Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Hoàng Cơ Định - Xoá bỏ huyền thoại Hồ Chí Minh: Đã đến lúc công khai hoá vai trò điệp viên chiến lược của Hồ Chí Minh và hạ màn vở tuồng lừa bịp dân tộc Việt Nam và toàn thế giới từ thế kỷ trước của Trung Cộng.




Hoàng Cơ Định - Xoá bỏ huyền thoại Hồ Chí Minh:



Đã đến lúc công khai hoá vai trò điệp viên chiến lược của Hồ Chí Minh và hạ màn vở tuồng lừa bịp dân tộc Việt Nam và toàn thế giới từ thế kỷ trước của Trung Cộng.





Trong lịch sử Trung Quốc, người Tàu đã đạt được 2 việc làm hy hữu.


Lần đầu vào năm 265 trước Công Nguyên, một người Tàu tên là Lã Bất Vi đã đầu tư cái bào thai trong bụng người thiếp của mình vào dòng Nhà Tần, sau bào thai đó trở thành Tần Thủy Hoàng, thống lĩnh cả Trung Quốc.


Vào năm 1941 (hay khoảng thời gian trước hay sau đó vài năm), một người Tàu thứ nhì là Mao Trạch Đông, đã biến một điệp viên của mình là Hồ Tập Chương, bí danh là Hồ Quang, sau đổi thành Hồ Chí Minh, trở thành Quốc Phụ của dân Việt Nam trong nhiều thập niên.


Nghi vấn về Hồ Chí Minh đã có từ lâu nhưng thường chỉ ngừng lại ở mức độ đặt câu hỏi. Ngoài ra cũng có những bài viết xen lẫn dữ kiện với những phê bình hay lên án nên làm mất đi tính khách quan của sự việc. Nhiều khi việc chỉ trích hay lên án lại làm lạc hướng sự kiện Hồ Chí Minh chỉ là một nhân vật được tạo dựng nên với vô số chi tiết bịa đặt.


Gần đây cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của Hồ Tuấn Hùng (phát hành năm 2008) không nhằm đề cao hay công kích họ Hồ mà có mục tiêu chứng minh nhân vật Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, chú của tác giả. Cuốn này có khuyết điểm là căn cứ trên nhiều câu chuyện truyền miệng, không có bằng cớ khách quan ngoài sự tiết lộ của chính tác giả! Cũng có đoạn tác giả đã lý luận để đi tới kết luận, nhưng những lý lẽ này cũng có nhiều chỗ không vững nên không thuyết phục.


Tiếp theo cuốn sách của Hồ Tuấn Hùng, đã có những bài viết của Nguyễn Duy Chính (2008), Bùi Tín(2013) và Phạm Quế Dương (2014) nhằm bẻ gẫy một số lập luận của tác giả. Khi nêu lên những điểm sai của Hồ Tuấn Hùng, kết quả của các bài viết đó lại có tác dụng chứng minh Hồ Chí Minh thực sự là một người Việt Nam sinh quán tại Nghệ An, có tên là Nguyễn Tất Thành, bí danh là Nguyễn Ái Quốc.


Có lẽ cũng vì vậy mà tới tháng 7/2014 Phạm Quế Dương, sau khi trích dẫn các tài liệu của Hồ Tuấn Hùng và Huỳnh Tâm, còn viết:


“Tôi rất quí trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm ‘Người lính Bác Hồ’. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì?


Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng.”


Hiện nay đã có nhiều bài viết nêu lên tính chất ngụy tạo của nhân vật Hồ chí Minh, tiếc thay đã có một số kẽ hở nên chưa hoàn toàn thuyết phục. Xin kể ra vài trường hợp:


-        Cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của Hồ Tuấn Hùng, tác giả tự nhận là cháu ruột của đương sự. Khuyết điểm của tác phẩm này ra sao đã được trình bầy ở trên.


-        Tài liệu “Những Người Mang Tên Hồ Chí Minh” của Nhã Thanh Sử, ghi lại 5 hình ảnh của Hồ Chí Minh do 5 người khác nhau đóng vai.  Vì hình ảnh rất dễ sửa và ghi chú về những hình đó không rõ từ đâu mà có nên khó quyết đoán.


-        Rất nhiều bài viết của Huỳnh Tâm với chi tiết phong phú về Hồ Chí Minh được ghi lại trong blogspot . Vấn đề ở đây chính ở chỗ trước quá nhiều chi tiết mà độc gỉa khó có cách nào kiểm chứng được (thí dụ như trích hồ sơ Quân Ủy Trung Cộng) nên khó mà khẳng định căn cước thật của Hồ Chí Minh căn cứ vào các tài liệu này.


Phương cách đơn giản nhất là kiểm điểm xem Hồ Chí Minh có thể là Nguyễn Ái Quốc-Nguyễn Tất Thành được không, trong chiều hướng này chúng ta sẽ thấy Hồ Chí Minh không phải và không thể là Nguyễn Ái Quốc-Nguyễn Tất Thành.


Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Tất Thành và cũng không có một căn cước Việt Nam nào khác, ông là người xuất hiện trên đất Tàu nên chỉ là một người Tàu nói rành tiếng Việt.


Việc mạo nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành là một âm mưu có từ lúc nào là điều khó xác định vì nhiều chi tiết lịch sử, kể cả ngày tháng, có thể được ngụy tạo bởi Trung Cộng trong âm mưu thâu tóm vận mệnh nước Việt. Âm mưu này cũng có sự đồng lõa của chính một số người Việt Nam với các lý do khác nhau.


Để nhận định về căn cước đích thực của Hồ Chí Minh, để thấy rằng Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc-Nguyễn Tất Thành, cần xác định rõ về nhân vật Nguyễn Tất Thành.


Lý lịch Nguyễn Tất Thành


Nguyễn Tất Thành sinh vào năm 1890 tại Nam Đàn, Nghệ An, đã rời VN vào năm 1911, đã hợp tác với Phan Chu Trinh, Phan Văn Tường và Nguyễn Thế Truyền tại Pháp trong thời gian từ 1919 tới 1923.


1920 Nguyễn Tất Thành bắt đầu dùng bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, một tên chung của nhóm Phan Châu Trinh, làm bí danh riêng của mình. Cũng năm 1920 NAQ-NTT tham gia thành lập đảng CS Pháp.


Năm 1923 NAQ-NTT được triệu tập qua Liên Xô. Ông tới Liên Xô vào tháng 7 năm 1923.


Từ 1924 tới 1927 Nguyễn Ái Quốc-Nguyễn Tất Thành hoạt động tại Trung Quốc trong phái bộ Borodine của Liên Xô với bí danh là Lý Thụy.


Tại Trung Quốc Lý Thụy kết hôn với Tăng Tuyết Minh vào năm 1926.


Sau sự đổ vỡ Quốc Cộng giữa Tưởng và Mao, NAQ-NTT trở về Liên Xô vào năm 1927 và được phái qua Thái Lan hoạt động vào năm 1928.


Từ Thái Nguyễn Tất Thành qua Hồng Kông vào năm 1930 tham dự hội nghị thống nhất các đảng CSVN. Tháng 6-1931 NAQ-NTT bị chính quyền Anh tại Hồng Kông bắt, ra toà, lãnh án và chết trong tù vào tháng 6-1932.


Bằng cớ Nguyễn Tất Thành & Nguyễn Ái Quốc đã thật sự qua đời vào năm 1932


Có rất nhiều tài liệu chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc-Nguyễn Tất Thành đã chết vào năm 1932.


Nguồn tài liệu từ đảng CSVN:




(Theo cuốn: Vụ Án Nguyễn Ái Quốc ở Hông Kông (1931-1933) Tư liệu và hình ảnh, Nxb Chính trị Quốc gia- Bảo tàng HCM, Hà nội 2004.)



Nguồn tài liệu từ báo chí ngoại quốc:


1.    “Báo “Đông Pháp” ngày 3- 7 đăng bài: “Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao” đưa tin NAQ chống án về Anh. Nay có tin rằng NAQ chết tại nhà thương trong nhà lao Hồng Kông vì bệnh lao đến thời kỳ kịch phát.” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam) (trang 220)


2.    “Báo “Ngọ Báo”, ngày 3-7 -1932 đăng bài: “NAQ chết ở HK”, đăng tin: “NAQ, người cầm đầu hội kín Việt Nam trốn ra ngoại quốc, bị bắt giam ở HK. Bị bệnh lao, AQ đã từ trần trong bệnh viện nhà pha Anh ở Hông Kông” (Tài liệu lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam) (trang 220)


3.    “Bản dịch bài báo đăng trên tờ “Đuốc nhà Nam” ngày 23 -7 – 1932, bài “NAQ, lãnh tụ Đảng Cộng sản đã chết ở Hồng Kông”, đưa tin NAQ bị bắt giam tại HK. Ông mắc bệnh lao và đã được điều trị tại bệnh xá trong nhà tù HK. Bị suy yếu do căn bệnh này, ông đã chết.” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng HCM) (trang 220)


4.    “Báo “Nhân Đạo” (L’ Humanite’) ngày 9-8-1932, đăng bài “NAQ, người sáng lập Đảng CS Đông Dương, đã chết trong tù”, đưa tin NAQ, người sáng lập Đảng CS Đông Dương bị đế quốc Anh bỏ tù với sự đồng lõa của đế quốc Pháp, đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá thuộc nhà tù HK.


Bài báo viết: “Đế quốc đã giết hại NAQ, nhưng chúng không thể dập tắt được cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Đông Dương. Ủy ban Trung ương Đảng CS Pháp nghiêng mình trước di hài của lãnh tụ NAQ” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng HCM) (trang 220)


5.    “Điện của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp gửi Lãnh sự Pháp tai HK hỏi về tin NAQ chết viết trên báo “L’ Humanite’” là chính xác hay chỉ là một thủ đoạn?” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng HCM) (trang 221)


6.    “Bài “Nguyễn Ái Quốc đã từ trần” tháng 8- 1932 của các ban Cộng sản và cứu tế đỏ Đông Dương tại Pháp đưa tin: Đồng chí NAQ đã từ trần trong khám lớn HK ngày 26 -6 vừa rồi.” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng HCM) (trang 221)


Nhận xét:   6 Báo nói: Đã chết!


Thực tế cụ thể thì kể từ năm 1932 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc-Nguyễn Tất Thành đã biến mất hoàn toàn. Ông ta biến dạng trong cõi hư vô và chỉ còn là một hình bóng phai mờ trước các đàn em đang được Josef Stalin tín nhiệm (như Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần văn Giàu, Lê Hồng Phong, Nguyễn văn Cừ). Thậm chí tham dự chánh thức Đại hội 7 của Đệ tam Cộng sản quốc tế là hai đàn em Lê Hồng Phong và Nguyễn thi Minh Khai.


Nhìn vào hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN trong thời kỳ này:


TBT đảng CSVN
Bị bắt
Bị giết
1930
Trần Phú
Apr-1931
Sep-1931
Mar-1935
Lê Hồng Phong
Jun-1939
Sep-1942
Jul-1936
Hà Huy Tập
May-1938
Aug-1941
Mar-1938
Nguyễn Văn Cừ
Nov-1940
Aug-1941
Nov-1940
QTBT-Trường Chinh
May-1941
Trường Chinh




Trong thời gian đảng CSVN điêu đứng về lãnh đạo này, nhân vật Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoàn toàn vắng mặt.


Tài liệu CSVN cho biết Nguyễn Ái Quốc-Nguyễn Tất Thành với bí danh là Hồ Chí Minh đã xuất hiện trở lại tại Trung Quốc vào năm 1938 và tại biên giới Việt Hoa vào năm 1941. Nhưng nếu người có mặt tại Trung Quốc thật sự là Nguyễn Ái Quốc thì không giải thích được tại sao lại hoàn toàn vắng bóng trong số các nhân vật lãnh đạo đảng CSVN vào thời gian đó.


Nhân vật được coi là NAQ-NTT xuất hiện lần thứ nhất.


Sau cái chết của NAQ-NTT vào tháng 6/1932, tháng 12/1932, một người tù CS, do Ls Frank Loseby bào chữa được chính quyền Hồng Kông phóng thích, người này theo tài liệu CSVN có tên là Tống Văn Sơ (là bí danh của NAQ-NTT khi tới hoạt động tại Hồng Kông) sau đó được biết là đã về Trung Quốc rồi qua Liên Xô, nhưng không thấy chi tiết gì về vụ Tống Văn Sơ sinh hoạt tại Liên Xô.


Người tù được chính quyền Hồng Kông phóng thích vào tháng 12/1932 có tên là Tống Văn Sơ là chi tiết được ghi trong hồ sơ của Hồng Kông từ năm 1932 hay được ngụy tạo sau này ?


Ngay cả cái tên Tống Văn Sơ có thật sự là bí danh của NAQ-NTT khi từ Thái Lan qua hoạt động tại Hông Kông vào năm 1930 hay được “nhận vơ” sau này ?


Có thể người tù đó là Hồ Tập Chương, một điệp viên của Trung Cộng bị bắt cùng thời gian với NAQ-NTT.


Nghi vấn này căn cứ vào cuốn sách của Ngô Trọc Lưu có tựa đề là “Hồ Chí Minh” viết bằng Nhật ngữ, xuất bản năm 1947, Ngô Trọc Lưu xác quyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, người thuộc sắc tộc Hẹ tức Khách Gia (Hakkard) sanh tại Huyện Miêu Lật, Địa khu Đông La, Đài Loan.


Như vậy là 61 năm trước khi Hồ Tuấn Hùng viết cuốn Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, tác giả là Ngô Trọc Lưu đã xác nhận Hồ Chí Minh chỉ là một người Tàu gốc Hẹ, có tên là Hồ Tập Chương.


Nhân vật được coi là NAQ-NTT xuất hiện lần thứ nhì


Ghi danh tham dự Đại hội VII của QTCS 3 tháng 5/1935 có nhân vật Tên Teng Man Huon, bí danh Lin, sinh 1900, quê quán Đông Dương, bị tù 2 năm và ra tù năm 1933, đã tham gia Quốc tế CS, Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Công đoàn…


Về sau, CSVN xác nhận người này chính là NAQ-NTT.


Nghi vấn đầu tiên là nếu quả thật đây là NAQ-NTT thì tại sao không ghi tên là NAQ , tên đã từng chính thức có trong hồ sơ của Liên Xô. Đã thế về tuổi tác lại còn trẻ hơn NAQ-NTT cả 10 tuổi ?


Đây là một sinh hoạt trong nội bộ Thế Giới Cộng Sản, sao một người CS nòi như NAQ-NTT lại phải dùng tới 2 lớp bí danh Teng Man Huon và Lin, và khai man 10 tuổi ?


Nếu nhân vật “Lin” là Hồ Tập Chương, một cán bộ CS Trung Quốc nói rành tiếng Việt thì có lý hơn vì năm sinh của Lin trùng với năm sinh của Hồ Tập Chương.


Khi Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp qua gặp Hồ Chí Minh bên Tàu, không có bằng cớ khách quan nào xác minh là đối với họ, Hồ phải là Nguyễn Ái Quốc. “Chiêu bài Nguyễn Ái Quốc” không cần thiết cho các hoạt động của Hồ Chí Minh tại Hoa Nam và Việt Bắc vào đầu thập niên 1940, chưa kể là chính Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp cũng có thể thuộc một nhóm nhỏ đồng phạm chuyện mạo nhận Hồ Chí Minh là NAQ-NTT.


Vào thời gian đó ông Nguyễn Hải Thần, theo nhiều nguồn thông tin, còn nói tiếng Việt như một người Tàu, mà cũng vẫn là lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Hoa Nam, thì có sao đâu ?  Bởi lẽ đó, vấn đề Hồ Chí Minh có thật sự là một người Việt nam hay không chưa là một câu hỏi lớn vào đầu thập niên 1940. Từ lúc nào Hồ Chí Minh được coi là Nguyễn Ái Quốc là điều khó xác định vì vào tháng 6 năm 1932 khi Nguyễn Ái Quốc qua đời trong nhà tù Hồng Kông, ông chưa là một nhân vật nổi tiếng để Trung Cộng phải tạo ra một “Nguyễn Ái Quốc giả” để sau này mang danh là Hồ Chí Minh. Vào lúc đó vấn đề này chưa phải là mối bận tâm của Trung Cộng, chưa kể là chính Trung Cộng cũng còn quá yếu.


Việc “Việt Nam hóa” điệp viên Hồ Chí Minh chỉ diễn ra từng bước từ đầu thập niên 1940 và được chính thức hóa qua tác phẩm “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” viết bằng chữ Tàu, xuất bản tại Thượng Hải vào năm 1949.


Cho tới tháng 8/1945 Hồ Chí Minh cũng chỉ tự nhận là Nguyễn Ái Quốc một cách lấp lửng.


Hồi ký Hoàng Tùng vào tháng 8/1945 có ghi khi gặp Hồ Chí Minh:


Cụ hỏi tôi :
- Chiều nay đồng chí vào trong thành có nghe chuyện gì lạ không ?
Tôi nói :
- Thưa đồng chí, có hai việc, việc thứ nhất dư luận đang bàn tán Hồ chí Minh có phải là Nguyễn Ái Quốc không ?
Cụ hỏi :
- Anh em mình trả lời thế nào ?
- Tôi trả lời là anh em ta nói mập mờ. Không nói là phải, mà cũng không nói là không.
Cụ nói :
- Như thế là anh em mình nói đúng.


Theo Hoàng Văn Chí:


Trong năm 1946, Hồ Chí Minh đáp tầu Dumont D’Urville trở về Hải Phòng sau hội nghị Fontainebleau. Cùng đi trên chuyến tàu này có bốn chuyên gia Việt Nam mà ông Hồ đón từ Paris về nước. Một trong bốn ông là ông Võ Quý Huân, có hỏi ông Hồ: “Thưa chủ tịch, chủ tịch có biết ông Nguyễn Ái Quốc hiện nay ở đâu không ạ?” Ông Hồ chỉ mỉm cười và đáp: “Chú tìm ông ấy mà hỏi, tôi đâu biết”).


Về phong thái, tuy ở tuổi tác khác biệt, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh khó có thể cùng là một người:




Hình Nguyễn Ái Quốc vào thập niên 1920




  Hình Hồ Chí Minh vào thập niên 1940


Tài liệu chính thức “Hợp thức hoá Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc” là tài liệu của Trần Dân Tiên nhan đề “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”, đọc thì tưởng chừng như đây là một cuốn sách tiếng Việt do chính ông Hồ viết ra. Điều tưởng chừng này đã được xác nhận khi CSVN công bố Trần Dân Tiên là một trong nhiều bút danh của Hồ Chí Minh mặc dầu trước đó đã có nhiều điều tiếng chê bai và chế diễu Hồ Chí Minh dùng bút hiệu để viết sách tự đề cao mình. Tuy nhiên, chê bai và chế diễu ông Hồ là tấn công sai mục tiêu, sự thật nghiêm trọng hơn nhiều, đây không phải là một tác phẩm bằng Việt ngữ viết ra để giới thiều ông Hồ với quần chúng VN vào năm 45-46 mà là cuốn sách viết bằng tiếng Tàu, xuất bản tại Thượng Hải vào năm 1949.


Thiết nghĩ Hồ Chí Minh không phải là tác giả của tài liệu tuyên truyền đó, vai trò của ông không phải để ngồi viết tài liệu tuyên truyền. Chế độ CS không thiếu các thợ viết để đề cao chế độ và lãnh tụ, với trường hợp Hồ Chí Minh, nhu cầu trước nhất là phải tạo cho ông thành một người Việt Nam thuần túy, nhào nặn ra sao để Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc trước đây.  


Với văn phong viết theo lối kể truyện Tàu, người lấy tên là Trần Dân Tiên, theo tôi, là một thợ viết Trung cộng. Điều này rất hợp lẽ vì từ căn bản Hồ là một điệp viên Trung cộng, đạo diễn Trung Cộng sáng tác tiếp các kịch bản cho nhân vật của họ là lẽ tất nhiên.


Sách của Trần Dân Tiên với tựa đề “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” nguyên bản bằng Hoa ngữ có tên là “Hồ Chí Minh Truyện” xuất bản vào tháng 6/1949 tại Thượng Hải. Tác giả (chỉ nhận là “người dịch”) là Trương Niệm Thức. Bản bằng Việt ngữ đầu tiên được in tại Hà Nội vào năm 1955. Như vậy cuốn sách ký tên Trần Dân Tiên chỉ là bản dịch Việt ngữ từ tác phẩm viết bằng chữ Tàu của Trương Niệm Thức và Trương Niệm Thức mới thực sự là tác giả, Trần Dân Tiên cũng là một bút danh do Trương Niệm Thức sáng tác ra.







Sự kiện vừa nêu mở đường cho hàng trăm thợ viết khác… Kết quả không phải là HCM vô địch nhiều bút hiệu nhưng đây là một chính sách của CS Tàu và tay sai CSVN làm đẹp cho HCM hoặc để tuyên truyền hay để điều hướng quần chúng VN nhân danh HCM.


Nhân vật Hồ Chí minh, trước vô số tác phẩm được guồng máy tuyên truyền của CSVN gán cho là tác giả (điển hình là tập Ngục Trung Thư) mà vẫn giữ thái độ đồng loã thì đích thực là chánh phạm trong tấn tuồng lừa bịp này.


Từ mấy chục năm qua, cả dân tộc chúng ta và toàn thế giới đã bị lừa bởi một vở tuồng mang tên Hồ Chí Minh do diễn viên Hồ Tập Chương, bí danh Hồ Quang, đóng vai chính với sự dàn dựng của lãnh đạo Trung Cộng và sự đồng loã của đảng CSVN. Trong vở tuồng này nhân vật Hồ Chí Minh đã được tô vẽ để từ một điệp viên chiến lược của Trung Cộng đã trở nên “Bác Hồ” Quốc Phụ của cả dân tộc Việt Nam.


Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, cũng chẳng là Nguyễn Tất Thành mà ngay cả Hồ Tập Chương cũng chỉ là cái hình hài được gán cho vô số huyền thoại và thần thánh hóa thành nhân vật “Bác Hồ”.


Hồ Tập Chương là một người Tàu gốc Hẹ, nói rành tiếng Việt có tài diễn xuất như một ông già người Việt. Vả lại về diện mạo, giữa người Tàu và người Việt cũng dễ lẫn lộn, trừ một số nhỏ lãnh đạo CSVN ở trong âm mưu từ giờ phút đầu, số còn lại chẳng có lý do gì để thắc mắc rằng Hồ Chí Minh có phải là người Việt hay không. Chưa kể là vì a dua phét lác tâng bốc BÁC để lấy điểm nên đã tự lừa dối mình và bị tẩy não lúc nào không hay. Với đại khối người dân sống dưới chế độ CSVN, Hồ Chí Minh trở thành một thứ thần linh mà mọi phê phán chê bai, ngay từ trong đầu, cũng không dám hé lộ, đến nỗi thơ BÁC ngang phè, chữ viết của BÁC tệ quá gà bới họ cũng không cảm thấy, nhìn thấy.


Qua 3 bản thảo viết tay của HCM mà chúng ta tìm thấy được, thì một học sinh cấp trung học cũng có thể đánh giá "Khả năng viết và diễn tả tiếng Việt của Bác chưa qua khỏi trình độ tiểu học" hay "Đó là một người ngoại quốc viết tiếng Việt chưa rành" . Không thể nào kiếm được một tác phẩm viết tay tiếng Việt của HCM mà qua đó mọi người có thể công nhận là HCM viết rành tiếng Việt !




Thư kêu gọi Toàn Cuốc kháng chiến 19/12/1946



Thư kêu gọi toàn quốc thi đua yêu nước tăng gia sản xuất 1/5/1948



"Di chúc HCM" chỉ có vỏn vẹn vài trang mà HCM phải cần đến 1460 ngày mới hoàn tất . Đảng CSVN đã cho công bố 4 "dị bản" khác nhau trong nhiều năm liên tiếp và mỗi lần thêm bớt, cắt cúp, sửa chữa để thích hợp với nhu cầu tuyên truyền cho từng gia đoạn đến nổi Nhạc sĩ Tô Hải phải vô cùng "hoang mang" đặt câu hỏi:


“Một tác giả từng nổi tiếng với hàng ngàn bài báo viết rất đơn khúc chiết, rõ ràng, từng nêu gương học tập cách viết cho hàng loạt cây bút vô sản lẽ nào viết có hai trang “dặn dò trước khi chết” lại phải kéo dài tới 1,460 ngày!? cái gì đã làm cho ông Hồ khó khăn khi cầm bút thế nhỉ? Có sức ép nào không? Mà lại phải coi là tài liệu “tuyệt đối bí mật” cho đến ngày tuyên bố nữa chứ?


Lí do gì mà mãi đến năm 1989, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của bác, bản di chúc mới được công bố đầy đủ? Cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vậy bản năm 65, 68, 69, bản nào là bản chuẩn? Ðặc biệt là bản cuối cùng lại có chứng nhận, chứng kiến của Tổng Bí Thư Lê Duẩn kí ở trang cuối lại càng gây thêm thắc mắc: vì sao một bản di chúc đọc kĩ thì chẳng có điều gì bí mật? Chẳng có kế hoạch chiến đấu, xây dựng đi theo đường lối ai, đoàn kết với ai, cảnh giác với ai mà đến nỗi phải có tổng bí thư đứng ra làm công chứng. Chẳng lẽ những điều dặn lại con cháu đồng chí là phải giữ gìn, đoàn kết trong đảng như con ngươi của mình, chẳng lẽ những điều mong muốn cho nhân dân có cơm no, áo ấm, được học hành. Chẳng nhẽ những nguyện vọng được an táng như một người dân bình thường lại trở thành những điều tuyệt mật hay sao?”


(Nguồn: Nhạc sĩ Tô Hải nói chuyện di chúc.)


Lý do gì mà lý lịch một người chết già phải che dấu gọt rũa đến như vậy ?


Lý do gì mà khi Hồ Tuấn Hùng in sách phổ biến khắp nơi, xác quyết Hồ Chí Minh, người được chính quyền CSVN tôn làm quốc phụ, không phải là người VN, chỉ là một người Tàu gốc Hẹ nói rành tiếng Việt, có tên là Hồ Tập Chương, sanh năm 1900... mà chế độ CSVN đã nín thinh, không một lời cải chính hay có hành động gì khác.


Nhìn con người thật của Hồ Chí Minh qua phim tài liệu phỏng vấn của truyền hình Nhật vào năm 1966 thì thấy họ Hồ chỉ là một ông gìa tầm thường, không có cốt cách 1 nhân vật lãnh đạo đã có nhiều năm đấu tranh với quyền bính trong tay, ông ta đã ngập ngừng đọc trên giấy những câu trả lời không ăn nhập với câu hỏi, khác hẳn hình ảnh linh hoạt mà guồng máy tuyên truyền CS đã tô vẽ cho ông từ bao năm qua.









Một số người gốc Nghệ An nhận định là trong phần trả lời phỏng vấn, giọng nói của ông Hồ không phải là giọng người xứ Nghệ, thậm chí có người còn nhận xét là lối nói chậm chạp của ông có vẻ như của một người ngoại quốc nói tiếng Việt, nỗ lực phát âm cho đúng.


Sử gia Phạm Quế Dương mới đây (20/5/2015) tiết lộ


“Nhiều người đến trao đổi với tôi, hầu hết là những người từng trực tiếp tham gia kháng chiến, là bộ đội, là cán bộ tuyên huấn …Một số người thì bảo chuyện này cũng đã được nghe từ lâu. Và tin lời tác giả. Họ dẫn chứng: năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên,huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An mà không ra thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, cụ Hồ tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2 cán bộ cao cấp tiếp.”


Sau cùng thì tấn tuồng bịp bợm không còn che dấu được nữa, cả 2 chế độ Trung cộng và CSVN đã cùng xác minh trong 1 tài liệu chung, ghi là vào năm 2007 nhưng chắc mới gần đây thôi, đó là bảng lưu trữ “Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc.





Tài liệu ghi rõ: vào năm 1939 Hồ Chí Minh có bí danh là Hồ Quang và 38 tuổi.


Hồ Quang cũng là bí danh của Hồ Tập Chương và Hồ Tập Chương 38 tuổi vào năm 1939.


Nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc thì ông phải là 49 tuổi vào năm 1939.


Bàn tay bí mật của Trung Cộng trong việc nguỵ tạo nhân vật Hồ Chí Minh chỉ mang dấu ấn của một thợ viết có tên là Trương Niệm Thức, trong khi toàn bộ vở tuồng gian dối là do CSVN dựng lên với hàng ngàn tác phẩm bịa đặt về “Bác”, nhiều khi mâu thuẫn nhau, và nay họ đang bảo dưỡng một trái bom nổ chậm vĩ đại tại Ba Đình.


Tấn tuồng dối trá Hồ Chí Minh đã có hậu quả ra sao ?


Hậu quả đầu tiên là các cuộc chiến chống Pháp và xâm lăng Miền Nam Việt Nam (gọi là chống Mỹ), diễn ra trong thời kỳ Hồ Chí Minh nắm quyền trong tay, có mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của Trung Cộng về phía Nam hơn là cho nền độc lập và tự do của Việt Nam.


Hậu quả thứ nhì, quan trọng không kém, là sự gắn bó của Hồ Chí Minh với Trung Quốc đã tạo dựng nên một tư duy lệ thuộc Trung Quốc kéo dài cho tới ngày nay. Mặc dầu cuộc xâm lăng của Trung Cộng tại biên giới Việt Bắc vào năm 1979 khi CSVN có hành động vượt quá ý muốn của TC cũng không xóa bỏ được đầu óc lệ thuộc vào Trung Quốc trong giới lãnh đạo CSVN ngày nay.


Hậu quả thứ ba là tư tưởng nô lệ trong đại khối quần chúng vào một huyền thoại mà chế độ độc tài đã tô vẽ nên qua nhiều thập niên, đó là “Huyền Thoại Hồ Chí Minh”. Chế độ độc tài CSVN ngày nay đã dựa dẫm vào huyền thoại này để tiếp tục thống trị mặc dầu nhân vật Hồ Chí Minh đã được phần lớn giải ảo tại chính quê hương Trung Quốc của ông ta, người Tàu đã nói rõ rằng Hồ Chí Minh là người Tàu có tên là Hồ Quang Hồ Tập Chương, không phải là Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Tất Thành, trong khi tại Việt Nam, một số đông vẫn tự bưng tai, bịt mắt không dám nhìn vào sự thực.


Huyền thoại Hồ Chí Minh đã biến khối dân Việt to lớn thành một loại con tin tự trói buộc vào quá khứ lầm lỡ. Huyền thoại đó chính là vật cản ngăn chặn người Việt giải phóng tư duy của chính mình để tiến tới một xã hội tư do chân thực và khai phóng với những tư tưởng tiến bộ.


Cần công khai hoá vai trò điệp viên chiến lược của Hồ Chí Minh và hạ màn vở tuồng lừa bịp dân tộc Việt Nam và toàn thế giới từ thế kỷ trước của Trung Cộng.


Đây là lúc đại khối người Việt, ở hải ngoại và quốc nội, đều cần phải nắm vững tai họa và mối nhục của dân tộc từ bao năm qua để cùng viết lại trang sử cho dân tộc.


Huyền thoại Hồ Chí Minh là khởi điểm và cũng là biểu tượng của thói gian dối, lừa bịp của chế độ CSVN.


Mọi người Việt Nam cần mạnh dạn xóa bỏ những ngộ nhận trong quá khứ và gột bỏ những lề thói nô dịch, những dấu vết xâm lăng mà bọn bành trướng phương Bắc và tay chân tại nước Ta, đã áp đặt lên Việt Nam trong nhiều thập niên qua, cần nhìn vào sự thực để cùng nhau xóa bỏ Huyền Thoại Hồ Chí Minh.


Hãy dứt khoát trả lại Hồ Chí Minh-Hồ Quang-Hồ Tập Chương cho Trung Quốc để chấm dứt các tai họa và mối nhục mà Trung Cộng và họ Hồ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam chúng ta và chấm dứt tính chất phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Hoàng Cơ Định và bạn hữu
15/2/2016





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét