Tổng giám đốc RFA phát biểu tại Lễ kỷ niệm ngày nhân quyền VN
RFA 09.05.2013
Bà Libby Liu, tổng giám đốc đài Á Châu Tự Do có bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm ngày nhân quyền Việt Nam 11/5 được tổ chức ở Washington DC hôm 9 tháng 5 năm 2013.
Photo: RFA
Bà Libby Liu, tổng giám đốc đài Á Châu Tự Do có bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm ngày nhân quyền Việt Nam 11/5 được tổ chức ở Washington DC hôm 9 tháng 5 năm 2013:
Trước hết, xin cảm ơn Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân đã tổ chức sự kiện ngày hôm nay và cũng xin cảm ơn cộng đồng Việt Nam ở đây cũng như trên toàn nước Mỹ.
Tôi rất vinh dự được có mặt tại đây, tham dự ngày nhân quyền Việt Nam. Nhưng tôi cũng rất buồn trước tình hình nhân quyền tại Việt Nam vào lúc này.
Một nhóm các phóng viên và nhân viên của đài Á Châu Tự do vừa mới trở về từ Việt Nam. Họ đã gặp và trao đổi với nhiều người về những vi phạm quyền tự do trên nhiều mặt mà người Việt Nam đang phải đối mặt hàng ngày, từ quyền sở hữu đất đai, tự do tôn giáo đến nạn buôn người và nô lệ.
Nhưng nếu không có tự do báo chí, sẽ chỉ có một vài kênh nơi các thông tin về những vi phạm này có thể được truyền tới công chúng (chủ yếu là qua internet và truyền thông xã hội).
[¼ người dân đã sử dụng web vào tuần trước. Trang Google.vn là mạng xã hội hàng đầu với hơn 60% người sử dụng.]
Chính phủ Việt Nam biết rất rõ điều này.
Nhưng điều này vẫn làm họ lo sợ, khiến họ phải tìm cách đàn áp các bloggers và những người bất đồng chính kiến trên mạng.
Điều này cũng khiến chính phủ phải sử dụng các phần mềm kiểm duyệt, do thám và giám sát trên internet, tạo ra các hạn chế chính thức đối với việc sử dụng web, và bắt các chủ quán café internet phải báo cáo về những trường hợp mà họ gọi là ‘lạm dụng internet’.
Họ cũng tiến hành các phiên tòa giả dối để đưa ra những bản án, bỏ tù các blogger nhiều năm.
( Không có gì đáng ngạc nhiên khi Việt Nam là một trong những môi trường tệ hại nhất về báo chí, với 32 cư dân mạng và blogger hiện đang bị cầm tù, RSF đã xếp Việt Nam vào vị trí 172 trong tổng số 179 nước trong một điều tra mới đây về tự do báo chí. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những kẻ thù internet tệ hại nhất trên thế giới.)
Nhưng hãy để tôi nói với quý vị điều này, Đài Á Châu Tự do luôn có mặt bất cứ khi nào xảy những vụ bắt giữ, án tù nặng nề, trừng phạt khắc nghiệt và những đe dọa.
Không phải chỉ để kể câu chuyện của họ, câu chuyện của những người bị truy bức, những người hiểu được những nguy hiểm của việc đưa thông tin (điều mà chúng tôi đang làm), mà còn để sử dụng các thông tin trong câu chuyện của họ, các hình ảnh, video, thường là cho những tin lớn nhất của chúng tôi.
Nó bao gồm:
- Việc bắt giữ các luật sư nhân quyền, và các nhà hoạt động về quyền con người
- Sự vi phạm quyền đất đai đối với nhà thờ
- Sách nhiễu các lãnh đạo tôn giáo và những người theo đạo
- Tịch thu đất đai của nông dân
- Nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và tất nhiên
- Cả những vụ đàn áp tự do ngôn luận, và bất đồng chính kiến, đặc biệt là trên mạng.
Bà Libby Liu, tổng giám đốc đài Á Châu Tự Do có bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm ngày nhân quyền Việt Nam 11/5 được tổ chức ở Washington DC hôm 9 tháng 5 năm 2013. RFA PHOTO.
Là một cơ quan thông tin hoạt động tại một trong những môi trường báo chí khắc nghiệt nhất thế giới, các phóng viên của chúng tôi trong ban Việt ngữ được truyền cảm hứng từ sự dũng cảm của mình.
Chúng tôi cũng làm việc với những chuyên gia lập trình để cải thiện và tạo ra các công cụ để tránh bị kiểm duyệt và bị giám sát trên mạng để người dân Việt Nam có thể trao đổi thông tin với nhau an toàn hơn và tham gia vào tự do ngôn luận.
(Thêm một điều nữa)
Đội ngũ này cũng sẽ có một bản báo cáo về kết quả chuyến đi tìm hiểu tại Việt Nam và nó sẽ bao gồm tình hình internet và viễn thông.
Những kết quả này cho thấy có những cơ hội lớn. Hãy để tôi chia sẻ với quý vị một số điểm đáng chú ý sau:
"Người Việt Nam đã sáng tạo trong việc tiếp cận những gì họ muốn trên mạng. Các nỗ lực kiểm duyệt trên mạng của chính phủ đã không thành công.
Chi phí cho điện thoại di động thấp và tạo ra sự tiếp nhận nhanh chóng nhưng những thiết bị đó đồng thời cũng được sử dụng để giám sát
Đảng cộng sản đang tìm cách để cân bằng giữa mong muốn phát triển công nghệ thông tin trong khi cố gắng duy trì sự kiểm soát chặt chẽ những gì mà người dân có thể tiếp cận trên mạng."
Chúng tôi đã gặp một đất nước có sự tiếp cận internet và các chương trình truy cập rất ấn tượng, và một cơ sở hạ tầng phát triển. Hơn 1/3 dân số Việt Nam được xác định là những người sử dụng internet, mặc dù internet chỉ đến Việt Nam khá gần đây, vào năm 1997
Truyền thông xã hội là một công cụ tổ chức quan trọng cho những nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến, để kết nối họ với nhau và với thế giới sử dụng các trang như Facebook. Họ sử dụng các công nghệ này như một chất xúc tác then chốt để phát triển phong trào dân chủ cho người Việt Nam.
Các nhà hoạt động mà chúng tôi gặp nói rằng họ hiểu rằng sự giám sát của chính phủ là những đe dọa thực sự đối với phong trào của họ và với bản thân họ. Nhưng nỗi sợ này không làm họ chùn bước. HỌ tiếp tục sử dụng sức mạnh công nghệ để tập trung sự ủng hộ, đưa tin tại chỗ và tổ chức ở địa phương, tầm quốc gia và thế giới.
Trong khi chúng tôi có mặt ở đó, một cuộc tập họp ôn hòa đã diễn ra ở nhiều thành phố, do các nhà hoạt động tổ chức để thu hút sự chú ý vào những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Những cuộc tập chung ôn hòa này đã dẫn đến việc bắt bớ các nhà hoạt động ở Sài Gòn. Khi gia đình và bạn bè gặp nhau ở đồn công an, đòi trả tự do cho các nhà hoạt động, họ đã bị đối xử bằng vũ lực. Công an côn đồ đánh họ và một em gái của một trong những nhà hoạt động bị bắt giữ đã bị mất 3 chiếc răng. Nhưng thay vì lui bước, phản ứng đầu tiên của các nạn nhân và cộng đồng ủng hộ lại là đưa thông tin của sự kiện lên mạng, lên Facebook và các nơi khác … để lan truyền câu chuyện có thực về bạo lực và đe dọa. Tinh thần chiến đấu và kháng cự dũng cảm đã truyền cảm hứng cho chúng tôi ở Đài Á Châu tự do mỗi ngày để cầm lên biểu ngữ và lan truyền sự thật trong đoàn kết với những người có mặt tại đó.
Xin cảm ơn quý vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét