Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tại sao sv Nguyễn Phương Uyên bị bắt tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy?



Tại sao sv Nguyễn Phương Uyên bị bắt tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy?


Đăng bởi lúc 1:01 Chiều 30/09/13






VRNs (30.09.2013) – Sài Gòn – Sinh viên Nguyễn Phương Uyên kể: “Tại đồn công an Dại Áng gì đó, mắt con mờ không thấy rõ, ông công an nói, ‘để tôi giới thiệu người này với cô cho cô biết’. Ông kia liền nói ‘thôi thôi khỏi”.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên vừa cho VRNs biết thêm chi tiết mới này trong vụ công an côn đồ Hà Nội đã xông vào nhà blogger Nguyễn Tường Thụy bắt hai mẹ con nữ sinh này, hôm 25.09.2013.

Với chi tiết mới này, câu hỏi tại sao sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên lại bị bắt tại nhà bố nuôi, bị đánh tại sân bay quốc tế của thủ đô nước CHXHCNVN đã có đáp án.

Sẵn sàng dung biện pháp khủng bố để đạt mục tiêu giao tiếp thông thường


Lúc 18 giờ 30, ngày 25.09, có gần 20 công an mặc thường phục và sắc phục đang đập phá cửa và đòi vào nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy, tại số 11, Nhà máy phân lân Văn Điển, Hà Nội để kiểm tra hành chánh, nhưng Blogger Nguyễn Tường Thụy không đồng ý. Lúc ấy trong nhà blogger Tường Thụy có mẹ con bà Dương Thị Tân, bà Nguyễn Thị Nhung, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, con bà Nhung, doanh nhân Lê Quốc Quyết, anh Thi bạn anh Quyết và  anh Phạm Bá Hải.

Bà Nhung và sinh viên Phương Uyên ở trên tầng 2 tòa nhà. Blogger Nguyễn Tường Thụy kể: “Chị Nhung và bé Uyên bị chúng xông lên tầng 2 nhà tôi bắt đi”. Bà Dương Thị Tân, anh Lê Quốc Quyết và những người khác phản ứng, tức khắc bị đánh tới tấp.

Bà Nhung cho VRNs biết: “Tôi và bé Uyên bị đưa đi một nơi rất xa theo hướng về đền Hùng. Họ đưa chúng tôi vào một đồn công an có tên là Đại Áng, Thanh Trì. Tôi hoàn toàn không biết nó ở đâu”.

Ở đây, sinh viên Nguyễn Phương Uyên được giới thiệu để nói chuyện với một quan chức cấp cao của Bộ giáo dục.

Chúng tôi đã hỏi thật nhiều với bà Nhung và sinh viên Phương Uyên, nhưng không có nguyên do nào khác, ngoài việc muốn có cuộc giao tiếp thông thường giữa nữ sinh Phương Uyên và vị cán bộ lãnh đạo cao cấp này của ngành giáo dục.

Như vậy, toàn bộ sự căng thẳng, gây ra đổ máu và rối loạn trật tự xã hội ở một khu vực dân cứ là do cuộc gặp này. Cuộc gặp giữa người thầy và sinh viên tại sao lại phải dung đến công an? Tại sao công an lại đi khủng bố một gia đình và một nữ sinh để mong làm đẹp lòng cán bộ cao cấp ngành giáo dục? Bộ luật công an nhân dân có giao chức năng đó cho ngành công an không? Ông Ủy viên bộ chính trị, Bộ trưởng công an phải chăng là người trực tiếp chỉ đạo vụ khủng bố này?

Giáo dục Việt Nam đang chuẩn bị làm điều ông bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận nói: “Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là trận đánh lớn” đi về hướng đào tạo khủng bố chuyên nghiệp hay sao, mà cán bộ cấp cao ngành giáo dục phải thị phạm việc đó cho mọi người trong ngành giáo dục noi theo vậy?

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Blogger Điếu Cày đoạt Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013



Blogger Điếu Cày đoạt Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013


27.09.2013



Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).



Một blogger Việt Nam được thế giới biết tiếng vừa đoạt Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 do Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ trao tặng.


Giải thưởng thường niên nhằm vinh danh những ngòi bút bất chấp sự đàn áp, can đảm tranh đấu và hy sinh vì một nền báo chí tự do được trao cho blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), người đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm với bản án 12 năm về tội danh ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’.


Điếu Cày là một trong những blogger nổi tiếng nhất của Việt Nam. Ông là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một mạng báo ‘công dân’ độc lập tại quốc gia mà tất cả báo chí truyền thông đều của nhà nước và bị kiểm duyệt gắt gao.


Cùng được vinh danh Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm nay, ngoài Điếu Cày còn có 3 ký giả người Ecuador, Thổ Nhĩ Kỳ, và Ai Cập.


Uỷ ban Bảo vệ Ký giả nói trong thời đại thông tin toàn cầu hiện nay, 4 nhà báo được vinh danh đã vượt qua sự kiểm duyệt và đàn áp để mang đến tin tức trung thực cho người dân.


Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

NGUYỄN TƯỜNG THỤY - VỤ ÁN THANH TRÌ 25/9/2013 - (toàn phần)



NGUYỄN TƯỜNG THỤY - VỤ ÁN THANH TRÌ 25/9/2013 - (toàn phần)

(Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 gồm 4 phần đã được gom thành một bài toàn phần)



1/. Nguyễn Phương Uyên bị đánh dã man.


Thông tin trước đó, mẹ con Phương Uyên sẽ bị áp giải lên chuyến bay 6 giờ sáng nay.


Lúc 9 h 01 thì tôi liên lạc được với cháu Uyên. Cháu cho biết chúng áp giải hai mẹ con cháu lên máy bay và đã xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện chúng đang áp giải mẹ con cháu về quê (Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận)


Khi hỏi cháu, con có mệt không, Uyên nói sao không mệt hở bố. Nó đánh, nó tát con hộc cả máu mồm máu mũi ra đây này.


Tôi lặng người đi một lúc rồi hỏi, nó đánh con ở sân bay à? Cháu bảo vâng. Nhưng tôi quên không hỏi cụ thể ở sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất.


Nói đến đây thì cuộc gọi tạm ngừng, do máy của cháu hết pin. Một lúc, cháu gọi lại, chắc là pin hồi lại chút ít.


Cháu bảo: máy hết pin về đến nhà con sẽ nói chuyện tiếp. Nếu chiều nay con không gọi điện cho bố thì nghĩa là nó mang con nộp cho Tàu Khựa rồi bố ạ.


Nên gọi bọn này là gì đây? Lũ quỷ dữ, lũ khát máu hay bầy thú hoang?


Mong công luận lên tiếng bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho Phương Uyên.
.
9h 10′ 26/9/2013
Tường Thụy
Đính chính: Có thể khi cháu Uyên trả lời vâng là nghe không rõ câu hỏi của tôi. Vì vậy việc cháu bị đánh ở đâu tôi sẽ tìm hiểu lại. Tuy nhiên, điều quan trọng là cháu bị đánh chứ không phải bị đánh ở đâu.

2/. Chuyện của bé Thụy Châu:

Bé Nguyễn Thụy Châu vừa nhập trường đại học buối sáng thì buổi tối xảy ra chuyện công an xông vào nhà bắt người đi và bắt luôn cả bé, tất cả là 10 người. Chưa bao giờ cháu tính đến tình huống này. Bé là út nên được bố mẹ cưng chiều hơn tất cả. Bố mẹ bé cho rằng, trong các con, con út là thiệt thòi nhất vì được ở với bố mẹ ít nhất nên tìm cách bù đắp cho bé. Bố có vẻ chiều hơn mẹ, còn mẹ, miệng thì trách bố chiều nhưng lo cho bé cặn kẽ, làm thay con đến từng việc nhỏ nhất.


Những việc bố làm, cháu đều biết cả nhưng không bao giờ cháu bàn. Cháu chỉ đi học, có nói chuyện cũng chỉ nói những chuyện thường ngày ở lớp, chuyện bạn bè.


Tối hôm 25/9, cháu bị bắt rồi chúng thả về nhà. Về cháu đi nằm luôn, còn vợ chồng tôi bời bời bao nhiêu chuyện nên cũng chẳng hỏi han được bé.


Chính vì vậy, đêm qua, tôi mới viết một cái stt nhờ mọi người vào động viên an ủi cháu.


Hôm nay mẹ hỏi:


- Hôm qua bị chúng nó bắt con có sợ không?


- Con có kinh hoàng nhưng không sợ, con có làm gì sai đâu. Có sai là ở họ chứ


- Thế chúng hỏi con những gì?


- Họ hỏi thế nào, con trả lời thế vậy. Con bảo cháu đang ngủ, thấy ầm ỹ ở dưới, nghe thấy tiếng kêu cướp, cướp, cháu chạy xuống thì bị bắt.
Họ bảo con, không được nói là cướp, đó là những người “thi hành công vụ” (!?). Con bảo: “Thế nhà chú, tự nhiên có hàng chục người lạ, phá cửa xông vào thì chẳng gọi là cướp thì gọi là gì?


Con nói thế, họ im, không nói gì nữa.


Vợ chồng tôi phá lên cười, tỏ ý hài lòng, còn bé thản nhiên chẳng cần để ý xem thái độ bố mẹ thế nào. Bé nói thêm:


- Lúc con xuống, còn đi chưa hết cầu thang, họ chỉ vào con bảo: “Con Phương Uyên đấy! Bắt lấy nó”.

Nói thêm về việc Phương Uyên bị công an đánh.


Sau khi chị Nhung và bé Uyên bị chúng xông lên tầng 2 nhà tôi bắt đi, tôi không còn gặp mẹ con cháu nữa. Vì vậy, những gì xảy ra đối với cháu Uyên sau khi cháu bị bắt, tôi không biết được đầy đủ, chỉ biết thời gian mẹ con cháu bị áp giải ra sân bay Nội Bài qua những người đi lên sân bay hỗ trợ: chị Dương Thị Tân, các anh Lê Thiện Nhân, Trương Văn Dũng, Lê Quốc Quyết, Đinh Văn Thi, Tại sân bay này, Trương Dũng đã thực hiện được một video clip tuyệt vời:

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

NGUYỄN MẠNH THÁI - Xin có vài lời với các vị phản đối “Tuyên bố 258”


NGUYỄN MẠNH THÁI - Xin có vài lời với các vị phản đối “Tuyên bố 258”







Nguyễn Mạnh Thái (Danlambao) - Trước khi có vài lời đến quý vị, tôi xin tự giới thiệu là một đảng viên gần 40 tuổi đảng, từng công tác ở trung ương và ở địa phương, từng vào nam ra bắc, từng đào tạo qua đại học, qua trường đảng... Tôi từng là một đảng viên “trung kiên” đứng về phe bảo vệ đảng đến cùng. Nhưng có phép màu nào đã làm cho tôi như hôm nay, nếu nói về tư tưởng thì đã ở trong phe “phản động” (tôi không tuyên bố gì, nhưng bỏ sinh hoạt đảng từ lâu), xin thưa với quý vị, đó là nhờ có internet.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ







TUYÊN BỐ
VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ


Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”(trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận”(trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2].

Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế).  Điều đó cũng  đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU vv..., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa.   Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.

Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.

Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung quốc gia tăng các hành động xâm phạm.

Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.  

Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.

Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.  

Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng.

                                                  Ngày 23 tháng 9 năm 2013
                     Những người khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sự

Ghi chú:
- Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com
- Cách thức tham gia Diễn đàn sẽ được thông báo sau.

HOÀNG THANH TRÚC - XÉT XỬ LS LÊ QUỐC QUÂN... THÊM MỘT BẢN ÁN CHO CHẾ ĐỘ


HOÀNG THANH TRÚC - XÉT XỬ LS LÊ QUỐC QUÂN... THÊM MỘT BẢN ÁN CHO CHẾ ĐỘ






Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Ném đá dấu tay” là hành vi mạt hạng của phường vô lại – Không thể là nhân cách quang minh chính đại của một nhà nước lãnh đạo toàn dân.

Ngày 17.9. 2013, thẩm phán Lê Thị Hợp của Tòa án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ký công văn số 350/2013/HSST/QĐ - thông báo sẽ xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Luật sư Lê Quốc Quân, giám đốc Công ty TNHH giải pháp Việt Nam và bà Phạm Thị Phương, kế toán, vào ngày 02.10.2013, tại Trụ sở Tòa án nhân dân Tp. Hà Nội.

Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà đấu tranh cho dân chủ bị truy tố về tội “trốn thuế” theo quy định tại khoản 3 điều 161 của Bộ Luật hình sự. Luật sư Quân bị bắt và “biệt giam” từ ngày 27.12.2012 cho đến nay. Người thân của luật sư Quân không được gặp ông đã đành, đến vợ con ông cũng bị ngăn cản thăm nuôi và gặp gỡ chồng sau khi ông bị bắt “ngoài đường” từ nhiều tháng. Đây là điều bất thường đối với một phạm nhân can tội “trốn thuế” và hoàn toàn không phương hại gì tới an ninh quốc gia (vi phạm nghiêm trọng trình tự luật bắt và giam giữ công dân).

Trước đó phiên tòa xử LS Lê Quốc Quân dự kiến diễn ra vào ngày mồng 9 tháng Bảy năm 2013. Đây là phiên tòa được công luận trong và ngoài nước rất chú ý. Gần đến ngày xét xử theo dự kiến, nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân. Cộng đồng Công giáo ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước như Mỹ, Úc, Canada... đã liên tục tổ chức các buổi Thánh lễ cầu nguyện cho Lê Quốc Quân. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam cần phải “hủy bỏ mọi cáo buộc mang động cơ chính trị đối với luật sư Lê Quốc Quân, một trong số những nhà hoạt động nhân quyền có uy tín nhất tại Việt Nam”. Human Rights Watch cũng kêu gọi các nhà tài trợ cho Việt Nam cần bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trước việc Hà Nội gần đây trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền và blogger, “đồng thời kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho ông Lê Quốc Quân và các tù nhân lương tâm ôn hòa khác”.


Các tổ chức tham gia kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân:


- UB/bảo vệ pháp lý truyền thông (The Media Legal Defence Initiative)
- Tổ chức theo dõi nhân quyền của Đoàn luật sư Canada (Lawyers’ Rights Watch Canada)
- Tổ Chức Luật sư vì Luật sư (Lawyers for Lawyers)
- UB/Bảo vệ truyền thông - Đông Nam Á (Media Defence – Southeast Asia)
- Tổ chức Không biên giới điện tử (Electronic Frontier Foundation)
- Tổ Chức Phóng viên không biên giới (Reporters Without Borders)
- Tổ Chức Những người bảo vệ tiền phương (Frontline Defenders)
- English PEN
- Avocats Sans Frontières Network

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Sự tham gia chính trị của dân chúng


Sự tham gia chính trị của dân chúng



Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-20


09202013-kinhhoa.mp3  



Một phụ nữ buôn bán hải sản tại một chợ ở Hà Nội đang sử dụng iPad hôm 26/7/2013 - AFP photo
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho dân chúng Việt nam tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia. Sự tham gia như thế là cần thiết cho một xã hội văn minh mà đảng cộng sản tuyên bố hướng tới.


Việc tranh luận về điều khoản số 258, bộ luật hình sự Việt Nam cho thấy một sự quan tâm đến chính trị của công chúng Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Sự quan tâm này được phát triển nhanh chóng nhờ vào công nghệ thông tin với các bloggers, và mạnh mẽ hơn nữa trong vài năm gần đây với mạng xã hội. Nếu không có các điều kiện này thì ắt hẳn những bình luận, những thông tin, những quan tâm tới chính trị quốc gia không nở rộ như trong thời gian qua, vì các định chế chính trị ở Việt Nam không cho phép điều đó.


Một tác giả người Mỹ là ông Harold Lasswell trong một tác phẩm của mình về chính trị viết cách đây rất lâu, năm 1936, đề cập đến chính trị như là một cuộc tranh giành giữa những người thuộc tầng lớp tinh hoa.

Thập niên 30 này cũng chứng kiến trận thanh lọc khổng lồ do Stalin thực hiện, trong một mô hình chính trị Soviet, hoài thai từ các ý tưởng của Marx và Lenin, rằng nền chính trị phải được hai giai cấp đông đảo nhất của xã hội là công nhân và nông dân thực hiện một cách chuyên chính (chuyên chế.)


Sau thế chiến thứ hai, Harold bổ sung những ý tưởng mới trong cách nhìn về chính trị, trong đó ông nghiên cứu rộng hơn đến những tác nhân như văn hóa và con người tác động lên nền chính trị. Cùng thời gian đó, mô hình Soviet được mở rộng sang Đông Âu, Trung quốc,…với sự khẳng định mạnh mẽ nền chuyên chính, mà sau đó đôi khi được gọi tên là nền dân chủ tập trung. Và điều đáng nói là trong mô hình này cuối cùng cũng hình thành một tầng lớp tinh hoa mà Milovan Djilas, nhân vật ly khai từng đứng hàng thứ hai của đảng cộng sản Nam Tư,  gọi là giai cấp mới thống trị bộ phận còn lại của xã hội..

Trao đổi về nhân quyền với đại diện G4


Trao đổi về nhân quyền với đại diện G4









Tiếp tục “hành trình” đem Tuyên bố 258 đến các tổ chức quốc tế và cơ quan đại diện ngoại giao ở Việt Nam, vào 10h sáng 20/9, Mạng lưới Blogger Việt Nam đã gặp gỡ một số quan chức của các nước thuộc G4 – nhóm bốn quốc gia tài trợ nhiều cho Việt Nam, gồm Nauy, Thụy Sĩ, Canada, New Zealand.


Bốn blogger tham dự cuộc họp là Trịnh Anh Tuấn (tên Facebook: Gió Lang Thang), Đào TrangLoan (Hư Vô), Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí), Đặng Bích Phượng (Phương Bích). Còn phía G4 gồm các nhà ngoại giao: bà Tone Wroldsen - Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nauy, bà Ayesha Rekhi - Tham tán Chính trị và Văn hóa Thông tin của Đại sứ quán Canada, và bà Sascha Muller - Bí thư thứ hai Đại sứ quán Thụy Sĩ. Đặc biệt, giữa buổi làm việc, ông Stale Torstein Risa – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nauy tại Việt Nam – cũng đã đến gặp các blogger, trò chuyện và nhận bản Tuyên bố 258.


Phát biểu với các quan chức ngoại giao này, blogger Nguyễn Chí Tuyến nói: “Những người tham gia Mạng lưới Blogger Việt Nam không có ý chống đối Nhà nước Việt Nam mà chỉ muốn đóng góp tiếng nói để Nhà nước thay đổi luật pháp cho tốt hơn. Thế giới văn minh cũng không chấp nhận một điều luật mơ hồ và lỗi thời như Điều 258 Bộ luật Hình sự”.