THU CHI CỦA ĐẢNG CS lÀ “TUYỆT MẬT”
Cập nhật: 15:03 GMT - thứ hai, 8 tháng 9, 2014
Tài liệu về dự trữ ngân sách và các khoản thu, chi đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam được chính thức nhắc lại là thể loại văn bản thuộc hàng 'tuyệt mật', hoặc 'tối mật', theo một tờ báo từ TP HCM.
Trang 'Một Thế Giới' vừa công bố danh sách được Thủ tướng Chính phủ tại Việt Nam quy định về nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương Đảng.
Căn cứ vào quyết định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hôm 4/9 vừa qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm nay, các tài liệu thực hiện nhiệm vụ quốc tế về công tác tài chính đối với các Đảng, các tổ chức chính trị nước ngoài có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thuộc diện bí mật.
Trang web Một Thế Giới (1) cũng chụp lại hình họ nói là quyết định vừa ký của Thủ tướng Việt Nam.
Ngoài ra, hạng mục 'tuyệt mật' này còn gồm cả các tài liệu, sổ công tác, thiết bị lưu giữ thông tin (gồm USB, thẻ nhớ, ổ cứng) chứa thông tin có nội dung thuộc độ Tuyệt mật của cơ quan Ban Kinh tế Trung ương.
Bí mật hay công khai?
Trong phần dẫn nhập vào quyết định mới nhất của chính phủ Việt Nam có nhắc đến cơ sở pháp lý của văn bản là 'Luật Tổ chức Chính phủ 25/12/2000' và Pháp Lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước 28/12/2000' và một số văn bản pháp quy khác.
Quyết định tăng cường bảo mật đến từ đề nghị của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ̣(phải)
Tuy nhiên, quyết định của Việt Nam chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu bảo mật của nhà nước và cho hay việc ra quyết định này đến từ đề nghị của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Bộ trưởng Bộ Công an.
Được biết hồi đầu năm nay, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường cũng ký một quyết định tương tự.
Nhưng theo tờ Bấm China Daily hồi tháng 2/2014, ông Lý nói nhu cầu của việc ra quy định mới về bảo mật là "nhằm tăng cường tính minh bạch của chính phủ".
Trung Quốc muốn chấn chỉnh việc áp dụng khá thoải mái dấu 'mật' hoặc xếp hạng 'bí mật quốc gia' cho rất nhiều thông tin các cơ quan nhà nước nắm giữ.
Các cơ quan nhà nước được chính phủ yêu cầu những gì cần công bố cho dư luận biết thì không được dán nhãn 'bí mật quốc gia'.
Ngoài ra họ cũng quy định rõ thời hiệu áp dụng chế độ bảo mật cho văn bản và chia cả thành các cấp độ bảo mật khác nhau.
***
(1):
Nhiều tài liệu, ý kiến của Ban Kinh tế TƯ là “tuyệt mật”, “tối mật”
Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:18 08-09-2014
Các thành viên của Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh TL
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có quyết định, quy định rất nhiều loại tài liệu, báo cáo, sổ công tác, các ý kiến tham mưu, đề xuất, tin… của Ban Kinh tế Trung ương đều thuộc danh mục “tuyệt mật”, “tối mật”…
Quyết định về danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật, tối mật của Ban Kinh tế Trung ương đảng CSVN vừa được thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 4.9 vừa qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20.10.2014.
Theo đó, các loại tài liệu, văn bản, thông tin Ban Kinh tế Trung ương được đưa vào vòng bí mật nhà nước độ “tuyệt mật” đã được quy định chi tiết như sau:
1. Các báo cáo, đề xuất, tham mưu của Ban Kinh tế Trung ương với Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư về việc xây dựng đường lối, chủ trương, nghị quyết đại hội; nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực kinh tế - xã hội; định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ngành, vùng liên quan đến an ninh; quốc phòng; về phát triển công nghiệp quốc phòng.
2. Tin, tài liệu liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng về dự trữ chiến lược quốc gia, ngân sách đặc biệt dành cho quốc phòng, an ninh; chủ trương thu, đổi tiền, phát hành tiền chưa công bố hoặc không công bố.
3. Tài liệu về dự trữ ngân sách và các khoản thu, chi đặc biệt của Đảng. Tài liệu thực hiện nhiệm vụ quốc tế về công tác tài chính đối với các Đảng, các tổ chức chính trị nước ngoài có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Tài liệu, sổ công tác, thiết bị lưu giữ thông tin (USB, thẻ nhớ, ổ cứng) chứa thông tin có nội dung thuộc độ Tuyệt mật của cơ quan Ban Kinh tế Trung ương.
5. Các văn bản có sử dụng tin thuộc danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật của các cơ quan, tổ chức khác.
Còn danh mục bí mật nhà nước độ “tối mật” của Ban Kinh tế Trung ương cũng được thủ tướng quy định cụ thể, bao gồm:
1. Tài liệu, nội dung làm việc của Ban Kinh tế Trung ương với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước, chính phủ có liên quan đến các chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.
2. Hồ sơ, tin, tài liệu liên quan đến việc thẩm định các đề án kinh tế - xã hội trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công bố hoặc không công bố.
3. Văn bản tham gia ý kiến của Ban Kinh tế Trung ương đối với các chủ trương, chính sách, các dự án lớn về kinh tế - xã hội trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công bố hoặc không công bố.
4. Văn bản có ý kiến chỉ đạo trực tiếp (bút tích) của các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước với Ban Kinh tế Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Các ý kiến tham gia góp ý của Ban Kinh tế Trung ương với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thuộc khối kinh tế - xã hội theo phân công, phân cấp.
6. Tin, tài liệu liên quan đến các vấn đề lịch sử chính trị, kiểm điểm công tác của các đồng chí lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương các khóa chưa công bố hoặc không công bố.
7. Tài liệu, sổ công tác, thiết bị lưu giữ thông tin (USB, thẻ nhớ, ổ cứng) chứa thông tin có nội dung thuộc độ Tối mật của cơ quan Ban Kinh tế Trung ương.
8. Các văn bản có sử dụng tin thuộc danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của các cơ quan, tổ chức khác.
Thủ tướng Chính phủ quy định tất cả bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành quyết định trên.
Còn trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng CSVN và bộ trưởng Bộ Công an phải chịu trách nhiệm kiểm tra việc thi hành quyết định của thủ tướng về danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật, tối mật của Ban Kinh tế Trung ương vừa ban hành.
Trúc Nam Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét