Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Những Giờ Phút Cuối Cùng của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, QLVNCH



Những Giờ Phút Cuối Cùng của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, QLVNCH



(Trịnh Văn Ngạn, viết theo lời kể của Trung úy Huỳnh Văn Hoa, tùy viên của tướng Trần Văn Hai)




chuantuongtranvanhai
Chuẩn tướng Trần Văn Hai





Lời người viết: Trong khoảng thời gian 1975 – 1977, người viết ở chung D (tương đương cấp tiểu đội) với Trung Úy Huỳnh văn Hoa, sĩ quan tuỳ viên cuả Chuẩn Tướng Trần văn Hai., Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Chỉ Huy Trưởng căn cứ Đồng Tâm.  Trước đó, Chuẩn Tướng Trần văn Hai đã từng là Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Biệt Động Quân, và cũng từng là Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.  Trong thời gian đi “cải tạo”, anh Hoa đã kể cho người viết nghe những giờ phút cuối của Chuẩn Tướng Trần văn Hai,  Ông đã chọn cho mình một cái chết anh hùng như một số tướng lãnh khác cuả QLVNCH: Thiếu Tướng Nguyễn khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm văn Phú, Thiếu Tướng Lê nguyên Vỹ, Thiếu Tướng Lê văn Hưng, v.. v.. “Tôi” trong bài này chính là Trung Úy Hoa.




“…Căn cứ Đồng Tâm, một căn cứ quân sự quan trọng nằm ngay yết hầu trên cửa ngõ từ miền Tây về Sài Gòn. Một ngày nhộn nhịp xe cộ, kẻ ra người vào, hôm nay vắng lặng như tờ… Lúc bấy giờ là 14giờ 30 ngày 30.4.1975.

Sau khi theo vị tư lệnh họp mặt với các sĩ quan thuộc quyền ông lần cuối tại câu lạc bộ sĩ quan sư đoàn, tôi trở về phòng riêng trong dãy cư xá sĩ quan độc thân để thu xếp đồ đạc cá nhân và chờ lịnh. Mới cách đây 2 tiếng đồng hồ thôi, sau khi nhận được lệnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh và chờ “phía bên kia” đến bàn giao, chuẩn tướng Tư Lệnh đã triệu tập tất cả sĩ quan và ông đã ngỏ lời cám ơn cùng chào từ giã các sĩ quan thuộc cấp của mình, đồng thời ông ra lịnh cho tất cả mọi người trở về gia đình thu xếp cho vợ con, tránh đụng độ với quân địch, đổ máu vô ích. Đúng 15 giờ, điện thoại Tư Lệnh gọi tôi lên văn phòng của ông. Sau lễ nghi chào kính như thường lệ, tôi đứng nghiêm đợi lịnh. Khác với mọi ngày, chuẩn tướng Tư Lệnh không ngước nhìn tôi, ông ngồi im như pho tượng gỗ, dường như ông đang suy tư một điều gì… Một lúc sau ông ra dấu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế tiếp khách, trước bàn làm việc của ông. Khi tôi đã an tọa, ông mới bắt đầu lên tiếng một cách từ tốn:

Anh cám ơn em đã ở bên cạnh anh trong giờ phút cuối cùng này. Vận nước đã đến hồi như vậy, không thể làm gì hơn được. Là quân nhân chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lịnh thượng cấp “.

Sau đó ông hỏi thăm gia cảnh tôi. Cuối cùng, ông mở ngăn kéo làm việc, lôi ra một món đồ gói bằng giấy báo, ông đưa cho tôi và nói rằng:

Sáng sớm ngày mai, em có thể trở về với gia đình. Anh nhờ em đưa gói đồ này cho mẹ anh và nói với bà rằng, đây là quà của anh gởi cho bà và bảo bà đừng lo lắng gì cho anh cả. Bây giờ em có thể về doanh trại thu xếp đồ đạc, từ giờ đến tối lúc nào cần anh sẽ gọi”.

(Sau này tôi được biết trong gói quà ấy có 70,000 đồng cũng như có một số vật dụng cá nhân hàng ngày của chuẩn tướng Tư Lệnh).

Đứng dậy chào vị TưLệnh trở về doanh trại, lòng tôi bất ổn. Tôi linh cảm như sắp có điều gì ghê gớm xảy ra cho ông. Chờ mãi đến hơn 6giờ chiều, không thấy điện thoại Tư Lệnh gọi, lòng tôi hết sức bồn chồn, đứng ngồi không yên. Cuối cùng, tôi quyết định chạy bộ lên văn phòng Tư Lệnh…

Căn cứ Đồng Tâm rộng lớn chìm trong hoang vắng. Càng đến gần văn phòng Tư Lệnh tôi càng hồi hộp. Và rồi tôi cũng đến nơi. Đèn đuốc trong văn phòng vẫn sáng như mọi ngày, nhưng một bầu không khí lạnh lẽo bao trùm. Tôi rón rén bước lại cửa văn phòng, nghe ngóng động tĩnh…Vẫn hoàn toàn yên lặng! Sau cùng, tôi liều đẩy mạnh cánh cửa phòng làm việc của Tư Lệnh bước vào, một khung cảnh hiện ra trước mắt làm tôi hết sức ngỡ ngàng…

Chuẩn tướng Tư Lệnh ngồi gục đầu mê man trên bàn làm việc. Một ly rượu lớn đã cạn còn ở trên bàn. Tôi biết điều gì đã xảy ra… Tôi cấp tốc liên lạc với tiểu đoàn Quân Y và bệnh xá Sư Đoàn. Lúc ấy còn một vị thiếu tá bác sĩ ở bệnh xá. Tôi liền trình bày nhanh qua điện thoại tình trạng của chuẩn tướng Tư Lệnh. Chờ một lúc sau, ông thiếu tá bác sĩ lái chiếc xe jeep cứu thương đến văn phòng Tư Lệnh. Chúng tôi đặt chuẩn tướng Tư Lệnh nằm trên băng-ca và chở xuống bệnh xá Sư Đoàn ngay. Lúc này ông đã mê man bất tỉnh. Tại bệnh xá, sau một hồi tận lực cấp cứu, vị thiếu bác sĩ buồn rầu báo cho tôi biết, vì thuốc độc đã ngấm vào máu khá lâu, chuẩn tướng Tư Lệnh không qua được cơn nguy kịch…

Chúng tôi lặng lẽ lau mặt cho ông, đặt ông nằm ngay ngắn trên băng-ca và đứng nghiêm chào vị Tư Lệnh đáng kính lần cuối. Sau khi lấy chăn đậy thi hài ông lại, tôi trở về doanh trại thu xếp đồ đạc và quyết định khuya nay sẽ về Sài Gòn báo tin cho gia đình ông biết…

Khi về tới Sài Gòn, tôi được biết gia đình Tư Lệnh gồm vợ, con và mẹ đã chạy vào lánh nạn ở nhà thương Grall. Sau khi gặp được gia đình ông trong nhà thương, gia đình ông quyết định bằng mọi cách phải mang xác ông về Sài Gòn.

Sáng hôm 01.05.1975, mẹ ông và tôi, một già một trẻ, bao nguyên chiếc xe Lambretta, loại xe ba bánh, xuống căn cứ Đồng Tâm. Chúng tôi đến nơi vào khoảng 10giờ sáng. Khác với hôm qua, hôm nay căn cứ tràn ngập người ra vào. Kẻ đi tìm con, người tìm chồng, kẻ đi hôi của,v.v… Xe Honda chạy loạn xạ trong căn cứ. Khi xe lam của chúng tôi chạy đến cổng thì gặp một bộ đội cộng sản địa phương chặn lại. Như đã sắp đặt trước, mẹ của Tư Lệnh xuống xe mếu máo:

Con ơi, má có thằng con bị bắt đi quân dịch, nghe nói đâu nó chết hôm qua, cho má vào nhận xác nó đi con! Tội nghiệp má quá, hòa bình rồi con ai cũng về nhà, riêng con má không về nữa…

Nói xong, không đợi cho tên bộ đội trả lời, bà giục tôi lên xe và hối tài xề xe lam chạy lẹ vào căn cứ. Tên bộ đội trẻ cứ đứng há hốc miệng ra nhìn, chẳng hiểu ra sao cả. Tôi hướng dẫn tài xế xuống bệnh xá Sư Đoàn. Sau đó cùng khiêng thi hài Tư Lệnh lên xe, và đưa về Sài Gòn. Về đến nhà thương Grall thì trời đã tối hẳn. Người ta xầm xì báo cho nhau biết chiều nay, ở đây, vừa cử hành đám tang tướng Phạm Văn Phú. Phần tôi lúc này quá mệt mỏi, đầu óc vô cùng căng thẳng, không biết vợ con hiện giờ ở đâu…

Sau khi tẩm liệm xác Tư Lệnh xong, tôi đứng yên lặng nhìn ông lần cuối, không dám chào theo nghi thức quân đội vì sợ bị lộ tung tích, gia đình ông sẽ gặp nhiều phiền toái. Cuối cùng, tôi cũng phải từ giã vị Tư Lệnh đáng kính với hai hàng nước mắt đầm đìa để về tìm vợ con…

Tôi cũng xin nhắc lại một chi tiết đáng lưu ý, trước ngày 30.04.1975 một tuần lễ, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có phái một chiếc trực thăng xuống căn cứ Đồng Tâm đón chuẩn tướngTư Lệnh về Sài Gòn, nhưng ông đã từ chối. Ông chỉ cho vợ con về Sài Gòn, và sau cùng ông đã chọn một cái chết anh hùng như tôi đã kể cho anh nghe…”

Tường thuật biểu tình lớn nổ ra ở Quảng Bình ngày thứ hai 30.04.2016



Tường thuật biểu tình lớn nổ ra ở Quảng Bình ngày thứ hai 30.04.2016






GNsP (30.04.2016) – Trưa hôm qua ngày 29.04.2016, hai tàu cá của hai ngư dân Quảng Bình cập bến, số lượng cá đánh bắt về không ai mua khiến bà con phẫn nộ đã đem số cá này diễu phố và biểu tình. Anh Thái Văn Đường, một trong những người tham gia biểu tình nói với GNsP:

“Hiện nay họ mới có 2 tàu cá về mà đã vậy tuần tới sẽ có hàng trăm tàu về thì tình hình sẽ phức tạp hơn. Những con cá này chính là mồ hôi công sức thậm chí nước mắt của họ và họ mang cá lên đường để đồng hành cùng họ. Nếu miếng cơm của họ không còn thì họ sẽ còn đấu tranh và có xu hướng bùng phát lớn, do đó bắt buộc nhà nước phải can thiệp nếu như cuộc biểu tình kéo dài và bùng phát mạnh. Cần có sự hỗ trợ cho bà con một số nhu yếu phẩm cần thiết vì hiện tại bà con nghỉ việc để ra đó biểu tình và cần có truyền thông mạnh để chính quyền phải quan tâm.”




13139189_166250633774053_7527537035048581283_n




Tại xã Quảng Xuân:


12 giờ 30: Phóng viên GNsP có mặt tại đây cho biết: “Tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch cách xã Cảnh Dương 6 km về hướng Nam. Người dân đã đưa rất nhiều các ngư cụ đánh bắt cá như thuyền, lưới… rào quanh trục đường, tất cả các loại xe đều bị ngăn chặn bởi một lực lượng dân nhí (các em nhỏ). Các cây xăng lân cận đã bị công an canh gác thường trực, người dân nào cầm chai đến mua xăng thì công an sẽ ngăn cản. Một chủ cây xăng cho biết, công an sợ người dân bạo loạn có thể dùng đến “bom xăng” nên họ đã cản. Hiện nay, thời tiết ở đây rất nóng nực và oi bức. Ở đây số lượng người già và trẻ em rất đông nên sức khỏe của người dân rất đáng lo ngại đặc biệt với thời tiết nóng như thế này.”




13101052_1738366786447251_1853094479_n


13101052_1738366809780582_98651336_n


13115767_1738366783113918_509430885_n


13140504_1738366743113922_1318266191_n


13140729_1738366793113917_211192453_n




Tại xã Cảnh Dương:


11giờ: 30 – Phóng viên GNsP có mặt tại hiện trường cho hay: “Tình hình ở Cảnh Dương im ắng hơn so với ngày hôm qua. Số lượng các biểu ngữ nhiều hơn. Nhiều người dân cho biết họ đã thức suốt đêm qua, không thể chợp mắt vì uất hận. Có lẽ vì vậy mà nhìn người dân ở đây đang rất mệt mỏi. Số lượng công an cũng ít hơn, theo suy đoán vì ngày hôm nay người dân xuống đường tại nhiều địa điểm, nên họ phải phân chia lực lượng ra.”



13077395_1738355609781702_1423097986_n


13090413_1738355533115043_1973464587_n




Tại Đồng Hới, Quảng Bình:


9 giờ: 00 – Một người dân ở đây cho GNsP biết: “Bà con tiểu thương chợ Đồng Hới kéo nhau ra Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình biểu tình và yêu cầu nhà chức trách làm rõ nguyên nhân cá chết, mức độ biển bị ô nhiễm như thế nào và phải trả lời rõ cho dân biết ai đã gây ra các hậu quả này, yêu cầu những nhà máy gây ô nhiễm môi trường phải đóng cửa…”




13102853_166237507108699_263954550375077930_n




8 giờ: 00 – Các phóng viên tự do có mặt tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, có nhiều cuộc biểu tình với số lượng người lớn tham gia đang xảy ra tại nhiều xã của huyện Quảng Trạch vào ngày 30.04.2016


Tại xã Cảnh Dương:


Vào lúc 10 giờ 30: Phóng viên GNsP có mặt tại hiện trường cho biết: “Rất đông lực lượng CSCĐ có trang bị nhiều loại vũ khí, xe đặc công, xe chữa cháy đang túc trực trước cổng chính Fomosa.”




13115531_1738340293116567_530449321_n




Một phóng viên xin được giấu tên cho GNsP biết: “Ngày hôm qua, bà con biểu tình suốt đêm trên trục đường quốc lộ 1A ngay trước đầu cầu Room đến ngã ba thị xã Ba Đồn. Từ thị xã Ba Đồn cách đầu cầu Room khoảng 20km bị ùn tắc giao thông hoàn toàn. Xung quanh bà con được bao bọc bởi lực lượng an ninh, dân phòng. Bà con sẽ dự định biểu tình dài hạn, họ chỉ kết thúc khi nào Formosa nhào ra khỏi VN mà thôi. Do đó bà con đã thay nhau biểu tình và họ đang tìm cách làm thế nào để duy trì cuộc biểu tình này”.


Tại xã Quảng Xuân:


Sáng nay có một cuộc biểu tình mới nổ ra tại giáo xứ Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Hà Tĩnh cách xã Cảnh Dương khoảng 6 km. Anh Mai Văn Tám đang có mặt tại hiện trường tường thuật với GNsP:

“Người dân giáo xứ Xuân Hòa đang biểu tình trên trục đường quốc lộ 1A. Họ biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường tại khu vực khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Người tham gia biểu tình rất đông, đoàn người kéo dài khoảng 500m. Có rất đông CSGT, CSCĐ, an ninh chìm nổi. Lực lượng công an đang ra sức giải tán người dân sớm, họ đã dùng bùn ném vào người dân, sau đó hai bên xô xát với nhau, một người phụ nữ bị ngất xủi, một số người bị thương nhẹ. Hiện nay, lực lượng công an đứng hai bên đường ngăn cản đoàn biểu tình đi xuống xã Cảnh Dương. Biểu ngữ bà con mang theo là “Formosa phải đóng cửa”, “Formosa cút khỏi VN”… Họ sẽ tham gia biểu tình dài ngày.”

“Bà con cho biết, họ đi đánh bắt cá về không ai mua, nguồn thu nhập của họ bị thất thu, họ không có tiền để trả nợ khi chi phí đóng tàu thuyền thì họ vay mượn tiền của ngân hàng cho nên họ yêu cầu nhà nước phải có cách giải quyết cho họ.”




13081817_166197197112730_221549505_n


13084280_166197263779390_164167249_n


13090474_166197220446061_1774046769_n


13090500_166178177114632_1372700631_n


13101347_166197240446059_1668472832_n


13101409_166198470445936_1392324275_n


13081626_166139730451810_1355816436_n




Lực lượng công an dùng bùn ném vào người dân và xô xát nhẹ khiến một vài người bị thương và bị ngất xỉu tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Hà Tĩnh vào sáng ngày 30.04.2016

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Cá chết, tôm chết, nghêu chết, làng chài điêu đứng



Cá chết, tôm chết, nghêu chết, làng chài điêu đứng






Những xóm chợ nhỏ trên quốc lộ vắng tanh không một con cá, con tôm, mực... Tất cả gần như tuyệt giao với hải sản.

Dãy nhà hàng ở làng bè xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chạy dọc xuống cảng Vũng Áng đóng im ỉm. Những dãy nhà hàng hải sản không một bóng người. Những xóm chợ nhỏ trên quốc lộ vắng tanh không một con cá, con tôm, mực... Tất cả gần như tuyệt giao với hải sản.


Cắm thuyền, treo lưới


Làng bè - nơi mỗi sáng có hàng trăm thuyền câu lớn nhỏ tấp nập cập cảng, kẻ bán người mua xôm tụ - sáng 27/4 vắng lặng người. Bà Mai Thị Hương, vợ một ngư dân, lót nón lá ngồi thở dài: “Chừ có cá cho họ cũng không lấy, bán ai mua”.

Bà Hương cho biết cả nhà bà có 6 người, tất cả phụ thuộc chiếc thuyền câu hằng đêm nhưng gần 20 ngày nay phải treo lưới, kéo thuyền cắm bãi. Người dân sợ cá chẳng ai dám ăn nên việc đánh cá gần như đóng băng toàn bộ.

Chạy ngược về phía nam, chiều trên bãi biển Ba Đồng (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh) gió thổi ràn rạt. Hơn 30 chiếc thuyền nhỏ đánh bãi ngang của ngư dân được kéo hẳn lên bờ. Khoảng 6-7 ngư dân đang xếp mành lưới cũ sau 4 ngày đi biển về. Một ít cá lưỡi trâu, hơn chục ký cá chai chất chồng trong một thùng xốp nhưng tuyệt nhiên không một bóng người mua.

Bà Mai Thị Thảo mím môi nói như trút giận lên chúng tôi: “Các anh vào xem. Thùng cá này trước đây bán ít nhất cũng hơn 1 triệu đồng. Ký cá chai bán 150.000 đồng, giờ đi đánh về không ai mua, lại mang ra biển đổ. Tại sao?”.




Ca chet,
                            tom chet, ngheu chet, lang chai dieu dung
                            hinh anh 1
Ngư dân Nguyễn Bá Lựu (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) kể về nỗi khổ phải cắm thuyền vì không còn ai mua cá





Cầm hai con cá chai trên tay, bà Thảo nước mắt ngắn dài bảo rằng chiếc thuyền nhỏ này là vật dụng nuôi sống vợ chồng bà và 6 đứa con đang độ tuổi ăn học, bây giờ thì tắt ngúm. “Hai đứa lớn học ở TP HCM, mấy đứa nhỏ học phổ thông ở đây. Vợ chồng tôi tối đi kéo lưới về bán cá nuôi nó. Mấy ngày nay nó gọi điện về hỏi tiền. Tôi chỉ biết khóc” - bà Thảo nghèn nghẹn.

Lão ngư Lê Luyến (78 tuổi, người xã Kỳ Nam) gỡ ra từ tấm lưới mắt nguyên cái xương cá to bằng ngón tay, lắc đầu bảo: “Tình trạng này kéo dài thì ngư dân đánh bắt ven bờ chỉ biết chết đói”.

Ông Luyến kể lúc trước ở cái làng cũ xã Kỳ Lợi còn có ruộng vườn, hết cá hay mùa biển động còn có thứ sinh nhai. Nay tái định cư lên xã Kỳ Nam, nhường đất cho xây dựng nhà máy Formosa để đi sống trên đất phân nền như thành phố, không đánh cá không biết làm sao sinh sống.

Quay về làng Kỳ Hà, gặp ngư dân Nguyễn Bá Lựu đang chếnh choáng, ngồi thừ trên bờ đê. Ông Lựu bảo để có cái sinh nhai, ông bỏ tay chèo đi phụ hồ gần nửa tháng nay. Chưa quen việc mới, bàn tay ông rách bươm, rướm máu.

Ngồi cùng những ngư dân, chủ tịch UBND xã Kỳ Hà Lê Văn Luyện cho biết: “Toàn xã có hơn 200 tàu thuyền, trên 500 lao động nghề biển, bây giờ gần như gác chèo toàn bộ. Ra biển cá ít, đánh cá được về bán cũng không được nên chẳng còn ai tha thiết. Chính quyền xã đang chờ cấp trên hỗ trợ”.


Nghêu cá chết, người lâm nợ


Bì bõm dưới dòng sông nơi chiếc lồng cá nuôi trống trơn, lão ngư Mai Khuyến (67 tuổi, thôn Tấn Thắng, xã Kỳ Hà) nói không nên lời. Ông Khuyến bảo bao nhiêu vốn liếng trút hết vào bè cá, bất ngờ trắng tay chỉ sau một đêm.

“Chưa kể tiền đóng bè, chỉ tiền cá giống, tiền công chăm sóc đã hơn 50 triệu đồng. Vậy mà bè cá gần 4.000 con chết gần hết, nay chỉ còn lưa thưa vài mống” - ông Khuyến than vãn. Ông nói hàng chục bè cá ở xóm Cửa Khẩu này đều chết sạch như vậy. Ai cũng buồn như nhau, không ai còn than vãn cùng ai.

Người nuôi nghêu cũng lâm vào cảnh nợ nần. Chị Trần Thị Mại (28 tuổi, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh) ngồi thừ trên đê nhìn ra biển thẫn thờ.

Cánh đồng nghêu 1ha của chị cùng bà con chòm xóm chết trắng. Kéo vạt áo lau dòng nước mắt, chị Mại bảo: “Cả gia đình hi vọng vào cánh đồng nghêu, chuẩn bị thu hoạch bán dịp 30-4, ai ngờ nó chết vùi trong bùn đất lúc nào không hay. Chưa kịp mừng vì nghêu được mùa thì đống nợ vay nuôi nghêu 100 triệu đồng từ ngân hàng bỗng dưng ập xuống”.

Bà Mai Thị Nhạn có 1,5ha nghêu, dự kiến thu hoạch 18-20 tấn nghêu nay bỗng dưng trắng tay và thành con nợ trong chốc lát. “Nếu bị dịch chỉ mất 20-30% là cùng, năm nay đột nhiên nó chết sạch. 200 triệu tiền vay ngân hàng tôi chưa biết làm sao” - bà Nhạn thẫn thờ.




http://giadinhvatreem.vn/Portals/0/users/huyentk/042016/27/cachet3-1461664078.jpg


https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/03-1461808014468/toan-canh-vu-ca-chet-hang-loat-tai-bien-mien-trung.jpg

Quảng Bình: Biểu tình dữ dội chống Formosa



Quảng Bình: Biểu tình dữ dội chống Formosa











Bạn đọc Danlambao - Phẫn nộ trước sự bất tài của đảng CSVN trong thảm hoạ cá chết, trưa ngày 29/4/2016, hàng trăm người đã Quảng Bình đã biểu tình dữ dội nhằm phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường.

Theo ghi nhận, đây là cuộc biểu tình ngày thứ 2 liên tiếp của bà con ngư dân thuộc xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Video và hình ảnh ghi lại cho thấy, người dân căng lều bạt giữa đường khiến cho quốc lộ 1A – tuyến đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc bị tê liệt hoàn toàn.

Hơn một tấn cá chết đã bị đổ tràn ra mặt đường như một bằng chứng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền CSVN vì đã bao che cho Formosa tàn phá môi trường.






Nhiều biểu ngữ được giăng cao thể hiện thái độ dứt khoát của người dân:

“Chúng tôi chọn tôm cá, không chọn nhà máy”
“Đuổi Formosa ra khỏi đất Việt Nam”
“Hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi”…






Sau nhiều tiếng biểu tình nhưng không được giới chức địa phương giải quyết, người dân quyết định phong toả quốc lộ 1A vô thời hạn. Đáp lại, chế độ CS đã huy động một lực lượng CA đông đảo nhằm ngăn chặn người dân.

Dự báo, tình hình sẽ tiếp tục trở nên căng thẳng trong những ngày tới.

Từ khi xảy ra thảm hoạ cá chết đến nay, đời sống của ngư dân các tỉnh miền Trung ngày càng trở nên cơ cực. Quảng Trị là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do nằm sát Hà Tĩnh – nơi tập đoàn Formosa trú đóng.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Kông Kông - Những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ chức!



Kông Kông - Những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ chức!





Ông Chu Xuân Phàm trong buổi họp báo ngày 26/4. Nguồn: internet
Ông Chu Xuân Phàm trong buổi họp báo ngày 26/4.

Nguồn: internet




Đây là câu giải thích của ông Chu Xuân Phàm về nguyên nhân cá chết tại Vũng Áng, Hà Tĩnh: “Nhiều khi mình không được cả hai. Mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một nhà máy thép hiện đại”.


Ông Chu Xuân Phàm là Giám đốc đối ngoại của tập đoàn Formosa, một tập đoàn lớn như vậy thì không khác mấy với chức Bộ trưởng ngoại giao một chính phủ. Do đó hẳn nhiên là ông không thể không biết sử dụng ngôn ngữ. Vì Bộ trưởng ngoại giao của bất cứ một chính phủ nào cũng được chọn lựa vô cùng cẩn thận, đó là Bộ quan trọng nhất.


Do đó phải hiểu là câu nói của ông Chu Xuân Phàm là rất chính xác và thành thật, với dụng ý tìm cách chinh phục được công luận!


Ông đã không nêu ra điều gì bóng bẩy hay hàm súc, ví dụ như “nói về ảnh hưởng môi trường…” chẳng hạn. Ông đã chọn hình ảnh đơn giản nhất, cụ thể nhất để làm nổi bật giữa lợi và hại. “Bắt cá, bắt tôm” cho cảm tưởng làm ăn kiểu cò con (và thực tế đúng như vậy) để so sánh với “nhà máy thép hiện đại” đúng với thời đại kỹ nghệ tiên tiến! Đây là ngôn ngữ thuộc loại hùng biện, chính xác, đầy thuyết phục.


Là loại ngôn ngữ giấu rất kín mục đích để chinh phục đối tượng.

Một câu nói đúng, hoàn toàn thực tế và chính xác như vậy nhưng tại sao bị lên án?


Tiếp theo là chuyện tập thể lãnh đạo Formosa họp báo, cùng đứng lên cúi đầu xin lỗi, hứa sẽ trừng phạt nghiêm khắc ông Giám đốc đối ngoại của họ! Và ông Chu Xuân Phàm vừa bị đuổi việc.


Những hành động trên có phải là sự bày tỏ thái độ ăn năn hối lỗi của tập đoàn Formosa hay đấy chỉ vì 28 tỉ đô la họ đang đầu tư vào khu công nghiệp?


Câu trả lời chắc hẳn không khó nếu không muốn nói là có thể vô số người sẽ trả lời… rất giống nhau! Vì, tập đoàn lãnh đạo Formosa phải biết rõ là ông Giám đốc đối ngoại của họ đã nói đúng sự thật! Nhưng là sự thật không nên nói ra. Và sự thật nầy chắc chắn cũng đã được đưa ra thảo luận vô cùng kỹ lưỡng trước khi Bộ Chính trị cho phép Hà Tĩnh ký kết văn bản để Formosa vào đầu tư.


Thế nhưng bây giờ thì Formosa “xin lỗi” còn nhà nước Việt Nam coi như vô can, chỉ xác nhận là phải “điều tra…” cho dù sự kiện đã xảy ra từ ngày 6/4 mà mãi đến 23/4 mới có cấp cao nhất của chế độ, là ông Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng, tuyên bố là “có thể hợp tác quốc tế để điều tra”!


Một sự kiện “sờ sờ trước mắt” như thế mà hơn 2 tuần lễ sau chỉ mới “có thể hợp tác quốc tế để điều tra”?


Như vậy thì tập đoàn Formosa cứ yên tâm (!) vì có đủ thời gian chuẩn bị để đối phó!


Rồi, tối nay, 27/4, ông Võ Tuấn Nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi họp kín để tổng kết kết quả điều tra đã tổ chức họp báo. Ông cho biết có 2 nguyên nhân chính làm cá chết là do “độc tố hóa học và thủy triều đỏ”:


“Thống nhất nhận định có 2 nhóm nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.


Thứ nhất là do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển.


Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.


Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt.” (hết trích)


Như vậy ông Chu Xuân Phàm chỉ vì vô tình đã nói ra một sự thật và nhờ sự thật nầy đã đưa đến một vỡ diễn nhịp nhàng giữa Formosa và chế độ cộng sản Việt Nam.


Đấy là sự dối trá đã lên đến đỉnh điểm!


Do đó có thể bỏ qua tính cách có vẻ dạy khôn cho người Việt Nam của ông Chu Xuân Phàm, vì nhờ đó mới thấy rõ được bản chất dối trá nhịp nhàng đầy kịch tính giữa Formosa và chế độ!


Bất chấp về hiểm họa môi trường để đạt được kết quả nhãn tiền, hầu giữ vững chế độ, mới là nguyên nhân cốt lõi của thảm họa!


Hiện tại thì tư liệu về lịch sử tàn phá môi trường của Formosa trên thế giới đã được phơi bày rộng rãi. Từ vụ phải bồi thường cho Hoa Kỳ vì làm ảnh hưởng môi sinh ở Texas, đến vụ tuồn hàng ngàn tấn chất thải kịch độc sang Campuchia, đẩy tai họa sang cho xứ khác, để rồi cuối cùng bị người Campuchia phản đối nên chính phủ Campuchia phải hoàn trả… và các vụ khác nữa. Với lịch sử bất chấp nhân sinh vì lợi nhuận như vậy mà Việt Nam không hề hay biết trước khi chấp nhận cho Formosa thành lập đặc khu kinh tế Vũng Áng?




Ông Trọng lại tuyên bố là “Hà Tĩnh đang đi đúng hướng”




Một trùng hợp ngẫu nhiên khác nữa là đúng ngay vào thời điểm thủy sản bị hủy diệt từ Vũng Áng (mà công luận nghi ngờ là do tập đoàn Formosa gây ra) ông Nguyễn Phú Trọng đang đi thị sát Hà Tĩnh nhưng không có một câu chữ nào về thảm họa của đồng bào địa phương. Ông lại tuyên bố là “Hà Tĩnh đang đi đúng hướng” như báo chí nhà nước mô tả!


Trên cương vị là lãnh đạo cao nhất của đảng CSVN, một đảng đẻ ra Hiến pháp, giành quyền cai trị tuyệt đối mà vô cảm trước thảm họa đang xảy ra cho đồng bào đến như thế thì liệu những Kêu gọi, Thỉnh nguyện thư, Kiến nghị hay Tuyên cáo… gì đó để làm gì và sẽ tác động đến đâu?


Vì thế, chỉ còn cách duy nhứt là buộc đảng CSVN phải nhận lãnh trách nhiệm toàn diện.


Phải từ chức!

Hỏi về cá chết là “gây tổn hại cho đất nước”



Hỏi về cá chết là “gây tổn hại cho đất nước”













Bạn đọc Danlambao - Thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường Võ Tuấn Nhân “nạt” phóng viên khi bị chất vấn về nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ cá chết hàng loạt ở miền Trung.

Trước đó, trong buổi họp báo tối ngày 27/4/2016, ông Nhân cũng đã lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của tập đoàn Formosa khi tuyên bố: “Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng Áng có liên quan đến cá chết”.

Sau đó, trong cuộc phỏng vấn được phát hình trực tiếp trên facebook báo Thanh Niên, vị thứ trưởng này bèn tỏ thái độ tức giận, rồi bỏ đi khi một nữ phóng viên chất vấn về việc kim loại nặng Crom trong nước biển Lăng Cô cao gấp 9 lần mức cho phép.

Theo ông Nhân, câu hỏi này đã “gây tổn hại cho đất nước”, đồng thời yêu cầu các phóng viên phải tắt máy.



Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân




Dưới đây là nội dung đối đáp trong video trước khi ông thứ trưởng “tháo chạy”:

- Phóng viên: Thưa ông, trong kiểm nghiệm gần đây nhất của sở tài nguyên môi trường Thừa Thiên Huế, chỗ có hàng loạt bè cá bị chết, họ có nói là trong nước kiểm nghiệm có cả kim loại nặng như là crom…

Và vấn đề là trong khoảng thời gian tới, ở đây, ý chúng tôi muốn là mình cho một khoảng thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, và cá thì…

- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Tắt máy nha. Xin lỗi.

- Phóng viên: Không không, em chỉ hỏi là mình có thể đưa ra một cái mốc thời gian…

- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Không, không, để cho anh nói hết. Nói riêng với em, đừng hỏi câu đó, hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá.

- Phóng viên: Mình không đưa ra được mốc thời gian gần nhất…

- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Em hỏi câu đó là tổn hại cho đất nước. Ra khỏi máy anh nói chuyện với em.