Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Nghị viện Châu Âu trước cơ hội chất vấn Việt Nam



Nghị viện Châu Âu trước cơ hội chất vấn Việt Nam


Bản dịch của Le Anh Hung


Bob Dietz -  Điều phối viên chương trình Châu Á của CPJ


Ngày 15/4/2013 – Thứ Năm, ngày 18 tháng Tư tới đây, Nghị viện Châu Âu sẽ bàn thảo về vấn đề nhân quyền của Việt Nam trong một phiên họp toàn thể. Trọng tâm chương trình làm việc sẽ là quyền tự do ngôn luận. Cuối tuần qua, Jean-Paul Marthoz, Cố vấn Cao cấp của Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tại Brussels viết trên blog Le Soir của mình về những chủ đề mà nghị viện phải truy xét.


Jean-Paul Marthoz


Marthoz cho rằng vì Việt Nam đã đạt được thành công về kinh tế và vì cuộc chiến giành độc lập kéo dài của nó từng thu hút sự đồng cảm của cộng đồng quốc tế nên chính sách nhân quyền của họ chưa phải chịu sự chỉ trích và soi xét thích đáng từ các thành viên Liên minh Châu Âu.


Ông thường xuyên trích dẫn bản báo cáo đặc biệt tháng 9.2012 của Shawn Crispin dành cho CPJ, “Việt Nam thu hẹp tự do báo chí mặc dù mở cửa nền kinh tế”. Crispin vẫn viết liên tục về Việt Nam (và phần còn lại của Đông Nam Á) cho CPJ suốt gần một thập niên qua. Một công trình gần đây của ông là một chương trong ấn bản 2013 của bản báo cáo khảo sát “Các cuộc tấn công nhằm vào báo chí”, tập trung vào vấn đề kiểm duyệt Internet tại ba nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam; ông cũng từng đưa thông tin cảnh báo về trường hợp blogger Lê Anh Hùng cũng như án tù hà khắc dành cho 5 bloggers khác. Crispin nói, Nghị viện Châu Âu đang đứng trước một cơ hội thực sự để gây áp lực buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam phải giảm bớt sự đối xử hà khắc đối với truyền thông đại chúng, thái độ vốn bắt đầu trở nên cứng rắn kể từ năm 2009.


Giống như Trung Quốc, trong công cuộc hiện đại hoá của mình, Việt Nam cũng đã đầu tư nhiều vào việc phát triển mạng lưới thông tin liên lạc kỹ thuật số. Mặc dù vậy, CPJ vẫn xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia đối xử với blogger tồi tệ nhất năm 2012.


Quốc gia này vẫn chưa tiến tới cho phép những tiếng nói đối lập từ phía dưới, mà nhiều trong số đó lại gắn với các nhóm chính trị hay tôn giáo có tính hợp pháp lịch sử lâu đời như chính Đảng CS.


Trên nhiều phương diện khác nhau, cuộc xung đột Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa là một cuộc nội chiến vừa là một cuộc chiến tranh giành độc lập. Nền độc lập của quốc gia thì đã giải quyết xong nhưng, do chính sách đàn áp bất đồng chính kiến, xung đột bên trong hãy còn đó.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét