Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Biển đông nóng lên tại buổi đối thoại Shangri-la ở Singapore


Biển đông nóng lên tại buổi đối thoại Shangri-la ở Singapore




Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á, hay còn gọi là Đối thoại Shangri-la, lần thứ 14 đã khai mạc ở Singapore vào tối thứ sáu (giờ địa phương). Thủ tướng Singapore – Lý Hiển Long – phát biểu khai mạc, tập trung vào cân bằng quyền lực, hợp tác khu vực và chống khủng bố.



Photo Courtesy:CNN


Cali Today News - Vấn đề biển đông trở thành trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh do căng thẳng leo thang sau khi Hoa Kỳ gởi những máy bay quân sự vào khu vực này.
Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ - Trung ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, theo ông Thái Bình Dương “rộng đủ” để chứa cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.
“Hoa Kỳ đang phản ứng các hành động của Trung Quốc bằng cách đưa thêm các hoạt động máy bay và tàu chiến vào gần khu vực đang tranh chấp, một tín hiệu cho thấy họ không chấp nhận các tuyên bố đơn phương về chủ quyền biển đông,” Ông nói trong bài phát biểu.
Đối thoại Shangri-La, bước vào năm thứ 14, được công nhận là hội nghị thượng đỉnh hàng đầu về an ninh và quốc phòng Châu Á Thái Bình Dương.
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ba ngày đãthu hút 26 đoàn quân sự cấp cao từ 26 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ.

Phó Tổng Tham Mưu Trưởng quận đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc dẫn đầu đoàn Trung Quốc đến hội nghị năm nay.
Phía Trung Quốc cũng sẽ tiếp xúc song phương với đoàn quan chức quân sự cao cấp của Việt Nam do Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng dẫn đầu.
Hai bên đều lên tiếng sẵn sàng giải quyết các tranh chấp biển đông thông qua hòa đàm và đối thoại.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên biển đông để có cớ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở đó, Washington kịch liệt từ chối công nhận những tuyên bố này. Các quan chức Hoa Kỳ rất quan ngại về viêc quân sự hóa tại các bãi đá, rặng san hô của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Ash Carter đã kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay hành động gây căng thẳng. Tại Đối thoại Shangri-La, ông Carter đã nhắc lại vấn đề này.
Trong bài phát biểu trước khi đến Shangri-La, Bộ trưởng Carter nói: “Hoa Kỳ  quan ngại sâu sắc về tốc độ và phạm vi bồi lắp đất tại biển đông, những hành vi quân sự hóa cũng như những tiềm năng của các hoạt động này làm tăng nguy cơ toan tính sai lầm hoặc gây ra tranh chấp giữa các bên.”

Trương Duy Nhất: “Hãy lên tiếng!”



Trương Duy Nhất: “Hãy lên tiếng!”







dbb45-tdnhat-622.jpg
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất (thứ hai từ phải sang) sau khi ra tù. - Courtesy photo



Trương Duy Nhất: “Hãy lên tiếng!”Phần âm thanh Tải xuống âm thanh




Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sau hai năm ngồi trong trại giam với bản án vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự vừa được trả tự do đã có những chia sẻ với Mặc Lâm về những trải nghiệm anh đã qua cũng như những gì mà anh tiếp tục làm trong tương lai mời quý vị theo dõi.


Ấn tượng về Anh Điếu Cày


Mặc Lâm: Mọi người đều biết anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã có thời gian bị giam chung với anh, anh có thể nói chút ít về ấn tượng của anh đối với anh Hải cũng nhưng kỷ niệm gì mà hai anh có với nhau trước khi anh Hải sang Mỹ được không ạ?


“Ấn tượng của tôi nhất về Điếu Cày thì
đó là một con người bản lĩnh kiên cường,
khó tìm một người nào có ý chí và bản lĩnh
như anh Điếu Cày, khó lắm.”
-Trương Duy Nhất


Trương Duy Nhất: Ấn tượng của tôi nhất về Điếu Cày thì đó là một con người bản lĩnh kiên cường, khó tìm một người nào có ý chí và bản lĩnh như anh Điếu Cày, khó lắm. Bởi vì tôi và anh Hải Điếu Cày ở hai phòng sát nhau, hai phòng có bức tường cao khoảng 3 hay 4 mét gì đó, họ cách ly hai phòng lại. Ban ngày khi mở cửa, tôi bị đau lưng trèo không được thì anh Hải ảnh trèo lên tường ngồi tâm sự với tôi. Anh em nói chuyện với nhau, tôi ngồi bên này còn ảnh ngồi bên đó. Ấn tượng ban đầu khi mới vào nhìn thấy anh tôi thương lắm. Người ốm khô ốm quắt da bụng nó như dính vào lưng, sợ thật. Trong đó chỉ có anh với tôi là hai người cương quyết nhất, mạnh bạo nhất đấu tranh với trại giam. Anh Hải là một người về mặt ý chí, bản lĩnh thì tôi cho rằng khó tìm ra một người như thế.

Mặc Lâm: Việc anh Hải bị mang ra thẳng phi trường để sang Hoa Kỳ có làm anh bất ngờ không? Sau khi anh Hải ra đi và một mình ở lại anh có cảm giác thế nào?

Trương Duy Nhất: Bất ngờ thì không bất ngờ lắm bởi vì việc anh Hải Điếu Cày ra trại sớm và đi Mỹ thì đã có thông tin trước đó mấy tháng kia, khi có một đoàn cán bộ an ninh vào làm việc. Anh Hải ảnh ra gặp ai, làm việc thế nào thì anh ấy đều kể hết cho tôi cũng như tôi ra thăm nuôi, làm việc với quản giáo thế nào thì tôi cũng kể hết cho anh Hải.



000_Hkg9564658.jpg
Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ở Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng số 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014.



Cán bộ của Bộ Công an họ vào họ gặp anh Hải, họ gọi ra bảo bên Bộ Ngoại giao Mỹ có quan tâm đến vấn đề của anh và muốn anh định cư và sinh sống ở Mỹ, họ tác động để trả tự do cho anh. Anh Hải khi vào ảnh có trao đổi việc đó với tôi và hai anh em cũng bàn bạc thống nhất với nhiều ý cho nên đã chuẩn bị trước. Khi đi anh Hải cũng để lại tặng tôi rất nhiều vật dụng chăn màn quần áo, ngay cả cái bát ăn cơm, cái thìa uống cà phê anh Hải cũng để cho tôi. Hai anh em chuẩn bị trước đó cả hơn hai tháng rồi nên cũng không bất ngờ lắm, thứ nhất là mừng “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” mà.

Bởi vì chúng tôi ở hai phòng sát bên cho nên mỗi lần có những điều không nói được, vì không phải ai trong cái khu đó mình cũng có thể tâm sự được, nên khi anh Hải ảnh trèo lên tường thì tôi viết sẵn lời tâm sự để chia tay với anh ấy. Tôi đưa tờ giấy mà bây giờ thì anh cũng biết rồi đó, tôi nghĩ sau khi đọc xong thì anh ấy hủy nó đi, hóa ra khi tôi ra tù mới bữa hôm qua tôi mới biết là ổng đem tờ giấy đó qua tới bên Mỹ luôn. Tôi bảo là dù sao đi nữa “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” anh ra thì em mừng.

Mừng khi nghĩ lại khi anh đi rồi thì ngày nào cũng thế tôi gọi: “Này! lên đài!” lên đài tức là leo lên tường ngồi nói chuyện với tôi. Tôi nhớ mãi cái hình ảnh anh mặc quần đùi đưa xương sườn ngồi nói chuyện suốt với tôi. Anh Hải có tặng tôi một số bài thơ và một số giấy tờ ảnh ghi tặng cho tôi mà cuối cùng khi ra trại họ cũng thu hết. Không biết tại sao cái bài thơ của Điếu Cày mà họ cũng lấy?

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Người Buôn Gió - Bình luận những vụ đánh người mới đây.


Người Buôn Gió - Bình luận những vụ đánh người mới đây.



Nâng cấp chém gió lên bước nữa xem sao, cũng phải thay đổi phương cách phục vụ bà con chỉ thích nghe và nhìn, không có thời gian đọc.







Vào đầu tháng 5 năm 2015, một phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong chương trình đối thoại nhận quyền thứ 19 giữa hai nước. Chuyến đi của phái đoàn nhân quyền Mỹ lần này có ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định của các thượng nghị sĩ trong thương viện Hoa Kỳ. Trong bối cảnh thượng viện Hoa Kỳ cần ra quyết định có đồng ý cho tổng thống Obama quyền xúc tiến đàm phán nhanh cho Việt Nam vào TPP hay không.

Cùng với nhiều đòi hỏi cải cách khác thì vấn đề nhân quyền cải thiện vẫn là một trong những đòi hỏi hàng đầu của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đối chính phủ Việt Nam. Một chuyến đi quan trọng khác từ phía Việt Nam của ông bộ trưởng công an Trần Đại Quang đến Mỹ, trước chuyến phái đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam. Tiếp đến nhìn thành phần phái đoàn Hoa Kỳ sang Việt Nam có nhiều gương mặt dân biểu quen thuộc trong việc đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam. Chúng ta có thể thấy dường như chính phủ hai nước Mỹ, Việt đang có những cố gắng nhân nhượng nhau để tìm đến một kết quả tốt trong bản báo cáo của phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ tới Việt Nam lần này.

Tất cả những điều ấy là để Việt Nam sớm gia nhập TPP. Một hiệp định thương mại sẽ khiến Việt Nam thoát dần khỏi ảnh hưởng của nước láng giềng Trung Quốc.

Những năm gần đây, dấu hiệu cho thấy sự bất đồng trong nội bộ nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng lên cao. Mức độ của các bất đồng đã lớn đến mức không ngần ngại trước mặt công chúng. Sự bất đồng này bởi nguyên nhân ý thức hệ trước thời cuộc mới. Một số chủ trương thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc cùng với việc tiến thêm những bước quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ. Trong khi đó thì ngược lại , ở chủ trương của nhóm thứ hai là tiếp tục gắn chặt với Trung Quốc và cảnh giác với Hoa Kỳ.

Ở nhóm thứ nhất là những người lãnh đạo đất nước Việt Nam về mặt kinh tế, ngoại giao.

Ở nhóm thứ hai là những người lãnh đạo đất nước về mặt tư tưởng, quân đội.

Nếu Việt Nam gia nhập TPP, một hiệp định thương mại mà đối tác chính là Hoa Kỳ. Điều đương nhiên là mặt kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Qua đó những người lãnh đạo các mặt này có thêm uy tín và quyền hạn trong bộ máy chế độ.

Đấy là điều mà nhóm thứ hai lãnh đạo về mặt tư tưởng, quân đội không chấp nhận. Việc rời xa ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ làm suy yếu sự áp đặt quyền lực cai trị của họ với dân chúng thông qua tư tưởng và sức mạnh quân đội.

Trong mớ mâu thuẫn giữa hai phe phái này, bộ công an Việt Nam đang đứng ở giữa đường. Một số quan chức tướng lĩnh trong Bộ Công An có khuynh hướng nghiêng theo phe thứ nhất, một số theo phe thứ hai. Phần đông còn lại các tướng lính , sĩ quan trong công an thụ động, lệnh đến đâu làm đến đấy.

Ngay trong thời gian có chuyến làm việc của phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ. Liên tiếp tại Hà Nội, Sài Gòn đã xảy ra những vụ đánh đập những người bất đồng chính kiến bởi những đối tượng theo dõi họ bấy lâu nay.


Chi Tuyen bi con an danh.jpgDinh Quang Tuyen bi con an danh.jpeg




Điển hình mới nhất trong vòng tháng 5 là các nạn nhân như Nguyễn Chí Tuyến tức Bloger Anh Chí , Đinh Quang Tuyến tức bloger Tuyến Xích Lô và Trịnh Anh Tuấn tức Bloger Gió Lang Thang.

Cả ba đều bị đánh theo một phương thức giống nhau.

1- Trong vòng thời gian phái đoàn Hoa Kỳ sang Việt Nam làm việc về nhân quyền.

2- Bị chính những người theo dõi mình đánh

3- Vị trí đánh giữa đường, thời gian đánh vào lúc ban ngày.

4- Các vết đánh tập trung vào đầu, mặt.

5-Sau khi bị đánh, việc đi viện khám chữa, thăm hỏi không bị ngăn cản.

Các điểm trùng hợp trên cho thấy, mục đích của việc đánh người là chủ ý gây rầm rộ dư luận. Sự việc xảy ra ban ngày, giữa đường đi không cần phải kín đáo che đậy. Điểm tấn công vào đầu mặt, thương tích dễ nhìn thấy nhất ..việc đưa người đi khám không hề bị ngăn cản như mọi khi. Thậm chí việc bạn bè hay nhân viên sứ quán nước ngoài đến thăm hỏi, chụp hình đều dễ dàng không bị khó dễ.

Tất cả những điều ấy là nhằm mục tiêu cho phái đoàn Hoa Kỳ thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tàn tệ đến mức độ nào. Cũng như sự coi thường của Việt Nam với phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ và quốc hội , chính phủ Hoa Kỳ. Những kẻ chủ trương đánh đập đã tính đến hiệu ứng uất hận của đám đông, và điều đó càng khiến cho bản báo cáo nhân quyền của phái đoàn Hoa Kỳ thêm những điểm đen tối về nhân quyền tại Việt Nam.

Cái đích cuối cùng của âm mưu đánh đập các nhà bất đồng chính kiến vừa qua là gây phản ứng dây chuyền để bước tiến vào TPP của Việt Nam bị ngăn cản hoặc chậm lại. Làm giảm ảnh hưởng uy tín của nhóm lãnh đạo kinh tế, ngoại giao trước thềm xét duyệt nhân sự cấp cao vào kỳ đại hội đảng năm sau.

30 Ranh Ngôn "để đời" Xuống Hàng Chó Ngựa (XHCN)



3o Ranh Ngôn "để đời" Xuống Hàng Chó Ngựa (XHCN)






http://baomai.blogspot.com/




**

- “Cầu sập là do quá tải.., lý do “vì người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh”
Thiếu tướng CS Trần Duân, giám đốc công an Lai Châu - sập cầu treo Chu Va 6, 9 người chết, 41 người bị thương.

**
- “Quốc Hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai đây?..”

- “Sai thì phải sửa… Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ dẹp đi là bầu sao kịp?”
Những tuyên bố “trí tuệ”của Chủ tịch Quốc Hội CS Nguyễn Sinh Hùng.

**
- “Nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát quốc ca, thì đất nước không thể giàu mạnh được!!!”
Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng CS

**
- ”Nợ xấu chủ yếu là bất động sản, nên chỉ có thơm lên thôi, chứ không thối được. Nợ xấu cũng là nguồn dự trữ tốt cho tương lai !!!”
Nguyễn Đức Hưởng, Hội đồng cộng sản Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

**
- “Cán bộ thị trường phải kiểm tra chất lượng phân bón bằng … miệng !!!”
Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương CS.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Nguyễn Bá Chổi - Tượng đứng tượng ngồi: bác Hồ hay bạc Đô


Nguyễn Bá Chổi - Tượng đứng tượng ngồi: bác Hồ hay bạc Đô








Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Người không biết cứ tưởng các chú ấy đặt bác ngồi đứng lung tung xòe khắp nơi như vậy là do lòng kính trọng tôn thờ Bác Hồ, nhưng thực chất là chẳng phải vì Bác Hồ mà vì Bạc Đô! Một tượng bác được nặn ra, bác "ăn" thì ít mà các chú ấy ăn thì nhiều. Từ khâu nặn bác, đúc bác, các chú ấy đã có ăn, rồi đến khâu soạn chỗ cho bác ngồi, lại có ăn, nay dẹp bác đi cũng có ăn, để sau đó thay bác đứng lại càng ăn to hơn vì bệ bác đứng cao to hơn, thân mình bác vĩ đại hơn; nói chung tượng bác ngồi chuyển sang tượng bác đứng, các chú ấy đều có "chuyển khoản".



Thể phách là tượng Bác Hồ
Tinh anh là tượng Bạc Đô rõ ràng


Cu Tèo đó hả,

Lâu lắm rồi, nay bác cháu ta mới lên mạng gặp nhau. Bác Hồ hồ hởi phấn khởi cách chi. Cảm ơn Tèo đã tạo cơ hội cho bác cháu mình giao lưu để trút bầu tâm sự. Như Bác đã bày tỏ nguyện vọng của bác trong meo gửi Tèo khoảng mười năm trước, rằng Tèo, tuy đã bỏ khăn đỏ chạy mặt bác để lấy (người) Cu đã sáu mươi năm cuộc đời rồi, nhưng là người ăn ở có hậu, vẫn chấp nhận cho bác làm chỗ dựa tinh thần trong lúc cô đơn lạnh lẽo trong cái mã lớn gọi là Lăng Ba Đình.

Bác báo cáo, à quên, bác thú thật, rằng thì là, đọc meo Cu gửi bác vừa rồi, Bác không cầm được nước mắt vì thấy bác tội nghiệp hết sức: nay thì bị bắt ngồi xõa giữa chợ bế em, mai thì phải đứng nghiêm đưa tay chào ông đi qua bà đi lại, bất chấp mưa nắng nóng lạnh đêm ngày, chẳng có được cái nón rách che đầu, manh chiếu sờn bọc thân.

Mà nào bác phải ngồi một nơi, đứng một chỗ cho cam; đàng này các chú ấy bắt bác đứng, ngồi khắp mọi nơi; hễ có chỗ nào đặt được bác là các chú ấy cứ dí bác vào đấy. Người không biết cứ tưởng các chú ấy đặt bác ngồi đứng lung tung xòe khắp nơi như vậy là do lòng kính trọng tôn thờ Bác Hồ, nhưng thực chất là chẳng phải vì Bác Hồ mà vì Bạc Đô! Một tượng bác được nặn ra, bác "ăn" thì ít mà các chú ấy ăn thì nhiều. Từ khâu nặn bác, đúc bác, các chú ấy đã có ăn, rồi đến khâu soạn chỗ cho bác ngồi, lại có ăn, nay dẹp bác đi cũng có ăn, để sau đó thay bác đứng lại càng ăn to hơn vì bệ bác đứng cao to hơn, thân mình bác vĩ đại hơn; nói chung tượng bác ngồi chuyển sang tượng bác đứng, các chú ấy đều có "chuyển khoản".

Như Tèo biết, tục ngữ ta có câu "vải thưa đòi che mắt thánh", trong khi mắt cáo còn tinh hơn cả mắt thánh, nên bác biết tỏng hết việc các chú ấy hết bắt bác ngồi bế em - con Phượng Yêu bây giờ đã có quốc tịch Mỹ, gọi là "Bê bi xít tơ xít lụa" gì đó (Babysitter) - nay lại bắt bác đứng nghiêm giơ tay chào ông đi qua bà đi lại 24 giờ trên 24 giờ, 7 ngày một tuần, tuần trên tuần, tháng trên tháng... cho đến khi chú Trọng Lú xây dựng xong CNXH không biết cuối thế kỷ này đã xong chưa.

Cu Tèo ơi, rõ ràng là như thế, rành rành là như kia. "Chứ còn gì nữa", như chú Bú L...í đã nói.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Hai nhà hoạt động Việt Nam đến Canada điều trần nhân quyền





Hai nhà hoạt động Việt Nam đến Canada điều trần nhân quyền



Thursday, May 28, 2015 7:27:09 PM



OTTAWA, California (NV) - Hai nhà hoạt động Việt Nam từ trong nước vừa có một buổi điều trần nhân quyền tại Quốc Hội Canada ở thủ đô Ottawa hôm Thứ Năm, 28 Tháng Năm, thông cáo báo chí của đảng Việt Tân cho biết.

Ðó là Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên Hội Ðồng Liên Tôn Việt Nam, và ông Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm và thành viên Phong Trào Con Ðường Việt Nam.



Từ trái, cô Nguyễn Quốc Trinh, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng, và ông Trương Minh Tam, tại buổi điều trần. (Hình: Mai Hương cung cấp)



Hai người này đến Canada qua lời mời của Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền, thuộc Ủy Ban Thường Trực Về Ðối Ngoại và Phát Triển Quốc Tế Quốc Hội Canada, theo thông cáo.

Ðây là hoạt động trong cuộc vận động kéo dài hai tuần, bao gồm những sinh hoạt như điều trần trước Quốc Hội Canada, tham dự buổi tiếp tân do Dân Biểu Judy Sgro tổ chức, gặp gỡ một số dân biểu và nhiều tổ chức phi chính phủ tại Canada.

Ngoài hai người nêu trên, buổi điều trần còn có sự tham dự của cô Nguyễn Quốc Trinh, đại diện Ðảng Việt Tân.

Theo thông cáo, cuộc vận động đặt trọng tâm vào việc trình bày trước công luận Canada và thế giới về những tù nhân lương tâm có án tù rất nặng trên dưới 10 năm, đang phải gánh chịu những ngày tháng dài trong lao tù và bị đối xử tàn tệ dưới chế độ lao tù của CSVN, điển hình là những tù nhân lương tâm như Hồ Ðức Hòa, Ðặng Xuân Diệu, Nguyễn Ðặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hào, Trần Thị Thúy, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Công Chính, và các thành viên trong Hội Ðồng Công Luật Công Án Bia Sơn.

Cũng theo thông cáo, ông Trương Minh Tam, từng là bạn tù với ông Ðặng Xuân Diệu, là nhân chứng cho hoàn cảnh đáng quan tâm của ông. Ông Diệu là một trong những thanh niên yêu nước từ Nghệ An bị kết án 13 năm tù và đang bị đối xử tàn nhẫn, bị cô lập với gia đình và thế giới chung quanh, chỉ vì ông cương quyết không nhận tội và không mặc áo tù.

Nhân dịp này, Văn Phòng Luật Sư Cambridge LLP đã nhận đại diện cho các ông Ðặng Xuân Diệu, Hồ Ðức Hòa (13 năm tù), và Nguyễn Ðặng Minh Mẫn (8 năm tù) để vận động dư luận và chính phủ Canada can thiệp cho ba trường hợp này.

Hãy làm người Quang Trung, hỡi tuổi trẻ Việt Nam


Hãy làm người Quang Trung, hỡi tuổi trẻ Việt Nam










Dưới đây là buổi phỏng vấn đặc biệt khoa học gia Dương Nguyệt Ánh do anh Nguyễn Thành Công, đài SBTN ở W.DC thực hiện nhân dịp 40 năm Quốc Hận 30-4.



1. 40 năm trước, tâm trạng & ký ức của chị, lúc đó là một thiếu nữ mới 15 tuổi, vào những ngày hấp hối của một miền Nam Tự Do như thế nào?


- Dù ngày đó tôi chưa đủ lớn để hiểu thấu hết cái thảm họa to lớn đang sắp sửa đổ lên đầu người dân miền Nam nói riêng và cho cả tổ quốc VN nói chung, nhưng tôi cũng đã đủ lớn để biết rằng chúng tôi không có chọn lựa nào khác hơn là phải bỏ nước ra đi tìm tự do, cho dù có yêu quê hương bao nhiêu đi nữa. Nhất là vì cha mẹ tôi đã từng có kinh nghiệm bản thân về CS rồi và đã từng phải đứt ruột bỏ miền Bắc để di cư vào Nam năm 1954.


Tôi còn nhớ cái tình trạng hoảng loạn của Sài Gòn khi ấy. Như một ai đó đã diễn tả rất đúng rằng ngay cả những cái cột đèn nếu chúng biết đi thì chúng cũng đã tìm cách ra đi. Trong khi ngồi trên phi cơ chở chúng tôi bay ra tàu HQ VNCH ngoài biển Đông, tôi đã ứa nước mắt nghĩ đến những người còn ở lại, những người đang cố thoát mà không thoát được, và thương nhất là những thương binh VNCH đang nằm trong các quân y viện. Tôi đã tự hỏi số phận của họ rồi ra sao, ai lo cho họ, và cho vợ con họ. Nhưng có lẽ cái cảm giác đau đớn nhất lần đầu tiên trong đời là khi phải chứng kiến cảnh tầu HQ của mình hạ là cờ của VNCH xuống và thay thế bằng cờ Hoa Kỳ để được phép cập bến Phi Luật Tân. Chưa bao giờ tôi có cái cảm giác mất mát toàn diện đến như thế.


2. Hành trình tị nạn cũng như những gì chị và gia đình đã trải qua để tái lập đời sống mới trên vùng đất Tự Do đã có những tác động gì đối với con đường xây dựng sự nghiệp và thành công vượt bực của chị?


- Cám ơn anh quá khen nhưng tôi không dám nhận những thành quả của mình là vượt bực gì cả. Ngoài vòm trời này còn có vòm trời khác, tôi không bao giờ dám tự phụ đâu thưa anh. Có rất nhiều người Việt thành đạt vượt bực ở hải ngoại nhưng không được nhắc đến đấy thôi.


Còn nếu hỏi rằng cái căn cước tị nạn của tôi đã có những tác động gì trên nỗ lực học hỏi và làm việc của tôi thì xin thưa là rất nhiều. Ngày đó tôi mang trong lòng một cái tự ái dân tộc rất to. Tôi không muốn người dân Hoa Kỳ nhìn người tị nạn VN là những kẻ ăn bám, tôi không muốn ai khinh thường chúng ta. Nên tôi đã cố gắng học ngày học đêm, cố gắng làm việc chăm chỉ để vươn lên. Khi còn đi học thì tôi muốn mình ít ra cũng phải ngang nếu không hơn được những bạn đồng lớp. Khi ra đời thì tôi quyết chí sẽ phải thành công trong nghề nghiệp và phải lên được hàng lãnh đạo. Cho đến hôm nay, dù đã là công dân Hoa Kỳ và đã sống ở đây quá nửa đời, mà tôi vẫn còn nguyên cái tự ái đó thưa anh. Nhất là những dịp tôi lãnh giải thưởng, huy chương hay được vinh danh, hay mỗi khi tôi đại điện Hoa Kỳ ở những phiên họp quốc tế và được các nước bạn chào đón trọng vọng, thì tôi hay tìm cách khéo léo cho người ta biết cái gốc VN của tôi. Vì tôi không muốn người ta tưởng tôi là người Mỹ gốc Nhật, gốc Đại Hàn hay Tàu. Tôi muốn người ta phải biết tôi là VN kia.


3. Năm 1975, khi làn sóng tị nạn đầu tiên đặt chân đến Hoa-Kỳ, người bản xứ và cả giới truyền thông Hoa-Kỳ, trong đó có tuần báo Newsweek đã có những hoài nghi trình độ của người Việt trong việc thích ứng với cách sống văn minh của người Mỹ, và e ngại người Việt Tị Nạn sẽ là một gánh nặng cho Xã Hội Mỹ. Cũng trên tuần báo Newsweek, 32 năm sau (2007), nhà bỉnh bút nổi tiếng George Will đã viết một bài báo về những cống hiến vượt bực về tài năng khoa-học & Kỹ Thuật của chị trong lãnh vực quốc phòng, chống khủng bố. Ông đã kết luận bài viết của ông với lời cám ơn chị và nhấn mạnh là chị đã trả hết món nợ của chính phủ và dân tộc Mỹ, cả vốn lẫn lời, bằng sự đóng góp rất lớn của chị cho tự do và an ninh của nước Mỹ. Lời cám ơn và khen tặng này mang ý nghĩa gì đối với chị?


- Thưa anh, được một bình luận gia lỗi lạc như ông George Will khen tặng là một điều rất hân hạnh cho tôi. Thật ra có rất nhiều người Việt đã và đang chứng minh là bà Shana Alexander và tuần báo Newsweek sai 40 năm trước. Riêng phần tôi, được cơ hội góp một phần rất khiêm tốn, và tôi xin nhấn mạnh chữ khiêm tốn, vào việc thay đổi dư luận HK về người tị nạn là một điều may mắn và rất vui cho tôi. Nhất là lại được góp phần trong việc mà tôi xem là nghĩa vụ của bất cứ người dân nào đối với chiến sĩ đang bảo vệ tự do và an ninh cho mình. Bên cạnh niềm vui đó tôi vẫn mang một nỗi ngậm ngùi. Ông George Will cho rằng tôi đã trả xong nợ, cả vốn lẫn lời cho đất nước HK, nhưng còn chiến sĩ VNCH thì sao? Tôi sẽ không bao giờ có cơ hội để đền ơn xương máu của họ và món nợ đó tôi sẽ mang mãi suốt đời.


4. Nếu chị vẫn còn ở lại Việt Nam, không thoát ra khỏi chế độ CS, chị có cơ hội để thành đạt và đóng góp quê mẹ VN như chị đã & đang phục vụ cho đất nước Tự Do Hoa-Kỳ không?


- Câu trả lời chắc chắn là không rồi thưa anh. Đảng CSVN chỉ lo bán nước, đàn áp nhân dân, vơ vét đầy túi và bảo vệ quyền lợi cho họ và gia đình thì làm gì có chỗ cho những người dân thường như tôi. Hon nua, ho luôn luôn chủ trương Hồng Hơn Chuyên nen một người đầu óc đầy những tư tưởng chống cộng như tôi, nghĩa là một người không “Hồng” chút nào thì làm sao có cơ hội để học hỏi, trau dồi nghề nghiệp, và chắc chắn sẽ không được đào tạo thành khoa học gia hay chuyện gia gì cả, thì làm gì có cơ hội mà đóng góp hay phục vụ như tôi đang được làm ở đây. Mà ngay cả khi có người nào đó may mắn được đào tạo, nhưng sống trong một đất nước lạc hậu dưới sự quản lý của cái đảng CS bất tài và độc đoán như VN thì tài năng của họ cũng chỉ uổng phí thôi, thưa anh.


5. Chị mang lý tưởng và hoài bảo gì trong nỗ lực cống hiến kiến thức & tài năng của chị trong lãnh vực Quốc Phòng cũng như vai trò bảo vệ Nội An cho đất nươ’c Hoa-Kỳ của chị ?


- Biến cố 30/4 nói riêng và tất cả những gì xảy ra cho Việt Nam nói chung đã có một ảnh hưởng vô cùng sâu xa với tôi. Tôi đã cay đắng nhận ra rằng một dân tộc chỉ có thể giữ được quyền tự quyết và một quốc gia chỉ có thể giữ được chủ quyền khi dân tộc ấy, khi quốc gia ấy mạnh mà thôi. Một VNCH nhỏ bé đã không thể trông mong suông vào công lý và lương tâm thế giới để đứng vững. Tôi không bao giờ quên hoàn cảnh nghiệt ngã của người lính VNCH ở vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, thừa lòng dũng cảm và ý chí bảo vệ miền Nam nhưng hết súng hết đạn, hết tất cả mọi phương tiện để chiến đấu. Tôi không bao giờ muốn rơi vào cái hoàn cảnh cay đắng của một dân tộc mất quyền tự quyết, phải bỏ quê hương ra đi một lần nữa, và tôi không bao giờ muốn chiến sĩ HK ngày nay của tôi rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến sĩ VNCH ngày trước. Nên tôi chọn làm việc cho quốc phòng HK để đóng góp tích cực vào việc bảo vệ nên dân chủ tự do ở quốc gia thứ hai này cho chúng ta. Và tôi chọn làm việc khoa học kỹ thuật hầu mong giúp chiến sĩ của chúng ta có những phương tiện tối tân nhất, hữu hiệu nhất để thắng trận và trở về nguyên vẹn với gia đình họ.


Từ 7 năm nay, tôi sang làm việc cho bộ Nội An HK vì nhận định rằng chiến tranh ngày nay không chỉ xảy ra ngoài chiến địa xa xôi mà cuộc chiến chống khủng bố đang diễn ra hàng ngày trong lòng hậu phương HK. Nói tóm lại là tôi luôn luôn muốn làm hết cái sức nhỏ nhoi của mình để giúp chiến sĩ và những người đang bảo vệ cho sự tự do và bình an của chúng ta nơi đây.

Nên “tốt đẹp khoe ra", chẳng nên "xấu xa đậy lại”?



Nên “tốt đẹp khoe ra", chẳng nên "xấu xa đậy lại”?



Những bức ảnh gây chấn động về sự xấu xí của một số người Việt



Ăn cắp, buôn bán hàng cấm, lấy đồ ăn quá dư thừa trong những buổi tiệc buffet cho đến sự tranh giành, chen lấn hay đổ rác bừa nơi công cộng… những hành động của một số ít đã đã làm xấu mặt người Việt trên nhiều nước bạn.



Những bức ảnh gây chấn động về sự xấu xí của một số người Việt
Ngày 15/5 vừa qua, tại khu vực Lyublino, nơi tập trung đông người Việt ở Moscow, cảnh sát đã bắt được 2 công dân VN đang có ý định tiêu thụ đầu của một con hổ Amur, một loài vật quý trong Sách Đỏ. Hai đối tượng cố chống cự song đã bị khống chế và còng tay vào hàng rào của khu chợ Lyublino. Hai người đàn ông này bị bắt đúng lúc họ định bán đầu một con hổ Amur qua quảng cáo trên báo. Ảnh: msk.kp.ru



1
Tháng 4/2014, Nippon TV (Nhật Bản) đã đưa tin kèm đoạn video quay tại hiện trường cảnh 2 nghi phạm người Việt bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi ăn cắp mỹ phẩm tại một cửa hiệu ở tỉnh Kagawa. Theo bản tin của Nippon TV, 2 nghi phạm nói trên (nam giới, 23 tuổi và 25 tuổi) bị cảnh sát Nhật bắt khi đang cố gắng chạy trốn. Hai nghi phạm này thuộc nhóm 5 người Việt Nam bị cảnh sát Nhật theo dõi từ tháng 12/2013 vì hành vi ăn trộm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại các nhà thuốc ở 2 thành phố Muragame và Mitoyo, tỉnh Kagawa. Ảnh: TNO


2
Tấm biển cảnh báo được cho là chụp tại siêu thị Wako-shi ở Nhật Bản này được cư dân mạng cũng như truyền thông đưa lại rất nhiều lần. Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu… thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. Ảnh: Internet



4
Câu chuyện cái ô của bác Gen cũng gây chấn động một thời trên mạng. Chuyện rằng bác Gen Kitagawa đến Trường Nhật ngữ An Narimasu với chiếc ô của mình. Đến khi bác về, trời mưa, bác không tìm thấy chiếc ô ở nơi bác để nó – góc riêng cho mọi người để ô ở trường. Bức xúc, bác Gen viết một mẩu giấy, dán ở nơi để ô, nội dung: “Bác Kitagawa ghét HS VN vì có người lấy cái ô của bác!”.



5


Hàng loạt người xông vào… kết bạn với bác Gen Kitagawa để xin lỗi và bày tỏ sự xấu hổ của người Việt khi trong cộng đồng Việt Nam lại có người xấu đến mức trộm cả cái ô của bác. Có người kêu gọi ai đã lấy ô của bác nên mang trả lại để rồi sau đó thêm nhiều người xót xa khi chẳng có chiếc ô nào được trả về. Chỉ một số ít người đặt câu hỏi với bác Gen Kitagawa về cơ sở khiến bác kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác. Không chứng minh được, bác Gen đã ngỏ lời xin lỗi trên trang cá nhân, tháo bỏ mẩu giấy của mình và thay bằng một mẩu giấy khác…


6
Nội dung mẩu giấy mới: “Kẻ lấy cái ô của bác ở đây chắc sung sướng không bị ướt. Mầy vui mừng thì cười lên đi. Trong lúc mầy cười tao phải khóc mà!”. Không kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác nữa, nhưng bác Gen vẫn viết bằng tiếng Việt.


7
Thêm một cảnh báo khác ở Nhật: Tuyệt đối không lấy ô và giày của người khác để dùng”. Ảnh: Internet


8
Không chỉ ở Nhật Bản, mà Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt. Ảnh: Internet


9
Bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: ‘Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)’. Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc. Ảnh: Internet


10
Một bức ảnh khác cảnh báo tiếng Việt về thói vứt rác bừa bãi của người Việt ở Hàn Quốc. Ảnh: Internet

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Blogger Trương Duy Nhất : Vào tù vì phản biện đáng được vinh danh


Blogger Trương Duy Nhất : Vào tù vì phản biện đáng được vinh danh







media
Blogger Trương Duy Nhất (áo sọc) cùng với vợ con và nhà báo Huy Đức tại sân bay Vinh sau khi được trả tự do ngày 26/05/2015.DR




Nhà báo Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù vì tội danh « Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân » theo điều 258 Luật Hình sự, đã mãn hạn hôm qua 26/05/2015 và trở về Đà Nẵng ngay trong ngày.

Từng là phóng viên báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết, đến năm 2010 ông quyết định nghỉ việc để chuyên tâm viết blog « Một cách nhìn khác », trong đó có những bài viết chỉ trích các lãnh đạo cao cấp.

RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà báo, blogger Trương Duy Nhất qua điện thoại viễn liên tối qua.

RFI : Thân chào anh Trương Duy Nhất, mừng anh đã được tự do. Sau hai năm bị giam cầm vì những bài viết trên mạng, sắp tới anh có những dự định gì chưa ?

Nhà báo Trương Duy Nhất: Viết tiếp và lên tiếng tiếp tục thì tất nhiên rồi. Tôi có nói câu « Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi, chứ không cưỡng bức được tư tưởng » mà. Bản chất vụ án của tôi là gì ? Tôi đang kêu gọi mọi người, mọi công dân, nhà chức trách, kêu gọi mỗi người hãy lên tiếng. Muốn kêu gọi thì bản thân mình phải lên tiếng chứ !

Việc tôi lên tiếng là điều chắc chắn. Nhưng chỉ có điều là họ mới trả tự do cho tôi sáng nay thôi. Và hình thức trả tự do như thế nào thì không biết các trang đăng ra sao. Hôm nay vừa được thả, tôi về chịu tang bà nội vợ ở quê nên cũng chưa rõ. Nhưng có những cách đối xử không phải đối với công dân, ngay cả khi đã trả tự do.

Hai năm ngồi tù rồi, bây giờ về xem gia đình, vợ con, nội ngoại như thế nào…Trước hết tôi về chịu tang, phải lo một số việc gia đình và đi kiểm tra lại sức khỏe đã, rồi mới tính toán được, cho nên bây giờ tôi chưa thể trả lời được.

Tất nhiên tôi sẽ có lời cảm ơn sau, nhưng nhân chị gọi thì tôi xin cảm ơn chị, tất cả bạn đọc của RFI và các cơ quan truyền thông đã quan tâm đến tôi và những vấn đề của tôi, đã theo đuổi trong suốt hai năm qua. Vì tôi đang chịu tang ở quê mà, sau này tôi sẽ có lời cảm ơn cụ thể hơn đối với chị và bạn đọc.

RFI : Chuyện ra tù sáng nay như thế nào, chỉ có mình anh có thể thuật lại rõ ràng, chính xác nhất. Anh có thể kể lại được không ?

Sẵn sàng thôi. Sáng nay ra là thế này, họ làm thủ tục trả tự do cho tôi. Đúng lý ra họ chỉ có quyền giam giữ tôi đến hết ngày hôm qua thôi, đầu giờ làm việc ngày hôm nay thì phải thả tôi. Nhưng họ làm thủ tục trong kia kéo dài ra, bởi vì tôi phản đối việc họ thu tất cả bốn quyển nhật ký cá nhân của tôi. Tôi đề nghị đó là tài sản của tôi, nhật ký cá nhân không được thu.

Tôi đấu tranh mãi, họ không trả. Tôi cứ ngồi đó, yêu cầu gặp giám thị, họ không cho. Cỡ khoảng hai chục ông công an gì đó vào lôi tôi. Họ cử gần một chục anh không biết công an hay là gì, nhưng chắc không phải công an – vì người trong trại, đi với công an mà, nhưng mặc quần đùi áo thun, thấy dáng bặm trợn như bọn du đãng, ma cô gì đấy, mặt hầm hố. Họ xốc nách tôi lên xe chở ra ngoài.

Vợ con tôi và mấy người bạn lên đón tôi từ sáu rưỡi sáng, chờ ở ngay cổng trại giam. Tôi thấy vợ tôi, mới đề nghị thả xuống cổng trại, nhưng họ không cho. Chỉ có hai ba người mặc cảnh phục ngồi sau thôi, còn toàn bộ trên xe gần chục người mặc quần đùi áo thun và mặt rất bặm trợn, kiểu như bọn lưu manh ngoài phố. Họ ngồi kẹp tay và kẹp cổ tôi trong xe, không cho tôi nói hay chồm ra. Họ chở tôi ra đường Hồ Chí Minh cách trại giam khoảng bốn cây số, ở đoạn núi rừng rất hẻo lánh, thì đẩy tôi xuống xe và hất ba thùng hành lý, quần áo của tôi xuống đấy.

Tôi nghĩ thôi để chờ vợ con tôi ra. Mà vợ con tôi chưa biết tôi ở đâu, thì tôi thấy một đoàn khoảng gần chục chiếc xe thồ. Trong đó có mấy chiếc xe thì mấy người kẹp tay tôi ngồi trên xe dẫn giải tôi họ xuống ngồi trên xe thồ đó, chứng tỏ họ cùng một phe. Những người xe thồ đó vùng dậy, hai ba người mặc đồ xi-vin quay caméra liên tục trong suốt quá trình. Một số người trong đám đó vào hăm dọa, họ đòi đánh tôi, « đánh cho hộc máu mồm », « cho mày chết, mày quên đường về luôn ». Tôi mới bảo tôi thách các anh đó, tôi đang mong các anh đánh, các anh quay caméra có cảnh đó để lên án các anh. Thì họ không dám đánh, hù dọa gì đó.

Vừa lúc đó may là xe của vợ tôi đến. Thấy xe nghi nghi – họ đưa một cái xe cứu thương chứ không phải xe của công an - đóng giả như thế chở tôi thả ra giữa đường Hồ Chí Minh hẻo lánh, vợ tôi mới chạy ra theo thì vừa thấy thế. Nếu vợ con tôi không ra thì không biết bây giờ tôi có về được tới Đà Nẵng hay không nữa.

Sau tôi phải ra sân bay, anh bạn lái xe bảo vẫn có cái xe nào đóng giả gì đó theo dõi chúng tôi, tới tận sân bay Vinh đến giờ cuối. May mà tôi còn bay được để tôi về. Bây giờ tôi đang về quê, bà nội vợ tôi mất ngày hôm kia, vẫn chưa di quan chờ tôi về chịu tang. Đó, tình hình sáng hôm nay là như thế.

RFI : Đúng lý ra thì phải thả anh ngay cổng trại để gia đình đón về…

Sáu giờ rưỡi thì vợ con tôi có mặt tại đó rồi, vào làm thủ tục. Cậu cảnh sát gác cổng thì vẫn dặn vợ con tôi rất lịch sự, là sẽ trả tự do cho chồng chị ngay trước cổng trại này đây, cứ ở đó chờ. Nhưng cuối cùng đến khoảng 8, 9 giờ gì đó, họ lừa vợ con tôi. Không đưa tôi lên một chiếc xe của công an đâu, mà xe dạng hú còi như xe cấp cứu.

Tôi hét trên xe mà, tôi bảo tại sao trả tự do cho tôi mà còn gần chục người như du côn du đãng thế này ngồi trên xe, mà lại ghì đầu ghì cổ ghì tay tôi. Họ chả nói gì mà vẫn đưa ra. Thấy vợ con chờ, tôi yêu cầu xuống xe tại cổng cho tôi gặp vợ, họ bảo không, tôi đưa các anh ra đường Hồ Chí Minh để anh dễ đón xe về. Tôi bảo xe tôi có gia đình chờ, đúng luật anh phải trả tôi trước cổng chứ. Họ bảo anh không nói gì cả, ngồi im !

Thế là nó cứ thả tôi ra đường HCM mà ở trại giam ra ngay chỗ giáp ngã ba có một khu dân cư đông đúc họ không thả xuống mà đi thêm mấy cây nữa vào một đoạn đường rất là heo hút giữa rừng không có ai cả rất vắng vẻ - đường Hồ Chí Minh là đường rừng mà - họ thả tôi ở đó chỉ có một mình. Thế đó!

Tôi không biết thế nào để báo cho vợ con tôi, bởi vì quay lui thì không biết thằng nào nó chặn đánh tôi rồi cướp đồ đạc sao. Mà đi cũng không được, bởi ngay lập tức ở đó gần chục thằng mặc đồ xi-vin đi xe ôm đội mũ bảo hiểm tới vừa quay phim vừa hăm dọa. Thế là cuối cùng may mà lúc đó tôi vừa thấy chiếc xe vợ tôi - linh tính báo cái gì đó bởi vì hai năm qua vợ tôi cũng lường hết được các tình huống như thế này rồi chị ạ.