Bà Đầm Xòe - Những khát vọng từ lũy tre làng sẽ thổi bay Nguyễn Tấn Dũng?
Trên chính trường giành giật quyền, tiền và bảo vệ mạng sống của phe nhóm trong thời điểm trước thềm đại hội đảng XII, ông Nguyễn Tấn Dũng đã thắng, cũng có nghĩa là thóat bị hạ bệ, tại hội nghị Bộ Chính trị 5 ngày vào cuối tháng 9 năm 2012 và Hội nghị Trung ương 6 vào giữa tháng 10 năm 2012. Điều đó chứng tỏ lực lượng ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng đang mạnh.
Nhưng, việc Nguyễn Tấn Dũng thoát hiểm khác hoàn toàn với việc ông giành được chức Tổng bí thư tại đại hội đảng lần thứ XII sẽ diễn ra vào đầu năm 2016. Vì thắng, thua ở một đại hội nếu diễn ra một cách “bình thường” phụ thuộc vào lá phiếu của các đại biểu. Người nào đủ phiếu thì trúng cử, không đủ phiếu thì bị loại. Mà người bỏ phiếu là dân Việt Nam nói chung, những người tham gia đại hội đảng XII nói riêng, đều bỏ theo “nguyên tắc”: Người của của phe nhóm nào thì bỏ phiếu cho phe nhóm đó, bất kể người đó là ai, tài đức như thế nào.
Sau hai lần thoát hiểm, nhiều “bình luận viên” cho rằng, Ba Dũng đang chiếm thế thượng phong, giành được chức Tổng bí thư đã là cái chắc, chỉ còn “lăn tăn” có kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước nữa hay không mà thôi. Riêng tôi, tôi vẫn cứ chờn trợn vì cái nguyên tắc tổ chức của Cộng sản, nó luôn chứa đầy quyền lực và ma thuật, mà người có quyền hành thiết kế cho việc “chuẩn bị nhân sự cho đại hội”, cụ thể là đại hội XII, hiện vẫn nằm trọn vẹn trong tay ông Nguyễn Phú Trọng ( đang chức TBT) và ông Tô Huy Rứa ( đang chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương). Hai người này, rõ ràng họ đang là một “Cặp đôi hoàn hảo”, không và chưa bao giờ chịu nằm im để cho phe nhóm của họ chịu thất bại thêm một lần nữa.
Sau thất bại tại trong cuộc đấu hạ bệ ông Nguyễn Tấn Dũng không thành tại Hội nghị trung ương 6, ông Nguyễn Phú Trọng – ông Tô Huy Rứa đã rút ra được bài học: nếu không “cơ cấu” tăng số lượng Ủy viên trung ương mới tham dự đại hội và “trúng cử” vào trung ương mà chủ yếu chỉ “tái cơ cấu trung ương”, thì chiến thắng trong đại hội đảng XII sẽ nằm gọn trong tay ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng – ông Tô Huy Rứa đã ráo riết thực hiện việc “xây dựng” lực lượng cho phe mình.
Từ năm 2014, Tô Huy Rứa đã như một con thoi, đi hết địa phương này đến địa phương kia, liên miên đọc quyết định thay thế người này, cất nhắc người kia. Thực chất ông Trọng – ông Rứa đi xây dựng lực lượng ở cơ sở. Và không chỉ dàn trận đấu từ cơ sở, lựa chọn những đại biểu tham dự đại hội, mà ông Trọng – ông Rứa còn điều động, luân chuyển cán bộ, dàn trận đấu bằng cách ém sát các vị trí chủ chốt trên thượng tầng, như Ban Tổ chức của ông Rứa hiện có tới 12 phó ban đều là ủy viên trung ương đảng.
Nhờ có sự bổ sung lực lượng này mà tại Hội nghị trung ương lần thứ 11 ( tháng 5/2015) cán cân lực lượng đã nghiêng về phe ông Trọng – ông Rứa. Chưa yên tâm với lực lượng đã có,“Từ đầu năm 2015 đến nay có hai đợt điều chuyển nhân sự rất quan trọng. Từ khoảng tháng 2 đến tháng tư năm 2015, gần 60 nhân sự cấp chủ tịch tỉnh hay bí thư tỉnh, thành được điều ra trung ương để giữ cương vị các phó ban đảng –Phạm Chí Dũng”.
Tiến thêm một bước, ông Trọng- ông Rứa quyết định nâng tổng số ủy viên trung ương đảng lên 270 người, trong khi đại hội 11 chỉ có 180 người, uỷ viên Bộ chính trị lên từ 21 đến 25 người, gần gấp đôi số lượng BCT khóa 11.
Ông Nguyễn Tấn Dũng có biết điều này không? Biết. Nhưng biết cũng chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn, vì nguyên tắc Tổ chức đảng cộng sản là như vậy.
Với việc bám sát cơ sở, thay thế, đề bạt, luân chuyển…cán bộ cơ bản đã hoàn thành, lực lượng ủng hộ ông Trọng – ông Rứa trong đại hội đảng XII đã tăng lên đáng kể và đã sẵn sàng vào trận chiến. Trận chiến giáp lề đại hội đảng đang diễn ra từ ngày 5/ 10/2015, dự kiến kết thúc vào ngày 11/10/2015, đã phát huy hiệu quả tức thì. Nếu như trước đây, hầu hết các nhà “bình luận” đều cho rằng, Nguyễn Phú Trọng không còn lý do gì để trụ lại, thì nay, tại Hội nghị trung ương 12 đang diễn ra, tin tức sốt dẻo được tung lên mạng, lan truyền trong những người quan tâm rằng, Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được đề nghị “ở lại” làm Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa và Nguyễn Tấn Dũng cũng được ở lại nhưng chỉ có thể giữ chức Chủ tịch nước.
Rõ ràng, với ban tay tổ chức đầy quyền lực và ma thuật, con đường dẫn đến sự thất thế của Nguyễn Tấn Dũng đang dần dần phơi lộ và trong tương lại gần cái chức Tổng bí thư rất có khả năng bị rớt khỏi tay ông Nguyễn Tấn Dũng.
Vì sao lại như vậy?
Vì những người tham dự đại hội và những người được “cơ cấu” vào trung ương đều do Tổ chức lựa chọn. Mà Tổ chức là ai? Là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Huy Rứa – Một cặp đôi hoàn hảo – đang có vai trò như một nhạc trưởng. Những người được chọn hầu hết còn trẻ, mang bản chất nhà quê tiểu nông, đều chỉ là những kẻ ngu trung, tham lam, coi lợi ích của bản thân hơn lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhưng trong lương năng của họ lại luôn cháy bỏng khát vọng leo cao, chui sâu để có tiền, có quyền, để tên mình được vang bóng một thời như những đồng chí trước đó của họ. Muốn có quyền, có tiền thì phải làm theo ông Trọng – ông Rứa. Mà cái làm theo trước tiên là phải hạ bệ cho kỳ được ông Nguyễn Tấn Dũng. Những kẻ có đạo đức, có lương tri một tí đều biết rằng, theo ông Trọng – ông Rứa thì thể nào cũng phải thân Tầu, thể nào cũng phải đi lên Chủ nghĩa xã hội, tức là thân một kẻ luôn tìm mọi cách hại đất nước, hại dân tộc Việt Nam và đi theo hướng mà chẳng bao giờ đến được vì nó có đâu mà đến, nghĩa là anh ta biết rằng, anh ta đang làm hại đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng vì quyền và lợi của anh ta, anh ta bất chấp tất cả như truyền thống làm cán bộ lâu nay ở nước ta đã như vậy.
Đó cũng là cách bắt buộc phải trả ơn còn nặng nề u tối và tiềm ẩn trong nhân cốt của người Việt Nam. Người có lương tri, có đạo đức có lăn tăn một tí, nhưng vì phải trả ơn người đưa mình lên vị trí quyền, tiền nên họ không thể không làm theo yêu của của ông Trọng – ông Rứa. Đó là ý thức bờ tre ruộng mạ còn rất đậm đặc trong mọi tầng lớp người Việt Nam hiện tại và nó được “trân trọng” sử dụng như một truyền thống ứng xử có văn hóa: “Anh thò ra cái chân giò thì tôi lò ra cái chai rượu”. Tóm lại, đó là ý thức hệ bờ ao, ruông mạ, luỹ tre làng còn tiềm ẩn nhầy nhụa trong tâm thế của người Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng với tư tưởng cải cách theo hướng dân chủ, muốn đất nước xoay trục thân phương Tây…nổi trội hơn tất cả các Ủy viên Bộ chính trị hiện thời. Ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước là ủng hộ cho một tương lại tốt đẹp hơn cho nước Việt Nam.
Liệu những đại biểu đi dự đại hội và 90 ủy viên trung ương đảng thuộc thành phần mới sẽ được bao người vì sự tiến bộ xã hội mà bỏ phiếu cho ông Nguyễn Tấn Dũng? không bỏ phiếu cho ông Trọng – ông Rứa? Có đấy, nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Họ phải bỏ phiếu theo thỏa thuận với ông Trọng – ông Rứa trước khi tên họ được ông Trọng – ông Rứa chấp nhận cho đi dự đại hội và “cơ cấu” vào trung ương khóa XII.
Đó là lý do vì sao tôi nói khát vọng quyền, tiền và đủ thú khát vọng khác cùng với ý thức hệ nhầy nhụa chất tiểu nông của người Việt hiện đang sống trong “cơ cấu” Tổ chức đảng rất coskhar năng sẽ thổi bay Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng lần thứ XII tới đây.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng muốn làm Tổng bí thư rồi làm Tổng thống, ông Nguyễn Tấn Dũng Ba Dũng chỉ còn có một con đường duy nhất là phải đảo chính ngay tại “cung đình” cái nguyên tắc Tổ chức Cộng sản do ông Trọng- ông Rứa đang tác oai, tác quái kia đi, trước khi đại hội diễn ra.
Lực lượng của ông Nguyễn Tấn Dũng hiện đang mạnh, đảo chính có đến 7 phần thắng, ba phần thua. Đa số nhân dân ủng hộ ông. Thời thế đang ủng hộ ông. Đảo chính bằng cách gì? Thật không thể nói ở đây được.
Còn nếu ông Nguyễn Tấn Dũng “ngoan” như mọi đảng viên, rằng “đảng phân công thì tôi làm”, như ông đã từng nói, nghĩa là chấp nhậm chiêu bài phủ dụ thỏa hiệp với Trọng – Rứa thì Ba Dũng có thể được ngồi ở cái ghế Chủ tịch nước với quyền lực còn lại cũng chỉ đủ để giữ quyền, tiền và mạng sống cho mình, gia đình mình thêm một thời gian ngắn nữa mà thôi. Vai trò lịch sử của ông sẽ chấm hết.
Ông Dũng muốn có cái chức Chủ tịch nước cũng cần phải cảnh giác, vỉ nếu ông Trọng – ông Rứa chiến thắng, trong men say chiến thắng, những ủy viên trung ương đảng mới sẽ chẳng có ai nhớ đã có thỏa thuận để ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi ghế Chủ tịch nước đâu.
Tôi là người là người lâu nay ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Mong cho ông lên Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước rồi tổng thống mà thấy con đường này ngày mỗi ngày mỗi cụt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét