Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Trương Nhân Tuấn - Ngày "quốc khánh" của Việt Nam chắc sẽ sớm xảy ra hơn dự tính



Trương Nhân Tuấn - Ngày "quốc khánh" của Việt Nam chắc sẽ sớm xảy ra hơn dự tính








Ngày « quốc khánh » của Việt Nam chắc sẽ sớm xảy ra hơn dự tính. Dĩ nhiên nó không phải là ngày 2 tháng 9. Chữ « khánh » trong « quốc khánh 2-9 » là chữ khánh của « vui mừng ». Chữ « khánh » trong bài này là chữ khánh của « khánh tận », « khánh kiệt ». Ngày « quốc khánh » tức là ngày quốc gia khánh kiệt, tức phá sản. Ngày đó đang tới.


Theo định nghĩa thông thường, « phá sản » là khi anh không còn khả năng để trả nợ. Một cá nhân bị « phá sản » thì tài sản cá nhân bị « phát mại » để trả cho chủ nợ. Trường hợp phá sản của một quốc gia, ta có thể xem lại trường hợp nước Á Căn Đình (Argentine, năm 1998 và 2002), hay trường hợp Hy Lạp hiện nay. Hệ quả của quốc gia phá sản là người dân lãnh đủ : của cải quốc gia trở thành của cải nước ngoài, người dân nghèo càng thêm nghèo.


Hãy lắng nghe những lời chân thật của những người có trách nhiệm và hiểu biết về VN, ta thấy « tình hình thât là tình hình ».


Anh Tư Sang hôm rồi than thở với cử tri : nợ công tăng nhanh hơn mức tăng trưởng GDP tới 3 lần. Số nợ công đã vượt mức « báo động » là 65% GDP (là mức mà quốc hội cho phép). Đây là con số chính thức của cơ quan thống kê nhà nước.


Con số này chưa tính vào số nợ của các tập đoàn xí nghiệp quốc doanh. Báo chí trong ngoài nước cho biết « những quả đấm thép của nền kinh tế Việt Nam có tổng nợ phải trả năm 2014 lên tới hơn 1,7 triệu tỷ đồng tương đương 44,2% tổng sản phẩm nội địa GDP ».


Các tập đoàn kinh tế quốc doanh dĩ nhiên do nhà nước bảo trợ. Khi các xí nghiệp này mượn nợ nước ngoài thì có nhà nước bảo đảm sau lưng. Con số (nợ) 44,2% tổng sản lượng sản phẩm nội địa là con số kinh khủng.


Ước lượng số nợ công của VN phải ở mức từ 100% đến 200% GDP.


Mà nợ công càng tăng thì tiền lời càng tăng. Việt Nam hiện nay phải dùng đến 25% ngân sách quốc gia cho việc trả nợ.


Tình trạng của VN hiện nay là phải đi vay nợ để trả nợ. Bởi vì các nguồn thu của ngân sách đang gặp bế tắc.


Nguồn thu lớn nhứt của ngân sách là dầu khí, chiếm từ 15% đến 25%. Giá dầu hiện nay thấp dưới mức khai thác có lời (60 đô/thùng). Tức là, với giá dầu 40 đô/thùng hiện nay, VN không thể khai thác dàu nữa.


Các nguồn tài nguyên khác như than đá, gỗ, các mỏ khoáng sản khác… thì đã cạn kiệt.


Hôm rồi bà Kwakwa, đại diện Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, hỏi lãnh đạo VN là lấy « tiền đâu » để phát triển ? Ý của bà là : mấy anh lấy gì để trả nợ ?

Thủ tướng NT Dũng trả lời là VN có 4 triệu rưởi người sống ở nước ngoài và 92 triệu người trong quốc nội. Ông Dũng lấy dân để « bảo đảm » nợ.


Bà Kwakwa đáp lời bằng nhận định : năng suất lao động VN quá thấp.


Đây là thau nước tạt vô mặt ông Dũng mà không ai thấy. Người ta từ chối không cho mượn tiền nữa, vì VN không có cái gì bảo đảm để trả nợ hết cả.

Mọi biện pháp làm đầy ngân sách đang được thực thi, mà người dân vốn đã như trái chanh đã hết nước. Càng vắt thì người dân càng kiệt quệ. Các thuơng hiệu, xí nghiệp tư nhân… thi nhau đóng cửa. Làm không có lời thì ngu gì tiếp tục làm?


Thử nhìn thái độ của những viên chức cao cấp nhà nước, những tay tài phiệt đỏ… tất cả đều… chân trong chân ngoài. Viên chức nhà nước, lúc cần thiết bênh vực cha thì « con là đảng viên mà ». Nhưng xét lại thì « con cũng có quốc tịch Mỹ ». Còn tài phiệt đỏ, tài sản của họ đã chuyển sang các nước lân cận.


Còn người dân ? Ai có khả năng thì đều cho con cái qua Mỹ hết.


Thái độ này cho thấy VN vỡ nợ chỉ còn đếm từng ngày.


Trương Nhân Tuấn





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét