Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Dân oan thành lập Ban Vận Động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam


Dân oan thành lập Ban Vận Động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam



Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-12-31


12312013-danoan-gm.mp3  *  **


Dân oan đứng trước nhà cụ Lê Hiền Đức nhờ giúp đỡ kêu oan
Photo courtesy of chimkiwi.blogspot.com     


Một nhóm dân oan hôm ngày 31 tháng 12 vừa qua ra thông cáo thành lập Ban Vận Động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam. Thông cáo được gửi đến chủ tịch Quốc hội và bộ trưởng Bộ Nội Vụ.


Cụ Lê Hiền Đức, 84 tuổi, người tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng và là nhân vật được giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, được mời làm chủ tịch Ban Vận Động.


Gia Minh hỏi chuyện cụ Lê Hiền Đức về điều này và trước hết bà cho biết:


Những người dân lành Việt Nam thân yêu của tôi bị đàn áp, bị cướp đất, bị cướp nhà oan ức; nhiều năm gửi đơn đến các cơ quan các cấp. Từ cấp dưới đẩy lên cấp trên, từ cơ sở đẩy lên thành phố cứ lần lượt lên trung ương; nhưng cuối cùng rồi từ trung ương lại đá về thành phố, tỉnh, huyện…


Tôi gọi những người dân lành của tôi bị đá như một quả bóng. Mọi việc tố cáo không được giải quyết gì cả, do đó tôi gọi họ là dân oan mà tôi luôn kề vai sát cánh với những người đó. Bây giờ có một tổ chức là Hiệp hội của những người đó, tôi hơi bất ngờ, nhưng tôi đọc kỹ thông báo gửi Quốc hội, gửi chính quyền các cấp, tôi thấy rất nhất trí và hoàn toàn đồng ý.


Còn chức vụ chủ tịch tôi cũng không ham hố gì, nhưng tôi nghĩ công việc của tôi từ nay sẽ thuận lợi hơn vì từ nay có nhiều người kề vai sát cánh với tôi đi theo với dân oan.

ĐOAN TRANG - Nhìn lại 2013 từ lăng kính nhân quyền


ĐOAN TRANG - Nhìn lại 2013 từ lăng kính nhân quyền





Đoan Trang (Danlambao) - Theo thông lệ, vào cuối mỗi năm, báo chí thường có những bài viết mang tính tổng kết, bình luận về những sự kiện nổi bật của 12 tháng qua trong các lĩnh vực chính trị-xã hội, văn hóa-nghệ thuật, khoa học-công nghệ, v.v... Ngày cuối năm này, Dân Làm Báo cũng có một bài viết nhìn lại các sự kiện của 2013, nhưng là trong một lĩnh vực còn mới mẻ đối với Việt Nam: nhân quyền.

2013 với sự lớn mạnh không ngờ của XHDS

Vài năm gần đây, một số khái niệm vốn lâu nay bị coi là “nhạy cảm”, “đáng sợ” bỗng dưng xuất hiện trở lại ở Việt Nam; mặc dù vẫn là “nhạy cảm”, vẫn bị chính quyền nhìn nhận với một thái độ thù địch. Đó là các khái niệm như: nhân quyền (không biết nếu gọi là “quyền con người” thì có đỡ bị chính quyền cảnh giác và ghét bỏ không?), tự do, dân chủ, và xã hội dân sự (XHDS).


XHDS không phải là chưa từng tồn tại ở Việt Nam. Ngược lại, những hình thức kết giao tự nguyện - như các hương, họ, phái, sinh hoạt nơi đền chùa, đình làng, v.v. - đã từng rất phổ biến và là rường cột của đời sống của người dân Việt Nam, ít nhất là ở nông thôn miền Bắc, trong hàng thế kỷ. Thực sự chỉ đến khi đảng cộng sản lên cầm quyền, với việc thi hành các chính sách khắc nghiệt, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, biến xã hội thành trại lính nơi “mỗi người dân là một chiến sĩ”, thì XHDS mới bị phá vỡ. Tocqueville từng viết, đại ý là các chế độ độc tài không cần người dân thương yêu chúng mà chỉ cần người dân đừng thương yêu nhau và đừng kết hợp với nhau để cho chúng dễ khống chế một xã hội phân rã (Nguyễn Gia Kiểng, Tổ quốc ăn năn, NXB Chúng Ta, 2012). Cho nên “Đảng ta” không thích XHDS. Đảng coi đó là một “thủ đoạn của diễn biến hòa bình” và kiên quyết “không để các tổ chức XHDS bị lợi dụng”!


Song, năm 2013, XHDS ở Việt Nam đã lớn mạnh như một sự bùng phát vượt khỏi tầm kiểm soát của đảng. Lần đầu tiên, người dân công khai tuyên bố thành lập các hội, các nhóm, diễn đàn, mà khỏi cần đến luật về hội và mớ thủ tục “xin-cho” mà đảng vẫn ưa dùng: Hội Anh Em Dân Chủ, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Hội Bầu bí Tương thân, v.v. Từ xuất phát điểm ban đầu là những hội nhóm thành lập trên mạng, họ đã “xuống đường” và có những hoạt động thực tiễn: Nhóm Công dân tự do tổ chức dã ngoại nhân quyền và phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, No-U làm thiện nguyện, Mạng Lưới Blogger Việt Nam đến các đại sứ quán và tổ chức quốc tế để trao Tuyên bố 258. Một số tổ chức NGO quy mô nhỏ trong nước, vốn lâu nay chịu sự dò xét, giám sát của chính quyền, cũng đã cố vươn dậy trong cái vòng kim cô chật hẹp, để góp phần lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 có thể đã là một ngày hội của XHDS và những công dân tự do nếu họ không bị chính quyền ra sức chống phá, đàn áp: Chương trình “Tôi tự do” bị ép hủy, các buổi kỷ niệm Ngày Nhân quyền ở Hà Nội và TP.HCM bị trấn áp, blogger tham dự bị hành hung và bị người của chính quyền tấn công bằng… mắm tôm.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Người Buôn Gió - Nhưng chim đã gãy cánh.


Người Buôn Gió - Nhưng chim đã gãy cánh.






Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một ngôi mồ
Vùi đất lạ thịt xương không tan biến
Hồn không đi sao trở lại quê nhà
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Ngược trôi đi đưa hình hài trở về
Bên kia trời là quê hương tôi đó
Dừa nghiêng nghiêng ôm hoài mối tình quê…
(Trích thơ Nhà thơ Du Tử Lê –
Nhạc sĩ Việt Dzũng phổ nhạc sang tiếng Anh)


http://www.youtube.com/watch?v=n6ECQZi-Pv8



Tôi định không viết gì về anh, mặc dù những ca từ Chút Quà Cho Quê Hương, Lời Kinh Đêm hay Mời Em Về của anh đọng sâu sắc trong tôi lúc tôi chỉ mười mấy tuổi. Lúc tôi không ý thức nhiều về chính trị, nhưng thân phận con người trong lời ca của những nhạc phẩm mà anh sáng tác thật khủng khiếp. Có lẽ tôi chưa thấy một nhạc sĩ nào vẽ những nét vẽ về thân phận con người mà sự ám ảnh ghê gớm như Lời Kinh Đêm. Nhất là câu hỏi da diết với trời xanh, biển cả đang làm giống tố quăng quật những con thuyền mong manh giữa trùng khơi.

Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

NGƯỜI BUÔN GIÓ - Cuộc chạy đua vào chức thủ tướng và câu chuyện tương lai.


NGƯỜI BUÔN GIÓ -  Cuộc chạy đua vào chức thủ tướng và câu chuyện tương lai.



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi đối thoại chiều 28/12.
(Ảnh: Văn Chung)



Chưa có một phó thủ tướng nào trẻ mà được báo giới liên tục nhắc tới như Vũ Đức Đam. Tin trên báo chí tràn ngập về Đam. Đam rê bóng qua các danh thủ, hình tượng Đam mạnh mẽ như kiểu Pu tin của Nga, Đam làm MC với giới trẻ, Đam bàn về đổi mới giáo dục, Đam chỉ đạo công an tăng cường khoa học công nghệ...và hơn hết là Đam nhắc tới vấn đề chủ quyền biển đảo.











Hình ảnh của Đam khiến các phó thủ tướng khác trở nên mờ nhạt, bởi một Vũ Đức Đam năng động, xông xáo, mạnh mẽ có mặt khắp mọi nơi. Một tầm vóc thể chất và trí tuệ đủ để vượt trội hơn các ứng cử viên khác vốn dĩ mờ nhạt và âm thầm.


Người đàn anh đi trước của Đam là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phúc hơn Đam ở chỗ là UVBCT, nhưng Phúc đang phải đối đầu giải quyết với nhiều việc gay cấn, nặng nề, lắm điều tiếng hơn Đam. Như việc 230 kg ma túy, việc xả lũ thủy điện, việc buôn lậu.


Hồ Thu Hồng, tức blog Beo phát ngôn nhận xét Vũ Đức Đam là nhân vật yêu mến nhất của năm 2013. Xưa nay Beo vẫn bênh vực phe chính phủ và nhận xét nặng nề về phe Đảng, trong nhận xét này của mình, Beo cũng chê TBT Nguyễn Phú Trọng rất thảm hại '' nhân vật tồi tệ ''. Lời nhận xét của Beo về lãnh đạo Đảng thậm chí còn gây gắt hơn cả Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào...thế nhưng Beo vẫn bình chân như vại cầm thẻ xanh đi về giữa Hoa Kỳ và Việt Nam như chơi hội.


Bỗng nhiên Đam được đôn lên nổi bật, Đam được chọn làm những việc lành như thế, bảo sao không được yêu mến như Hồ Thu Hồng phán.

Việt Dzũng: Giấc mơ chưa thực hiện


Việt Dzũng: Giấc mơ chưa thực hiện



28.12.2013


Nhạc sĩ Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



Một nhạc sĩ được nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại mến mộ, Việt Dzũng, đã ra đi trong những ngày cuối cùng của năm 2013. Tên tuổi Việt Dzũng gắn liền với Phong trào Hưng ca, anh đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng về thân phận người tỵ nạn và tấm lòng của người ra đi đối với quê hương và những người thân còn ở lại. Một người hoạt động lâu năm với Việt Dzũng, nhạc sĩ và MC Nam Lộc, nói Việt Dzũng là một 'con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái'. Trong mục Đời sống Văn hóa do Hoài Hương phụ trách tuần này, Nam Lộc chia sẻ kỷ niệm khi lần đầu ông gặp Việt Dzũng, và những cảm nghĩ của ông về những đóng góp của Việt Dzũng cho làng nhạc của người Việt ở nước ngoài, và hoài bão chưa thực hiện của Việt Dzũng là xây dựng một trung tâm văn hóa của người Việt tại thủ đô của người tỵ nạn ở California.



VOA: Thưa ông, đối với ông, nhạc sĩ Việt Dzũng không những là một người bạn thâm giao mà còn là một nghệ sĩ đồng hành, dùng văn nghệ và âm nhạc như một công cụ đấu tranh, xin ông chia sẻ với độc giả của đài những cảm xúc của ông về sự ra đi của Việt Dzũng?



Nam Lộc: “Dạ vâng, chị diễn tả như vậy thì cũng đã nói lên được sự xúc động của tôi khi mà nghe tin người bạn đồng hành, một người mà tôi cũng ngưỡng mộ, một nhân vật đấu tranh, một nghệ sĩ và đồng thời cũng là một người em mà tôi quý mến từ lâu, vì thế cho nên dĩ nhiên sự xúc động đến với tôi một cách hết sức mạnh mẽ. Đối với tôi đây là một sự mất mát rất lớn lao. Vâng thưa chị, đấy là cảm nghĩ bất chợt đến với tôi khi nghe tin Việt Dzũng qua đời.”



VOA: Thưa ông, ông đánh giá những cái đóng góp của Việt Dzũng cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại như thế nào?



Nam Lộc: “Vâng, Việt Dzũng là một người có lòng và có tâm huyết đối với quê hương đất nước, đối với nhân loại nói chung, và đối với đồng bào của mình nói riêng. Khi hoạt động bên cạnh Việt Dzũng, tôi thấy anh ấy là một người đa tài, hoạt động trong nhiều lãnh vực, luôn luôn quan tâm đến tự do dân chủ và nhân quyền ở quê hương mình, luôn luôn quan tâm đến người thấp cổ bé miệng, không nói lên được tiếng nói của mình. Có thể nói một cách tóm gọn là Việt Dzũng là một con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái. Nhưng bên cạnh đó anh là một người dễ xúc động. Chính 2 điểm đó đã giúp Việt Dzũng nói lên được những bất hạnh trên cuộc đời này, những bất hạnh của đồng hương, của nhân loại, nhưng đồng thời cũng là một người dấn thân để mà tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền nói chung, và cho quê hương mình nói riêng.”  

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Ký ức của lính Hoàng Sa: "Cuộc chiến 1974 ác liệt lắm"


Ký ức của lính Hoàng Sa: "Cuộc chiến 1974 ác liệt lắm"


Minh Kiệt 26/12/13 13:37



(GDVN) - “Dù chúng tôi không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nhưng cũng luôn đau đáu nghĩ về nơi ấy. Đó là nơi chủ quyền của ông cha ta đã chịu nhiều hi sinh mất mát để bảo vệ.”

Chúng tôi tìm về Tiền Giang gặp lại nhân chứng sống trực tiếp tham gia trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 chống lại quân Trung Quốc tấn công, thôn tính quần đảo thiêng liêng của người Việt. Qua những câu chuyện cho chúng ta thấy được phần nào mức độ ác liệt của trận chiến, tình cảm thiêng liêng đối với Tổ Quốc của những người con Đất Việt đã cầm súng bảo vệ Hoàng Sa.


Ông Đoàn Văn Nghiệp 62 tuổi, ở xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang là thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.



Cuộc chiến xảy ra ác liệt lắm…

Ông Đoàn Văn Nghiệp 62 tuổi, ở xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang là thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 nhớ lại: “Sáng ngày 19/1/1974, chúng tôi nhận lệnh đổ bộ lên bờ để bảo vệ đảo, anh em rất tự hào tiến lên. Lúc đấy, Trung úy Lâm Chí Liêm làm trưởng toán mang theo 2 súng M79, 3 súng M16, một máy thông tin liên lạc và một số súng đạn khác cùng một ít lượng thực. Chúng tôi tiến lên đảo để chiếm đóng và tổ chức phòng thủ tại đây”.

Ông Nghiệp nhớ lại: “Lúc đó, chúng tôi lên được đảo và thiết lập hệ thống phòng thủ chờ lệnh tiếp theo từ phía chỉ huy. Không ai nghĩ rằng sẽ xảy ra một trận thủy chiến với tàu Trung Quốc. Bởi trước đó, hai bên chỉ “khẩu chiến” với nhau”.

Theo ông, tàu VNCH liên tục phát tín hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc di chuyển ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam. Nhưng phía họ cũng phản ứng lại tương tự. Đôi bên giằng co “khẩu chiến”, đến trưa cùng ngày, phía VNCH nhận thấy Trung Quốc có dấu hiệu dùng vũ lực tấn công, nên đã chủ động đánh đòn phủ đầu.

“Đến khoảng trưa ngày 19/1/1974, hai bên bắt đầu nổ súng. Tàu VNCH bắn chìm tàu chiến 274 của Trung Quốc trước. Sau đó, đối phương cũng đã kịp phản ứng và bắt đầu khai hỏa tấn công ngược lại. Khi ấy, tôi đứng trên đảo quan sát diễn biến trận đánh và bắt đầu lo lắng” – ông bồi hồi nói, Trung Quốc huy động lực lượng quá đông và mạnh.

Ông Nghiệp nhớ lại: “Năm đó, lực lượng của VNCH gồm 4 tàu chiến: 2 tuần dương hạm là HQ16 (Lý Thường Kiệt), HQ5 (Trần Bình Trọng) và 2 tàu HQ4 (Trần Khánh Dư), HQ10 (Nhật Tảo). Còn phía Trung Quốc, lúc đấy có 6 tàu và lực lượng tiếp ứng của đối phương cũng nhiều hơn”.

Trưa hôm đó, tàu HQ10 đã hạ tàu 396 của Trung Quốc khiến tàu này ủi vào bờ và mất khả năng chiến đấu. Tuy nhiên, HQ10 cũng bị tổn thất nặng nề, bị hỏa lực của 2 tàu chiến Trung Quốc bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến tàu bốc cháy dữ dội và bắt đầu chìm, quân số trên tàu tổn thất nghiêm trọng, chỉ còn lại 22 người kịp thoát khỏi tàu.

Riêng HQ4 cũng bị trúng đạn tại đài chỉ huy và chạy về phía bắc của đảo để bảo vệ an toàn. Còn chiếc HQ5 vẫn bám sát tàu chiến 271 của địch. Tuy nhiên, do chiếc 389 của Trung Quốc hỗ trợ, hỏa lực hai tàu địch dồn vào HQ5 buộc tàu phải rút lui để đảm bảo an toàn.

Chỉ còn lại chiến hạm HQ16 nhưng cũng bị đạn Trung Quốc bắn trúng, làm mất điện và nước tràn vào khoang làm tàu bị nghiêng, buộc phải di chuyển ra xa vùng chiến sự để bảo toàn lực lượng.

“Sau gần 2h nổ súng, lực lượng phía VNCH tổn thất nặng, HQ10 bị chìm không thể rút về, còn HQ4 và HQ5 lần lượt rút về Đà Nẵng. Riêng HQ16 vẫn còn muốn quay lại đón chúng tôi về cùng, tuy nhiên sau đó được lệnh từ ban chỉ huy, tàu cũng phải cơ động về, không quay lại rước.”- ông nhớ lại.

Ngồi kể lại cho chúng tôi nghe trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa cách đây gần 40 năm như cứ tưởng ông vừa mới trở về từ đấy.

Ngoài những hình ảnh trận đánh năm xưa, ông vẫn còn nhớ như in, nhớ từng chi tiết cụ thể thì ký ức đứng trước ranh giới sự sống và cái chết cũng khiến ông không thể nào quên được.

NGUYỄN HÙNG - Nelson Mandela và Hồ Chí Minh


NGUYỄN HÙNG - Nelson Mandela và Hồ Chí Minh




Ngày 05 tháng 12 năm 2013 ông Nelson Mandela qua đời hưởng thọ 95 tuổi. Cách đây 44 năm ông Hồ Chí Minh đã qua đời tại Hà Nội vào ngày 02 tháng 09 năm 1969 hưởng thọ 79 tuổi. Hai người đều là đảng viên đảng cộng sản -lúc đầu bí mật sau công khai, hai người đều có ảnh hưởng đến phong trào giành độc lập giải phóng cho dân tộc mình, một người là từ giữa thế kỷ 20 – ông Hồ Chí Minh,  còn ngưòi kia là cuối thế kỷ 20 – ông Nelson Mendela. Tuy đều là người cộng sản, nhưng ai hơn ai trong nhân cách và phương cách đấu tranh giành độc lập và quyền tự do dân chủ cho đất nước mình và làm gì cho đất nước và dân chúng sau khi cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền đạt thành công?



Nelson Mandela:

Nelson Mandela và De Clerk cùng lãnh giải Nobel hòa bình



Ông Mandela xuất thân từ gia đình vọng tộc của bộ lạc Thembu tại Transkei thuộc tỉnh Cape. Ông được một quan nhiếp chính nuôi dưỡng và tốt nghiệp cử nhân hàm thụ với Đại Học Nam Phi. Ông đậu văn bằng cử nhân luật cũng bằng cách học hàm thụ với Đại Học Luân Đôn trong thời gian ông bị cầm tù vì đấu tranh chống kỳ thị. Ông có tất cả 3 lần kết hôn: bà Evelyn (1943-1957), bà Winnie (1958-1992), và bà Graca nguyên là  góa phụ của cựu Tổng Thống Mozambique(1998- lúc mất). Ông có tất cả 6 người con với 2 người vợ đầu tiên.


Ông là người lãnh đạo Đảng Đại Hội Dân Tộc (ANC) chống lại chế độ cai trị phân biệt chủng tộc tại Nam Phi của người da trắng thiểu số, bằng phương cách ôn hoà trong thời gian đầu và vũ trang sau này. Ông Mandela và đảng ANC cũng đã bí mật tham gia Đảng Cộng Sản Nam Phi từ năm 1955. Ông bị bắt và bị kết án tù chung thân từ năm 1964. Hai mươi bảy năm sau, ngày 11 tháng 2 năm 1990, ông được trả tự do và sau đó trở thành Tổng Thống người da đen đầu tiên của quốc gia Nam Phi không còn nạn phân biệt chủng tộc trong một cuộc bầu cử Tổng Thống bằng cách trực tiếp phổ thông đầu phiếu. Sau khi nhận nhiệm vụ Tổng Thống, thay vì trả thù người da trắng đã đối xử tàn tệ người dân đen da màu trong nhiều thập niên, đã hành hạ và giam cầm ông hơn một phần tư thế kỷ như rất nhiều người nghĩ, ông đã thực hiện chính sách hoà giải xóa bỏ hận thù, cùng cộng đồng người da trắng xây dựng Nam Phi thành một nước tự do dân chủ thực sự, không còn nạn phân biệt chủng tộc, theo chế độ tư sản với đa đảng tam quyền phân lập. Ông giử chức vụ Tổng Thống chỉ một nhiệm kỳ 4 năm và sau đó từ bỏ chính trường trở về sống cuộc đời còn lại như một người dân Nam Phi bình thường.



Hồ Chí Minh:


Khushchev, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Nguyễn Hưng Quốc - Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông


Nguyễn Hưng Quốc - Ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông




      

Trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế, thỉnh thoảng nổi lên một số điểm nóng, nơi tập trung các mâu thuẫn chính, có thể dẫn đến xung đột và có ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến vận mệnh của một đất nước cũng như tương quan lực lượng trong một khu vực hoặc trên cả thế giới. Với Việt Nam, trong hơn một thập niên vừa qua, điểm nóng ấy chính là Hoàng Sa và Trường Sa, hay nói gọn hơn, là Biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam. Nó trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nhiều người và nhiều giới khác nhau.
Thứ nhất, vấn đề Biển Đông là một thách thức lớn, nếu không muốn nói là lớn nhất, đối với chính quyền Việt Nam hiện nay. Nó gắn liền với yêu cầu độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Hơn nữa, nó cũng gắn liền với quyền lợi kinh tế của quốc gia: Trước mắt, đó là nguồn thủy sản chính của Việt Nam; về lâu dài, theo sự tiên đoán của các nhà khoa học, đó cũng là nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng dầu khí to lớn.
Trong bộ phim tài liệu về Hoàng Sa được phát trên đài truyền hình Sài Gòn trước năm 1975, mới đây được chiếu lại trên đài truyền hình Đồng Nai, có một câu tôi rất thích: “Nghĩa vụ cao cả nhất của chính quyền là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Điều đó, thật ra, ngay từ xưa, cha ông chúng ta đã nhận thấy. Trong Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục (tập 1,nxb Giáo dục,1998, tr. 1121) có ghi lời chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông năm 1471 như sau:
“Nhà vua dụ bảo Lê Cảnh Huy rằng: ‘Nay nhận được tờ tấu của viên quan An Bang tâu: ‘Người nhà Minh sai nhiều binh lính từ Quảng Tây sang, nói phao là sang hội đồng khám địa giới.’ Việc này cần phải sai người dò thám ngay, nếu thấy có ý gì khác, phải lập tức đưa công văn đi các đạo tập hợp binh lính phòng giữ. Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được? Phải kiên quyết tranh luận, không để cho họ lấn dần. Nếu  họ không theo, còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, biện bạch rõ lẽ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất đai của Thái Tổ để lại để làm mồi cho giặc, người ấy sẽ bị trừng trị nặng.”
Thứ hai, đó cũng là một thách thức lớn đối với lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mọi người Việt Nam. Bình thường, đối với mọi người, ở mọi nơi, bất cứ mảnh đất nào thuộc lãnh thổ của cha ông để lại cũng đều thiêng liêng. Bởi chúng không phải chỉ là đất. Chúng còn là xương và máu, là sự hy sinh của bao nhiêu thế hệ đi trước. Việc bảo vệ lãnh thổ, cho dù là một số đảo nhỏ bé và xa xôi, do đó, vượt ra ngoài mọi sự tính toán về lợi và hại thông thường. Nó là danh dự và là một mệnh lệnh của đạo đức.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Về cái " Tài" và sự " Ngây thơ" của ông Lê Thăng Long


Về cái " Tài" và sự " Ngây thơ" của ông Lê Thăng Long





Ông Lê Thăng Long sau khi ra tù


BT - Cựu tù nhân chính trị Lê Thăng Long là một trường hợp độc đáo! (*)

Nếu như quan sát bề nổi một số hoạt động của ông chỉ 1 năm rưỡi qua từ khi ra tù (sớm 6 tháng) để đánh giá, mà không có chút nghi ngờ gì, thì trong ông lẫn lộn một con người tài năng, nhưng khi thì ngây thơ, lúc lại như hoang tưởng.

Tài năng nhưng ngây thơ là khi vừa mới ra tù, chỉ một tuần thôi, ông đã quyết định thành lập Phong trào Con đường Việt Nam.

Một trong những việc có thể được coi là “lạ”, để tiến tới ra đời phong trào này, là ông nhanh chóng công bố ngay một danh sách khoảng 200 nhân vật  dễ thấy là thuộc dạng “cấp tiến”, đủ mọi thành phần mà ông mời tham gia phong trào, với ban bệ khá quy mô. Nhưng hành động đó thật nguy hiểm cho một cựu tù nhân mới trở về!

“Tài” hơn nữa là vì ngay lúc đó, rồi cho đến hôm nay, ngày càng rõ những nhân vật trong danh sách mời hầu như là những người đã ở trong và rất có thể đang, sẽ nằm trong vòng ngắm của “cơ quan chức năng”. Càng đặc biệt hơn là trong danh sách đó có những nhân vật đang là quan chức cao cấp của đảng, có những tư tưởng khá cấp tiến, nhưng hiếm có người dân bình thường nào biết được, huống hồ một người vừa ở tù nhiều năm ra.

Đinh Tấn Lực - Kiều Nữ Molisa Tạo Dáng Selfie


Đinh Tấn Lực - Kiều Nữ Molisa Tạo Dáng Selfie






Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có cái tên Tây nghe ra cực kỳ đậm tính phụ nữ: Molisa (Ministry of Labour – Invalids & Social Affairs).


Tuy nhiên, đừng vì cái tên mang dáng vẻ tóc vàng mắt xanh đó mà vội nghi oan rằng đây là một loại cơ quan buôn dưa lê. Nó có chức năng được ghi rõ bằng nghị định số 106/2012/NĐ-CP hẳn hoi (nguyên văn, cả lỗi văn phạm chấm phết):


Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực; Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ”.


Trong năm 2013, Molisa có quá nhiều hoạt động ứng phó cực tài, đến mức phải đưa ra công luận. Bình chọn các sự kiện nổi bật ngành Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2013, trong đó có nhiều thành quả nổi cộm ngang ngửa nhau:


Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;


Bộ luật Lao động sửa đổi chính thức có hiệu lực với sự ra đời và đi vào hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia;


Thí điểm đưa điều dưỡng viên VN sang học tập và làm việc tại CHLB Đức và Nhật Bản;


Bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;


Các chương trình “Em không phải bỏ học” và “Cùng em đến trường” và “Quỹ sữa vươn cao VN” tiếp tục đạt hiệu quả cao;
Chưa kể hoạt động tích cực của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, được mệnh danh là Điểm Tựa Của Người Nghèo, đã góp phần giúp đỡ gần ba triệu hộ thoát nghèo, tức là tương đương với tổng số đảng viên chứ không hề chỉ một bộ phận nhỏ hay không nhỏ.


Bởi thế, thực tiễn đúc rút được cho thấy Molisa là một hệ thống có khả năng quản lý và đào tạo những đường dây quản lý nội bộ chặt chẽ, có tầm nhìn tương lai, và có chương trình giảm nghèo cực hiệu quả cho cán bộ công nhân viên chức.

ảnh hội nghị Diễn Đàn Giảm Nghèo Bền Vững nội bộ