Người Buôn Gió - Chuyện về Nguyễn Chí Đức
Đức nổi tiếng bởi tấm hình bị khiêng vất lên xe và bị đại uý Minh của công an Hoàn Kiếm đạp cho cái vào mặt trong lần biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2011.
Dư luận phẫn nộ vì người biểu tình bị đạp, ngay lập tức lần biểu tình sau số người tham gia tăng gấp ba lần.
Nhưng ngay lúc này dư luận đã bị nhầm lẫn, Chí Đức không hề là người biểu tình chống Trung Quốc. Anh ta chỉ đi '' quan sát '' như anh ta nói. Lúc này anh ta vẫn là đảng viên, công tác ở một cơ quan nhà nước, được tập huấn và giáo dục đầy đủ về các thế lực phản động. Anh ta còn còn tham gia những cuộc diễn tập quân sự ở cơ quan để đối phó với biểu tình, bạo động.
Tôi có thói quen thường để ý tất cả những người đi biểu tình, có thể chẳng phải là thói quen mà là bản năng, không muốn nhưng cứ để ý. Chí Đức đi theo đoàn biểu tình, nhưng thường ở góc riêng, anh ta không bao giờ hô hay cầm bất cứ thứ gì như các người biểu tình khác. Anh ta thường đi với Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam và tranh luận với Nam về thời sự. Đôi khi anh ta trò chuyện với an ninh trong lúc đoàn người đi biểu tình. Cái cách anh ta tranh luận với Nam hay chuyện trò với an ninh kiểu như ta là người khách quan, đến quan sát sự việc.
Anh ta hơi hoang tưởng và ngạo mạn, nghĩ rằng mình là người trung dung và khách quan giữa các bên. Kiểu người như anh ta tôi không lạ gì. Trong cuộc đời giang hồ, tôi gặp nhiều loại như vậy. Giang hồ chia làm nhiều phe phái, trong tù cũng chia làm nhiều nhóm. Có những kẻ chẳng theo bên nào, nhưng vẫn muốn có '' số má '', nên thường qua lại nhóm này, nhóm kia chuyện tào lao này nọ. Lâu dần người ta cũng tưởng y là '' người trong giang hồ ''
Lúc dư luận phẫn nộ vì anh ta bị đạp vào mặt, tôi chỉ buồn cười. Nhưng dư luận sục sôi quá, nên lúc đó tôi chỉ viết nhẹ nhàng ẩn ý châm biếm rằng, cái đạp đấy là cái dạp oan gia nhất. Và thật trớ trêu thế nào đại uý Minh lại đạp đúng một đảng viên cộng sản không hề đi biểu tình, mà chỉ đi kiểu thực tập quan sát sự kiện xã hội. Tôi cũng dự đoán giữa Đức và Minh sẽ có cuộc dàn xếp ổn thoả vì nó là cái đạp nhầm của những người cộng sản với nhau.
Lẽ ra thì Chí Đức vẫn là đảng viên, vẫn công tác ở cơ quan nhà nước. Cuộc dàn xếp cũng ổn thoả như dự đoán, Đức gọi lên bắt tay đại uý Minh và xuê xoa kiểu '' anh em có lúc nhầm lẫn, bỏ qua cho nhau mới đúng chất giang hồ ''.
Thế nhưng ngay sau đó công an trở mặt, khi Đức đến công an thoả thuận không khiếu nại gì, giấy trắng mực đen ok. Công an tuyên bố, không có cái chuyện Chí Đức bị đạp vào mặt.
Nói thế hoá ra Chí Đức ăn vạ, vu cáo cho công an.
Quá thất vọng, lúc đó Đức chán chường lắm, Đức cho rằng chính quyền đã coi Đức như con tốt thí. Đức quyết định bỏ đảng và vận động người khác bỏ đảng. Đức tham gia cùng với vài anh em đấu tranh đi đây đó. Lúc này nói thật là Đức đang kiểu tức giận, hờn dỗi với chính quyền. Nên tao bỏ, tao theo bên kia cho chúng mày biết. Phải nói là thời điểm đấy, Đức không phải là an ninh cài, dư luận viên cài gì cả. Thậm chí bản tính thích nổi, thích làm thật của Đức còn khiến Đức muốn những người đấu tranh phải có tổ chức, có kỷ luật, phải thành đội ngũ đâu ra đó.
Nói đúng thì Đức luôn có tính muốn mình là người quan trọng. Đức không có dịp thể hiện được mình là người quan trọng trong cơ quan. Đức tìm đến sự kiện biểu tình với vẻ quan trọng như quan sát viên. Rồi đến khi theo anh em đấu tranh Đức lại muốn mình là nhân vật quan trọng, có tư tưởng và đường lối, có chủ kiến, có bản lĩnh...đại loại như một tay ' rắn '' như phim Mỹ.
Vì thế Đức lại bị an ninh cho ăn đòn. Lần này là đòn thật, có tổ chức. Đến 6 thằng an ninh phục kích đi theo, đến chỗ vắng dùng gậy đánh cho Đức bét nhè. Đức cố chạy vào hàng bán sổ xố, photocopy náu. Cho đến lúc anh em đấu tranh đến đưa Đức vào viện chữa trị.
Trong lúc thâm nhập vào những người đấu tranh để mong dựng được thành tổ chức, có kỷ luật, có bài bản. Đức vỡ mộng, cái này là do Đức ảo tưởng đánh giá nhầm thực tế. Những người đi biểu tình Trung Quốc mỗi người có một cá tính riêng, họ ghét Trung Quốc nên đi biểu tình. Việc đưa họ vào tổ chức là điều phi thực tế. Cũng một phần nữa phải nói ra, là Đức thấy một vài số ít người đấu tranh có hành động, lời nói làm Đức không phục và thấy coi thường. Ngược lại thì phần đông những người đấu tranh cũng coi thường Đức vì những kiểu nửa ông, nửa thằng và những ý kiến phi thực tế.
Thế là Đức lại chán người đấu tranh như Đức từng chán chính quyền. Như một đứa bé vòi vĩnh không được thì chán nản, giận dỗi, bỏ nhà đi...
Khi Đức đang chán chường đó, đáng tiếc trong hàng ngũ đấu tranh không có ai phát hiện động viên tinh thần Đức. Trái lại an ninh bằng nghề nghiệp chuyên môn, họ tiếp cận với Đức. Khoét sâu vào những uẩn ức của Đức với người đấu tranh. Đức đã ngả dần theo an ninh, Đức cung cấp những thông tin về người đấu tranh cho an ninh. An ninh chuyển những thông tin này cho bọn Dư Luận Viên viết bài đả kích những người đấu tranh. Đức thấy mình quan trọng với những người an ninh, anh ta quyết hăng hái hơn nữa để lấy những lời khen của an ninh. Anh ta chính thức ra mặt nhập vào đội ngũ dư luận viên.
Anh ta dùng những vốn liếng hiểu biết về những người đấu tranh trong thời gian đi cùng họ, để sử dụng mục đích phục vụ cho dư luận viên.
Ở cơ quan anh ta là thằng dở hơi, ở hàng xóm quanh nhà cũng vậy.
Chỉ có đi cùng đám dư luận viên, và khi đi cùng trong cái đám dở hơi ấy, anh ta mới cảm thấy mình là người, và được coi trọng như anh ta vẫn ao ước.
Nhưng đây là một loại dở hơi biết tính toán cho mình, rặt những cái toan tính vặt vãnh trước mắt, như dân ta gọi là '' dở hơi biết bơi ''. Loại dở hơi biết đe doạ đánh vào mặt từng người, ví dụ như ông Quang A già, trí thức. Cần phải doạ đánh vì ông ta không chống cự. Chứ doạ đánh Nguyễn Văn Phương hay Cường Hoàng Công toàn thằng máu cục, có khi mở mồm doạ , bọn này nó đấm vào mặt trước luôn.
Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét