Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Những rào cản khiến phụ nữ VN chưa thể khẳng định mình



Những rào cản khiến phụ nữ VN chưa thể khẳng định mình



2015-03-07


Những rào cản khiến phụ nữ VN chưa thể khẳng định mình   Phần âm thanh  Tải xuống âm thanh




     Một phụ nữ bán chuối dạo trên đường phố Hà Nội hôm 07/2/2013 - AFP Photo



Định kiến và rào cản

Việt Nam kể từ lúc chiến tranh chấm dứt cũng là lúc nữ quyền và vai trò phụ nữ trong xã hội hay trong chính trường được chú trọng nhiều hơn theo luật định cũng như theo chính sách.


Nhưng vẫn còn nhiều việc chưa đến nơi đến chốn, còn quá nhiều định kiến và rào cản khiến phụ nữ Việt Nam chưa thể khẳng định đúng mức khả năng lãnh đạo của mình.


Nhân Ngày Phụ Nữ 8 tháng Ba, được coi là một trong những ngày lễ quan trọng của Việt Nam, tiến sĩ Vương Thi Hanh, giám đốc Trung Tâm Hỗ Trợ Giáo Dục Và Nâng Cao Năng Lực Cho Phụ Nữ (CEPEW) ở Hà Nội, nhận định vị trí người nữ trong chính trường tính đến lúc này:


TS Vương Thị Hanh: Hiện nay, ở khóa hiện tại đây thì phụ nữ trong quốc hội là 24,4%. Phụ nữ trong Hội Đồng Nhân Dân cấp tỉnh trên 25%. Phụ nữ trong Hội Đồng Nhân Dân cấp huyện và quận là trên 24%, và phụ nữ ở Hội Đồng Nhân Dân cấp xã là 21%.


“Phụ nữ ở cấp bộ là chưa được 10% đâu,
ở cấp thứ trưởng có thể là hơn, trên 10%.
Nếu so với một số nước thì tỷ lệ đó không
phải là tỷ lệ quá thấp đâu. Nhưng phụ nữ
tham gia vào các cơ quan dân cử mà giữ
những vị trí như chủ tịch hay phó chủ tịch
thì tỷ lệ đó đang còn ít.”
-TS Vương Thị Hanh


Phụ nữ ở cấp bộ là chưa được 10% đâu, ở cấp thứ trưởng có thể là hơn, trên 10%. Nếu so với một số nước thì tỷ lệ đó không phải là tỷ lệ quá thấp đâu. Nhưng phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử mà giữ những vị trí như chủ tịch hay phó chủ tịch thì tỷ lệ đó đang còn ít, trên 15% ở cấp phó chủ tịch, còn cấp chủ tịch thì chỉ ở con số khoảng 5% hoặc dưới. Cho nên người ta đang mong muốn là phụ nữ vào các cơ quan dân cử đó nhưng ở vị trí nào để mang tiếng nói quyết định nhiều hơn.


Sự tham gia của phụ nữ vào cơ quan dân cử không phải chỉ để cho có hay chỉ để trao đổi mà là để họ có ảnh hưởng đến sự thay đổi chính sách, đem lại lợi ích cho người dân.


Thanh Trúc: Phải chăng những số liệu bà vừa nêu ra cho thấy vai trò phụ nữ Việt Nam trong chính trường đã được xã hội nhìn nhận một cách đúng đắn hơn?


TS Vương Thị Hanh: Nói về mặt lý thuyết thì nhà nước cũng rất quan tạm làm thế nào để phụ nữ có vai trò bình đẳng với nam giới trong tham gia chính trị. Chính trị không cứ là phải ở vai trò quyền lực đây, chính trị còn ở ngay những sự tham gia bình thường vào các hoạt động của cộng đồng, miễn là có sự tham gia và có sự đóng góp.


Đã đạt những mong muốn của chị em chưa thì theo tôi là chưa được. Chưa được bởi vì đúng về mặt số lượng tỷ lệ phụ nữ tham gia trong cơ quan quản lý, có vị trí lãnh đạo hay là trong vị trí đại biểu nhân dân thì nói chung là thấp. Thứ nữa, ở những vai trò hoặc vị trí chủ chốt thì nó lại còn ít hơn, thường thường là những cấp phó.


ban-dao-nguoi-ngheo.-250.jpg
Những phụ nữ bán hàng rong khắp hang cùng ngõ hẻm ở Hà Nội trên chiếc xe đạp. - RFA photo


Thanh Trúc: Bà có nghĩ tình trạng này sẽ thay đổi khi mà Việt Nam đang chuẩn bị thông qua luật bầu cử mới?


TS Vương Thị Hanh: Thì trong luật bàu cử mới cũng nói rằng cần phải có những qui định để làm thế nào thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong tỷ lệ về số lượng cũng như chất lượng được nhiều hơn.


Một điểm mà nhiều người mong đợi là có lẽ trong luật bầu cử này cần phải đưa cụ thể hơn ví dụ như quota, ví dụ sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, sự tham gia của mỗi giới trong cơ quan dân cử tức kể cả Quốc Hội cho tới Hội Đồng Nhân Dân,không thấp hơn 35%. Làm thế nào đảm bảo, khích lệ cho nhiều phụ nữ được ứng cử nhiều hơn và do đó họ được nhân dân tín nhiệm nhân dân bầu nhiều hơn. Vấn để của Việt Nam bây giờ đang là vấn đề đó.


Nhấn mạnh đến đào tạo và nhận thức


Thanh Trúc: Thưa TS Vương Thị Hanh, trong quá trình hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ thì bà thường nhấn mạnh đến đào tạo và nhận thức, xin nói rõ hơn về điều này?


TS Vương Thị Hanh: Đầu tiên phải khẳng định quyền tham gia của phụ nữ và nam giới là như nhau. Không phải hoạt động chính trị chỉ là không gian của nam giới, phải nhận thức được như thế.


Vấn đề thứ hai là để tham gia được bản thân phải cố gắng nâng cao năng lực của mình. Có kiến thức, có kỹ năng thì lúc đó nới đủ tiêu chuẩn, đủ tiêu chí để người dân tín nhiệm và bầu cho mình. Đó là phần hết sức quan trọng.


“Để phụ nữ tham gia được tốt thì điều kiện
kinh tế xã hội cũng phải được cải thiện, tạo
thêm thuận lợi cho chị em phụ nữ. Còn một
điều nữa là sự ủng hộ của gia đình, của những
thành viên nam trong gia đình hay chồng của họ
trong gia đình cho phụ nữ có thể tham gia một
cách tự tin hơn.“
-TS Vương Thị Hanh


Nhưng mà nâng cao năng lực và kỹ năng thì không chỉ riêng mỗi bản thân phụ nữ tự được mà sự hỗ trợ của các cơ quan tạo cơ hội tạo điều kiện cho phụ nữ được đào tạo được nâng cao năng lực. Còn điều nữa là để mà tham gia được thì các cơ quan lãnh đạo, hay nói khác là những người lãnh đạo phải có sự cam kết, quyết tâm. Ở các nước hoặc các đảng chính trị thì họ đưa hẳn ra là có bao nhiêu ghế dành cho phụ nữ, đúng không? Thế thì ở nước mình cũng phải đưa ra được chỉ tiêu, cam kết đảm bảo cho sự tham gia của phụ nữ cũng được cân bằng với nam giới. Cân bằng đấy không có nghĩa 50/50 đâu, cân bằng có nghĩa là tỷ lệ cho phụ nữ có tiếng nói vào trong quá trình quyết định nó ảnh hưởng tới các chính sách mà có tác động đến cả phụ nữ và nam giới.


Một phần nữa, để phụ nữ tham gia được tốt thì điều kiện kinh tế xã hội cũng phải được cải thiện, tạo thêm thuận lợi cho chị em phụ nữ. Còn một điều nữa là sự ủng hộ của gia đình, của những thành viên nam trong gia đình hay chồng của họ trong gia đình cho phụ nữ có thể tham gia một cách tự tin hơn. Để cho phụ nữ có vai trò chính trị của mình thì nó cần như vậy.


Thanh Trúc: Thưa ngoài những điều kiện trên thì đâu là rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ vào lãnh vực xã hội và chính trị?


TS Vương Thị Hạnh: Cơ bản nhất và gốc rễ nhất vẫn là bất bình đẳng giới. Bất bình đẳng giới trong gia đình, đứng về mặt hiểu biết và nhận thức, thì bây giờ khá hơn nhiều rồi. Việt Nam mình luật phòng chống bạo lực gia đình đưa ra khá là tiến bộ nhưng hành động cũng bị cái văn hóa truyền thống ăn sâu vào tâm lý con người.


Thứ hai nữa là đôi khi điều kiện kinh tế gia đình bị khó khăn,tạo xung đột giữa người vợ và người chồng. Thế nhưng gốc rễ người ta nói vẫn là sự bất bình đẳng giới, vẫn cái định kiến truyền đời về vấn đề người phụ nữ luôn luôn ở vị trì là những người phục vụ. Cái đó chưa thay đổi được tận gốc rễ, nó ảnh hưởng đến tâm lý đến suy nghĩ của người phụ nữ.


Thanh Trúc: Việt Nam, trong cơ chế thị trường hiện thời, có một đội ngũ lao động nữ đang phát triển mà chừng như quyền lợi và nhân phẩm của chưa được bảo vệ đúng mức. Bà nghĩ điều gì cần nói lên thay cho cánh chị em khá là bị thua thiệt này?


TS Vương Thị Hanh: Hiện tại có lẽ vẫn là việc làm trong cơ chế thị trường, điều kiện lao động, sự tìm việc làm của phụ nữ vẫn còn nhiều khó khăn. Có thể cả về mức lương, điều kiện làm việc và cả vấn đề đồi xử.
Chẳng hạn nước mình cũng có khá nhiều hội thảo về tạo điều kiện hay bảo vệ người lao động, trong đó có lao động nữ. Nhất là về công đoàn thì Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam và các công đoàn họ cũng đặt ra.
Trong phát triển kinh tế cũng có nhiều doanh nghiệp hiện không phát triển được, cũng có những doanh nghiệp nhỏ đang phá sản, cho nên lao động kể cả nam và nữ mà trong đó nữ là bị ảnh hưởng nhiều hơn.


Vấn đề đặt ra là đảm bảo quyền lao động cho nữ trong các xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh, trong những công ty lớn. Tức là phần đó phải được chú trọng nhiều hơn.


Thanh Trúc: Xin cảm ơn bà Vương Thị Hanh về những nhận định của bà liên quan đến phụ nữ Việt Nam nhân Ngày Phụ Nữ 8 tháng Ba hôm nay.



Chuyện của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét