Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Tại sao phải bắt blogger Nguyễn Hữu Vinh?


Tại sao phải bắt blogger Nguyễn Hữu Vinh?


2014-05-06

05062014-y-basam-arrested.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog Basam
Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog Basam
Courtesy blog Mõ Làng




Sáng ngày hôm qua 5-5-2014 cổng thông tin điện tử của Bộ công an chính thức loan tin ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog Basam và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cùng bị bắt vì vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự. Việc bắt giữ này gây ra một làm sóng rộng khắp trên các trang mạng trong và ngoài nước.

Việc bắt ông Nguyễn Hữu Vinh chủ trang blog Basam và người cộng sự tại Hà Nội khiến cư dân mạng đưa ra rất nhiều câu hỏi bởi công an đã chọn thời điểm Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển của Việt Nam để bắt giữ ông.


Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh và blog Basam

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh là con của công thần Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Bộ trưởng, từng giữ chức Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền tại Liên Xô cũng là một sỹ quan an ninh kỳ cựu. Bản thân của Nguyễn Hữu Vinh từng là thiếu tá an ninh của A25 và sau đó bỏ ngành an ninh để thành lập một doanh nghiệp “thám tử tư” lần đầu tiên của Việt Nam.

TS Nguyễn Quang A nhận xét việc bắt giữ này:

-Không biết vì một lý do gì họ lại bắt anh Nguyễn Hữu Vinh một blogger thực sự nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Đây là trang điểm tin rất hay, rất nhiều người đọc. Họ viện cớ điều 258 nhưng tôi theo dõi thì thấy anh ấy có viết gì đâu, toàn điềm tin và bài của người khác đưa lên thôi.

Ông Nguyễn Hữu Vinh lập trang blog Basam vào năm 2007 và không lâu sau đó trang blog này trở nên nổi tiếng nhất Việt Nam.

Càng nổi tiếng người đọc trong và ngoài nước càng nghi ngờ cho nhân thân của ông hơn. Với lý lịch như thế lại đang sống giữa lòng Hà Nội, công khai đưa tin các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và đàn áp dân oan đã làm nhiều người nghi ngờ ông là an ninh đội lốt hoạt động dân chủ.


“Khi chú ý kỹ người ta sẽ thấy chủ đề chính
quan trọng nhất mà trang Basam đưa lên đầu
trang mỗi ngày luôn luôn là các bài viết có yếu
tố Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông”


Ông Nguyễn Hữu Vinh không những viết trên trang Basam mà còn xuất hiện công khai trong các sự kiện quan trọng. Tại cuộc Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” vào ngày 24-12-2012, tại Hà Nội ông và nhà báo Phạm Viết Đào đã đọc tham luận tại đây.

Nhà báo Phạm Viết Đào sau đó bị bắt còn ông thì không.

Mới đây không lâu ông lại xuất hiện tại cuộc hội thảo mang tên: "Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức vào ngày 9 tháng 3 năm 2014. Hình ảnh cuộc hội thảo này đã được ông tường thuật chi tiết trên trang mạng Basam sau đó.


Trang blog Bsam ngày 6 tháng 5, 2014
Trang blog Bsam ngày 6 tháng 5, 2014 (RFA screen cap.)


Sự công khai của ông có lẽ cũng là ý muốn của công an nhằm gây nghi ngờ trong cộng đồng mạng. Họ để ông tự do đưa bất cứ tin tức gì lên trang Basam với chiến thuật tung hỏa mù và tự diễn biến chia rẽ lẫn nhau.

Trang Basam điểm tất cả các loại tin tức trong cũng như ngoài nước có liên quan đến Việt Nam. Tin lấy từ báo chí lề phải cũng như người viết blog, thậm chí những bài viết hay trên Facebook. Dù vậy khi chú ý kỹ người ta sẽ thấy chủ đề chính quan trọng nhất mà trang Basam đưa lên đầu trang mỗi ngày luôn luôn là các bài viết có yếu tố Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông.

Có lẽ đây cũng là một thế mạnh mà an ninh Việt Nam ngần ngại không bắt chủ trang blog Basam khi người dân đã phản ứng trước vấn đề này ngày càng công khai và gay gắt hơn.

Vậy tại sao lại bắt người chống Trung Quốc mạnh mẽ và hiệu quả nhất trong khi giàn khoan HD 981 công khai chiếm đóng hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Câu hỏi này có nhiều cách giải thích trong đó nhà báo Phạm Đình Trọng đưa ra hai yếu tố sau đây:


“Chính vì trong lúc này có một việc nghiêm trọng
như thế mà Ba Sàm bị bắt thì tôi nghĩ có hai ẩn ý
của chính quyền. Ẩn ý thứ nhất là răn đe những
người phản đối Trung Quốc. Ẩn ý thứ hai là phân
tán sự chú ý
nhà báo Phạm Đình Trọng


- Có thể đây là một ẩn ý của chính quyền bởi vì Trung Quốc đưa giàn khoan vào mình là một việc rất lớn và việc này cũng diễn ra lâu rồi vì trước khi đưa giàn khoan đến thì nó phải khảo sát thăm dò, đóng cọc. Rõ ràng những chuẩn bị như thế đã diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và lực lượng hải quân tuần tra biển của mình phải biết. Thế nhưng cũng không công bố đến khi nó vào rồi thì bộ Ngoại giao mới phản đối như một thông lệ thôi.

Chính vì trong lúc này có một việc nghiêm trọng như thế mà Ba Sàm bị bắt thì tôi nghĩ có hai ẩn ý của chính quyền. Ẩn ý thứ nhất là răn đe những người phản đối Trung Quốc. Ẩn ý thứ hai là phân tán sự chú ý của người dân đối với Trung Quốc khi nó đưa giàn khoan vào Việt Nam.


Từ trang Basam đến trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Chị Ngọc Thu, người phụ trách trang Basam hiện nay xác nhận là ông Nguyễn Hữu Vinh không còn dính gì tới trang này ngược với những gì mà cơ quan công an cáo buộc. Khi được hỏi phải chăng ông Nguyễn Hữu Vinh đã biết trước việc mình sẽ bị bắt chị Thu cho biết:

-Chúng tôi không thể trả lời chính xác nhưng chuyện bắt anh Vinh không liên quan gì tới trang Basam vì đã từ lâu anh Vinh không còn điều hành trang Basam nữa, anh không giữ quyền Admin và không thể mở hay đóng trang Basam được cho nên tôi nghĩ chuyện bắt anh ấy không liên quan gì tới nội dung của trang Basam.


“Dường như có sự liên quan gì đó. Không
rõ ràng lắm việc bắt anh Vinh có liên quan
tới trang Chép sử Việt bị đóng hay không
nhưng ngay khi tin anh Vinh bị bắt thì cả hai
trang Chép sử Việt và Diễn Đàn Xã Hội Dân
Sự đều bị đóng ngay lúc đó.”
Chị Ngọc Thu


Ngay khi trang Basam tạm ngưng điểm tin, trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự làm tiếp công việc của nó tuy chưa công phu và rộng lớn bằng. Thêm vào đó là sự xuất hiện của blog mang tên Chép sử Việt đã khiến người theo dõi ngạc nhiên hơn mặc dù không ai biết chắc trang blog này có phải do Nguyễn Hữu Vinh thực hiện hay không. Chị Ngọc Thu người hiện là BTV của trang Basam chia sẻ:

-Dường như có sự liên quan gì đó. Không rõ ràng lắm việc bắt anh Vinh có liên quan tới trang Chép sử Việt bị đóng hay không nhưng ngay khi tin anh Vinh bị bắt thì cả hai trang Chép sử Việt và Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đều bị đóng ngay lúc đó

TS Nguyễn Quang A người có vai trò trên trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự cho biết việc trang này bị hacker chiếm tên miền, ông nói:

- Tôi không rõ trang Chép sử Việt ấy là của ai, có thể nó có liên quan nhưng cũng có thể nó độc lập với nhau. Chuyện trang Dân Quyền bị hack xảy ra trước khi anh Vinh bị bắt. Anh em kỹ thuật của chúng tôi đang tìm cách phục hồi và khôn g biết bao giờ mới xong và cũng có thể làm thêm một trang thứ hai hay thứ ba gì đấy nữa.

Nhà giáo Phạm Toàn, người từng cộng tác, dịch bài trên trang Basam có cái nhìn sâu hơn, ông cho rằng đàng sau việc bắt giữ này là kết quả của tranh chấp giữa phe phái:

-Ba Sàm ghê lắm nếu không bắt Ba Sàm thì có thể anh ấy kêu gọi biểu tình chống Biển Đông sắp tới thì nguy lắm. Tôi vẫn thấy anh Ba Sàm phải là cùng một phe nào đó. Có thể phe ấy thông minh hơn nhưng lại yếu thế hơn.

Hình ảnh công an bắt giam Nguyễn Hữu Vinh có thể do phe thân Trung Quốc hay ai đó gián tiếp gửi đi thông điệp tới cho Hoa Kỳ trước khi đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng Năm sắp tới. Thông điệp ấy rõ ràng cho thấy sức ép làm cho Việt Nam phải thực hiện nhân quyền theo ý của quý vị đã hoàn toàn phá sản.

Tuy nhiên nếu xoay vấn đề sang một góc khác, câu hỏi dựa theo kinh nghiệm của người xưa: “phải chăng đây là động tác mượn dao giết người của các phe phái trong nội bộ?” không phải là không có lý của nó.


1 nhận xét: