Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2013



Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2013



2014-02-27


20140227_114941-305
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014.- RFA



Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trưa thứ Năm 27/2, Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được công bố với đầy đủ chi tiết về tình hình nhân quyền tại từng quốc gia trong đó có Việt Nam.


Có mặt tại buổi họp báo, Thanh Trúc tường trình như sau:


Quyết tâm bảo vệ nhân quyền


Lên tiếng khi cho công bố bản Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, khẳng định Hoa Kỳ cùng các quốc gia tân tiến trên toàn cầu, luôn thể hiện và tái xác nhận quyết tâm bảo vệ nhân quyền để thế giới này không còn cảnh người phải vô tù vì dám nói dám thể hiện niềm tin, và những người biểu tình trong ôn hòa không còn bị đánh đập hay bị giết chết.


“Hoa Kỳ vẫn chú trọng vào việc kêu gọi
lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam phải
tôn trọng mọi nguyên tắc căn bản quốc tế
về quyền con người.”
-Bà Uzra Zeya


Quyền dân sự và quyền chính trị, xã hộ dân sự là những biểu tượng căn bản của dân chủ và tự do, ông Kerry nói, rằng ông đã vô cùng hãnh diện lẫn thích thú khi nhìn thấy tại nhiều nước ông thăm viếng, thí dụ ở Hà Nội chẳng hạn, những nhà hoạt động thuộc các tổ chức xã hội dân sự ở đó đã bước ra tranh đấu cho những quyền căn bản của mình, nói lên chính kiến của mình và đứng ra lập hội như thể họ được tự do làm điều đó.


Về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2013, đoạn mở đầu phúc trình cho thấy Việt Nam là đất nước với một chế độ toàn trị, độc đảng, đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam (CPV), lãnh đạo bời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Những vòng bầu cử quốc hội gần đây nhất, năm 2011, là những cuộc đầu phiếu không tự do mà cũng chẳng công bằng. Trong lúc nhà nước toàn quyền kiểm soát lực lượng an ninh thì lực lượng an ninh lại lạm dụng quyền hành để chà đạp quyền con người.

Nguyễn Việt Nam - Những hình ảnh đẹp của các linh mục Ukraine



Nguyễn Việt Nam - Những hình ảnh đẹp của các linh mục Ukraine

Họ đứng can trường thách thức một hàng rào cảnh sát dữ dằn trang bị hùng hậu lá chắn, dùi cui, súng ống. Nắm chặt cây thánh giá hay ảnh Đức Mẹ, họ truyền cảm hứng cho quần chúng đang khát khao tìm tự do tại Quảng trường Độc lập của Kiev.


Các linh mục của Ukraine không những là những nhà lãnh đạo tinh thần của cuộc biểu tình long trời lở đất đã lật nhào cả một chế độ được cả một đại cường Nga chống lưng; các ngài còn là một gạch nối giữa lịch sử đấu tranh giành độc lập của Ukraine, từ trước cuộc cách mạng Bolsevich, cho tới sự chiếm đóng của Liên Xô kéo dài cho đến năm 1991, và đến nay vẫn còn là một đám mây đen chập chờn trên bầu trời Ukraine. Thật vậy, trong suốt những năm dài đen tối của lịch sử đất nước, hình ảnh các linh mục bất chấp hiểm nguy, che chở cho đàn chiên, hướng dẫn thường dân vượt qua những thử thách hay thực hiện các nghi lễ cuối cùng cho những người thiệt mạng đã đi vào lòng người Ukraine.


Các ngài đứng đó như những mục tử chăm sóc cho đàn chiên. Các ngài dựng những lều thờ phượng Chúa và tôn kính Đức Mẹ. Các ngài bắc loa kêu gọi tình người. Các ngài ban phép lành cho những người biểu tình. Che chở đoàn chiên khỏi những cuộc tấn công của cảnh sát. Ban các phép bí tích cho người sống và người chết.


Những hình ảnh này sẽ đi vào lịch sử của dân tộc Ukraine và thế giới.








Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Cán bộ nhà nước áp lực đòi đứng ra tổ chức Tang lễ cụ bà Nguyễn Thị Lợi, cúp nước và côn an lại xé vòng hoa phúng điếu


Cán bộ nhà nước áp lực đòi đứng ra tổ chức Tang lễ cụ bà Nguyễn Thị Lợi, cúp nước và côn an lại xé vòng hoa phúng điếu






Cập nhật lúc 10 giờ sáng Thứ 6, 28.02.2014 (xin xem phần cập nhật ở cuối bài)



CTV Danlambao - Giữa những đau buồn của gia đình với sự ra đi của cụ bà Nguyễn Thị Lợi - mẹ của Phạm Thanh Nghiên, phía nhà nước đã xuất hiện, áp lực và đưa ra những đòi hỏi vô lý. Các cán bộ của đảng dưới danh nghĩa Hội Phụ nữ, Phụ lão, Mặt trận... đã đến đòi làm trưởng ban, lập ban lễ tang với nhân sự toàn người của họ.


Trong khi đó ở bên ngoài lúc nào cũng túc trực từ 3 đến 5 xe gắn máy với một đám côn an đứng canh, lượn qua lượn lại và theo dõi mọi động tĩnh trong nhà cũng như những ai đến thăm viếng.


Những đòi hỏi vô lý và mất nhân tính của phía nhà nước đã bị gia đình cương quyết từ chối thẳng thừng nên bẽ mặt. Tuy nhiên sau đó họ vẫn khăng khăng và làm mặt dày đòi tự viết và đọc điếu tang. Blogger Phạm Thanh Nghiên đang đấu tranh rất quyết liệt. Các thành phần muốn phá hoại tang lễ của cụ bà Nguyễn Thị Lợi đã chuyển sang những thủ đoạn hèn hạ:


Sử dụng chiêu trò không thể bẩn thỉu hơn: lén lút cắt nước sinh hoạt của gia đình Phạm Thanh Nghiên. Ai cũng biết công việc tang chế đòi hỏi rất nhiều việc phải giải quyết. Vậy mà họ lại sử dụng một trò hèn mạt đến vậy. Khi thấy nước bị cắt vào lúc giữa đêm, Phạm Thanh Nghiên đã rất phẫn nộ và đã phát biểu: Hèn bẩn như cộng sản là hết cỡ!


Song song với việc cắt nước các cán bộ của đảng và nhà nước đã vừa phủ dụ vừa hăm doạ một người con của cụ bà vốn chưa quen đối diện với những hành vi trấn áp của côn an để hòng tạo ra những khác biệt ý kiến trong gia đình.


Vào chiều thứ Năm, 27 tháng 2, 2014 bà Nguyễn Thị Nga, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị đảng bỏ tù vì phản đối Tàu cộng xâm lược đã đến viếng thăm. Bà mang theo một số vòng hoa phúng điếu của Hội Phụ nữ Nhân quyền, đài Đáp Lời Sông Núi nhờ chuyển. Khi xe vừa xuống lập tức côn an đã xông đến, giật xé những dòng chữ ghi tên các hội, nhóm - chỉ chừa lại 2 chữ "Kính viếng".


Hiện tại đã có nhiều những blogger, bạn bè, người quan tâm ở nhiều lứa tuổi khác nhau đến thăm viếng gia đình của Phạm Thanh Nghiên.


Về phần của Phạm Thanh Nghiên, từ sau khi ra tù sức khỏe càng ngày càng sa sút do tình trạng bị quản chế và an ninh địa phương gây khó khăn cho việc đi chữa trị. Từ hôm Mẹ mất cho đến bây giờ, bạn bè khuyên và ép lắm chị mới ăn được một chút. Dù sức khỏe không tốt nhưng chị vẫn rất kiên cường đấu tranh trước sức ép của nhà cầm quyền trong việc tổ chức tang lễ cho mẹ mình.



*

Tin buồn: Bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ ruột chị Phạm Thanh Nghiên vừa qua đời


Tin buồn: Bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ ruột chị Phạm Thanh Nghiên vừa qua đời






Danlambao - Tin buồn: Mẹ ruột chị Phạm Thanh Nghiên là cụ bà Nguyễn Thị Lợi đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 14 giờ chiều nay, 26/2/2014, hưởng thọ 79 tuổi.

Do tuổi cao sức yếu, cụ bà Nguyễn Thị Lợi đã ra đi một cách yên bình và thanh thản tại nhà riêng ở số 17,  Liên khu Phương Lưu, Đông Hải 1, Quận Hải An, TP. Hải Phòng.

Sinh thời, cụ bà Nguyễn Thị Lợi có tổng cộng 7 người con, chị Phạm Thanh Nghiên là con gái út. Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, bà dành trọn thời gian và sức lực để thăm nuôi và chăm sóc chị Phạm Thanh Nghiên trong suốt 4 năm tù đày.

Sau khi Phạm Thanh Nghiên ra tù vào 2012, cụ tiếp tục là nguồn động viên to lớn cho con mình trong cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Khi Phạm Thanh Nghiên bị CA bắt giam vào năm 2008, cụ bà Nguyễn Thị Lợi nói với con rằng: “Đường con đã chọn, con hãy cứ vững tâm và đi tiếp. Cố giữ gìn sức khỏe, đừng lo lắng cho mẹ”. Sau đó, bà cầm biểu ngữ "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam" mà Nghiên treo trong nhà và quay sang nói với những người công an: “Hóa ra, các anh các chị bắt con tôi vì tội yêu nước!”

Sự ra đi của cụ bà Nguyễn Thị Lợi là nỗi đau và mất mát rất lớn đối với gia đình. Cả ngày hôm nay, chị Phạm Thanh Nghiên đã nhiều lần bất tỉnh và khóc hết nước mắt vì thương mẹ.

Thay mặt bạn đọc, Danlambao xin được gửi lời chia buồn đến với gia đình chị Phạm Thanh Nghiên.

Tống Văn công - Lời chia tay với Đảng cộng sản Việt Nam


Tống Văn công - Lời chia tay với Đảng cộng sản Việt Nam



Ông Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao động


Trong bản tự  kiểm điểm ngày 22-2, ở phần  “tự nhận một hình thức kỷ luật”, tôi đã viết :

Là  một đảng viên  hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng, sống thanh bạch, 82 tuổi còn  làm việc hợp đồng, lúc nào cũng  nghĩ  về vận nước và sự suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không phải thuộc số không nhỏ đảng viên thoái hóa chính trị mà chính những người bảo thủ, giáo điều không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng trong sự nghiệp giải phóng, nay trở thành một Đảng độc đoán,  tham nhũng mới đúng  là những  kẻ suy thoái chính trị. Do đó tôi không thể nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên là suy thoái tư tưởng chính trị.

Tuy vậy, tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà xin nhường cho Đảng quyền khai trừ mình. Bởi vì làm như vậy, tôi  sẽ  yên lòng rằng, Đảng khai trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó mà mai kia tôi sẽ không còn quá băn khoăn về trách nhiệm đối với Đảng, không còn quá bức xúc cứ muốn góp ý xây dựng.

Ngày 24 tháng  2 năm 2014, tôi nhận được văn thư  của đảng ủy cho rằng tự kiểm điểm của tôi  “ chưa đạt yêu cầu”,  phải “nghiêm túc viết lại bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật “. Cùng với văn thư trên, có bản gợi ý  nêu ra ba trường hợp mà theo Quyết định 47 -QĐ/TW là phải khai trừ: “Có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.”

Tôi  hiểu, Ban chỉ đạo muốn  bảo  rằng: Khuyết điểm của tôi  là phải tự nhận hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.  Không làm như vậy thì tôi gây khó cho  tổ chức Đảng. Nhưng  làm như vậy thì thật là khó cho  tôi. Bởi vì cho đến nay, tôi vẫn tự hào về cái ngày  là anh lính vệ quốc đoàn,  viết đơn xin vào Đảng để được noi gương các đảng viên trong giờ phút gay go của chiến dịch Cầu Kè năm 1950 ( Trà Vinh) đã  hô to “Các đảng viên cộng sản! Xung phong!” Tôi vẫn tự hào ngày được vào Đảng, giơ tay thề  hy sinh chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất, dân chủ cho nhân dân. Còn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là gì thì, thú thật không chỉ tôi mà cả các bậc đàn anh  cũng chẳng hiểu!

Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng  của một bộ phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của  nhân dân , làm  khoảng cách tụt hậu của đất nước càng ngày càng xa so với các nước  khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ  nhằm duy trì  quyền lực,  khai thác “lợi ích nhóm”, làm giàu cho bản thân, bất chấp  thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước. Giặc “nội xâm” bao giờ cũng  là chỗ dựạ  của giặc  “ngoại xâm”. Bất kể bọn bành trướng hung hăng ra rả khẳng định toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa, cả “lưỡi bò” biển Đông  là  của Trung Quốc, lời họ  đáp lại chủ yếu vẫn là kiên trì “16 chữ vàng” và “bốn tốt”, vì đây là “đồng chí cùng chung ý thức hệ” , cùng  chống lại các thế lực thù địch phương Tây. Truyền thống bất khuất, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng, làm mất dần sự đồng thuận xã hội trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của dân tộc, mà thực ra cũng là sự tồn vong của chính Đảng cộng sản Việt Nam.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Khó xử Công hàm Phạm Văn Đồng


Khó xử Công hàm Phạm Văn Đồng



Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hoa Kỳ
Cập nhật: 15:01 GMT - thứ tư, 26 tháng 2, 2014

Trung Quốc xây dựng mạnh đô thị Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa




Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”


Do đó mà việc kêu gọi hủy bỏ công hàm này là mắc lừa chủ trương hiện nay của Bắc Kinh.


Tiến Sĩ Trần Công Trục đã chỉ nói một phần ý nghĩa của Công hàm 1958, và là phần phụ, phần bao quát không bao gồm ý nghĩa và hệ quả đích thực của Công hàm này.


Đó là lý do vì sao đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có những biện pháp cứng rắn hơn đối với những hành vi xâm phạm ngày một gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.


Kẽ hở của Công hàm 1958



Đúng là Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập gì đến Hoàng Sa hay Trường Sa.


Nhưng Công hàm đã viết:


"Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc."


Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã viết:


"Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc."

"Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận"
Ông Trần Công Trục


Dù giải thích thế nào đi nữa, Công hàm 1958 vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay.


Nói cách khác, cái “thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn” như mô tả của Tiến sĩ Trần Công Trục chỉ có thể có được từ chính sợi dây thừng mà Công hàm 1958 đã cung cấp.


Trong bài viết, Tiến sĩ Trần Công Trục cũng đã đề cập: “Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.”


Tôi tán đồng cách nhìn này và vì thế Tuyên bố của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 4-2-1974 là một văn kiện quan trọng để cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay khai dụng trong việc tranh luận với Trung Quốc về vấn để chủ quyền biển đảo.


Chính tư thế pháp lý của VNCH năm 1974 đã nói lên giá trị của Tuyên Bố 4-2-1974 và do đó, trực tiếp hủy giá trị của Công hàm 1958 trong “chiêu bài lập lờ đánh lận con đen cho tham vọng bành trướng” của Bắc Kinh.


Công hàm này chỉ mang tính ngoại giao trong bối cảnh của giai đoạn 1958 và càng không phải là một bản cam kết giữa hai quốc gia.


Tiến sĩ Trần Công Trục đã nhầm lẫn giữa một “diplomatic note” với một “bilateral agreement” khi viết rằng: “theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế”.


Hơn thế nữa, ngay cả một cam kết giữa hai quốc gia cũng chỉ được tôn trọng trong bối cảnh ngày nào nó còn bảo vệ được quyền lợi của cả hai quốc gia.


Ngày nào còn tránh né việc công khai xác định với Trung Quốc sự sai trái về pháp lý và vô hiệu lực của Công hàm Phạm Văn Đồng, thì ngày đó nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục bị lúng túng trong sự giải thích lòng vòng, vừa khó thuyết phục được công luận vừa cho Trung Quốc thấy thế yếu của Việt Nam.


Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi nhân dân và bài học cho công an Việt Nam


Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi nhân dân và bài học cho công an Việt Nam



Cảnh sát Ukraine xin người dân tha thứ (Ảnh: Reuters)


Trọng (Danlambao) - Hôm 24/2/2014, nhiều cảnh sát chống bạo động Ukraine đã tập trung tại thành phố Lviv để quỳ gối, công khai xin lỗi nhân dân vì sự liên quan của họ trong các cuộc đàn áp nhắm vào người biểu tình. Mặc dù khẳng định không trực tiếp tham gia đánh đập người dân, nhưng dường như tự bản thân những cảnh sát này thấy có trách nhiệm trước cái chết của hàng chục người vô tội sau các vụ giao tranh đẫm máu tại quảng trưởng Độc Lập (thủ đô Kiev).

Hình ảnh Reuters ghi lại cho thấy những người cảnh sát chống bạo động này đang quỳ gối, cúi đầu một cách chân thành và mong mỏi được nhân dân tha thứ. Tất cả đều mặc quần áo dân thường.

Quay trở về với nhân dân là thông điệp mà những cảnh sát này muốn nhắn gửi, thông điệp này không chỉ dành riêng cho người dân Ukraine mà còn cho cả lực lượng công an Việt Nam. Tên độc tài Viktor Yanukovych hiện đang phải tháo chạy và trốn tránh, bỏ lại tất cả quyền lực và dinh thự xa hoa.

Từ hôm 19/2/2014, Lviv tuyên bố là một 'thành phố tự do', không chấp nhận các chỉ thị từ chính phủ trung ương. Trước đó, nhiều cảnh sát của thành phố này cũng đã thể hiện sự bất tuân bằng cách rời bỏ nhiệm sở, hoặc từ chối tham gia lực lượng đàn áp.

Sau khi tên độc tài Viktor Yanukovych ra lệnh nổ súng bắn vào nhân dân, ngày 21/2/2014, nhiều cảnh sát từ thành phố Lviv lập tức tiến về thủ đô Kiev, họ công khai tuyên bố rời bỏ nhiệm sở để đứng chung hàng ngũ những người biểu tình tại Quảng trường Độc Lập.


Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

BO TRUNG, CON TRAI CHỊ BÙI HẰNG, TƯỜNG THUẬT 2 NGÀY LẶN LỘI LÀM VIỆC VỚI TRẠI GIAM AN BÌNH VÀ CÔNG AN HUYỆN LẤP VÒ - ĐỒNG THÁP


BO TRUNG, CON TRAI CHỊ BÙI HẰNG, TƯỜNG THUẬT 2 NGÀY LẶN LỘI LÀM VIỆC VỚI TRẠI GIAM AN BÌNH VÀ CÔNG AN HUYỆN LẤP VÒ - ĐỒNG THÁP


Bui Hang-Bo Trung-con an Lap Vo.jpg



"QUÁ ĐỐN MẠT"!!!
Chỉ có thể dùng 3 từ này để nói về 2 ngày trời lặn lội từ Vũng Tàu về Cao Lãnh xong lại xuống huyện Lấp Vò- Đồng Tháp để làm việc với trại giam An Bình và công an huyện Lấp Vò.



Ngày Thứ Nhất, Trại tạm giam An Bình - Đồng Tháp



Ngày 24-02-2014, ngày thứ 13 mẹ tôi bị bắt giữ, sau khi nghe được thông tin người nhà cô Thúy Quỳnh đã được thăm nuôi gặp mặt, tôi lập tức về trại giam An Bình Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp với hi vọng cũng sẽ được gặp mẹ. Đến được trại giam cũng đã là đầu giờ làm việc buổi chiều. Xin được gặp trực ban và tiếp tôi ngày hôm đó là: thiếu tá Nguyễn Tấn Dũng- số hiệu 430-310 đã tiếp tôi. Tôi đặt ngay vấn đề thứ nhất về việc được thăm nuôi gặp mặt mẹ tôi, nhưng cũng như lần trước họ từ chối tôi việc đó. Tôi đặt ngay vấn đề vì sao gia đình cô Thúy Quỳnh được gặp mặt mà tại sao gia đình tôi không được gặp? Ông Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời tôi như sau:


- Việc cho thân nhân gia đình gặp mặt là do bên cơ quan thụ lý hồ sơ, là phòng điều tra bên Lấp Vò cho phép trong nghiệp vụ điều tra để làm rõ vụ án. (Như vậy hóa ra chỉ cần lấy cớ là đang làm nghiệp vụ điều tra thích cho ai gặp là gặp đấy à??? )


Tôi hỏi ông trực ban ấy:" Mẹ cháu hôm nay đã bị giam giữ quá hạn 4 ngày rồi, nhưng chưa có thông báo chính thức bằng văn bản nào của công an điều tra. Vậy chú có thể cho cháu biết lệnh tạm giam đã được tống đạt về trại giam này chưa? Vì nếu không có lệnh tạm giam thì Trại giam không được quyền giữ người thêm nữa?


Ông ta trả lời với tôi:" Đã có lệnh tạm giam rồi, nếu không có lệnh tạm giam chúng tôi đã thả người"


Tôi có hỏi :" Vậy chú có thể cho cháu biết được là trong lệnh tạm giam ghi mẹ cháu phạm lỗi gì, tội gì??? Và lệnh tạm giam có thời hạn bao nhiêu tháng?


- Cái này, giờ mới chỉ là tạm giam làm rõ hành vi phạm tội chứ chưa phải là chính thức, với lại lệnh tạm giam có thể 2 tháng 3 tháng 4 tháng không biết được. Ông ta trả lời.


- Chú xem dùm cháu, cháu biết chú định nói gì!! Bên Trại giam chỉ giữ người, còn mọi giấy tờ liên quan hay thắc mắc về bên cơ quan thụ lý hồ sơ đúng không? Cái này cháu biết nhưng lệnh tạm giam cũng phải được chuyển đến cho trại giam để tống đạt cho đương sự, vì vậy chú có thể cho cháu biết trong lệnh tạm giam ghi giam giữ vì hành vi gì???


- Cái này chỉ là lệnh tạm giam thôi, chưa phải kết luận chính thức. Sau này khi điều tra xong sẽ có bản kết luận rồi cáo trạng này nọ..... ( Ông này hình như bị mắc bệnh thuộc lòng, lôi quy định ra nói chuyện nên tóm tắt lại ý chính vậy)


- Những cái đó cháu biết hết rồi, chú không cần giải thích. Cháu chỉ hỏi mẹ cháu đã có lệnh tạm giam, vậy lệnh tạm giam ghi mẹ cháu phạm tội gì? Chú xem dùm cháu được không? Đường xá đi lại xa xôi, đã đến trại giam rồi thì cháu hỏi chú luôn đỡ phải đi xuống Lấp Vò!! Cháu nghĩ cái này trong khả năng thẩm quyền của chú mà!!


Ông giám thị kia im lặng một lúc sau đó nói tôi " Chờ chút" rồi đi vào văn phòng một lúc sau ra trả lời tôi:" Trong lệnh ghi là mẹ của anh bị tạm giam để làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng nhé. Còn những việc khác thì lên công an huyện Lấp Vò để hỏi đi nhé.


Đã quá quen thuộc với câu nói này nên chán nản ra căng tin trại mua ít bánh, sữa gửi vào. Và tại đây đã hiểu lý do vì sao những thực phẩm như bánh. sữa nước ngọt lại không được gửi vào. Tôi mua gửi vào cho mẹ tôi: 4 hộp cà phê hòa tan, 1 lốc trà xanh không độ, 1 hộp bánh, 2 lốc sữa milo( loại sữa uống như hộp cô gái Hà lan). Thanh toán tiền 482.000.(Thảo nào tuy chỉ là trực trại giam, nhưng từ thằng trực cổng cũng đã dùng iphone 5s, mình thèm rỏ dãi mà còn chưa được sờ vào). Gửi thêm cho mẹ ít tiền rồi thất vọng ra về như những lần trước, vì biết khi chúng nó đã nói chuyện bằng quy định và đùn đẩy hết trách nhiệm qua Lấp Vò hết như vậy thì cũng chả đòi hỏi gì thêm cả, ở lại vừa mất thời gian lại không được việc gì. Để hơi ngày hôm sau chiến bọn Lấp Vò.


Quay lại ráng nhìn vào khu nhà giam, im ắng, lụp xụp, bốn bề bí bách. ĐÚNG LÀ TÙ!! Không biết mẹ đang ở góc nhỏ nào? Hét lên không biết mẹ có nghe được không?


15h03, có đi xe ôm gấp cũng chả về kịp huyện Lấp Vò trước 17h. Đành ngủ lại một đêm sáng hôm sau làm việc sớm.



Bui Hang- Bo Trung-ngay 1-.jpg


SỨ QUÁN PHƯƠNG TÂY QUAN NGẠI VỀ VỤ HÀNH HUNG ÔNG NGUYỄN BẮC TRUYỂN


SỨ QUÁN PHƯƠNG TÂY QUAN NGẠI VỀ VỤ HÀNH HUNG ÔNG NGUYỄN BẮC TRUYỂN



Thanh Phương




Hôm qua, 24/02/2014, khi đang trên đường đến đại sứ quán Úc ở Hà Nội, hai vợ chồng cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển đã bị hành hung bởi những người mà theo ông là công an mật vụ Việt Nam. Ông Nguyễn Bắc Truyển đã được mời đến sứ quán Úc để trình bày về tình hình nhân quyền Việt Nam và đặc biệt là về vụ công an Việt Nam hiện vẫn còn giam giữ 3 trong số những người đến thăm gia đình vợ ông Nguyễn Bắc Truyển vào đầu tháng 2.

Sứ quán Úc và các sứ quán phương Tây khác rất quan ngại về vụ hành hung ông Nguyễn Bắc Truyển, cũng như về vụ tiếp tục giam giữ ba người nói trên. Sau đây là phần phỏng vấn ông Nguyễn Bắc Truyển từ Việt Nam.


Phạm Thanh Nghiên - Chị tôi.


Phạm Thanh Nghiên - Chị tôi.


Viết tặng chi Bùi Thị Minh Hằng



Tôi là con út trong gia đình có 7 anh chị em, bốn chị gái và hai anh trai. Tôi thường bông phèng rằng tôi là …con lớn nhất tính từ dưới lên. Giới thiệu đôi chút về gia cảnh không gì ngoài mục đích …quảng cáo nhà đông anh chị em, nhất là các chị gái. Thế mà tôi vẫn muốn có thêm những người chị khác nữa. Bùi Thị Minh Hằng từng tâm sự rằng chị luôn coi tôi như một tấm gương. Cả cái cách giăng biểu ngữ, băng rôn trong nhà khẳng định chủ quyền biển đảo cũng là cách chị…học tôi, theo như lời chị nói. Viết những chi tiết này ra tôi thấy mình hổ thẹn. Nhưng thật sự rất may mắn khi được chị coi như một đứa em gái và chị thương Thanh Nghiên từ lúc Nghiên còn ở trong tù, chỉ mong em ra để chị em được gặp mặt. Ngày đầu quen biết, chúng tôi đã thương mến và coi nhau là chị em.


Nụ cười Việt Nam.


Khi tôi trải qua gần hai năm trong nhà tù thì chị gái thứ hai của tôi (sống trong Sài Gòn) mới biết chuyện. Quả thật, tôi cũng lấy làm ngạc nhiên tại sao chị lại bị…lừa dễ dàng như thế. Lần nào chị gọi điện về mẹ tôi cũng bất đắc dĩ bịa ra vô số lý do để nói dối. Nào là em nó vừa chạy sang hàng xóm, đi chơi, đang dở tay, đi có việc, đang mệt, điện thoại di động tốn tiền nên nó không dùng… Chỉ tại chị yếu đuối quá nên không ai muốn chị bị sốc.

Hồi chị chưa lấy chồng, chị chăm tôi như chăm con. Một cơn đau đầu của tôi cũng khiến chị hoảng sợ, lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Năm 2001, tôi bị viêm thanh quản nặng đến mức suốt mấy ngày không nói được, tưởng câm. Chị khóc sưng mắt, than thân trách phận, tự rủa xả bản thân với hy vọng (ngốc nghếch) rằng làm như thế, Trời Phật sẽ cho tôi được bình an sau khi đã…trừng phạt chị.

Chị gái lớn của tôi bằng tuổi chị Hằng. Chị đã có cháu ngoại hơn bốn tuổi. Người ta nói, phụ nữ tuổi Giáp Thìn là người bộc trực, nóng nảy, mạnh mẽ và rất có tài. Chị cả tôi không phải người có tài, nhưng là người bộc trực. Thời gian tôi bị tạm giam, một nửa trong tổng số hơn hai chục thành viên gia đình tôi liên tục bị công an mời, triệu tập để thẩm vấn. Từ mẹ tôi ngoài bẩy mươi tuổi đến các chị gái, anh trai, anh rể, chị dâu, các cháu còn đi học phổ thông cũng bị công an đón đường đưa đi thẩm vấn. Phiền nhất là chị cả, sau mỗi cú điện thoại của công an lại phải lặn lội bỏ công việc từ Hà Nội về Hải Phòng để “thực hiện nghĩa vụ công dân bất đắc dĩ”. Trong một buổi thẩm vấn, một nữ công an thuộc phòng an ninh chính trị Hải Phòng hỏi chị:

-Thế theo chị, Hoàng Sa, Trường Sa là của ai?

Chị thản nhiên trả lời:

-Của Liên Xô.

Công an kia bất ngờ (và bực tức) hoạnh:

-Sao chị lại nói như thế?

