Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Tướng Thanh vẫn 'vắng mặt' trong sự kiện quan trọng của Bộ Quốc phòng



Tướng Thanh vẫn 'vắng mặt' trong sự kiện quan trọng của Bộ Quốc phòng





Phó chủ tịch quốc hội Tòng Thị Phóng chụp ảnh lưu niệm với các quân nhân tham dự 'đại hội thi đua quyết thắng toàn quân'. Trong số này không có bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ảnh: VOV




Bạn đọc Danlambao - Đại tướng Phùng Quang Thanh vẫn tiếp tục vắng mặt tại buổi khai mạc "Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân" lần thứ 9 vừa được khai mạc vào sáng nay, 30/6/2015 tại Hà Nội.

Đây là một sự kiện quan trọng của quân đội được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, quy tụ hàng trăm quân nhân được xếp loại "điển hình tiên tiến" về tham dự. Do đó, việc người đứng đầu Bộ Quốc phòng không xuất hiện quả là một điều bất thường.

Các bản tin và hình ảnh do truyền thông nhà nước phổ biến cũng hoàn toàn không nhắc đến đại tướng Phùng Quang Thanh.

Viên chức quốc phòng cao cấp nhất tham dự buổi khai mạc này là thượng tướng Mai Quang Phấn, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội.

Trước đó, ông Thanh cũng vắng mặt trong cuộc họp thường kỳ của chính phủ CSVN hôm 29/6/2015. Người ngồi vào vị trí ông Thanh là thượng tướng Lê Hữu Đức, mặc dù bảng tên trước bàn vẫn ghi rõ dòng chữ "Bộ trưởng Phùng Quang Thanh".

Sự kiện người đứng đầu bộ quốc phòng CSVN 'mất tích' sang đến ngày thứ 11 liên tiếp càng làm dấy lên những lời đồn đoán khó kiểm chứng trong dư luận.

TẠI SAO THỦ TƯỚNG CSVN NGUYỄN TẤN DŨNG LOAN TIN DỐI TRÁ TRONG VỤ ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT?



TẠI SAO THỦ TƯỚNG CSVN NGUYỄN TẤN DŨNG LOAN TIN DỐI TRÁ TRONG VỤ ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT?



Monday, June 29, 2015





Thủ tướng csVN Nguyễn Tấn Dũng họp nội các chính phủ Hà Nội ngày Thứ Hai 29-6-2015 thấy rằng ghế ghi tên Phùng Quang Thanh đã có người khác ngồi thế vào!




Trong khi Website của TT Nguyễn Tấn Dũng và Website của ĐT Phùng Quang Thanh đồng loạt đưa lên bức ảnh đã phổ biến trong phiên họp ngày 02-3-2015 để bịp dân và công luận đó là hình ảnh mới của phiên họp ngày Thứ Hai 29-6-2015 có cả Phùng Quang Thanh!



VietPress USA (29-6-2015): Cho đến phút nầy, VietPress USA có thể khẳng định rằng Đại Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng csVN Phùng Quang Thanh chắc chắn đã gặp nạn thật sự nhưng chưa rõ chết sống ra sao!


Chiều Thứ Bảy 27-6-2015, VietPress USA trong bản Tin Đặc Biệt đã loan rằng “ĐẠI TƯỚNG BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CSVN PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT TẠI PHÁP SÁNG 26-6-2015”. Cùng lúc, trên Facebook Hạnh Dương loan “TIN ĐẶC BIỆT LOAN VỚI SỰ DÈ DẶT THƯỜNG LỆ: - BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CSVN PHÙNG QUANG THANH BỊ ÁM SÁT TẠI PARIS!!!” và đưa Link của VietPress USA vào.


Chỉ trong tối Thứ Bảy 27-6, niềm vui của đọc giả khắp nơi là chuyển Link bản tin của VietPress USA đi khắp nơi trên thế giới qua các mạng xã hội và khắp các Diễn Đàn hội luận Internet. Các Đài phát thanh, Truyền hình của người Việt hải ngoại đã phổ biến bản tin nầy.


Chỉ trong đêm Thứ Bảy, đã có hằng trăm nghìn người khắp nơi trên thế giới và nhất là tại Việt Nam đã vào truy cập bản tin của VietPress USA về vụ Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát. Riêng từ mạng xã hội Facebook, số người truy cập trong đêm Thứ Bảy 27-6 được ghi nhận như sau:


-44,340 người; (từ Computers)
-31,736 người; (từ Laptops, iPads, Smart phones)
-23,473 người.


Cộng chung từ Facebook chỉ trong đêm Thứ Bảy 27-6-2015 đã có 99,513 người vào VietPress USA để đọc tin. Con số người nầy lại nhân ra và những người kế tiếp đã nhân ra  nữa.. ra nữa thật nhanh chóng như cả một đợt trào dâng của sóng thần Tsunami.



PHẢN ỨNG TỪ PHÍA TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ VIỆT NAM:



Ngay lập tức, nhà nước csVN cho Website “Xã Luận.Com” đăng một bài phổ biến vào khuya 27-6-2015 dưới tựa đề “Tin Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng PHÙNG QUANG THANH bị ám sát là chưa xác thực” với phần nội dung chính ghi rằng” “Theo trả lời nhanh từ phía Lãnh Sự Quán Việt Nam thì tin tức vụ ám sát là giả mạo, cư dân mạng nên ngừng chia sẻ và đính chính lại tin này”. Kết luận của Bản tin trên Xã Luận.com” khẳng định rằng “Bản tin chưa xác thực”; nhưng hoàn toàn không khẳng định “Đại Tướng Phùng Quang Thanh không hề bị ám sát”.


Thế nhưng, vào chiều Chủ Nhật 28-6-2015, Bản tin của “Xã Luận” đã vội vàng được gỡ bỏ. Lý do tại sao? Có lẻ vì VietPress USA loan tin Đại Tường Phùng Quang Thanh bị ám sát bằng 2 viên đạn hãm thanh là chưa chính xác.. Có thể chính xác là 3 viên hay 1 viên?!


Website của “Dân Làm Báo” ghi như sau:

Bạn đọc Danlambao - Sáng ngày 28/6/2015, mạng xã hội facebook bất ngờ rộ lên tin đồn về việc bộ trưởng quốc phòng CSVN, ông Phùng Quang Thanh ‘bị ám sát tại Pháp’.


Giữa lúc dư luận còn chưa rõ thực hư thì vào lúc 12:40’ trưa cùng ngày, một trang web có nhiều truy cập tại Việt Nam là trang XaLuan.com đã nhanh nhảu đăng tải bản tin với tiêu đề: Tin Đại tướng bộ trưởng quốc phòng PHÙNG QUANG THANH bi ám sát là chưa xác thực.


“Theo trả lời nhanh từ phía Lãnh Sự Quán Việt Nam thì tin tức vụ ám sát là giả mạo, cư dân mạng nên ngừng chia sẻ và đính chính lại tin này”, nội dung bản tin từ trang Xã Luận viết.


Trước đó, trang web VietPress USA tại Mỹ đã cho đăng bản tin nói rằng đại tướng Phùng Quang Thanh ‘vừa bị ám sát bằng súng hãm phanh’ và ‘bị trúng 2 viên đạn’ trước một ngôi nhà tại Paris vào hôm 26/6/2015.


Tin đồn này hiện đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội facebook, và được xuất hiện trùng với thời điểm bộ trưởng Phùng Quang Thanh đang dẫn đầu phái đoàn quan chức bộ quốc phòng sang Châu Âu. Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong chuyến đi này ông Thanh đã có cuộc gặp với bộ trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian vào hôm 19/6/2015.


Hiện chưa có bất kỳ thông tin khả tín nào có thể xác thực nội dung những tin đồn nêu trên. Do đó, bạn đọc cần đón nhận các thông tin trong bài viết với sự thận trọng cần thiết.”

Nguyễn Tiến Trung - Câu nói của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thể hiện rõ pháp luật không hề tồn tại ở Việt Nam



Nguyễn Tiến Trung - Câu nói của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thể hiện rõ pháp luật không hề tồn tại ở Việt Nam





BT-Nguyen_Bac_Son.jpg
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son




Đọc được ý kiến của bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son thấy có nhiều vấn đề phải bàn quá.


Thứ nhất, "dùng Facebook để nói xấu Đảng [Cộng sản], Nhà nước cần phải bị nghiêm trị", vậy nếu dùng mạng xã hội khác, không phải Facebook có được không?

Thứ hai, thế nào là "nói xấu"? Nói đúng sự thật nhưng cái sự thật ấy xấu thì đó là "nói xấu" hay "nói thật"? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới tuyên bố nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam: "“Sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo là không biết sự thật“. Tuyên bố như vậy nhưng lại đe nẹt "nghiêm trị" những ai "nói [ra sự thật] xấu". Sao lại có chuyện "nói dzậy mà không phải dzậy"?








Thứ ba, nếu lãnh đạo Đảng [Cộng sản], Nhà nước cảm thấy bị nói xấu thì cứ công khai kiện ai nói xấu ra tòa để tòa phân xử. Đó là cách hành xử hết sức văn minh. Đe dọa bắt bớ, đàn áp không phải là cách hành xử văn minh. Mà Văn Minh chính là một trong những mục tiêu của đảng cộng sản.

Thứ tư, nếu đã nói đến tòa phân xử thì tòa án đó phải độc lập, không thể có chuyện quan tòa là đảng viên cộng sản lại đi xét xử một vụ án người dân bình thường [nghĩa là không phải đảng viên cộng sản] "nói xấu" lãnh đạo của đảng cộng sản. Mà tòa án ở Việt Nam đều "dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản" nên chuyện xét xử công tâm, công bằng, công chính là không thể có. Đồng nghĩa với việc lãnh đạo đảng cộng sản, nhà nước muốn bắt ai "nói [ra sự thật] xấu" thì cứ bắt.

Thứ năm, ông Son tuyên bố: "Anh có quyền tự do lập Facebook, nhưng nếu dùng Facebook cá nhân đăng thông tin bôi xấu người khác thì quyền tự do của anh lại vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do của người khác thì bị lên án, đấu tranh. Chưa kể nếu nói xấu Đảng, Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị."

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Xuất hiện người ngồi thay chiếc ghế Phùng Quang Thanh



Xuất hiện người ngồi thay chiếc ghế Phùng Quang Thanh






image
Ngồi vào chiếc ghế của đại tướng Phùng Quang Thanh là một người đeo quân hàm thượng tướng.




Dưới sự chủ trì của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phiên họp thường kỳ của chính phủ CSVN đã được diễn ra vào hôm nay, 29/6/2015. Tuy nhiên, thành phần tham dự cuộc họp vẫn không thấy có sự xuất hiện của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh, người được cho là đã 'mất tích' từ 10 ngày nay.

Hình ảnh trên website Cổng thông tin điện tử chính phủ cho thấy trong phiên họp hôm nay, ngồi thay vào vị trí của ông Thanh (phía ngoài cùng bên phải) là một người khác đeo quân hàm thượng tướng.




image
Theo quan sát thì người này dường như là thượng tướng Lê Hữu Đức, một trong 7 thứ trưởng đương nhiệm của bộ quốc phòng CSVN.



Đáng chú ý là tại vị trí này, bảng tên ngay trước bàn vẫn còn ghi rõ dòng chữ "Bộ trưởng Phùng Quang Thanh".




image



Chi tiết này ngay lập tức đã gây nhiều chú ý và càng làm gia tăng thêm những lời đồn đoán về số phận của đại tướng Phùng Quang Thanh, người đã không xuất hiện trước công chúng từ hôm 19/6/2015 đến nay.

Cho đến thời điểm này, giới chức Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào về những lời đồn đoán này.




image
Ảnh chụp từ video Kênh truyền hình quốc hội.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Thành phố tụi mình đã rất khô khan



Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Thành phố tụi mình đã rất khô khan




question_mark.gif



Năm 2014, tôi gọi điện thoại cho nhạc sĩ Trần Văn Khê để xin hẹn gặp mặt phỏng vấn. Lúc đó, ông chỉ vừa về nhà sau một đợt nằm ở nhà thương khá dài. Khi nghe mục đích cuộc trò chuyện là để đưa lên báo, ông ngập ngừng một chút rồi hỏi lại “thật ra, công việc của bác là nghiên cứu, khô khan lắm, có gì để nói cho công chúng thích thú đâu?”. Câu nói có cả sự khiêm tốn, nhưng cũng có cả một nỗi niềm trong thời đại nhộn nhịp mê mải mua vui hôm nay. Trong tích tắc ấy, tôi chợt nhận cả một khung cảnh đồ sộ nền âm nhạc Việt Nam, trong một tình cảm buồn vui lẫn lộn.


Quả thật, có thể công việc nghiên cứu công phu và kỳ tài của nhạc sĩ Trần Văn Khê luôn được ngưỡng mộ nhưng chỉ có giá trị biểu trưng trong đám đông. Nghe tên thì nhiều nhưng để tìm hiểu và biết về ông thì chẳng có mấy ai. Có thể đó là lý do khiến bất cứ ai tìm kiếm trên các trang mạng về nhạc sĩ Trần Văn Khê, có rất ít các bản video nói chuyện về âm nhạc dân tộc Việt được tìm thấy, so với hàng trăm lần, hàng trăm bài diễn thuyết đã được ghi hình của ông. Tất cả những chương khai sáng về văn hóa Việt bị nhấn chìm trong biển của các video ca nhạc thương mại, đặc biệt có những lời ca ngợi ngất trời vĩ đại, cùng lượt người xem chạm đỉnh.


Khó mà tả được một cảm giác như vậy, cũng giống như những lần tôi hỏi các sinh viên ngành nhạc do vô tình gặp gỡ, khi hỏi rằng biết Đặng Thái Sơn là ai không, họ trả lời có, nhưng chỉ là biết cái tên, còn lại vẫn là một khoảng trống mù mờ vô tận.


Dĩ nhiên, việc tìm đến một thú vui giải trí qua ngày tháng là điều không thể trách cứ gì, đối người Việt Nam hôm nay, hoặc với một giai cấp rủng rỉnh tiền. Nhưng giữa sự mất cân bằng dến vậy, những ai nghĩ về văn hóa Việt cũng nên có chút băn khoăn và cần suy nghĩ rằng quả có điều gì đó bất bình thường đang lớn dần trên đất nước này.


Đừng quên, ở đất nước như Hoa Kỳ, khi các tác phẩm điện ảnh giải trí vô bổ như Avengers hay Mad Max có thể gây nên những cơn sốt rầm rộ, thì các buổi diễn nhạc kịch Broadway với giá vé rất cao, cũng luôn không còn chỗ ngồi trước 3 tháng. Những buổi diễn thuyết về triết học Phật giáo và khoa học của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở các trường đại học có khán phòng 5000-6000 chỗ ngồi, muốn tham dự phải chật vật ghi danh lấy chỗ trước cả tháng với giá ít nhất là 350 USD, không khác gì buổi biểu diễn đặc biệt của một danh ca nhạc rock đương thời. Sự cân bằng ấy, cho thấy một sự phát triển bình thường, và bất kỳ ai có bi quan về tương lai thế nào., cũng có thể tạm yên tâm về lộ trình phát triển văn hóa ấy của cả một quốc gia mình như vậy.


Rất nhiều lần, các buổi hòa nhạc hiếm có ở Nhạc viện hay Nhà hát lớn Sài Gòn vắng khách, đặc biệt các hàng ghế tốt nhất dành cho các nhân vật quan trọng, với vé mời thành kính, luôn để trống vì không có người đến. Ghế dành cho các quan chức vị trí càng cao, nguy cơ để trống càng lớn. Và nếu đến thì cũng vội vã ra về lúc giải lao giữa chừng, Không ít lần, những người khán giả yêu âm nhạc đã phải im lặng xót xa, vì sao một chương trình như vậy ở nước ngoài, không phải ai cũng có được cơ may tham dự, thì ở Việt Nam luôn lạnh lẽo đến đáng buồn tủi. Thậm chí, các chương trình chiếu phim miễn phí giao lưu văn hóa của các nước Pháp, Đức… cũng không phải là điểm đến đầy ấm áp văn hóa, tương đồng với thành phố lắm cao ốc và dự án phát triển khổng lồ của xã hội Việt. Thậm chí nơi đó, những nhà đạo diễn lừng danh, những người làm nghề điện ảnh thì lại càng hiếm hoi.


Đinh Sơn, người thầy từ miền Bắc mà tôi yêu quý như cha mình trong những năm ở Nhạc Viện, từng nói trong một mùa hè, một lần ngồi ngó ra song cửa nhìn học sinh khoa dân tộc tràn ra về sau giờ học “có lẽ nhiều năm nữa, mình mới có một thế hệ bật ra được một người như Trần Văn Khê”. Ông giải thích rằng ông chứng kiến trong đời mình những thế hệ Tây học hết sức trí thức, chỉ mới ngoài hai mươi đã tranh cãi nhau kịch liệt về triết học. Đi ra bờ hồ thấy các thanh niên ngồi đọc sách báo nước ngoài, trò chuyện với khách du lịch bằng ngoại ngữ là chuyện thường ngày. Nhưng giờ đây mọi thứ càng ít đi. Con người trong xã hội không học tri thức sống nữa mà chỉ học công thức để sống sót. Ngoại ngữ không phải để trau dồi và mở cánh cửa ra thế giới mới, mà chỉ để được dung nạp ở nước ngoài hoặc mong hiểu được nhanh những cách thức làm giàu, từ tác phẩm ngoại văn. “Một thế hệ vàng như xưa nếu trỗi dậy, cũng sẽ chỉ bật ra được một vài người làm rạng danh đất nước. Trần Văn Khê là một người hiếm hoi của thế hệ hiếm hoi như vậy đó”, thầy tôi nói. Nhiều năm sau, khi ông qua đời, tôi lại càng thấy những điều ông nói là căn bản của sự phát triển của một quốc gia, càng thấm thía biết bao.

Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ



Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ         



27.06.2015




Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh.
Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh.



Một thanh niên làm lao công cho các cửa hàng trong những khu mua sắm khi sang Mỹ tỵ nạn trở thành một nhà khoa học không gian vũ trụ của Trung tâm Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ sau 25 năm miệt mài vượt khó vươn lên.

Đó là câu chuyện thành công của Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh, cháu nội đích tôn của sử gia nổi tiếng Phạm Văn Sơn và là cháu ngoại của nhà thơ lừng danh một thời Bàng Bá Lân.

Đến Mỹ năm 1991 theo diện HO vì bố mẹ là cựu tù nhân chính trị từng làm việc cho chính phủ Mỹ trước năm 1975, chàng thanh niên 19 tuổi quyết tâm theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’, phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.

Ý chí kiên trì và những nỗ lực không ngừng đã mang về cho anh những thành quả đáng nể. Trong số này phải kể tới hàng trăm bài viết nghiên cứu khoa học cùng hàng chục giải thưởng của Không quân Hoa Kỳ như Huy chương Không quân về Thành tựu dân sự, Giải Kỹ sư Không quân Xuất sắc, Bài nghiên cứu Xuất sắc nhất năm. Anh cũng là thành viên phê bình trong các ủy ban luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ tại các trường đại học Mỹ, cố vấn nghiên cứu cho các cơ quan khoa học danh tiếng của Mỹ như Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng cao cấp, Hội Kỹ thuật Khoa học Quốc phòng Hoa Kỳ..v..v..

Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay mời các bạn cùng gặp gỡ tấm gương thành công Phạm Đăng Khánh, niềm tự hào của người Việt hải ngoại.


TS. Khánh: Khi tôi đến Mỹ, mọi sự đều bỡ ngỡ về văn hóa, lịch sử, phong tục-tập quán. Khó khăn lớn nhất đối với tôi và cả gia đình là không có đủ khả năng đọc hiểu và nói tiếng Anh. Bản thân tôi phải bắt đầu lại con đường học vấn từ lớp 10. Các khó khăn về kinh tế người tỵ nạn nào cũng phải đương đầu, nhưng mình cũng phải cố gắng. Tôi cùng với em trai mỗi sáng sớm phải đi làm thêm. Sáng sớm, chúng tôi đi dọn dẹp, lau chùi các cửa hàng to trong các khu thương mại lớn. Mình làm 2-3 tiếng/ngày, và đi học cho tới 10 giờ đêm. Lên thạc sĩ, mình được học bổng. Mình biết tiết kiệm nên tiền học bổng cũng đủ trang trải các chi phí như đi lại, xe cộ, bảo hiểm.

Trà Mi: Với những cái giá đã trả để có được vị trí hôm nay, nhìn lại, anh nghiệm ra cho mình điều gì?

TS. Khánh: Tôi nghĩ mình lúc nào cũng nên luôn làm việc chăm chỉ, không được hài lòng với những gì đạt được, và con đường đó lúc nào cũng đòi hỏi những hy sinh. Chẳng hạn như vì công việc, thời gian của tôi dành cho gia đình đã bị ít đi.

Trà Mi: Tư chất ham học, nỗ lực, và sự may mắn chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của anh?

TS. Khánh: Tinh thần học hỏi và sự nỗ lực, hai tố chất này cộng lại chiếm 90%. Còn lại là do sự may mắn hay do cơ hội chính mình tự tạo nên. Những người tỵ nạn như tôi khi gặp khó khăn mà không biết cách giải quyết vấn đề và đương đầu với khó khăn một cách tích cực thì rất khó khăn. Làm sao để vượt qua và tìm phương hướng tùy thuộc vào bản thân mỗi người kèm theo các yếu tố tác động xung quanh từ gia đình.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Denny Nguyễn, nhạc sĩ gốc Việt, tác giả Nation of America.


Denny Nguyễn, nhạc sĩ gốc Việt, tác giả Nation of America.



Xem ca khúc Nation of America










BOSTON (NV) - Những lá cờ Hoa Kỳ tung bay phất phới, 100 ca sĩ Mỹ đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi sắc tộc, đứng cạnh bên nhau để cùng hợp ca, trong đó có những người là quân nhân, là cô giáo, em bé học trò, hay công nhân, những chiếc xe quân đội, máy bay lượn trên vòm trời cao, và cảnh cứu người trong sự kiện 9-1-1, Katrina, và Boston Marathon.




alt
Một cảnh trong clip của bài hát Nation of America.



Tất cả là những khúc phim tài liệu chạm đến trái tim mọi người, được gom góp, tạo thành linh hồn của ca khúc “Nation of America” hay “Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”

Bài hát này do một người gốc Việt, nhạc sĩ Denny Nguyễn, sáng tác!

Nhạc sĩ Denny Nguyễn, anh tên thật Ðiền Nguyễn, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, theo gia đình định cư Hoa Kỳ năm 1986, diện H.O.

Ðiền Nguyễn đã từng tham gia Thủy Quân Lục Chiến dự bị được khoảng trên hai năm.

“Âm nhạc là tài năng và động lực thúc đẩy tôi trong cuộc sống.” Nhạc sĩ Nguyễn Ðiền nói. Anh kể, đã từng viết rất nhiều ca khúc cho các ca sĩ tên tuổi tại hải ngoại, cũng như trong nước như Trina Bảo Trân, La Sương Sương, Ánh Minh, Dương Triệu Vũ, Ngọc Sơn, Bảo Yến, Thanh Lam…

Nguyễn Ðiền cho biết anh đã từng là ca sĩ, hát cho một vài trung tâm ca nhạc tại hải ngoại.

“Tôi viết bài 'Nation of America' cách đây hai năm.” nhạc sĩ Ðiền Nguyễn tâm sự thêm: “Thật sự tôi muốn sáng tác bài 'Nation of America' theo dạng của bài ‘We Are The World.’”

Thêm vào đó thần tượng của Ðiền là nhạc sĩ Trúc Hồ, anh giải thích, bởi vì anh nghe nhiều bài hát hợp ca của trung tâm Asia quá hay, nên anh tự nhủ lòng: “Ước gì mình có thể sáng tác được 1 hay 2 bài, được trình bày hợp ca theo kiểu như thế của anh Trúc Hồ.”

“Sau khi bài hát 'Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ' được hoàn tất, mới đầu tôi chỉ dự định nhóm hợp ca bài này là một nhóm nhỏ, khoảng 10 đến 20 ca sĩ là nhiều lắm rồi... Sau khi nghĩ như vậy, tôi gửi đăng những lời cần người, quảng cáo trên các trang mạng, cũng như các tờ báo địa phương.”

Nhạc sĩ trẻ Ðiền Nguyễn tâm sự tiếp: “Vậy đó mà tới chừng vừa gửi thông báo lên các trang mạng, là người ta ùn ùn gọi tới tấp, hẹn cho vào phòng thu thử giọng, kết quả là có cả mấy trăm người muốn tham gia.”

“Cuối cùng tôi quyết định chọn khoảng 100 người để hợp ca bài hát này, mà 100 người đó bao gồm già trẻ lớn bé, và không phân biệt màu da, chủng tộc,” Ðiền nói.

LỊCH TRÌNH CHUYẾN VIẾNG THĂM HOA KỲ LẦN ĐẦU CỦA CHỦ TỊCH ĐẢNG CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG



LỊCH TRÌNH CHUYẾN VIẾNG THĂM HOA KỲ LẦN ĐẦU CỦA CHỦ TỊCH ĐẢNG CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG





Cười gì.. Không tôn trọng nhân quyền thì không cười nổi!



VietPress USA (24-6-2015): Tin ông Chủ tịch đảng Cộng Sản Việt Nam (csVN) Nguyễn Phú Trọng sẽ lần đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ đang được dư luận trên mạng Internet bàn luận sôi nổi. Ngày 21-6-2015, BBC loan tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đến thăm và gặp TT Barack Obama vào ngày 07 đến 09-7-2015 tới . Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng lên tiếng xác nhận ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đến Mỹ và sẽ được tiếp đón trang trọng. Nhiều trang mạng khác từ Việt Nam đến báo chí người Việt hải ngoại tại các quốc gia đều loan tin liên quan chuyến đi nầy của ông Nguyễn Phú Trọng.

Thật ra tin ông Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ đã được VietPress USA loan trong bản tin từ ngày 14-4-2015 rằng ông Nguyễn Phú Trong sẽ đến Hoa Kỳ ngày 09-7-2015 . Trong bản tin nầy, VietPress USA đã loan như sau:

(Trích): "Nguồn tin cho hay rằng, vào ngày 23-2-2015 vừa qua, ông Phạm Quang Vinh đã đến Tòa Bạch Ốc trình Ủy Nhiệm Thư lên TT Barack Obama để làm tân Đại sứ nước CHXHCNVN tại Hoa Kỳ sau khi được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bổ nhiệm vào tháng 7-2014. Ông Phạm Quang Vinh mang theo vợ và các con cùng nhóm chuyên viên đã được TT Oabama tiếp kiến trong lối 45 phút; nhưng ông Đại sứ thứ 5 của csVN tại Hoa Kỳ đã dành hơn 30 phút để thuyết phục TT Obama vấn đề mà ông Phạm Quang Vinh cho là "rất rất quan trọng" đề nghị TT Obama đón tiếp ông Tổng Bí Thư đảng csVN Nguyễn Phú Trọng mà dân chúng trong nước gọi là "Trọng Lú" xin đến thăm TT Obama tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 04-7-2015.



Đại sứ csVN Phạm Quanh Vinh đến trình Ủy Nhiệm Thư lên TT Obama tại Tòa Bạch Ốc



Tin nói rằng TT Obama đã trả lời thẳng thừng từ chối vì ngày 04-7 là Ngày Lễ Độc Lập tức Quốc Khánh của Hoa Kỳ nên chính phủ sẽ có các nghi thức quốc lễ, không thể tiếp ai cả. Hơn nữa đó là ngày lễ nghỉ nên không có nhân viên lo việc đón tiếp. Vấn đề thứ nhì là đối với nước VNcs thì ông Nguyễn Phú Trọng rất quan trọng; nhưng đối với nghi thức quốc tế thì Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ tiếp tại Tòa Bạch Ốc các vị Tổng Thống, Quốc Trưởng, Thủ Tướng, Chủ Tịch nước đại diện cho các quốc gia mà thôi; Tổng Thống Mỹ không tiếp bất cứ một chủ tich đảng hay một ai khác vì không có ngoại lệ nầy.

Đại sứ csVN Phạm Quang Vinh sau đó đề nghị ngày ông Trọng Lú đến thăm Mỹ vào 09-7-2015 và Hoa Kỳ coi đó là chuyến thăm cá nhân của ông. Vừa qua ông Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh được Tập Cận Bình đón tiếp quốc khách và csVN bắn tiếng rằng ông Nguyễn Phú Trọng muốn đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 5-2015 nhưng tin tức từ một giới chức Hoa Kỳ nói không có dự tính nào như thế."  (Hết trích)

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Trung Quốc dùng tiền để khống chế Việt Nam?



Trung Quốc dùng tiền để khống chế Việt Nam?







Công nhân làm việc tại một dây chuyền lắp ráp tàu ở Trung Quốc. 13 chiếc tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Công nhân làm việc tại một dây chuyền lắp ráp tàu ở Trung Quốc. 13 chiếc tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.



Dư luận trong nước những ngày qua dậy sóng sau khi một quan chức chính phủ tuyên bố Việt Nam buộc phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc vì “điều kiện ràng buộc” về vay vốn giữa chính quyền hai nước.

Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng mới được báo chí trong nước trích lời cho biết rằng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội phải sử dụng tàu điện mua của nước láng giềng phương bắc theo một hiệp định vay tín dụng ký giữa chính phủ hai nước từ năm 2008.

Ông Thăng cho biết thêm rằng chính vì việc mua tàu này, mà ông đã bị nhắn tin đe dọa và thậm chí có người còn đặt dấu hỏi về quan hệ của ông với Trung Quốc.


“Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam,
mọi mặt của nước Việt Nam. Tôi chắc chắn là
có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong
quan hệ tài chính, vay mượn kiểu như thế luôn
luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà
không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập
mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính đáng
của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là
nghiêm trọng.”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói.


Về phản ứng mạnh mẽ của dư luận trước sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói với VOA Việt Ngữ:

“Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu. Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì người ta ngại thế thôi.”


13 tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD.

Dự án này đã gặp phải một số sự cố nghiêm trọng, và đỉnh điểm là cuối năm ngoái, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao này chấn chỉnh nhà thầu thực hiện một dự án này.

Kiến nghị được đưa ra sau hai sự cố xảy ra, làm một người chết và ba người bị thương, trong chưa đầy hai tháng tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với các tư vấn giám sát và tổng thầu Trung Quốc.

Trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết rằng ông “nhiều lần muốn thay thế nhà thầu Trung Quốc vì yếu kém, nhưng không thể vì ràng buộc các điều kiện về hiệp định vay vốn”.
Tuyên bố nói trên của ông Đinh La Thăng được đưa ra ít lâu sau khi ông nói rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.

Việc ông Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc sau các sự cố gây chết người đã bị một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng hai nước “cần phải thúc đẩy hợp tác trên biển, trên bộ và trong lĩnh vực tài chính”.