Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm.”



“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm.”





Dung nghe CS noi 2....jpg



Trên tờ South China Morning Post có bài viết về quan hệ Trung Quốc - Đài Loan trên cách nhìn "một quốc gia, hai hệ thống"


Nội dung bài viết:


Tập Cận Bình hôm qua làm sống lại ý tưởng thống nhất Đài Loan và Trung Quốc theo công thức "một quốc gia, hai chế độ".


Ông Tập nhắc lại, không bao giờ Bắc Kinh bỏ mục tiêu để đạt được sự thống nhất quốc gia ở hai bờ eo biển.


Tuy nhiên, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu thẳng thừng bác bỏ ý tưởng đó, nói rằng "không thể chấp nhận" bởi vì nó sẽ làm Đài Loan mất chủ quyền.


"Một quốc gia, hai chế độ" là một công thức của Đặng Tiểu Bình để đối phó với thách thức chính trị chưa từng có ở Hồng Kông, một khi nơi này được trả lại cho Trung Quốc 1997. (*)


Trong khi ông Tập nhấn mạnh đến hòa bình thống nhất đất nước và công thức "một quốc gia, hai hệ thống" là cách tốt nhất để thu hẹp khoảng cách chính trị hai bờ eo biển, ông cũng ám chỉ vận dụng nó linh hoạt. Ông nói rằng, trước khi áp dụng công thức, Bắc Kinh sẽ "xem xét đầy đủ tình hình thực tế tại Đài Loan, ý kiến đề xuất từ các thành phần khác nhau của hai bên eo biển, và chú ý đến những đặc quyền và sắp xếp thuận lợi cho người dân Đài Loan".


Trong một tuyên bố chỉ một giờ sau đó, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã từ chối chấp nhận đề nghị của Tập Cận Bình, nói rằng Đài Loan - nước Cộng hòa Trung Quốc - đã là một quốc gia có chủ quyền từ 103 năm…


Hai bên là đối thủ cho đến khi kết thúc cuộc nội chiến năm 1949, nhưng mối quan hệ đã được cải thiện đáng kể từ ông Mã trở thành tổng thống vào năm 2008 và đã chấp nhận một chính sách nỗ lực cải thiện của Bắc Kinh.


Các nhà phân tích cho biết diễn biến gần đây tại Hồng Kông và Đài Loan đã cảnh báo Bắc Kinh, họ đã để mất niềm tin công chúng ở cả hai nơi đối với thể thức "một quốc gia, hai hệ thống".


Hàng ngàn người Hồng Kông đã xuống đường trong những tháng này để phản đối những gì họ xem như là một vi phạm lòng tin của Bắc Kinh về lời hứa của mình với 50 năm tự trị cho thành phố, theo thoả thuận với Anh quốc, bằng cách thắt chặt kiểm soát đối với quá trình bầu cử của Hồng Kông.


Các cuộc biểu tình đã làm nâng cao mối lo ngại và sự chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh tại Đài Loan.


Dai Loan - TQ.jpg



(*) Đặng Tiểu Bình đề xuất công thức "một quốc gia, hai hệ thống" vào năm 1978 để cho phép Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan duy trì hệ thống của mình (khu tự trị đăc biệt) như một con đường để thống nhất đất nước. Năm 1983, ông đã hứa Đài Loan sẽ duy trì quyền tự trị và lực lượng vũ trang riêng.


-----


Lời bàn:



Những gì xảy ra ở Hồng Kông cho thấy bộ mặt lừa đảo của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Họ hứa hẹn tự trị để thống nhất, nhưng sau đó họ lũng đoạn, đồng hoá đến xoá sổ những gì khác họ, đó là những quyền dân chủ mà người dân được hưởng trước khi thống nhất.


Đài Loan không đến nỗi không có mắt khi nhìn tình trạng Hồng Kông. Họ không đến nỗi tự chui đầu vào thòng lọng của Bắc Kinh. Cho dù Tổng thống Mã Anh Cửu bị coi là người thân Bắc Kinh, nhưng lòng tự hào dân tộc của ông ta chưa mất.


Nhưng, ở một nơi, phía Nam của Quảng Tây, Quảng Đông, cũng có một nước đã là một nước hoàn toàn độc lập tuy ngắn ngủi dưới thời Trần Trọng Kim, nay dưới thời cộng sản lại tự chui đầu vào cái cũi của Trung Quốc qua Hội nghị Thành Đô với "16 chữ vàng và 4 chữ tốt". Lãnh đạo của nước đó cam nguyện làm thân khuyên mã cho Trung Nam Hải, sẵn sàng đàn áp đến giết dân mình để làm vừa lòng quan thày và hoàn thiện công cuộc bán nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét