Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Tổng thống Ukraine gọi việc phế truất là một ‘cuộc đảo chánh’


Tổng thống Ukraine gọi việc phế truất là một ‘cuộc đảo chánh’



Lãnh tụ đối lập Ukraina, bà Yulia Tymoshenko được trả tự do ngay lập tức sau khi tổng thống Yanukovych bị truất phế. (Ảnh: AP)




Vừa ra khỏi tù, cựu Thủ tướng Ukraina Yulia Tymoshenko đã trở lại thủ đô đang xảy ra giao tranh. Trong khi đó, tổng thống vừa bị lật đổ Yanukovych nói rằng ông ta rời khỏi Kiev vì một “cuộc đảo chính”.

Sự kiện Tymoshenko được phóng thích là một sự kiện mới nhất trong một ngày đầy ắp những diễn biến nhanh lẹ và đáng ghi nhớ, nó chứng kiến việc kiện Quốc hội bỏ phiếu để bãi nhiệm Tổng thống Viktor Yanukovych , và kêu gọi những cuộc bầu cử mới.

Tymoshenko nói với đám đông lên đến cả hàng ngàn người đang reo hò tại quảng trường Độc Lập của thủ đô Kiev, ngay trong cảnh tượng của những cuộc biểu tình đầy chết chóc, rằng: “Hôm nay, Ukraine đã giải quyết xong tên độc tài khủng khiếp Yanukovych.”

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi được phóng thích từ một bệnh viện của nhà giam, bà Tymoshenko đã kêu gọi phải đòi lại công lý cho những người bị giết hại. Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi Tổng thống Yanukovych quyết định từ chối thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu để chạy theo Nga.

Bà Tymoshenko nói với đám đông: “Các bạn đã có khả năng làm thay đổi nước Ukraina, và các bạn có thể làm bất cứ điều gì. Ai cũng đều có quyền tham gia vào công cuộc xây dựng một nhà nước độc lập của châu Âu.”

Còn ông Yanukovych thì lên truyền hình và nói rằng ông đã bị ép buộc phải rời thủ đô Kiev do “có chủ trương phá hoại, gây tội ác và đó là một cuộc đảo chính.”

“Tôi không rời khỏi đất nước. Tôi không có dự định từ chức. Tôi là một Tổng thống do dân bầu lên,” ông ta phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ở Kharkiv, một thành trì ủng hộ Nga gần biên giới Ukraina với Nga.

“… Kế tiếp, những gì tôi sắp sửa làm là bảo vệ không để nước tôi bị phân ly và không có đổ máu nữa. Tôi chưa biết phải làm như thế nào. Tôi hiện đang ở Kharkiv và không biết bước tiếp theo là tôi phải làm gì.”

Ông ta không nói đến những bản tin cho rằng ông đã có ý định rời khỏi  nước bằng máy bay.


Theo tin từ người đứng đầu của cơ quan biên phòng của Ukraina, ông Sergei Astakov nói rằng ông Yanukovych và tùy tùng đã toan lên một máy bay riêng tại Donetsk, một thành phố phía đông, nhưng không có giấy tờ hợp lệ. Lực lượng an ninh đã đưa ông ta quay trở lại. Ông Astakov nói với CNN, xác nhận thông tin mà ông ta đã cung cấp cho hãng tin Interfax của Ukraine.

Trong bản tin đó, ông Astakov nói rằng lực lượng an ninh biên giới đã tiếp cận chiếc máy bay để kiểm tra giấy tờ, và một nhóm người có vũ trang trên máy bay đó đã định đưa tiền cho những người kiểm tra nhằm mục đích hôi lộ để được cho phép máy bay cất cánh.

Khi những người kiểm tra từ chối nhận tiền, ông Yanukovych và nhiều người khác trong đoàn tùy tùng của ông bước ra khỏi máy bay và lên hai chiếc xe chạy đến trên đường băng – trích lời của ông Astakov.

Cũng theo ông Astakov, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã bị truất phế của Ukraine, Vitally Zakharchenko, cũng bị từ chối không cho ra khỏi nước trong một tình huống tương tự như vậy cũng tại cùng phi trường đó.

Sự kiện trong ngày thứ bảy vừa qua dấy lên những câu hỏi chỉ tựu trung vào vấn đề khi Quốc hội bỏ phiếu truất phế ông Yanukovych và tổ chức những cuộc bầu cử vào ngày 25/5 thì ai là người điều hành Ukraine.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra chỉ 24 tiếng đồng hồ sau khi ông Yanukovych ký một hòa ước với phe đối lập với ý định là chấm dứt những ngày biểu tình đẫm máu.

‘Dinh của Nhân Dân’

Tại dinh Tổng thống ở một vùng ngoại ô của Kiev, phủ Tổng thống trống hoang, các cận vệ của ông cũng biến đâu mất.

Cảnh sát và những lực lượng an ninh, kẻ đã từng nổ súng vào những người biểu tình, giết chết hàng chục người, không còn xuất hiện ở những tòa nhà chính phủ, những nơi hội tụ biểu tình và ở trung tâm thành phố nữa.

Khi nhóm phóng viên CNN lái xe đến dinh của của tổng thống Yanukovych,  trên đường đi họ phải qua các  trạm kiểm soát được thiết lập bởi người biểu tình.

Khi đoàn phóng viên đến nơi, người gác cổng nói rằng họ không cho phép công chúng vào bên trong, nhưng các nhà báo thì được.

Những công chức yêu cầu các phóng viên hãy xem ngôi nhà như một chứng tích tội ác và hãy gọi nó là "dinh thự của nhân dân"

Tuy vậy, ở Ukraine không phải ai cũng hài lòng với những tin tức mới.

Đất nước này đang bị chia rẽ vì những người sắc tộc Nga sống ở phía đông và những người Ukraina chiếm đa số.

Trong một số thành phố, người dân đã lật đổ bức tượng của Vladimir Lenin - người sáng lập Liên Xô.

Liên bang Xô Viết là một đế chế cộng sản đã thâu tóm toàn bộ lãnh thổ của Ukraina. Mãi cho đến năm 1991, Ukraina giành được độc lập sau sự sụp đổ của Liên Xô .

Trong một dấu hiệu của sự chia rẽ sâu sắc, những người ủng hộ chính phủ đã xuống đường Kharkiv  vào đêm thứ bảy để bảo vệ một tượng đài Lenin, trong khi những người biểu tình chống chính phủ đe dọa phá bỏ.

Cảnh sát chống bạo động vũ trang đứng giữa hai bên, trong khi những người khác dựng lên một hàng rào tạm thời xung quanh tượng đài.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét