Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Thư giãn cuối tuần: HIẾP TẬP THỂ, HIẾP TOÀN TẬP

Thư giãn cuối tuần: HIẾP TẬP THỂ, HIẾP TOÀN TẬP




Hiến pháp bị hiếp dâm nên gọi tắt là Hiếp pháp?

Từ ngữ trong xã hội bây giờ thay đổi nhiều quá. Bây giờ Hiến pháp biến thành “hiếp pháp” rồi đấy. Bảo thằng đánh máy ở báo này lỗi còn tạm nghe được, đằng này ba bốn thằng đánh máy ở mấy báo khác nhau, lại cùng phạm một lỗi đánh máy thì tài thật Hay là từ điển tiếng Việt thay đổi thật, mà chả bố cáo cho thiên hạ biết?
Dân mạng bảo chả phải lỗi đâu, mà là chuyện bấy lâu nay, Hiến pháp nuớc ta bị “hiếp” đâu có lạ gì? Không thể gọi đây là lỗi thằng đánh máy được.
Lại nữa, lâu rồi người ta thắc mắc, không biết cái cụm từ : “Quân đội ta trung với nước , hiếu với dân ....” hóa phép thành “trung với đảng” từ bao giờ? Dân mình quả là vô tư  và ngây thơ quá, bị “hiếp” từ lúc nào mà không biết.
Tết đến, đơn giản là cả nước mừng xuân. Đảng viên mừng đảng thì cứ mừng, sao lại bắt cả thiên hạ mừng theo là thế nào? Không muốn mà cứ phải theo, thì rõ là bị “hiếp” chứ còn gì?
Một anh bảo: nếu quân đội phải trung với đảng, vậy đổi tên là quân đội của đảng, bỏ chữ nhân dân đi.
Ừ! Quả là nghe thế thấy điêu thật. Quân đội nhân dân thì trung với đảng. Báo nhân dân nhưng lại là cơ quan ngôn luận của đảng. Ủy ban nhân dân thì  “thằng” dân vào đó cứ rón ra rón rén như thằng đầy tớ.
EM đề nghị lần sửa đổi Hiếp pháp này, nên thay một loạt danh từ, bỏ tất cả chữ nhân dân đi ạ, giả béng lại cho “chúng nó”. -( Phương Bích Blog)

.




Hiếp pháp - Nỗi đau đâu chỉ riêng của Tiền Phong

Hôm nay (28-3), cư dân mạng xôn xao về tít bài trên báo Tiền Phong sai từ Hiến pháp thành Hiếp pháp. Cụ thể trong bài viết có tựa "HIến pháp thể hiện tâm nguyện toàn Đảng, toàn dân" thì chữ Hiến bị gõ thành Hiếp.
Đây là trích câu nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại hội nghị của Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ý kiến nhân sỹ, trí thức, luật gia , người tiêu biểu cá dân tộc thiểu số, các chức sắc tôn giáo vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chính vì thế, lỗi này được cư dân mạng đánh giá là vô cùng nặng đô!
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu có thể thấy, lỗi sai từ Hiến pháp thành Hiếp pháp từ VOV (Đài tiếng nói Việt Nam), Tuổi trẻ, Văn nghệ Quân đội... Nay tôi chụp ảnh màn hình một số bài có lỗi Hiếp pháp, mong các báo rà soát lại để chỉnh lỗi chết người này. (Phair Zios Blog):


Bài đăng trên VOV ngày 20-3-2013

Bà Farida Shaheed - Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ Họp Báo Ở Hà Nội


Bà Farida Shaheed - Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ Họp Báo Ở Hà Nội


Mạch Sống, ngày 29/11/2013


Bà Farida Shaheed



Hôm nay Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Quyền Văn Hoá, đã mở cuộc họp báo để công bố các nhận xét tổng quát về chuyến thị sát kéo dài 12 ngày ở Việt Nam.

“Cốt yếu là”, bà nhấn mạnh, “Việt Nam cần cân nhắc mở rộng không gian cho người dân đưa ra quan điểm của họ và đảm bảo rằng người dân có thể đóng góp tri thức của mình, bao gồm tri thức truyền thống, vào sự phát triển của đất nước”.

Bà Shaheed đã nhắc đến Giáo Xứ Cồn Dầu một cách cụ thể:

“Tôi cũng quan ngại trước những trường hợp đời sống và văn hóa của cộng đồng địa phương hoặc cộng đồng thiểu số đã bị các chương trình phát triển phá vỡ hoàn toàn. Ví dụ, tôi được biết rằng người dân ở giáo phận Cồn Dầu ở Đà Nẵng đã và vẫn đang tiếp tục bị cưỡng chế khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời để dọn đường cho một dự án nhà ở tư nhân lớn. Tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ kịp thời can thiệp để giải quyết trường hợp cụ thể này. Nhìn chung hơn, tôi khuyến nghị Chính phủ đảm bảo việc công nhận sở hữu tập thể đối với đất đai cho những cộng đồng có ước muốn giữ và phát triển nếp sống truyền thống của họ, thường là dựa vào nông nghiệp, vào rừng, chăn nuôi hay đánh cá.”

Bà Shaheed cũng bày tỏ mối quan tâm về chính sách của nhà nước đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên:

“Một ví dụ khác là về Cồng chiêng. Nhiều cộng đồng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên vẫn đang chơi Cồng chiêng và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Cồng chiêng được coi là một nhạc cụ linh thiêng và quý giá, chỉ được đem ra chơi vào những dịp đặc biệt. Tuy nhiên ngày nay Cồng chiêng còn được đem ra biểu diễn theo yêu cầu của khách du lịch ở một số nơi, và rõ ràng điều này đã làm mất đi tầm quan trọng văn hoá ban đầu của sinh hoạt này.”

Bà Shaheed cũng nêu lên quan ngại về điều 88 trong Bộ Luật Hình:

“Trong các cuộc thảo luận của tôi với chính quyền, ví dụ, tôi đã nêu ra những trường hợp bị kết tội theo điều 88 Bộ luật Hình sự do ‘tiến hành tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’.”

Từ nhiều tháng trước chuyến đi Việt Nam của Bà Shaheed, BPSOS đã phối hợp với nhiều nhóm ở hải ngoại và trong nước để soạn các tài liệu về vi phạm quyền văn hoá đối với các dân tộc bản địa Khmer Krom, Tây Nguyên, Chăm, và Hmông; đối với các tôn giáo như Cao Đài và Phật Giáo Hoà Hảo; và đặc biệt là đối với Giáo Xứ Cồn Dầu. Các tài liệu này đã được nộp cho Bà Shaheed trước ngày bà ta lên đường đến Việt Nam.

Ngày 8 tháng 11 BPSOS đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa một thành viên của phái đoàn của Bà Shaheed với những nhà tranh đấu thuộc nhiều thành phần khác nhau đang lánh nạn ở Thái Lan.

Buổi họp báo của Bà Shaheed bắt đầu lúc 10 giờ sáng và tổ chức ở văn phòng Chương Trình Phát Triển LHQ, 29 Phan Bội Châu, Hà Nội.


*****

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Nguyễn Hưng Quốc - Sự tín nhiệm chính trị


Nguyễn Hưng Quốc - Sự tín nhiệm chính trị


Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm lăng ông Hồ Chí Minh.



Trong sinh hoạt chính trị ở các nước dân chủ, điều quan trọng nhất là sự tín nhiệm (trust). Sự tín nhiệm trở thành một thứ bảo chứng cho quyền lực: Quyền lực chỉ tồn tại và kéo dài nếu sự tín nhiệm vẫn còn cao. Mất tín nhiệm cũng đồng nghĩa với việc mất quyền lực (muộn nhất là trong kỳ bầu cử kế tiếp).

Đó là lý do tại sao trên báo chí Tây phương, người ta thường xuyên đặt vấn đề tín nhiệm đối với chính phủ hoặc người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ. Gần đây, nhân danh sự tín nhiệm, ở Mỹ, nhiều người phê phán thái độ lưỡng lự và bất nhất của Tổng thống Barack Obama đối với việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria; nhiều người khác phê phán thái độ cứng rắn của đảng Cộng hòa trong các yêu sách về ngân sách khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa trong vòng 16 ngày. Ở Úc, cũng vậy. Sau cuộc bầu cử vào đầu tháng 9 vừa qua, nhiều bình luận gia chính trị cũng thường xuyên đặt vấn đề tín nhiệm để nhắc nhở chính phủ phải thực hiện các lời hứa của họ.

Ở Việt Nam, giới lãnh đạo cũng thường đề cập đến chuyện tín nhiệm. Ông Nguyễn Phú Trọng, trong các buổi hội thảo, kêu gọi mọi người hãy tin vào chủ nghĩa xã hội; ông Nguyễn Tấn Dũng, trên diễn đàn quốc tế tại Singapore, kêu gọi lòng tin chiến lược giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới; ông Trương Tấn Sang, trong các buổi gặp gỡ cử tri, kêu gọi mọi người hãy tin ông trong sạch và quyết tâm chống tham nhũng, nếu không làm được đó, ông sẽ từ chức, và nếu từ chức, ông sẽ trả dinh thự lại cho chính phủ để về sống trong căn nhà nhỏ bé của mình. Và cả ba đều, ở những thời điểm và khung cảnh khác nhau, kêu gọi mọi người hãy tin… đảng.

Trong cuốn Trust Me: Australians and their politicians mới xuất bản vào giữa năm nay, Tiến sĩ Jackie Dickenson, hiện dạy Chính trị học tại trường Đại học Melbourne, cho sự tín nhiệm chính trị không thể được hình thành bằng những lời nói suông hay những lời hứa hẹn hão. Nó chỉ có thể được xây dựng trên bốn nền tảng chính: năng lực (competence), sự công khai (openness), sự lương thiện (honesty) và sự khả tín (reliability).

Năng lực được đo lường ở việc đối phó với những vấn đề và những thách thức cụ thể mà cả nước phải đương đầu, từ lãnh vực quốc phòng đến các lãnh vực chính trị, kinh tế, y tế, xã hội, văn hóa, ngoại giao, giáo dục, v.v...

Sự công khai thể hiện ở tính chất minh bạch trong chính sách cũng như trong quản lý, ở việc cho phép tự do báo chí cũng như tự do ngôn luận.

Sự lương thiện thể hiện ở sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, không có chuyện nói một đàng làm một nẻo.

Tính chất khả tín bao gồm nhiều khía cạnh, không phải chỉ ở việc chính phủ thực hiện các lời hứa mà còn ở chỗ dân chúng có thể tiên đoán được các chính sách của chính phủ dựa trên những nguyên tắc, cương lĩnh và niềm tin mà giới lãnh đạo đã đưa ra. Ở Mỹ, với Tổng thống George W. Bush trước đây, người ta có thể chê nhiều điểm (như nói dở, có tầm nhìn chiến lược nhưng không có khả năng hay sở thích đi sâu vào chi tiết, do đó, thường đơn giản hóa vấn đề), nhưng có một điểm phần lớn đều khen: người ta biết ông nghĩ gì và muốn gì, từ đó, biết cả các chiều hướng chiến lược mà nước Mỹ sẽ theo đuổi. Ở Úc, cũng vậy, đánh giá sự thành công của John Howard, vị Thủ tướng thứ 25 (từ 1996 đến 2007) và là vị Thủ tướng cầm quyền lâu thứ hai trong lịch sử nước Úc (chỉ sau Sir Robert Menzies, vị Thủ tướng thứ 12, cầm quyền tổng cộng 18 năm), nhiều nhà bình luận cho: Không phải lúc nào người ta cũng đồng ý với John Howard, nhưng bao giờ người ta cũng biết rõ là ông nghĩ gì và muốn gì: Người ta xem đó là tính chất khả tín.

Áp dụng bốn tiêu chuẩn ấy vào Việt Nam, chúng ta thấy thế nào?

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự - Thăm dò dư luận về LỜI KÊU GỌI dừng thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (cập nhật)


Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự - Thăm dò dư luận về LỜI KÊU GỌI dừng thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (cập nhật)




Bổ sung (11h, ngày 28/11/2013): Vào hồi 9h53′, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với486 phiếu tán thành, 2 ”không biểu quyết”, 0 có ý kiến “không tán thành”. Tuy nhiên, trong thời gian chưa đến 60 giây trong quá trình bỏ phiếu, trên bản điện tử hiển thị có những diễn biến khó hiểu, đã có lúc ghi nhận có 3 ý kiến “không tán thành”, 21 “không biểu quyết” … Phải chăng đã có đại biểu nhanh chóng thay đổi quyết định trong thời gian bỏ phiếu ngắn ngủi, hay đã có sự tác động của … máy móc? Xin được ghi lại qua hình ảnh:






ÔNG BÚT - NGHỊ ĐỊNH MỘT TRĂM TRIỆU


ÔNG BÚT - NGHỊ ĐỊNH MỘT TRĂM TRIỆU






Ông Bút (Danlambao) - Việt Nam được vào thành viên hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ly rượu mừng chưa kịp nốc cạn, sáng nay 27/11/2013, đảng Cộng Sản ban hành Nghị định 174/2013/NĐ-CP, theo đó ngày 15/1/2014 sẽ phạt những ai: "Tuyên truyền phản động" từ mức 10 triệu, hai mươi triệu, tới một trăm triệu.

Vì thấy thời hạn bị phạt cận kề, tôi đâm lo cho các trang mạng, và những tay viết mà tôi rất hâm mộ, nên viết bài này nhắc nhở "những nhà phản động." Không phải nhắc để chùng tay, mà viết hăng lên, vì con thú đã bị trúng tên, đang giãy giụa! Cực kỳ lý thú! Làm báo và viết báo trên mạng, chẳng hề có lương lá gì, sau khi khấu trừ 8 tiếng mỗi ngày, phải lo cày kiếm sống, thì giờ còn lại để đọc báo. Đọc để cập nhật đầu óc từng ngày, đọc để nghiền ngẫm, để tích lũy vốn sống và tranh đấu...

Nguồn say mê cho người làm, viết báo, phần lớn và chính yếu do người đọc mang lại, nó thuộc về tinh thần, nhưng thay thế được vật chất để vận hành, phục vụ bạn đọc, đáp ứng nhu cầu cộng đồng và xã hội, bên cạnh đó còn kể thêm những cái "nghị định, công văn của chính phủ", nó phản ảnh bằng những tiếng rên siết của đảng, hết sức thú vị, nó kích thích cho người đọc báo, làm báo và viết báo nhiều lắm!

Rút kinh nghiệm công văn hỏa tốc số 7169 /VPCP-NC. Nguyễn Tấn Dũng bị chửi tơi bời, kỳ này nghị định một trăm triệu không ai dám ký, thậm chí một cái nick name, bí danh, nặc danh cũng không nốt, toàn văn chỉ có 458 chữ, ngày tháng lửng lơ, rồi bỏ trống.

Cái "tội' căn bản đảng lo sợ nhất, vẫn là: "hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động bị phạt nặng nhất, mức phạt từ 70 đến 100 triệu đồng."

Tại sao phải sợ? Chín chục triệu dân, chỉ trừ người khùng, mới nói xấu "nhà nước Việt Nam" bởi nhà nước Việt Nam, được khái niệm: Hình cong như chữ S, địa giới từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau, con Rồng cháu Tiên, với 18 đời vua Hùng dựng nước, ai dám nói xấu? Ngoại trừ "đứa nào đó" rình gắn thêm nhà nước cái đuôi XHCN, thì nó xấu xí, muôn vàn xấu xí, mà xấu thì nói xấu chứ sao, nói đúng phải thưởng, cớ sao phạt?

458 chữ trong nghị định, không chỉ danh tác giả, hoặc báo nào như "công văn hỏa tốc", đại khái như mấy bà mất gà, chửi đổng hàng xóm. Đọc 75 chữ sau đây, thấy nó hiện lên tên báo, tên tác giả, mình từng đọc!

Trích:

Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.

Các hành vi khác như: Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của các cá nhân và tổ chức có liên quan; (hết trích)

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Lợi dụng luật pháp để chống tự do ngôn luận


Lợi dụng luật pháp để chống tự do ngôn luận


Viết blog đã thế chỗ viết báo để trở thành nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam trong thời đại Internet.



Người dịch: Phạm Đức Khiêm

Quả thực là nguy hiểm. Nhưng nó không phải là một nghề, bởi vì blogger chúng tôi chưa bao giờ được trả tiền cho những gì chúng tôi viết cả”, J., một blogger trẻ tuổi ở Hà Nội, nói. Là quản trị viên của một diễn đàn trực tuyến lớn chuyên về các vấn đề chính trị và xã hội, J. thừa hiểu những rủi ro mà những blogger như anh phải đối mặt hàng ngày: tin tặc, bài viết hăm dọa của các dư luận viên được trả tiền bởi chính phủ, và, tệ hơn cả, là khi công an phát hiện ra họ là các blogger “chống chính quyền”.

Blogger không được trả lương như nhà báo”, J, nói, “nhưng chúng tôi làm những việc như truyền thông chính thống làm, hay chính xác hơn, những gì truyền thông chính thống không làm được, đó là: vạch trần những sự thật mà chính quyền không muốn công chúng biết. Làm việc này, chúng tôi đối mặt với sự sách nhiễu của công an, bị bắt và bị tù”.

J. không nói quá. Theo đánh giá vào tháng 9-2013 của tổ chức International Society for Human Rights (ISHR), ít nhất 263 công dân Việt Nam, bao gồm cả blogger, đã bị tống giam từ năm 2005 bởi các cáo cuộc “xâm phạm an ninh quốc gia” và “vi phạm trật tự quản lý hành chính”.

Trong số những người bị bắt, 68 người bị truy tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự với hành vi “tuyên truyền chống nhà nước” và 40 người bị truy tố theo Điều 258 với cáo buộc “lạm dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà nước”.

Đằng sau những con số này là những người dám nói lên tiếng nói của mình. Trên thực tế, blogger chính trị ở Việt Nam đã trở thành những nhân vật quen thuộc trên truyền thông chính thống vì họ đưa tin về việc bắt bớ hoặc xét xử những người mà trước đó chẳng ai biết nhưng bây giờ thì bị xử theo Điều 88 hoặc 258. Những điều luật này tỏ ra là công cụ đe dọa hữu hiệu để chính quyền bịt miệng những tiếng nói bất đồng từ công chúng.


Cái còng”

Các blogger ví von một cách giễu cợt rằng Điều 88 như một chiếc còng, vì số 8 trông giống như thứ công cụ hỗ trợ mà công an sử dụng. Cụ thể, điều luật này quy định những ai làm ra, lưu trữ hoặc phổ biến thông tin, kể cả “tài liệu và/hoặc văn hóa phẩm”, chống nhà nước, sẽ bị kết án từ 3 đến 12 năm tù.

Tuy nhiên, điều luật này không đưa ra định nghĩa rõ ràng về những nội dung có thể bị cho là “chống nhà nước”. Hơn nữa, thẩm quyền giải thích pháp luật ở Việt Nam nằm ở nhiều cơ quan khác nhau, từ lực lượng công an, cơ quan điều tra, đến viện kiểm sát, tòa án, hay thậm chí là các bộ ngành, mặc dù theo pháp luật Việt Nam, chỉ có Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền đó.

Trước khi có Điều 88, đã từng tồn tại Điều 82 của Bộ luật Hình sự năm 1985 vốn có tính trấn áp như bất kỳ bộ luật hình sự kiểu Xô Viết nào. Điều 82 nhắm đến việc trừng phạt hành vi “tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội”, với khung hình phạt nặng nề tương tự, từ 3 đến 12 năm tù. Không có thống kê công khai nào về số người bị giam giữ và cáo buộc theo Điều 82.

Vào năm 1999, Bộ luật Hình sự mới được ban hành đã chuyển đổi Điều 82 thành Điều 88, thay thế từ “chủ nghĩa xã hội” bằng từ “chính quyền”. Giờ đây điều luật này sử dụng ngôn ngữ ít trừu tượng hơn nhưng không có nghĩa là ít mơ hồ và ít chung chung hơn.

Không chỉ giới hạn trong những hoạt động có tính lật đổ một cách rõ ràng, Điều 88 đã và đang được sử dụng để bịt miệng những tiếng nói đòi hỏi chính quyền trong sạch hơn, trách nhiệm hơn – những điều mà nếu chính quyền lưu ý thì thực ra có thể giúp chính quyền mạnh hơn.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Tuyên Cáo Thành Lập "Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”


Tuyên Cáo Thành Lập "Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”






Cho đến thế kỷ 21- thời đại của tri thức và dân chủ tự do, Việt Nam vẫn còn là quốc gia có một hồ sơ dày cộm về đàn áp Nhân quyền.

Nhân quyền được coi là thước đo quan trọng để định hình mức độ văn minh và là điều kiện tiên quyết tạo ra phúc lợi tinh thần và giá trị nhân văn cho con người. Thế giới ngày hôm nay đã và đang đề cao Nhân quyền trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Tuy nhiên hiện nay người dân Việt Nam vẫn chưa có cơ hội thụ hưởng Nhân quyền theo dúng ý nghĩa tốt đẹp và nhân bản nhất của nó. Bằng chứng là nhiều người bảo vệ Nhân quyền ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục bị đàn áp bằng nhiều hình thức, đặc biệt là những người phụ nữ.

Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, việc hình thành và phát triển các tổ chức xã hội dân sự bảo vệ Nhân quyền là điều cần thiết và khẩn cấp. Các tổ chức này không chỉ quan trọng đối với lợi ích của mỗi cá nhân người dân mà còn thiết thực đối với việc xây dựng nền tảng thăng tiến xã hội. Vì thế, chúng tôi - những người quan tâm về nhân quyền nói chung và nhân quyền của nữ giới nói riêng cùng nhau cho rằng việc thành lập Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (http://vnwhr.net/) là sự cần thiết để đại diện một cách độc lập, công bằng và vô vị lợi cho toàn thể những người phụ nữ đã, đang và sẽ bị tổn thương về Nhân quyền, lập nên một tổ chức sinh hoạt dân sự có tên gọi là Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam nhằm:

- Gắn kết các cá nhân phụ nữ chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương từ các vụ việc vi phạm Nhân quyền.

- Lên tiếng và có những hành động bảo vệ thiết thực đối với những người phụ nữ đã và đang bị xâm phạm phẩm giá và các quyền con người cơ bản.

- Chia sẻ và tuyên truyền những kiến thức nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của phụ nữ Việt Nam về quyền con người và về vai trò của phụ nữ trong một xã hội tôn trọng nhân quyền.





Tôn chỉ của Phụ nữ Nhân Quyền Việt Nam không gì quan trọng hơn là nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong xã hội về phẩm giá con người và những quyền con người cơ bản của chính mình cũng như của người khác, từ đó góp phần thúc đẩy một xã hội tôn trọng nhân quyền.

Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự, phi chính trị cam kết góp vai trò của mình vào mục tiêu kiến tạo một xã hội Việt Nam tôn trọng nhân quyền, và là một bộ phận không tách rời trong phong trào bảo vệ nữ quyền trên thế giới.

Ngày 25/11/2013.
Ban Vận Động

Cán bộ trại giam gây khó khăn cho Blogger Điếu Cày kháng cáo Giám đốc thẩm


Cán bộ trại giam gây khó khăn cho Blogger Điếu Cày kháng cáo Giám đốc thẩm





VRNs (26.11.2013) – Sài Gòn – “Cho đến tận bây giờ, họ vẫn chưa tống đạt bất kỳ quyết định thi hành án và bản án phúc thẩm cho bố tôi. Đây là điều vi phạm cơ bản nhất của pháp luật vì khi tống giam một con người thì theo quy định của pháp luật trong vòng 3 ngày sau khi phiên tòa phúc thẩm phải tống đạt quyết định thi hành án và bản án cho người tù. Khi tôi hỏi bố tôi là tại sao họ lại làm như vậy thì ông nêu ra giả định của ông rằng, có thể họ không muốn ông có cơ sở để làm đơn kháng cáo lên Giám đốc thẩm.” Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai Blogger Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày) cho VRNs biết trong chuyến thăm gặp giữa anh Dũng và ông Hải, tại trại giam số 6 – Nghệ An, vào ngày 23.11.2013 vừa qua.


“Bố tôi nói rằng, về việc Giám đốc thẩm của bố tôi không cần đi vào chi tiết phiên tòa chỉ cần mọi người nhìn vào hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất, bố tôi bị bắt vào tháng 4.2008 và trong thời gian này chưa hề có luật nào quy định về quản lý internet như Nghị định 72 (01.09.2013), Nghị định 97 (28.08.2008). Luật này ra đời sau khi bố tôi bị bắt. Về nguyên tắc thì luật bất hồi tố nên bố tôi không thể bị áp đặt xét xử bỏi những điều luật ra sau được. Thứ hai, tòa án xác nhận bố tôi có 7 blog Điếu Cày khác nhau nhưng không thể xác định rằng cái nào của bố tôi. Khi bố tôi yêu cầu, làm cách nào mà tòa án xác định được bài viết nào và blog nào là thuộc về bố tôi thì họ không thể trả lời được. Như vậy, bất kỳ ai làm giả tài liệu và để tên người khác vào cuối bài viết cũng quy tội được cho người khác. Đó là những ý kiến bố tôi sẽ được nêu ra trong phiên tòa Giám đốc thẩm.” Anh Dũng cho biết thêm.


Về sức khỏe ông Hải trong trại giam, anh Dũng cho hay: “Bố tôi bị đau cột sống vì bị thoát vị đĩa đệm, và đau răng do răng bị nứt nhưng trạm y tế trong trại chưa giải quyết những yêu cầu chữa trị đó của ông.”