Nhiều trí thức Đức lên tiếng cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
13/04/2016
Thời gian qua, người Việt tại Đức đã nỗ lực tiến hành nhiều đợt vận động tư do cho các TNLT tại VN như vận động tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Lê Quốc Quân, Blogger Anh Ba Sàm,… Riêng chiến dịch lần này nhắm cụ thể vào 7 TNLT có tên nêu trên và NHÓM đã đại diện những trí thức ủng hộ chiến dịch chính thức lên tiếng qua việc viết thư như nêu trên.
GS Stefan Grüne cho biết thời gian sắp tới NHÓM sẽ tiếp tục vận động nhiều người Đức khác cùng đứng tên vào chiến dịch lên tiếng cho 7 TNLT này.
Nội dung các bức thư bằng Đức ngữ như sau:
Lược dịch:
Thư gởi đến thủ tướng Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng nước CHXHCNVN
Số 1 Hoàng Hoa Thám
Ba Đình, Hà Nội
Việt Nam
Neustadt, ngày 12.4.2016
Thưa ông thủ tướng,
Chúng tôi viết thư đến ông để bày tỏ sự quan tâm đến những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị chính phủ của ông giam cầm.
Những người đó là:
Bà Trần Thị Thúy, bị án 8 năm tù
Ông Hồ Đức Hòa, bị án 13 năm tù
Ông Đặng Xuân Diệu, bị án 13 năm tù
Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bị án 8 năm tù
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bị án 16 năm tù
Bà Lê Thu Hà, bị giam từ ngày 16/12/2015
Luật Sư Nguyễn Văn Đài, bị giam từ ngày 16/12/2015
Bảy tù nhân lương tâm này ở trong tù chỉ vì họ thi hành các quyền lợi con người được nêu ra trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Việt Nam đã ký và cam kết tôn trọng cả hai văn bản quốc tế này. Trong ba lần liên tiếp, Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc Chống Bắt Giữ Tuỳ Tiện (UNGWAD) đã kết luận rằng việc bắt và giam cầm của năm người đầu tiên trong danh sách trên là một sự vi phạm các quy ước quốc tế.
Chúng tôi cũng được biết rằng Bà Trần Thị Thúy có một khối u trong tử cung mà không được thuốc men để điều trị vì Bà Thúy không chịu « nhận tội ». Còn kỹ sự Đặng Xuân Diệu thì bị hành hung và đối xử như một « người nô lệ » cũng vì không chấp nhận bản án. Hai trường họp này được xem là một sự tra tấn trong tù, đi ngược lại Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam vừa ký vào năm 2015.
Chúng tôi mong rằng sẽ có một ngày chính phủ của ông sẽ tôn trọng chữ ký của nước Việt Nam trong các văn bản nêu trên, và trả tự do tức khắc cho bảy nhân vật được nêu tên.
Trân trọng
***
Lược dịch:
Thư gởi đến thủ tướng Đức
Dr. Angela Merkel
Thủ tướng CHLB Đức
Willy-Brandt-Strasse 1
10557 Berlin
Neustadt, ngày 12.4.2016
Chúng tôi viết thư này để bày tỏ sự quan tâm đến những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị chính phủ Việt Nam giam cầm.
Những người đó là :
Bà Trần Thị Thúy, bị án 8 năm tù
Ông Hồ Đức Hòa, bị án 13 năm tù
Ông Đặng Xuân Diệu, bị án 13 năm tù
Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bị án 8 năm tù
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bị án 16 năm tù
Bà Lê Thu Hà, bị giam từ ngày 16/12/2015
Luật Sư Nguyễn Văn Đài, bị giam từ ngày 16/12/2015
Bảy tù nhân lương tâm này ở trong tù chỉ vì họ thi hành các quyền lợi con người được nêu ra trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ứớc Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký. Họ đã bị bắt dựa theo những điều luật 79 (lật đổ chính quyền) hoặc 88 (tuyên truyền chống nhà nước). Hai điều luật lỗi thời này được chính phủ Việt Nam dùng bịt miệng những người lên tiếng chỉ trích chính sách của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Trong ba lần liên tiếp, Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc Chống Bắt Giữ Tuỳ Tiện (UNGWAD) đã kết luận rằng sự bắt và giam cầm của năm người đầu tiên trên dách sách trên là một sự vi phạm các quy ước quốc tế.
Chúng tôi cũng được biết rằng Bà Trần Thị Thúy có một khối u trong tử cung mà không được thuốc men để điều trị vì Bà Thúy không chịu « nhận tội ». Còn kỹ sự Đặng Xuân Diệu thì bị hành hung và đối xử như một « người nô lệ » cũng vì không chấp nhận bản án. Hai trường họp này được xem là một sự tra tấn trong tù, đi ngược lại Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam vừa ký vào năm 2015.
Đặc biệt Luật Sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà đã bị bắt ngày 16/12/2016, trong lúc phái đoàn nhân quyền của EU đối thoại với các đại diện chính phủ Việt Nam về tình hình nhân quyền ngay tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy những hành động của chính phủ Việt Nam không đi cùng với những lời phát biểu của họ.
Trong năm 2015, EU và Việt Nam đã ký kết Hiệp Định Thương Mại Tự Do. Đây là một điều tốt cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhưng chúng tôi thấy sự phát triển kính tế của Việt Nam không đi đôi với sự cải thiện các quyền lợi công dân và chính trị ở Việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi bà Thủ Tướng hãy:
Dùng mọi cơ hội để tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam để cho 7 người này được trả tự do trong thời gian sớm nhất;
Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ hai điều luật 79 và 88 vì họ chỉ dùng để chà đạp quyền tự do ngôn luận; các đại diện của Đức đến thăm viếng những người này ở trong tù, để chứng kiến sự an nguy và tình hình sức khỏe của họ ra sao;
Tiếp đón các thân nhân của 7 người này tại Tòa Đại Sứ Đức ở Việt Nam để tìm cách hỗ trợ họ về mặt vật chất cũng như tinh thần.
Trân trọng,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét