chất độc Formosa thải ra.

Có 2 nguyên nhân khiến cho CSVN phải câm họng, không dám hé môi, lên tiếng phản đối Formosa.

1- Động đến dàn Anh Tàu Cộng.

2- Động đến túi tiền đã nhận của Formosa, đút lót.

Vì thế chúng quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ Formosa tới cùng, tìm đủ mọi cách để bao che, lấp liếm cho Formosa kể cả không tính thuế 50 năm.

Hết ông này trấn an Dân Chúng là do Tảo độc, do Thủy Triều đỏ, do sức ép dưới Biển. Chúng lừa đảo người Dân bằng cách chụp hình tắm Biển chỗ nào an toàn, ăn Hải Sản đem từ đâu tới rồi chụp hình quay phim nói là Biển và Cá đã An Toàn, chất độc đã tự khắc phục, nên người Dân cứ yên tâm tắm Biển và ăn Hải Sản Biển, đâu biết rằng nhiều vụ sau đó đã được chở đi cấp cứu sau khi ăn Hải Sản như khách Du lịch ở Nha Trang, mấy người Dân ở Hà Tĩnh.

Chúng tìm kế hoãn binh để cứu Formosa, xúm lại bày mưu tính kế để Formosa nhận và xin lỗi, bồi thường 500 triệu Dollar, nhưng cho tới nay 3 tỉnh miền Trung chưa ai nhận được đồng nào bồi thường của Formosa, mà chỉ nghe ông TTg Phúc tuyên bố sẽ hỗ trợ cho người Dân vay với lãi xuất thấp. Sao kỳ vậy cà? Tiền Formosa bồi thường cho người Dân 3 tỉnh miền Trung mà đem cho vay tính lãi xuất thấp là sao? Có mưu đồ gì? có thật là tiền của Formosa hay tiền ở đâu lòi ra? Chỉ thấy người Dân lãnh được ít ký gạo mốc trong kho gọi là hỗ trợ.

Thôi thì nói toạc ra là tiền của chúng ông, nên chúng ông không dám phát không cho ai, chỉ dám cho vay lãi xuất thấp đi cho nó khỏi rách chuyện việc gì cứ phải úp mở đau đầu. Còn cái Công Ty Formosa thì hãy chờ đấy, người Dân 3 tỉnh miền Trung rất phẫn nộ, coi chừng tới đây họ sẽ hất toàn bộ quý vị xuống Biển ra khỏi VN đấy, báo trước cho quý vị chuẩn bị. Nếu CSVN cứ tiếp tục bao che cho Formosa, thì cũng cứ sẵn sàng khăn gói lên đường với Formosa cho chắc ăn. Các ông ở lại thì người Dân sẽ tính sổ các ông một lượt lúc đó có hối cũng không kịp./.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Nguyễn Quang Dy - Đi hay ở : Bi kịch của một quốc gia



Nguyễn Quang Dy - Đi hay ở : Bi kịch của một quốc gia






Thuyennhan-vietkieu-danlambao



“Con đường vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân” (The Journey of a Thousand Miles Begins with a Single Step) – Lao Tzu



Đi hay ở là một câu hỏi đã ám ảnh nhiều người Việt, ít nhất hai thế hệ, như một bi kịch của quốc gia, với nhiều hệ quả khôn lường. Phải rời bỏ quê hương đất nước “di cư” tới một xứ sở khác là điều bất đắc dĩ. Các cuộc di cư lớn thường do chiến tranh hay thay đổi chế độ chính trị. Nhưng câu chuyện đáng nói ở đây không phải là về chuyện di cư thông thường đã từng xảy ra trong lịch sử (như sau năm 1975), mà về hiện tượng ra đi bất thường đang diễn ra hiện nay tại một số nước chuyên quyền (như Trung Quốc và Việt Nam).

Có một cuốn sách nhỏ mà mỗi khi đọc lại người ta không khỏi liên tưởng đến thực trạng đang diễn ra tại quốc gia, công ty, hay cơ quan của mình. Đó là cuốn “Ra đi, Lên tiếng, và Trung thành” (Exit, Voice, and Loyalty, Albert Hirschman, Harvard University Press, 1970). Một cuốn sách hay nhưng dường như ít người đọc.

Trong bài này, chúng ta thử nhìn lại làn sóng di cư diễn ra tại Trung Quốc và Việt Nam, như một hệ quả tất yếu của những bất ổn trong nước (như phần nổi của tảng băng chìm). Dòng người và dòng tiền ra đi không chỉ là bi kịch mà còn là thảm họa.


Bi kịch của Việt Nam


Thay đổi là bản chất của tạo hóa và xã hội. Không ai thoát được quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Nếu không thay đổi thì không thể phát triển, dẫn đến diệt vong. Nhưng thay đổi cũng làm người ta lo sợ, nhất là khi đụng chạm đến lợi ích và thói quen. Thái độ ứng xử của nhiều người trước biến đổi của thời cuộc cũng khác nhau. Thường có 3 sự lựa chọn. Một là ra đi (exit); Hai là lên tiếng (voice); và ba là trung thành (loyalty).

Trong ba sự lựa chọn đó, có lẽ trung thành để giữ nguyên trạng là dễ nhất (vì an toàn hơn cả); Lên tiếng để thay đổi là khó nhất (vì phải chấp nhận rủi ro); Ra đi tuy không khó bằng lên tiếng nhưng cũng phải trả giá. Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ là chuyện ra đi, mà là ra đi như thế nào, và ra đi vì lý do gì (chính đáng hay bất minh).

Hầu hết người Việt Nam ra đi lặng lẽ như một làn sóng ngầm (còn gọi là “bỏ phiếu bằng chân”). Họ gồm ba nhóm đối tượng chính: Một là giới trí thức (và sinh viên), hai là các doanh nhân (giàu có), ba là gia đình các quan chức (thường là tham nhũng). Họ ra đi do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính thường do cảm giác bất an.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa bức xúc, “Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?” Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận, “Ai cũng định cư ở nước ngoài cả thì đất nước này lấy ai xây dựng đây? Tôi cho rằng nhân tố cảm thấy kém an toàn là nhân tố chính khiến người Việt rời khỏi Việt Nam”. Bà Lan lý giải, “Khi họ có khoản thu nhập không đàng hoàng thì họ có tâm lý nơm nớp sợ bị lộ nên phải tranh thủ khi còn cơ hội, còn quyền lực thì cho con ra nước ngoài…”

Ví dụ, Nguyễn Thị Nguyệt Hường là một đại gia có tham vọng chính trị. Vấn đề không phải vì bà Hường có tài sản và quốc tịch Malta (tương tự như Panama hay Virgin Islands) vi phạm quy định của Quốc Hội nên bị bãi miễn ĐBQH, mà còn vì mâu thuẫn lợi ích nhóm nên bị thanh trừng. Trường hợp của chị Hường cũng giống trường hợp của doanh nhân Đặng Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm (Tập đoàn Tân Tạo). Đó là những đại gia gắn với nhóm lợi ích, nên khi thất thế dễ bị thanh trừng, phải ra đi (Như bên Trung Quốc)

Trương Đình Anh (đã từng là CEO của FPT) là một doanh nhân thành đạt, có tài và có tiền, có thể đóng góp nhiều cho đất nước. Anh không bất đồng chính kiến hay khó khăn gì về kinh tế. Những người như Anh ra đi là tổn thất cho đất nước, như một chỉ dấu (indicator) về tình trạng “chảy máu chất xám” (brain drain) và “thất thoát tài sản” “wealth drain”. Nhiều người lo ngại sau Trương Đình Anh sẽ có nhiều người khác tương tự ra đi.

Theo số liệu của UN DESA, từ 1990 đến 2015 có 2.558.678 người Việt di cư ra nước ngoài. Trung bình mỗi năm có 100 nghìn người di cư. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (tính đến 2013). Hầu hết người Việt di cư đến các nước phát triển, trong đó đông nhất là Mỹ (1,3 triệu), Úc (227,3 nghìn), Canada (182,8 nghìn), Pháp (125,7 nghìn), Hàn Quốc (114 nghìn), Đức (113 nghìn). Tại Đông Âu và một số nước châu Á (như Lào, Campuchia, Malaysia) mỗi nước có khoảng 10.000 người. Trong năm 2015, có 2,67% công dân Viêt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Theo Kim Hạnh (cựu Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Tiếp thị), người Việt đang ra đi ngày càng nhiều (cùng với dòng vốn), trong đó có nguồn nhân lực di cư theo loại visa EB-3 (có bằng cử nhân trở lên) và loại visa EB-5 (doanh nhân có vốn đầu tư đáng kể). Mỗi năm chính phủ Mỹ cấp hơn một trăm nghìn visa nhập cư, trong đó có khoảng 40 nghìn visa thuộc loại EB-3. Đối với loại visa EB-5, năm 2014 chỉ có 6,418 trường hợp định cư, đến năm 2015 con số này đã đã tăng vọt lên tới 17,662 trường hợp. Khoảng một năm lại đây, số người xin visa định cư tại các nước phát triển đã tăng lên khoảng 30%.

Việt Nam có khoảng hơn 100 ngàn du học sinh ở 49 quốc gia, trong đó có 90% du học tự túc. Riêng tại Mỹ có 28.883 sinh viên, tại Úc có 28.524 (tính đến 10/2015). Việt Nam có khoảng 600 ngàn lao động làm ở nước ngoài (gọi là “xuất khẩu lao động”). Hàng trăm ngàn phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc (gọi là “Cô dâu Việt”). Nhiều công ty khởi nghiệp của giới trẻ có học thức trong lĩnh vực IT và kinh doanh về Internet đang chạy qua Singapore. Trong khi đó một số nghệ sĩ Việt di cư hợp pháp sang Mỹ qua kết hôn với Việt kiều có quốc tịch Mỹ (như Thu Phương, Trần Thu Hà, Lam Trường, Bằng Kiều, Quang Dũng, v.v.).

Cách thức di cư của người Việt ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng lớn. Người dân ra đi chủ yếu vì khủng hoảng lòng tin và môi trường sống không an toàn (thực phẩm, môi trường, giáo dục, an ninh bất ổn). Trí thức cảm thấy thiếu tự do dân chủ, tuyệt vọng và bất lực vì đất nước chậm đổi mới và phát triển. Doanh nhân ra đi để “phân tán rủi ro” (chân trong chân ngoài). Quan chức (tham nhũng) ra đi để bảo vệ tài sản…

Một số doanh nghiệp lớn đang thoái vốn để tháo chạy. Năm 2015, tập đoàn Kinh Đô đã bán 80% cổ phần cho Mondele’s International (Hoa Kỳ), tương lai có thể thoái vốn tới 97%. Ông chủ Kinh Đô nói, “Khi Kinh Đô đã bán cho nước ngoài, thì khó có doanh nghiệp Việt Nam nào có thể trụ lại được.” Đợt thoái vốn tới sẽ là Vinamilk và FPT Telecom. Vinamilk được khuyến cáo là sẵn sàng bán cho nước ngoài 100% cổ phần.

Theo số liệu của viện VEPR (quý I/2015), lượng tiền của người Việt gửi ra nước ngoài đã tăng đột biến lên 7,3 tỷ USD. Trong vòng 5 năm (2008-2013), số tiền từ Việt Nam đã chuyển ra nước ngoài là 33 tỷ USD (Vũ Quang Việt). Theo hồ sơ Panama, 92 tỷ USD đã được chuyển phi pháp ra khỏi Việt Nam (năm 2015 là hơn 9 tỷ). Đó là những con số thất thoát quá lớn, trong bối cảnh ngân sách nhà nước thâm hụt quá nhiều do bội chi ngân sách.


Bi kịch của Trung Quốc


Ngày càng nhiều người Trung Quốc “bỏ phiếu bằng chân”. Họ di cư khỏi Trung Quốc với tài sản để định cư ở nước khác. Từ năm 1990 đến 2000, trung bình mỗi năm có 143 nghìn người di cư. Từ năm 2000 đến 2010 con số này tăng lên đến 418 nghìn người/năm. Từ 1993 đến 2015, tổng số dân di cư đã tăng từ 4,1 triệu người lên 10 triệu người, trong đó có 2,02 triệu người định cư tại Mỹ, 896 nghìn người tại Canada, 657 nghìn người tại Hàn quốc, 655 nghìn người tại Nhật, 547 nghìn người tại Úc, và 457 nghìn người tại Singapore.

Từ năm 1978 đến 2003 có 4.000 quan chức tham nhũng chạy trốn khỏi Trung Quốc, đem theo hơn 50 tỷ USD. Từ giữa thập niên 1990 đến nay, có 18.000 quan chức tham nhũng chạy ra nước ngoài, đem theo 123 tỷ USD. Hầu hết họ chạy sang các nước Phương Tây (như Mỹ, Canada, Úc, Hà Lan). Cơ quan an ninh Trung Quốc cho biết có 150 tội phạm kinh tế đang sống tại Mỹ để trốn tránh cáo buộc tham nhũng tại Trung Quốc.

Theo Hurun Report, có 64% số người giàu (có 1,6 triệu USD trở lên) đã hoặc có ý định di cư khỏi Trung Quốc. Hiện nay có 1,2 triệu người sẵn sàng ra đi. Người ta xác định có 149 người Trung Quốc siêu giàu, với tài sản trên 1,6 tỷ USD. Danh sách siêu giàu này còn tăng thêm 150 người nữa nếu tính cả “tài sản ngầm” của họ. Theo GFI Report, Trung Quốc đã thất thoát mất 3,79 ngàn tỷ USD trong thời gian từ năm 2000 đến 2011.

Theo Bloomberg Intelligence, 1,4 nghìn tỷ USD đã chạy khỏi Trung Quốc trong 10 năm qua (trung bình 140 tỷ/năm). Năm 2015, 1.000 tỷ USD đã chạy khỏi Trung Quốc, tăng gấp 7 lần so với năm 2014 (là 134,3 tỷ). Đây là do khủng hoảng lòng tin, khó lòng ngăn chặn nổi, dù Trung Quốc có xây vạn lý trường thành xung quanh đất nước.

Năm 2004, chỉ có 16 người Trung Quốc nhận được visa loại EB-5 (13% tổng số); Năm 2008 con số này tăng lên tới 360 người. Đến 2013, con số này đã tăng vọt lên 6.895 người (chiếm 80% tổng số). Năm 2014, có 9.128 người Trung Quốc nhận được visa EB-5 (chiếm 85% tổng số 10.692 visas EB-5 được cấp). Người Trung Quốc chiếm 85% tổng số người xin visa EB-5 để đầu tư vào Mỹ, chiếm 76% tổng số 59.000 người xin visa đầu tư vào Canada; chiếm 91% của 1.679 người xin visa đầu tư vào Úc (từ 2012 đến 2015).

Năm 2014, số sinh viên Trung Quốc đi học ở nước ngoài là 459.800 người, trong đó 274.000 người học tại Mỹ. Tuy chính phủ Trung Quốc có chủ trương khuyến khích vật chất như trả lương cao để họ trở về nước làm việc, nhưng xu hướng “chảy máu chất xám” vẫn gia tăng. Trung Quốc vẫn tiếp tục mất đi một tỷ lệ khá cao những sinh viên đi học nước ngoài nhưng không về nước (tỷ lệ cao hơn hầu hết các nước khác).

Người giàu Trung Quốc không ủng hộ mà cũng không thách thức chế độ. Họ chỉ muốn chuyển phần lớn tài sản ra nước ngoài rồi ra đi. Họ không giống những người bất đồng chính kiến hay tị nạn chính trị. Thái độ ứng xử của họ có thể thay đổi với lòng yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc. Khi ra đi dễ dàng thì họ lựa chọn ra đi, chứ không chọn lên tiếng. Họ sẽ lên tiếng mạnh hơn nếu chính quyền cởi mở hơn cho phản biện và cải cách

Những người giàu có ở Trung Quốc được hưởng lợi lộc nhiều nhất từ sự tăng trưởng kinh tế, nhưng họ lại bỏ đất nước ra đi, thay vì lên tiếng phản biện và góp sức đổi mới đất nước. Một thập kỷ qua, việc họ ra đi đã làm Trung Quốc thất thoát hàng nghìn tỷ USD và chảy máu chất xám nghiêm trọng. Giới nhà giàu đã chuyển 458,3 tỷ USD ra khỏi Trung Quốc, trong tổng số 5,45 ngàn tỷ USD tài sản của họ. Con số thất thoát này bằng 3% GDP. Đây là một vấn nạn kinh tế, vừa “chảy máu chất xám” vừa “thất thoát tài sản”.

Chính phủ Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng do hệ quả của sự ra đi ồ ạt của tầng lớp giàu có nhất, và tiếng nói phản biện của tầng lớp trung lưu và lao động. Sức ép từ cả hai phía có thể buộc Chính phủ phải cải cách thể chế một cách có ý nghĩa như là sự lựa chọn duy nhất để tránh nguy cơ sụp đổ.

Theo các học giả, Trung Quốc đã hết lợi thế phát triển và đã “kịch đường” (Paul Krugman). Kinh tế đang nguy khốn (in big trouble), tài chính có thể phân rã (meltdown). Lợi thế dân số không còn (Gordon Chang). Chủ nghĩa chuyên chế có sức sống đã hết thời (David Shambaugh). Tỷ phú George Soros dự báo kinh tế Trung quốc sẽ “hạ cánh cứng” (hard landing) có thể khủng hoảng như Nga (năm 2014). Trước đây Mỹ lo Trung Quốc vượt mặt, nay lo Trung Quốc sụp đổ, gây sốc lớn cho kinh tế toàn cầu, trong khi họ chưa sẵn sàng đối phó. (“When China Stumbles”, Paul Krugman, New York Times, January 8, 2016).


Nghịch lý của “Mô hình Trung Quốc”


Sau khi Tập Cận Bình tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay mình, ông ta đã phục hồi những ý tưởng cực đoan của Mao Trạch Đông, như độc tài và sùng bái cá nhân, tuyệt đối tuân thủ hệ tư tưởng, hành xử độc đoán. Đó là sự kết hợp đầy nghịch lý giữa độc tài kiểu Mao với hiện đại hóa kiểu Đặng. Tập nắm nhiều quyền lực còn hơn cả Mao và Đặng (nhưng không bắt chước Đặng). Tập đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tăng cường kỷ luật đảng, để duy trì ổn định chính trị (là ưu tiên hàng đầu), và để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”.

Vì vậy, Tập Cận Bình đòi hỏi tất cả phải trung thành tuyệt đối với Đảng, với chế độ, và với cá nhân ông ta. Tập tăng cường đàn áp mọi sự chống đối, kể cả xã hội dân sự, giám sát chặt chẽ giới trí thức, kiểm soát khắt khe giới báo chí truyền thông, và chống lại mọi giá trị phổ quát của phương Tây. Kể từ sau sự kiện Thiên An Môn, chưa bao giờ xã hội Trung Quốc lại hà khắc như hiện nay, làm giới cải cách và dân chúng rất bất bình.

Tập thậm chí không tin các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, mà chỉ tin vào một nhóm trợ lý thân cận nhất như Vương Kỳ Sơn (trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương – CCDI, phụ trách chống tham nhũng), Lật Chiến Thư (chánh Văn phòng Trung ương – CCP, phụ trách nhân sự), Mạnh Kiến Trụ (phụ trách Ủy Ban An ninh Quốc gia), Lý Thành (học giả, phụ trách lý luận), và Vương Thiếu Quân (phụ trách an ninh riêng).

Ván cờ của Tập Cận bình phải dùng đến ý thức hệ để cai trị thực ra không dựa trên sức mạnh đang lên mà bộc lộ thế yếu đang xuống (breaking down, rather than building up). Chế độ Trung Cộng rất dễ đổ vỡ vì kinh tế Trung Quốc đang suy thoái một cách đáng lo ngại, làm cho những người cải cách bất bình và dân chúng nổi giận. Nói cách khác, những mưu toan của Tập có thể tạo ra chính sự khủng hoảng mà Tập đang muốn tránh.

Tập đã phát động một cuộc vận động ý thức hệ rộng lớn, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để che đậy những lỗ hổng của chế độ. Nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng là con dao hai lưỡi, và chơi với ý thức hệ cũng nguy hiểm như đùa với lửa. Xét cho cùng, Tập có thể bắt chước Mao, nhưng không thể hóa thành Mao. Sự đàn áp dựa trên ý thức hệ không mang lại lời giải nào cho các vấn đề của Trung Quốc, và không thể kéo dài mãi. Nước cờ của Tập không phản ánh sức mạnh mà bộc lộ sự lúng túng, và thú nhận sự mỏng manh của chế độ.

Theo Suisheng Zhao (“Xi Jinping’s Maoist Revival” Suisheng Zhao, Journal of Democracy, July 2016), ngày 17/3/2013, Tập đề xướng chủ trương “ba tin tưởng”: (1) lý luận về “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc,” (2) con đường mà Trung Quốc theo đuổi, và (3) hệ thống chính trị mà Trung Quốc” lựa chọn. Đây là câu trả lời của Tập cho “ba cuộc khủng hoảng niềm tin” (chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx, và Đảng). Quan điểm Maoist của Tập ngày càng cứng rắn, đe dọa sử dụng “chuyên chính vô sản”, và tiến hành “đấu tranh giai cấp”. Tập đã vay mượn “cẩm nang của Mao”, sử dụng những khẩu hiệu sặc mùi Maoist như “bảy điều đừng nói” để tránh “các sai lầm lịch sử không thể sửa chữa được”, và kêu gọi cán bộ đảng viên phải “tự thanh lọc, tự cải thiện, tự đổi mới…”

Về giáo dục, Tập kêu gọi phát huy “năng lượng tích cực” với một “thái độ tươi sáng” đối với Đảng và nhà nước, biến các trường đại học thành “các lò nghiên cứu Maxist”. Theo chủ trương đó, tháng 1/2015, Bộ trưởng giáo dục Yuan Guiren (Viên Quý Nhân) đã đề xuất “hai củng cố”, nhằm hạn chế việc sử dụng các nguồn học liệu của phương Tây trong nội dung giảng dậy, để cảnh giác đối phó với “các rủi ro tư tưởng”.

Về truyền thông báo chí, Tập Cận Bình ép buộc các nhà báo phải ngừng phê phán Đảng CSTQ, và kêu gọi họ “nói bằng một giọng” và “tường thuật tích cực” để ủng hộ các chính sách của đảng. Trong bài phát biểu tại hội nghị tuyên truyền (8/2013), Tập nói huỵch toẹt ra rằng các chính trị gia phải “vận hành các báo”, và nhà báo phải trở thành “cái họng và cái mồm” (the throat and the mouth) của Đảng.

Bắc Kinh nhấn mạnh khái niệm “chủ quyền không gian mạng” và cho rằng các công nghệ truyền thông mới đang phá vỡ các ràng buộc không gian và thời gian, làm mờ nhạt sự phân biệt giữa tác giả, nhà xuất bản, và công chúng của thị trường tin tức. Khái niệm này hình dung ra một thế giới mạng trong đó các nhà chức trách sẽ “tuần tra” các cuộc nói chuyện online giống như tuần tra kiểm soát biên phòng.

Tháng 7/2015, Chính phủ đã thông qua dự luật an ninh mạng, theo đó sẽ lập ra “các đồn cảnh sát an ninh mạng” để kiểm soát các website và các hãng cung cấp dịch vụ Internet, nhằm “tóm cổ các hành vi phạm tội online” càng sớm càng tốt. Một blogger Trung Quốc đã cảnh báo, “các tường rào trong nhà tù thông tin Trung Quốc nơi sự ngu dốt nuôi dưỡng các tư tưởng hận thù và đối kháng. Nếu bức tường lửa tồn tại vô hạn định, Trung Quốc sẽ quay lại cái thời mà nó bị cô lập, thiển cận, hung hăng, và bất ổn”.

Nhà sử học Xiao Gongqing gọi chính thể của Tập là “Neo-Authoritarianism 2.0”. Theo ông, “Chủ nghĩa Độc đoán Mới 2.0” là cần thiết nếu Trung Quốc muốn tránh tai họa trong cuộc “trường chinh” tiến đến trật tự dân chủ hóa. Xét cho cùng, Đảng là nạn nhân của thành công cũng như thất bại của chính họ. Không có nước nào lại hiện đại hóa nhanh như Trung Quốc mà không phải chịu các hệ quả xã hội to lớn như vậy.

Sự ổn định chính trị và sự sống còn của chế độ là mối quan tâm chủ yếu của Tập Cận Bình, “Sự ổn định cao hơn mọi thứ”. Vì vậy, Tập quyết tâm phải “bóp chết mọi yếu tố chống đối từ trong trứng nước”. Tập đã bị chỉ trích không những bởi những người ủng hộ cải cách, mà còn bởi những người cánh tả cấp tiến. Chế độ kiểm duyệt tăng lên cùng với mối lo về khả năng quản lý sự bất mãn của dân chúng. Trong thời đại Internet, việc khóa miệng sự bất mãn là hầu như không thể. Cái gậy hạn chế quyền tự do trực tuyến có thể “đập lại lưng ông”, bằng việc gây thêm oán hận và mất lòng tin. Đồng thời nó cũng kìm hãm sự phát triển của đất nước vì các nhà khoa học và doanh nhân khó tiếp cận với các nguồn lực trực tuyến vốn đã làm cho Internet trở thành tác nhân đổi mới và phát triển.

Sự lẫn lộn về lý luận được minh họa rõ ràng qua các giá trị XHCN cốt lõi mà ban lãnh đạo của Tập đưa ra từ năm 2013 và được đăng tải khắp nơi ở Trung Quốc. Nó bao gồm “sự thịnh vượng, dân chủ, văn minh, hài hòa, tự do, bình đẳng, công lý, pháp quyền, chủ nghĩa yêu nước, cống hiến, chính trực, hữu nghị…” Tóm lại đó là một danh sách gồm đủ các từ ngữ chắp vá lộn xộn, chứ không bắt nguồn từ một tầm nhìn chính trị mạch lạc. Vì vậy, “Chủ nghĩa Độc đoán Mới 2.0” có thể là sự kéo dài vô hạn chủ nghĩa độc đoán, chứ không phải là sự chuẩn bị quá độ tiến đến cải cách dân chủ cho quản trị quốc gia.

Theo Cheng Xiaonong (Chủ nghĩa Tư bản với Bản sắc Trung Quốc, Epoch Times, 19/8/2016), Đảng CSTQ đã sử dụng kinh tế tư bản để tăng cường chế độ độc tài. Đây là một điểm mấu chốt của “Mô hình Trung Quốc”. Chế độ Trung Cộng đã bắt tay với hệ thống kinh tế Tư bản (từ thời Đặng Tiểu Bình kêu gọi “mèo trắng, mèo đen, miễn là bắt được chuột”). Không những Đảng CSTQ chấp nhận CNTB, mà hàng ngũ lãnh đạo Đảng còn tự mình trở thành những nhà “tư bản đỏ” giàu có đầy quyền lực. Mô hình “Kinh tế Thị trường theo Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” của Việt Nam chỉ là bản sao của “Mô hình Trung Quốc”.

Về cơ bản, giới “tư bản đỏ” đã thâu tóm tài sản thông qua tham ô, biển thủ, chiếm đoạt bất hợp pháp các tài sản nhà nước, duy trì sự độc quyền của các ngành quan trọng, và thao túng các chính sách để đạt được lợi ích và duy trì chế độ độc tài của mình. Họ đã trở thành các doanh nhân, chủ bất động sản và chủ sở hữu tài chính lớn. Quá trình tích lũy của họ đầy đen tối và tội lỗi. Vì vậy, họ cần chế độ bảo vệ tài sản và cuộc sống của mình. Họ cũng cần sự độc quyền của nhà nước để tiếp tục tích lũy của cải nhiều hơn nữa.

Nhiều học giả phương Tây đã tưởng bở rằng sau quá trình tự do hóa kinh tế, giới ‘tư bản đỏ” Trung Quốc sẽ tự nhiên chuyển đổi theo khuynh hướng dân chủ và tự do. Thực tế quá trình chuyển đổi của Trung Quốc đã chứng minh rằng suy nghĩ này không những rất ngây thơ mà còn sai lầm nghiêm trọng. Giới “tư bản đỏ” có một vị thế chính trị tuyệt vời (không có cạnh tranh) nên họ dễ dàng ngăn chặn quá trình dân chủ hóa, có thể dẫn đến sự phá sản kinh tế và chính trị. Đây chính là bản chất của “Mô hình Trung Quốc”.

Thay vì lên tiếng góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa tại Trung Quốc, giới “tư bản đỏ” lại chuyển tài sản cá nhân của họ đến các nước phương Tây, trong khi thu xếp cho các thành viên trong gia đình của mình nhập cư vào các nước đó. Đây là một nghịch lý. Chính điều này chỉ ra rằng tương lai của “Mô hình Trung Quốc” thực sự mỏng manh. “Mô hình Trung Quốc” vừa mâu thuẫn với chủ nghĩa Mác, vừa trái ngược với nền dân chủ. Trong tương lai gần, Đảng CSTQ không thể tránh khỏi một cuộc khủng hoảng ý thức hệ. Bộ máy chuyên chính tuy có thể ngăn chặn được sự bùng nổ (explosion) nhưng không ngăn ngừa được sự suy sụp (implosion). Tập Cận Bình muốn tránh vết xe đổ của Liên Xô, nhưng không thoát được quy luật lịch sử.

Lối thoát duy nhất là phải cải cách thể chế chính trị đã lỗi thời. Thượng Tướng Lưu Á Châu (con rể cựu phó thủ tướng Lý Tiên Niệm, có nhiều phát biểu gây tranh cãi) đã cả quyết, “Trong vòng 10 năm nữa, một cuộc chuyển hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ chắc chắn sẽ phải xảy ra, Trung Quốc sẽ có một sự biến đổi to lớn. Cải cách thể chế chính trị là sứ mệnh lịch sử trao cho, chúng ta không còn có đường lùi”.

La Vũ (con trai của cố đại tướng La Thụy Khanh, là bạn thân của Tập Cận Bình) đã đăng một loạt 10 bài viết công khai khuyến nghị với Tập Cận Bình rằng lối thoát duy nhất của Trung Quốc là từng bước dân chủ hóa. Ngày 19/6/2016, La Vũ đã cho đăng bài thứ 10 trong loạt bài với nhan đề “Bàn bạc với chú em Tập”, trong đó La Vũ thẳng thắn vạch ra rằng chính quyền Trung Quốc từ lâu không được lòng dân, “đến hôm nay, đã không còn được lòng dân nữa“. La Vũ khuyên Tập, “Người dân sẽ không cho chú nhiều thời gian nữa đâu“. Trong lá thư viết cho Tập, La Vũ đề xuất 5 điểm: “xóa bỏ lệnh cấm báo chí; xóa bỏ các lệnh cấm của Đảng; có hệ thống tư pháp độc lập; tuyển cử; quốc gia hóa quân đội”.

Dư luận Trung Quốc và thế giới đang quan tâm đến Hội nghị cơ mật Bắc Đới Hà (8/2016). Trang mạng Weixin lan truyền tin Tập Cận Bình đề xướng “20 chinh sách cải cách chính trị-xã hội”. Không biết thực hư ra sao, nhưng người dân Trung Quốc đang háo hức chờ mong. Ngày 18/7/2016, trang mạng Mingjingnews.com đăng bài xã luận nhận xét: “Hội nghị Bắc Đới Hà lần này sẽ là hội nghị căng thẳng nhất từ trước đến nay…”. Trang Weixinqz.com cũng đưa tin: “Tập Cận Bình sắp tới sẽ có những tuyên bố về chính sách cải cách to lớn, khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc…” Đó là Trung Quốc, còn Việt Nam?


Thay lời kết


Đáng lẽ phải “xoay trục” để thoát dần cái bóng Trung Quốc, thì Việt Nam vẫn núp bóng ý thức hệ đã lỗi thời và bắt chước “Mô hình Trung Quốc, mà không có tiềm lực kinh tế và quốc phòng đủ mạnh làm đối trọng để thoát Trung. Ý thức hệ là cái bẫy làm Việt Nam bị mắc kẹt tại ngã ba đường, nên bảo hoàng hơn cả vua, làm mất dần độc lập kinh tế và chủ quyền quốc gia. Khái niệm trung với nước bị đánh tráo, trở thành trung với Đảng và chế độ. Vì vậy, tiếng nói phản biện vì tương lai của dân tộc thường bị coi là “phản động”.

Đã đến lúc người Việt phải thức tỉnh để đổi mới tư duy và thể chế, nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Trước xu hướng người Việt đang đổ xô di cư, cần có cách khuyến khích họ ở lại để chung tay chấn hưng đất nước, khôi phục các giá trị cốt lõi của dân tộc. Tại sao người Miến Điện và người Mông Cổ làm được mà người Việt Nam lại không? Aung San Suu Kyu và Tsakhiagiin Elbegdorj đâu phải là siêu nhân từ trên trời rơi xuống. Nhưng họ không bỏ nước ra đi vì lợi ích riêng, và cũng không chấp nhận thực trạng độc tài của đất nước, mà kiên trì đấu tranh (bất bạo động) để thay đổi vận mệnh của dân tộc họ.

Quyền tự do cư trú và di cư là quyền chính đáng của mọi công dân, là chuyện bình thường của mọi xã hội. Nhưng hiện tượng nhiều người bỏ đất nước ra đi ồ ạt như hiện nay tại Trung Quốc và Việt Nam là chuyện bất bình thường. Nó phản ánh não trạng bất an của cộng đồng và thực trạng bất ổn của đất nước. Tại sao người ta không ở lại để lên tiếng phản biện và góp phần đổi mới thể chế và phát triển đất nước? Câu chuyện đi hay ở không chỉ là bi kịch, mà còn là thảm họa quốc gia. Phải đổi mới thể chế trước khi quá muôn.