-Thế tôi phải nói thế nào? Nếu nói là của Trung Quốc thì không đúng và lương tâm tôi không cho phép. Còn nếu nói là của Việt Nam thì tôi sợ đi tù. Em tôi nó nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam thì bị các người bắt. Giờ tôi cũng nói thế lỡ bị đi tù, mẹ tôi làm sao sống nổi.

Nhưng chị cả tôi không có được cái khí phách ngang tàng như chị Bùi Thị Minh Hằng. Trong suy nghĩ của tôi, chị Hằng là người phụ nữ thông minh, quả cảm, khí khái, mạnh mẽ, quyết liệt và luôn đề cao đức hy sinh. Tất cả những điều đó chắc chắn là những tố chất hết sức đáng quý với một người bảo vệ nhân quyền, chống chế độ độc tài. Tôi yêu mến chị, dù biết giống như tôi và vô số những người đấu tranh khác, chị không hoàn hảo. Có lẽ, chính cái không hoàn hảo ấy khiến tôi và chị trở nên gần gũi và dễ đồng cảm hơn. Hôm nay, đã gần nửa tháng chị và hai người bạn khác là anh Nguyễn Văn Minh, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị bắt trong một vụ dàn cảnh mà hẳn nhiên tác giả kịch bản là những đỉnh cao trí tuệ của đảng. Để rồi chắc chắn chị và hai người bạn sẽ “được” đem ra xét xử và tuyên án trong một phiên tòa man rợ.

Sự góp sức của chị trong cuộc vận động Dân chủ, Nhân quyền không hề nhỏ. Tất cả những việc chị làm đều khiến tôi ngạc nhiên. Nó quá nhiều. Dường như chị có một nội lực rất dồi dào để làm việc không mệt mỏi. Người ta thấy chị ở khắp nơi, trong mọi hoàn cảnh. Từ các cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa chống quân xâm lược Trung Quốc đến những phiên tòa bất công xử người yêu nước. Từ các phong trào khiếu kiện đòi công lý của những dân oan mất đất, mất nhà đến những lần đi phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Chưa kể số lượng những bài viết, những bài tường trình, các hình ảnh được chị ghi lại đều đặn sau mỗi sự kiện. Bùi Thi Minh Hằng thật sự là ký giả đường phố, ký giả nhân dân. Không thể liệt kê hết những nơi chị đã đi qua, những việc làm chị đã đóng góp (công khai hay âm thầm). Sôi nổi là thế, mãnh liệt là thế nhưng Minh Hằng vẫn luôn phải đối mặt với nỗi cô đơn thường trực. Hình như, bất cứ ai chọn lựa con đường đấu tranh vì cộng đồng cũng phải trải nghiệm những khoảnh khắc như thế. Ta sẽ cô đơn giữa vô số những con người. “Nhiều khi bị tấn công tứ phía, cảm thấy mình lạc lõng em à”. Một lần, tôi nhận được tin nhắn của chị.

Có nhiều điều lắm để viết về chị. Nhưng có lẽ tôi nên kìm nén cảm xúc. Tôi nhớ về chị với những chuyện đời thường khác. Lần gặp đầu tiên, hồi tôi mới ra tù tiện dịp đi Hà Nội khám bệnh. Mấy anh chị em chúng tôi có hẹn ăn trưa cùng nhau: Các anh Ngô Nhật Đăng, Xuân Diện, Anh Chí, Hiếu Gió, Lã Việt Dũng chị Hằng và một chị bạn. Vừa nhìn thấy tôi, chị lao tới ôm thật chặt bằng một cánh tay (tay kia bị gãy đang bó bột). Sợ chị đau, tôi không dám nhúc nhích, nhưng cảm giác sắp nghẹt thở vì chị ghì tôi rất chặt và như không muốn buông ra. Chị khóc to, tựa như một đứa trẻ, bất chấp xung quanh là những người lạ và cả những tên mật vụ đứng nhìn. Chị nói đủ thứ chuyện, về thời gian nửa năm bị giam giữ trong nhà tù trá hình mang tên Cơ sở Giáo dục Thanh Hà. Suốt cuộc gặp, chị nắm chặt tay tôi, thi thoảng lại đưa lên môi hôn. Tôi chưa bao giờ thấy mình đựợc nâng niu và trân quý như thế.