Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Paulus Lê Sơn - Vụ án Nguyễn Viết Dũng: Lỗi Việt Vị



Paulus Lê Sơn - Vụ án Nguyễn Viết Dũng: Lỗi Việt Vị






Nguyễn Viết Dũng tham gia cuộc biểu tình phản đối chặt bỏ cây xanh
tại Hà Nội.





Kính thưa quí vị, diễn biến vụ án của Nguyễn Viết Dũng được nhắc đến khá nhiều từ khi anh bị bắt và đưa ra xét xử theo Điều 245 Bộ luật hình sự quy định về tội gây rối trật tự công cộng. Trong khi Nguyễn Viết Dũng mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa và treo cờ vàng ba sọc tại nhà riêng của mình và Dũng từng tham gia biểu tình phản đối nhà cầm quyền Hà Nội chặt phá cây xanh.

Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với ông Trương Minh Tam, với cách nhìn của một người dân và là một Luật gia, ông Tam nói về vụ án này như thế nào?

Paulus Lê Sơn: Thưa ông Trương Minh Tam, ông đánh giá thế nào về vụ án của Nguyễn Viết Dũng theo cách nhìn của một người dân và một luật gia?

Ông Trương Minh Tam: Đương nhiên là hệ thống cơ quan tố tụng bao gồm các cơ quan hành pháp và tư pháp đã thiếu tôn trọng luật pháp. Không thể có việc dùng chiêu bài này để xử một tội khác một cách không chính danh như thế được. Nhưng ở một mặt khác cần thấy, dư luận truyền thông trong và ngoài nước nhất là những người yêu thích cờ ba sọc đã đang tạo nên 1 áp lực buộc nhà cầm quyền không xử mạnh tay không được.

Bởi quyền lực luôn có tính áp đặt.

Việc tung hô một ai đó đi quá giới hạn thường rất nguy hiểm và đôi khi tạo ra những cái bẫy trong trò chơi quyền lực và áp lực. Ở trường hợp Mai Trung Tuấn dư luận còn vô tình dọn đường cho 1 bản án mà lẽ ra cộng sản không muốn xử như thế.

Paulus Lê Sơn: Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội lại xử Nguyễn Viết Dũng theo Điều 245 tội gây rối trật tự công cộng, thưa ông?

Ông Trương Minh Tam: Cái đó là cớ tốt nhất vì bắt được Dũng khi đi biểu tình. Chả lẽ tội trốn thuế, lừa đảo hay 2 bao cao su? Gianh giới giữa biểu tình và gây rối trật tự công cộng vẫn mong manh và có cớ nhất. Nhưng ai cũng hiểu đó là việc việt vị với những áo và cờ.

Tôi cho là lỗi việt vị.

Việt vị là một khái niệm trong bóng đá để chỉ những tiền đạo xuống sớm. Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) đã làm một việc của một tiền đạo bản lĩnh đó là xuống sớm trong cuộc chơi với người cộng sản.

Việc xử phạt việt vị đến nay vẫn luôn là lỗi gây nhiều tranh cãi và rất khó phân định. Tôi dùng từ việt vị để dành cho anh ấy vừa có sự yêu mến và có trong đó cả sự tiếc nuối với chính anh ta.

Paulus Lê Sơn: Xử sơ thẩm Nguyễn Viết Dũng bị tuyên án 15 tháng tù, ông có đánh giá thế nào về phiên phúc thẩm ngày 11.03.2016?

Ông Trương Minh Tam: Do những áp lực khác nhau, mức án 15 tháng tù theo chúng tôi là khó thay đổi. Không có mức án nào là phù hợp cả vì anh ấy không có tội nhưng khi bất công trở thành luật pháp thì mức án 15 tháng tù là mức mà người cộng sản cũng đã cân nhắc khá nhiều rồi.

Tôi nghĩ là họ sẽ giữ nguyên mức án.

Paulus Lê Sơn: Thưa ông, rất nhiều người bày tỏ quan điểm và chính kiến của mình nhưng họ bị bắt bỏ tù. Theo ông thì ông có quan điểm thế nào về việc này?

Ông Trương Minh Tam: Ông Luật Sư Lê Quốc Quân trong một lần trò chuyện cùng tôi đã nói: Khi một Quốc gia mà hàng loạt các trí thức nhất là các Luật sư - những người am hiểu luật nhất lại vi phạm pháp luật bị bỏ tù thì đó là 1 Quốc gia đang có sự bất thường về mặt Luật pháp. Nói như tổng thống Mỹ Josep thì "Khi bất công trở thành luật pháp thì chống lại bất công đó chính là nghĩa vụ". Do đó tôi cho rằng việc nhà nước bỏ tù hàng loạt người bất đồng chính kiến chứng tỏ nhà nước Việt Nam hiện nay đã không còn đáp ứng khả năng cai trị một Quốc gia.


Paulus Lê Sơn: Ông đánh giá thế nào về hệ thống pháp luật Việt Nam về những điều luật được áp dụng để bắt những người bất đồng chính kiến?

Ông Trương Minh Tam: Như đã nói, Luật ở Việt Nam hiện nay không thiếu nhưng rất lạc hậu và quá thiên về thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hơn là các chuẩn mực điều tiết xã hội. Ông Luật sư Lê Luân, TS Nguyễn Quang A cũng từng than phiền rằng cần phải sửa đổi nhanh hệ thống luật pháp hiện hành, các điều luật mơ hồ, diễn giải không theo chuẩn mực, vi phạm quyền con người dùng để thể hiện ý chí của giai cấp thống trị cần phải sớm được loại bỏ để giải phóng con người, xây dựng một xã hội hài hòa hơn giữa nhà nước và công dân.

Paulus Lê Sơn: Vâng, xin chân thành cám ơn ông đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.


Paulus Lê Sơn thực hiện
Tác giả gửi tới Dân Luận




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét