Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận và Hành Trình Tìm Tự Do Trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway



Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận và Hành Trình Tìm Tự Do Trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway







Hôm nay mọi người lại hãnh diện nhìn lá quốc kỳ cuả Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền bay phất phới bên cạnh lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trên đỉnh cột buồm cuà Hàng Không Mẫu Hạm Midway.




Đúng 12:00 giờ trưa ngày 26/4/2015, trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway, đã cử hành lễ thượng kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ, giữa tiếng quốc ca vang dội bởi hàng ngàn đồng bào tỵ nạn đồng thanh cất cao tiếng hát giưã rừng cờ Việt Mỹ.




Một khung cảnh hiếm có trong sinh hoạt cuả người Việt hải ngoại sau 40 năm miền Nam thất thủ.



Toán Hầu Kỳ Hội Hải Quân Cửu Long, Orange County

Từ những giọt nước mắt tủi nhục trên vịnh Subic Bay, Phillipines khi đoàn người di tản ủ rũ chào quốc kỳ Việt Nam lần cuối; giã từ ngọn cờ vàng thân yêu, mang thân phận vong quốc.





Hôm nay mọi người lại hãnh diện nhìn lá quốc kỳ cuả Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền bay phất phới bên cạnh lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trên đỉnh cột buồm cuà Hàng Không Mẫu Hạm Midway.




Đây cũng là một biểu tượng vinh dự đánh dấu những thành tựu cuả cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ đóng góp cho quê hương thứ hai đã từng cưu mang đùm bọc sau cơn bão tố đen tối cuả lịch sử Việt.




Trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam và cuộc hành trình tìm tự do cuả người Việt tỵ nạn có sự hiện diện cuả Larry Chambers, cựu hạm trưởng USS Midway và phi đoàn trưởng Vern Jumper cùng một số thuỷ thủ đoàn đã từng tham dự cuộc hành quân Frequent Wind cứu vớt 3,000 người tỵ nạn vào những ngày này tháng 4 năm 1975.


Từ đáy lòng nhân đạo cuả vị hạm trưởng khi ông ra lệnh cho thuỷ thủ đoàn xô những máy bay trực thăng do phi công VN di tản đáp trên boong tàu đáng giá hàng triệu mỹ kim xuống biển để lấy chỗ đáp cho phi công Lý Bửng và gia đình. Quyết định táo bạo có thể ông sẽ bị đưa ra toà án quân sự.




Vị cựu đô đốc với nụ cười nhân từ đã nhận được những ánh mắt biết ơn và bằng tri ân do cộng đồng tỵ nạn trao tặng.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Ký giả Dan Southerland với ngày 30 tháng 4 và điệp viên Phạm Xuân Ẩn


Ký giả Dan Southerland với ngày 30 tháng 4 và điệp viên Phạm Xuân Ẩn



2015-04-27


Ký giả Dan Southerland với ngày 30 tháng 4 và điệp viên Phạm Xuân Ẩn Phần âm thanh Tải xuống âm thanh




IMG_1236.JPG
Ông Dan Southerland, Tổng Biên tập đài ACTD trả lời phỏng vấn Hòa Ái tháng 4/2015 - RFA photo                  



Ký giả Dan Southerland hiện là Tổng Biên tập đài ACTD. Trong sự nghiệp làm báo của mình, ông Southerland được biết đến như là một phóng viên kỳ cựu về tin tức ở Châu Á. Ông đến Sài Gòn  làm việc hồi năm 1966 để đưa tin về chiến tranh VN trong suốt 9 năm cho đến ngày 30/4/1975. Ký giả Dan Southerland có cuộc trao đổi với Hòa Ái những ghi nhận của ông về VN sau khi chiến tranh chấm dứt 40 năm.

Ký ức buồn

Hòa Ái: Kính chào ông Dan Southerland, theo như Hòa Ái biết ông vẫn ở lại Sài Gòn cho đến những giờ phút cuối vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 như là một phóng viên Hoa Kỳ. Trong suốt 40 năm qua, điều gì khiến cho ông nhớ nhất về những ngày đó?

Ông Dan Southerland: Tôi nhớ đến những người bạn, những đồng nghiệp  mà tôi cố gắng giúp di tản ra khỏi Nam-VN. Bối cảnh lúc đó ở Sài Gòn thật hỗn loạn. Chính phủ Mỹ đã không có kế hoạch di tản tốt dành cho các đồng nghiệp và bạn bè người Việt của những nhân viên Hoa Kỳ. Điều này gây ra nỗi hoang mang sợ hãi cho nhiều người. Tôi nhớ đã cố gắng thuyết phục 2 người bạn nên ra đi và tôi sẽ giúp họ lên trực thăng để di tản. Tôi cảm thấy thất vọng khi 2 người này tôi nghĩ họ cần phải đi thì họ quyết định ở lại. Trong khi tôi lo ngại cho số phận của họ dưới một chính quyền mới thì một trong hai người họ lại nghe theo lời đồn đoán Cộng sản Bắc Việt sẽ hợp tác với chính quyền VNCH và họ tin sẽ có cuộc sống yên lành.

Còn có 1 vị giáo sư với đứa con nhỏ nữa, trong lúc tôi phụ giúp mang quần áo em bé ra khỏi phòng khách sạn đi di tản thì bất thình lình ông ấy thay đổi quyết định. Ông ấy nói rằng sẽ không sao và đề nghị tôi nên giúp những quân nhân trong Quân lực VNCH. Tôi rất buồn vì không có cách nào để giúp những người lính di tản trong lúc họ đang đánh trận cuối cùng trong tuyệt vọng ở mạn Đông Bắc Sài Gòn. Rồi sau đó, vị giáo sư lại đổi ý muốn ra đi nhưng tôi lại không thể giúp vì quá đông người, không còn chỗ cho ông ấy nữa.


“Thật là những ký ức buồn. Những giây phút
trong những ngày cuối cùng của chiến tranh
VN thật sự khủng khiếp. Tôi vẫn rất xúc động
khi hồi tưởng lại những gì đã xảy ra.”
- Ông Dan Southerland


Và tôi cũng nhớ đến 1 người bạn cũng là người thông dịch của tôi. Anh ta nói gia cảnh rất nghèo nên sẽ không gặp trở ngại nào với người Cộng sản. Anh ta tin mọi sự sẽ ổn, sẽ được sống trong hòa bình. Sự việc không như dự đoán, anh ta đã bị tra khảo, đánh đập. 2 năm sau đó, tôi nhận được cuộc điện thoại của anh ta từ Pháp quốc. Anh cho biết buộc phải vượt biên và 1 năm sau nữa, con tàu vượt biên chở vợ và 2 con gái của anh ấy bị công an bắn nhưng may mắn họ sống sót.

Thật là những ký ức buồn. Những giây phút trong những ngày cuối cùng của chiến tranh VN thật sự khủng khiếp. Tôi vẫn rất xúc động khi hồi tưởng lại những gì đã xảy ra.

Hòa Ái: Thưa ông, qua quyển sách “Perfect Spy” tạm dịch là “Điệp viên Hoàn hảo”,  được viết bởi tác giả Larry Berman. Trong quyển sách này nhắc đến ông Phạm Xuân Ẩn đã liên lạc và nhờ ông sắp xếp để giúp cho Bác sĩ Trần Kim Tuyến, lãnh đạo ngành tình báo thời Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, di tản ra khỏi VN. Vì sao ông Ẩn lại cố gắng hết sức mình để giúp ông Tuyến, ông có biết hay không?

Ông Dan Southerland: Ông Trần Kim Tuyến được ông Phạm Xuân Ẩn bảo vệ. Thời điểm đó, tôi không biết ông Ẩn là điệp viên. Ông ta từng làm việc cho Bác sĩ Tình báo Trần Kim Tuyến, không một ai có thể ngờ ông Ẩn làm điệp viên cả. Vào ngày 29/4, ông Ẩn gọi điện thoại cho tôi nhờ giúp cho ông Tuyến đi di tản. Tôi đã liên lạc với một quan chức cấp cao Hoa Kỳ nhờ sắp xếp cho ông Trần Kim Tuyến.

Viên chức này nói nếu ông Tuyến không thể vào được bên trong Đại Sứ quán Mỹ thì đến số 39-Đường Gia Long, tôi không còn nhớ chính xác có phải số này không nữa. Tôi đã gọi lại cho ông Ẩn và thông báo địa chỉ, trên nóc tòa nhà sẽ có trực thăng đưa đi di tản. Đích thân ông Ẩn lái xe chở ông Tuyến đi đến địa chỉ trên. Ông Tuyến đã từng rất tốt với ông Ẩn. Tôi nghĩ ông Ẩn làm điều này để giúp cho ông Tuyến thoát được sự trừng phạt của Việt Cộng. Theo tôi biết, ông Ẩn còn giúp những người khác di tản nữa. Tuy tôi không biết rõ hết mọi điều nhưng tôi có liên quan đến câu chuyện này.

Hòa Ái: Kể từ sau ngày 30/4/1975, có bao giờ trở lại VN hay không? Và bao nhiêu lần?

Ông Dan Southerland: Có, 3 lần.

Ngày trở lại

Hòa Ái: Ấn tượng đầu tiên ông cảm nhận khi vừa đặt chân đến Sài Gòn là gì?


dan1-400.jpg
Ông Dan Southerland gặp lại ông Phạm Xuân Ẩn tại Việt Nam năm 2005.


Ông Dan Southerland: Lần đầu tiên vào năm 1982, tôi bị sốc. Nhiều người tôi gặp than phiền về tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm. Tôi cũng bị sốc khi biết một số bạn bè bị tù cải tạo, bị thiếu ăn mà phải lao động nặng nhọc. Có những người bị ở tù cải tạo đến 11, 12 năm và bị chết ở đó nữa. Tôi rất buồn khi nghe những tin tức này.

Có một điều khiến tôi vui là mọi người rất thân thiện và có óc khôi hài. Tôi đã đi đến chỗ tòa nhà Đại Sứ quán Mỹ, một vài người hỏi tôi từ đâu đến, tôi trả lời họ rằng tôi đến từ “Đế quốc Mỹ” khiến cho họ cười xòa. Tôi nói lại “Tôi là 1 người Mỹ”. Họ vỗ tay và chia sẻ mong muốn thấy người Mỹ trở lại. Thời gian đó ở VN có nhiều người Liên Xô nên tôi nói với họ “những người bạn mới Liên Xô thế nào?”. Họ trả lời là cũng giống người Mỹ nhưng không có đô la. Tôi nhận thấy có nhiều người nghèo. Người chạy xích lô chở tôi than rằng ông ta không có được tấm áo lành lặn. Tôi đã cởi ngay chiếc áo sơ mi đang mặc tặng cho ông ta. Có 1 phụ nữ nhờ tôi tìm giúp người chồng Mỹ ở Hoa Kỳ cho bà. Tất cả những gì tôi đang kể đã khiến tôi rất buồn.

Nguyễn Tường Thụy - Lãnh đạo Hà Nội chính thức tỏ thái độ đối với việc bảo vệ cây xanh


Nguyễn Tường Thụy - Lãnh đạo Hà Nội chính thức tỏ thái độ đối với việc bảo vệ cây xanh






Sau khi việc chặt bừa bãi mang tính tàn sát cây xanh ở Hà Nội bị phát lộ, đã có 4 cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh vào các ngày 22/3 và 29/3, 12/4 và 19/4/2015. Bốn cuộc tuần hành này về cơ bản diễn ra khá suôn sẻ, trừ vụ bắt Trịnh Việt Dũng và 4 người khác ngay sau buổi tuần hành ngày 12/4. Ngoài ra, còn có cuộc đạp xe vì cây xanh ngày 5/4/2015. Tuy nhiên việc tuần hành bảo vệ cây xanh có những dấu hiệu sẽ bị đàn áp ở việc cuộc đạp xe ngày 5/4 bị chia cắt từ Hồ Tây không thể về Hồ Hoàn Kiếm và việc Trịnh Anh Tuấn bị đánh dã man ngày 22/4.


Đến cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh ngày hôm qua 26/4 thì nhà cầm quyền Hà Nội đã ra tay đàn áp quyết liệt. Điều này cho thấy giới lãnh đạo Hà Nội đã chính thức tỏ thái độ về việc bảo vệ cây xanh Hà Nội


Đó là kiểu thi hành pháp luật quái gở ở Việt Nam, đến lúc thấy cần đàn áp thì đàn áp, chẳng có một cơ sở pháp luật nào. Vẫn là bài cổ điển: xe loa ra rả yêu cầu giải tán, cảnh sát, trật tự đô thị, an ninh ngăn chặn, chia cắt, bắt người còn xe bus được điều đến chở người bị bắt để giải tán.


Cẩm nang đàn áp tụ tập đông người: vẫn là Nghị định 38


Nghị định 38/2005/CP ngày 18-3-2005 cấm tụ tập từ 5 người trở lên. Đây là qui định bất khả thi nếu chưa nói đó là văn bản vi hiến. Nghị định này lần đầu tiên được mang ra áp dụng từ cuộc biểu tình ngày 24/7/2011 để cấm các cuộc biểu tình chống Trung Cộng. Và lần này, cái cớ để giải tán cuộc tuần hành cũng không có điều gì khác ngoài qui định cấm tụ tập đông người.


Vấn đề đặt ra là ở Hà Nội cũng như là các tỉnh, những cuộc tụ tập trên 5 người diễn ra hàng triệu mỗi ngày, liệu có giải tán được tất cả không. Buổi sáng dân ven hồ ra tập thể dục có cấm được không? Một gia đình từ 5 người trở lên đi với nhau cũng phải xin phép chăng?

Nhiều người bảo: Tôi ra đây một mình, chỗ nào thích thì đứng, thích đi thì đi, chẳng tụ tập với ai cả nên chẳng biết giải tán như thế nào và giải tán với ai.


Những câu hỏi ấy thắc mắc với công an nhưng đều không có câu câu trả lời. Họ không trả lời nổi nên việc cấm tụ tập từ 5 người trở lên rõ ràng là bất khả thi. Tuy nhiên, nhà cầm quyền muốn giải tán chẳng còn vin được vào văn bản qui phạm pháp luật nào khác.


Tôi bảo mấy cậu công an: “Này, ở Vườn hoa Lý Thái Tổ hôm nay tụ tập đông người lắm, gấp mấy chục lần ở đây, đến đó mà dẹp”. Có cậu im, cũng có cậu nói cùn: cứ biết gặp đâu là dẹp đó. Mọi người lại mách thêm mấy cán bộ công an khác, có tay bí quá nổi khùng lên.


Đi xuôi không được, đi ngược không được nhưng lại yêu cầu ... giải tán:


Ở Vườn Hoa Lý Thái Tổ hôm nay diễn ra một cuộc tập nào đó, có tới gần 1 nghìn người, nghe nói giải việt dã gì đó. Nhưng mọi người đều có mặt ở Đài phun nước (Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục).


Nòng cốt của cuộc tuần hành hôm nay là dàn 10 chị em phụ nữ mặc áo dài thật đẹp.


Ảnh facebook Tuyen Chi Nguyen




Lần này chỉ khoảng 40, 50 người tham gia tuần hành nhưng đám nhân viên cộng lực chủ yếu để mắt vào số chị em phụ nữ này. Như những lần đàn áp biểu tình chống Trung Cộng trước đây, chính quyền, công an chẳng có lý lẽ gì, chỉ biết huy động cơ bắp, làm náo loạn cả Bờ Hồ đang yên lành của người dân thủ đô..


Những tiếng quát tháo, ra lệnh, tiếng rít lên của còi, của loa điện, tiếng cự lại của người tuần hành inh ỏi cả Bờ Hồ. Người tuần hành phớt lờ những lệnh vô lý của công an.


Một người hỏi cậu công an:


- Thế nào là tuần hành trái phép?


Cậu ta bảo: "Cứ tụ tập trên 5 người là trái pháp luật.


Tôi hỏi:


- Thế khi đảng csvn tụ tập mấy triệu quân để chiếm miền Nam thì có trái pháp luật không?


Khi JB Nguyễn Hữu Vinh bị chõ loa điện vào mặt yêu cầu giải tán. Anh bảo: "Mồm ông thối hoắc mà cứ chõ vào mặt người ta mà nói, ai mà ngửi được. Ông về đánh răng đi"


Muốn quát tháo gì thì quát, doàn người cứ đi trong trật tự. Đi đến đâu, công an tất tả vượt lên chặn trước, bắt quay lại. Đoàn người quay lại, họ lại vượt lên chặn, lại bắt quay lại. Thật không hiểu nổi bọn này thế nào nữa. Hỏi, vậy thì đi đâu? Chẳng đứa nào trả lời, chỉ thấy hô hét, giải tán, giải tán. Giải tán mà đi xuôi không được, đi ngược không được thì giải tán thế nào?


Mỗi khi bị chặn, đoàn tuần hành dồn vào một chỗ, hát to những bài hát. Bài hát được sử dụng nhiều nhất là “Dậy mà đi”

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Cho những người vừa nằm xuống chiều qua


Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Cho những người vừa nằm xuống chiều qua


Audio: Cho những người vừa nằm xuống chiều qua Phần âm thanhTải xuống âm thanh



000_APP2000040598400.jpg
Hai phụ nữ tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975
AFP photo                  



Tháng 4/1975 là cột mốc thay đổi rất nhiều thứ của người miền Nam Việt Nam. Đối với giới âm nhạc, đó cũng là một giai đoạn đầy biến động nhưng ít được ghi lại. Những biến động đó bao gồm ly tán, tuyệt vọng, cái chết và sự nhục nhằn của kiếp người từ một chế độ này, bước sang một chế độ khác.


Rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ của miền Nam đã tìm đường di tản, vượt biên... với hy vọng rằng rồi mình sẽ lại được sống với nghiệp dĩ của mình ở đâu đó. Thật buồn, không phải ai ra đi cũng đã toại nguyện. Nhưng với nhiều người ở lại, cuộc đời đầy những bất ngờ sau đó, có thể còn buồn bã hơn nhiều.


Một trong những nhạc sĩ ở lại trong nước sau 1975 là nhạc sĩ Hoài Linh. Ông là tác giả của vô số những bài bolero có lời lẽ đẹp và sâu sắc như Sầu tím thiệp hồng, Căn nhà màu tím, Xin tròn tuổi loạn... Vốn là trung uý ở Nha cảnh sát quốc gia, nhạc sĩ Hoài Linh cũng mang nhiều nỗi lo về chuyện chế độ mới sẽ thanh trừng mình. Ngay trong những ngày di tản, ông đã dự định cùng gia đình đưa nhau xuống tàu, thế nhưng quá tiếc nuối căn nhà kỷ niệm ở đường Trương Minh Giảng, nơi ông dành dụm qua nhiều năm mới có được, nên rồi ở lại.


Ngày thường, nhạc sĩ Hoài Linh sống rất khiêm tốn và nhã nhặn với mọi người, ít phô trương. Chính vì vậy mà trong hẻm nhà, nên ai cũng thương mến. Khi những nhóm công an khu vực đầu tiên vào Sài Gòn đi điều tra nhân thân của ông Hoài Linh, hàng xóm luôn nói đỡ cho ông, không ai khai chuyện ông là trung uý cảnh sát. Chính vì vậy mà ông Hoài Linh tránh được chuyện đi tù (hay nói theo kiểu Nhà nước Việt Nam là đi học tập cải tạo).


Vốn là một nhạc sĩ thành danh, được trọng vọng, cũng như đang sung sức làm việc, bất ngờ bị đảo lộn mọi thứ, nhạc sĩ Hoài Linh mang một tâm trạng bất đắc chí cho đến tận lúc qua đời. Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoài Linh dành trọn tâm huyết của mình cho việc viết thánh nhạc, phục vụ cho nhà thờ. Gia đình cho biết ông cũng từ bỏ y định vượt biên khi thấy số người tuyệt mạng trên biển quá nhiều.


Một lần đón các em nhỏ đến nhà tập hát thánh ca cho nhà thờ, nhạc sĩ Hoài Linh bị công an khu vực đến yêu cầu chấm dứt "tụ tập đông người", ông buồn bực vô cùng nhưng cũng phải đành làm theo. Đầu năm 1995, ông trở bệnh nặng. Thật là ngẫu nhiên nhưng cũng đầy ý nghĩa, ngày 30-4-1995, nhạc sĩ Hoài Linh lìa đời, để lại một sự thương tiếc cho nhiều người miền Nam. Dĩ nhiên, báo chí của chế độ mới không hề đưa một dòng tin nào.


Do không đi học tập, nên nhạc sĩ Hoài Linh bị nhiều người cho rằng có thể ông là Việt Cộng nằm vùng, thế nhưng khi còn sống, nhạc sĩ Hoài Linh không bao giờ buồn đính chính. Một trường hợp khác tương tự là nhạc sĩ Anh Việt Thu. Dù nhạc sĩ Anh Việt Thu mất năm 1973, nhưng ông vẫn bị mang tiếng là Việt Cộng nằm vùng do có một người em đi tập kết theo cộng sản ở miền Bắc, cũng như có bạn là nhà thơ Thiên Hà, là Việt Cộng. Nhưng giờ thì điều đó có thể lý giải được: sau năm 1975, rất nhiều bài hát của nhạc sĩ Anh Việt Thu cũng đã không được phép lưu hành.


Không ai có thể hình dung được đời mình và người Cộng sản từ miền Bắc đã gây ảnh hưởng như thế nào. Chẳng hạn như nhạc sĩ Lê Văn Thiện không bao giờ hình dung được người vợ không hôn thú của mình (bà Ngọc) là thành phần khủng bố ở nội đô. Bà Ngọc đem mìn hẹn giờ đến cài ở nhà hàng Liberty, đường Tự Do, để giết một vài lính Mỹ. Thế rồi bị trục trặc, chính bà cũng bị mìn giết chết tại chỗ, còn chỉ huy của bà là ông Sáu Hỏi (sau 1975 về làm quan chức ngành văn hoá ở quận 5) thì cao chạy xa bay.


Tâm trạng trầm uất và chỉ cầu mong sống để làm việc, lo cho gia đình là khuynh hướng chung của rất nhiều nhạc sĩ miền Nam đã sống trong chế độ VNCH. Nhạc sĩ Thanh Sơn, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang... tìm cách quy ẩn. Còn những nhạc sĩ như Lê Hựu Hà, Y Vân... thì được tuyển dụng làm cho các đoàn ca nhạc mới. Có miễn cưỡng nhưng chỉ còn đó là sinh lộ cuối cùng nên các ông đành nương theo mà sống. Lúc sinh thời, nhạc sĩ Y Vân cũng rất buồn bã sau ngày 30-4, nhất là khi một người bạn thân đi vượt biển mất tích. Ông tâm sự với vợ con rằng giờ chỉ còn biết làm để gia đình không lâm vào cảnh đói khổ mà thôi. Và có lẽ cũng do làm việc lao lực ngày đêm, năm 1992 nhạc sĩ Y Vân qua đời. Nhạc sĩ Lê Hựu Hà cũng không khác gì. Những năm ông đi trình diễn trên sân khấu, rất nhiều khán giả gửi giấy lên yêu cầu các bài hát thời ban nhạc Phượng Hoàng của ông. Thế nhưng Lê Hựu Hà đành từ chối khéo, sau đó quay vào trong với ánh mắt buồn thăm thẳm: nhiều bài hát của ông cho đến năm 2003, tức năm ông qua đời, vẫn chưa được những người Cộng sản cho phép lưu hành trở lại.

Đặng Xương Hùng - Ai biết thua, người đó sẽ thắng


Đặng Xương Hùng - Ai biết thua, người đó sẽ thắng





dangxuonghung001“…Họ đã từ chối bàn giao, họ từ chối quản lý đất nước và xã hội theo chiều hướng văn minh, mà họ đã chọn một hướng đi "càng đi càng tăm tối", đưa đất nước và dân tộc vào cuộc thử nghiệm điên rồ nhất trong lịch sử nhân loại…”


April-30-1975-tank



Phương Tây có những triết lý thú vị, thí dụ như Qui Perd Gagne, dịch từng chữ là Người Thua Thắng. Bề ngoài thì quả đúng là có phần Chí Phèo, AQ. Nhưng trong sâu thẳm chứa đựng triết lý riêng của nó. Ở nhiều tình huống, đôi khi những bất lợi trở thành lợi thế. Vì thế tôi hay diễn giải triết lý này thành : Ai biết thua, người đó sẽ thắng.
Trong những ngày này, tôi lại hay nghĩ đến triết lý nói trên.
Tôi xin được gọi ngày 30/4/1975 là ngày Việt Nam Cộng Hòa thua trận. Hãy ghi nhớ như vậy và hành động như người Nhật đã làm sau Thế chiến thứ hai. Những đối thủ nào tuyên bố sau trận đấu : hôm nay tôi thua, thì ắt hẳn trong họ ấp ủ một niềm tin chiến thắng.
"Khi cánh cửa mở ra, thấy chúng tôi bước vào phòng, không ai bảo ai nhưng tất cả đều đứng dậy, hơi cúi đầu xuống, có lẽ là chờ lệnh của chúng tôi. Một người cao lớn, mặt vuông chữ điền, dáng vạm vỡ, đeo kính cận, mặc quân phục màu rêu bước đến trước mặt tôi. Ông Nguyễn Hữu Hạnh chỉ vào người đó giới thiệu: “Báo cáo cấp chỉ huy, đây là Tổng thống Dương Văn Minh". Sau đó tôi thấy một người thấp, đậm, mặc bộ đồ com-lê màu đen, đeo kính cận cũng đến trước mặt tôi, ông Hạnh giới thiệu: "Đây là Thủ tướng Vũ Văn Mẫu". Mẫu hơi cúi đầu chào chúng tôi. Sau đó Dương Văn Minh lại bước thêm một bước nữa về phía chúng tôi nói: "Báo cáo cấp chỉ huy, chúng tôi đã biết Quân giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao". Nghe thấy vậy, tôi liền tuyên bố dứt khoát: "Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả". Thấy tôi nói vậy, cả phòng im lặng. Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu cùng số người trong phòng lùi về ngồi vào ghế. Dương Văn Minh có lẽ bị hẫng vì định giữ thế chủ động ra vẻ thiện chí bàn giao lại chính quyền, thành ra bị động, lúng túng đành cúi đầu chờ đợi".
Tôi cố ý trích lại toàn bộ đoạn văn miêu tả thời khắc đặc biệt của ngày 30/4 năm ấy. Đoạn văn được viết bởi người bên thắng cuộc và định miêu tả thế hiên ngang của người chiến thắng và thế thảm bại của người thua trận. Nhưng với tôi nó lại có tác dụng ngược lại. Chỉ bằng vài câu nói và hành động, mỗi bên đã thể hiện đúng bản chất của thể chế mình đại diện. Một bên chỉ biết đánh nhau, bên kia "ngây thơ" nghĩ rằng việc quản lý và điều hành một xã hội cần phải được tiếp nối và cần phải được bàn giao. (Không có bàn giao nên ông Thiệu bị oan nhiều năm về 16 tấn vàng.)
Nội các cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã xử sự đúng và văn minh khi biết mình là người thua cuộc.
Tôi đã từng nghĩ 30/4 đằng nào rồi nó cũng đến. Thà nó đến chỉ hai năm sau Hiệp định Paris như đã xảy ra còn hay hơn nó kéo dài thêm vài năm nữa. Càng kéo dài, máu đỏ da vàng càng đổ nhiều, đổ trên cả hai miền. Lật xác thù lên, toàn mặt người Việt Nam ta đó. "Thà hy sinh tất cả, thà đốt sạch cả dãy Trường Sơn", một bên bằng mọi giá quyết đánh bại phía bên kia. Trận chiến Thành Quảng Trị, Mậu thân 68 minh chứng rằng họ sẽ hành động như thế đấy.
Đến đây tôi lại nhớ lại những câu hát trong Quê hương đau nặng của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn : "Bao nhiêu năm còn nô lệ Anh em ta nhận vũ khí Quê ta bãi hoang chiến trường diệt nhau như thú Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ Bao yêu thương lùi trong quá khứ Ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa. Ôi gian nan đời nước nhỏ Sao đau thương nhiều lắm thế Quê hương bây giờ những ngày điêu tàn còn đó Cùng ghi nhớ Những phố phường kia đã lên mộ bia Dân ta chết trong ngẩn ngơ.Quê hương ta giờ đau nặng Bao hy sinh thật quá lớn Tôi đi giữa những căm hờn đành không lên tiếng.Trong tim đau từng vết đạn Câu than van nhiều khi dấu kín Ai khoe khoang dân mình đã chết oan".
Ai biết thua, người đó sẽ thắng miễn là đừng bỏ cuộc.

Bùi Tín - Về ngày 30/4: Chỗ đứng của Đảng CS phải là vành móng ngựa



Bùi Tín - Về ngày 30/4: Chỗ đứng của Đảng CS phải là vành móng ngựa









Chiến cuộc hơn 30 năm trên đất nước Việt Nam đã được nhận định, tranh luận, mổ xẻ trong một thời gian dài, đến nay những ý kiến trái ngược nhau vẫn còn tồn tại dai dẳng.

Một bên cho đó là “sự nghiệp chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc VN”, một dân tộc anh hùng đã đánh bại phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thuộc ba lục địa Á, Âu, Mỹ, đánh bại hoàn toàn «ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn, tay sai đế quốc Mỹ», thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên «xã hội chủ nghĩa cho cả nước». Công đầu thuộc về «Đảng CSVN quang vinh». Do đó ngày 30/4/1975 là ngày «lịch sử oai hùng» của dân tộc. Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày «chiến thắng vẻ vang» đó, Bộ Chính trị đảng CS quyết định tổ chức kỷ niệm long trọng trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Cần Thơ…có mit-tinh, duyệt binh, bắn pháo hoa, mở hội liên hoan quần chúng.

Ngược lại, một bộ phận không ít người Việt coi đây là ngày «quốc hận».

Suốt 40 năm nay, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu, đắn đo, đọc không biết bao nhiêu tài liệu, tranh luận với hàng trăm bạn bè trong và ngoài nước, với gần một trăm nhà báo nước ngoài - Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản,Trung Quốc - để rồi cố gắng độc lập suy nghĩ bằng đầu óc tỉnh táo của chính mình, không theo đuôi số đông, không dựa dẫm, lập dị, chỉ lấy sự thật và lẽ phải làm mục tiêu.

Từ đó tôi hoàn toàn tự tin để kết luận trong dịp này là trong 70 năm qua Đảng CSVN đã liên tiếp phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác:

- đã chọn sai lầm học thuyết chính trị Mác – Lênin và chế độ toàn trị độc đảng cực kỳ tệ hại,

- đã phạm tôị ác chồng chất trong việc chủ trương bạo lực vũ trang, chủ động gây nên cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn với hàng mấy triệu sinh mạng nhân dân, chủ yếu là thanh niên ưu tú thuộc cả 2 bên chiến tuyến,

- đã tàn phá vô kể sức lao động và của cải xã hội trong thời gian dài, trong các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, cải tạo công thương nghiệp trong cả nước, đã vi phạm những hiệp định đã long trọng ký kết tại các Hội nghị Geneve năm 1954 và Hội nghị Paris năm 1973, đặc biệt là các điều khoản về «tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam», «không đe dọa dùng vũ lực và không dùng vũ lực», «thực hiện hòa hợp và hòa giải dân tộc», «không trả thù những người đã hợp tác với đối phương».

- đã đày đọa, trả thù hàng chục vạn viên chức và sỹ quan VN Cộng hòa trong hệ thống nhà tù mang nhãn hiệu «các lớp học cải tạo» để đánh lừa dư luận thế giói..

Có thể nói trên đây là những tội ác hiển nhiên có suy tính theo hệ thống, không thể chối cãi của đảng CSVN, của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, bằng chứng là các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 15 khóa II đầu năm 1959 chủ trương đồng khởi và khởi nghĩa ở miền Nam, xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam qua đất Lào và Campuchia, rồi Nghị quyết Trung ương 9 khóa III cuối năm 1963 chủ trương tăng cường chi viện quân sự quy mô của miền Bắc cho miền Nam, các quyết định về chiến lược của Bộ Chính trị năm 1974 và đầu năm 1975 dốc toàn bộ lực lượng để giải phóng miền Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

Các văn kiện trên chứng tỏ Bộ Chính trị đảng CSVN đã sớm xé bỏ triệt để các Hiệp định Geneve và Paris, công khai vi phạm sự cam kết và phản bội chữ ký của chính mình, chà đạp thô bạo «quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN được tự do lựa chọn chế độ của mình», 2 lần gây nên thảm họa di cư quy mô lớn năm 1954-1955 từ Bắc vào Nam và thảm kịch thuyền nhân từ 1975 đến 1980, với biết bao sinh mạng bị biển cả cuốn đi, bộ máy công an còn thu cơ man nào là vàng của hàng triệu người vượt biên.

Tất cả những điều kể trên là tội ác đối với toàn dân tộc, đặc biệt là đối với nhân dân miền Nam Việt Nam đã bị thôn tính bằng vũ lực công khai, phi pháp, trắng trợn, cũng là tội ác chống nhân loại, vi phạm Hiến chương của Liên Hiệp Quốc chủ trương quyền Tự quyết của các dân tộc là bất khả xâm phạm. Do đó ngày 30/4 có thể gọi là ngày Đen Tối , ngày Tội Ác, từ đó cũng là ngày Ô Nhục của Đảng CSVN.

Nếu như nhân dân Việt Nam được sống dưới một chế độ pháp quyền đầy đủ thì Bộ Chính trị đảng CSVN tự nhận là cơ quan lãnh đạo thường xuyên, liên tục và toàn diện đất nước phải bị đưa ra vành móng ngựa của Tòa án Nhân dân và của Tòa án Quốc tế về những Tội ác chồng chất trên đây.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

HOÀNG MINH - PHÓNG SỰ BẰNG HÌNH VỀ CUỘC BIỂU TÌNH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO - LIÊN BANG ÚC CHÂU: THÁNG TƯ ĐEN !



HOÀNG MINH - PHÓNG SỰ BẰNG HÌNH VỀ CUỘC BIỂU TÌNH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO - LIÊN BANG  ÚC CHÂU: THÁNG TƯ ĐEN !



Xin cúi đầu mình xuống
Khóc quê hương, trói trong tay bạo cường ....


Năm nay cuộc biểu tình quốc hận được cộng đồng người Việt tự do Úc Châu tổ chức vào chủ nhật ngày 26 tháng 04 /2015 .

Bắt đầu từ 6.30 giờ sáng trước tượng đài chiến sĩ Việt Úc  thành phố Cabramatta , Sydney có lễ thượng kỳ trước khi đồng hương lên xe bus hướng về toà đại sứ Việt cộng ở thủ đô Canberra .

Cuộc biểu tình đã qui tụ khoãng 2000 đồng hương từ khắp các tiểu bang nước Úc về tham dự .

Xin gửi đến quí bạn một số hình ảnh đã ghi được trong ngày biểu tình :



image001.jpg
Lễ thượng kỳ Úc Việt bắt đầu lúc 6.30 giờ sáng trước tượng đài chiến sĩ Úc - Việt

image002.jpg
Vòng hoa dâng lên người chiến sĩ  .

image003.jpg
Đời đời nhớ ơn người chiến sĩ chiến đấu cho tự do .

image004.jpg
Đến O'Malley , Canberra được gặp những khuôn mặt thân quen .

image005.jpg
Dân Melbourne và Sydney hội ngộ .

image006.jpg
Chế độ độc tài cộng sản sẽ bị đào thải .

Gần 20 người biểu tình Vì cây xanh Hà Nội bị bắt giữ một cách thô bạo



Gần 20 người biểu tình Vì cây xanh Hà Nội bị bắt giữ một cách thô bạo




Tổng hợp từ nhiều nguồn
* Cập nhật lúc 15h50: Tất cả mọi người đã ra khỏi đồn công an quận Long Biên, Hà Nội.


DL - Gần 20 người biểu tình Vì Cây Xanh Hà Nội đã bị bắt giữ 1 cách thô bạo khi đoàn biểu tình đang đi qua nhà hàng Thuỷ Tạ, bờ Hồ Hoàn Kiếm. Theo như tin từ Cộng tác viên Dân Luận cho biết những người này đã bị chuyển về công an quận Long Biên, thành phố Hà Nội.







Đoàn biểu tình Vì Cây Xanh Hà Nội xuất phát lúc 9h giống như những tuần trước, đặc biệt tuần này có nhiều phụ nữ đã khoác lên mình chiếc áo dài đặc trưng của Việt Nam. Mọi người đi 1 vòng bờ Hồ Hoàn Kiếm trong vòng vây của lực lượng an ninh. Đến khoảng 10 giờ khi đến trước nhà hàng Thuỷ Tạ các viên công an, an ninh mật vụ phục ở đây đã tống khoảng 20 người lên xe, trong đó có nhiều phụ nữ mặc áo dài.

Anh Quy Nguyễn cho biết: "Dù áo dài bị 'vùi hoa dập liễu' nhưng mọi người vẫn hô to: Tôi Yêu Cây, Tôi Yêu Hà Nội. Và hát vang bài 'Dậy mà đi' trong tiếng Violin và Saxophone!

Một danh sách không đầy đủ những người bị bắt đến 12h ngày 26/4/2015 gồm:

1. Nguyễn Thúy Hạnh (FB Hạnh Liberty)
2. Trần Thị Nga (FB Thuy Nga)
3. Phạm Đoan Trang (FB Doan Trang)
4. Nguyễn Lê Hùng (FB Le Hung)
5. Trương Văn Dũng (FB Truong van Dung)
6. Một người tên Trang
7. Tuyet Anh Jethwa
8. Trần Thị Hài
9. Maria Thuý Nguyễn và 3 người con gái
10. Hoàng Trương Phước
11. Nguyễn Thị Gam
12. Nguyễn Thị Hướng
13. FB Thảo Gạo
14. Lê Thị Thanh Hương
15. Nguyễn Thị Phương Anh
16. Bé Đoàn Vĩnh Phúc 4 tuổi
17. Lê Thuỷ Tiên

Tin trước đó Mai Phương Thảo và Gió Lang Thang bị bắt chúng tôi đã đính chính, hai người này vẫn an toàn ở ngoài

Nhà báo Đoan Trang nhận định:

"Cuộc tuần hành kéo dài được gần một tiếng, đến 10h. Không một nhân viên công lực nào hiểu "trật tự công cộng" nghĩa là gì, và không ai ý thức được rằng bằng quyết định và hành động của mình, UBND TP. Hà Nội đã vi phạm ít nhất là Điều 25 Hiến pháp. Nếu họ cản trở việc điều tra, xử lý quan chức sai phạm trong vụ cây xanh thì họ còn có dấu hiệu phạm tội che giấu tội phạm."

* Cập nhật lúc 13h:

Những người hoạt động, bạn bè của những người bị bắt đang tập trung trước đồn công an quận Long Biên, Hà Nội để đòi người.

* Cập nhật lúc 14h:

Những người bị bắt tại nhà hàng Thuỷ Tạ, khu vực bờ Hồ Hoàn Kiếm đã lần lượt được trả tự do, tin từ FB Bạch Hồng Quyền.

Địa chỉ: Công An Quận Long Biên nằm ở Khu đô thị Việt Hưng, trên đường Ngô Gia Tự. Từ trung tâm HN đi sang đến phố Trường Lâm thì rẽ phải, đi vào chừng 500m. ( Đến phố Trường Lâm rẻ phải,từ Ngô Gia Tự vào đó khoảng 500m). Số điện thoại: 04 3827 6467


Một số hình ảnh từ cuộc biểu tình bị đàn áp: