Nguyễn Đắc Kiên: “Bài viết của tôi rất bình thường” nếu trong một “đất nước có tự do dân chủ”
27 tháng 2 năm 2013
HÀ NỘI – Chính phủ Việt Nam đã đề nghị các công dân tại nước này tranh luận kế hoạch sửa đổi Hiến pháp (1992). Nhưng khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bắt đầu đăng ý kiến của ông trên trang blog cá nhân thì ông đã nhanh chóng phát hiện ra những giới hạn trong việc thảo luận. Tọa soạn báo nơi ông cộng tác đã sa thải ông vào ngày hôm sau.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Ông Kiên đã đưa vấn đề này ra sau khi nghe một tuyên bố của người đứng đầu Đảng Cộng sản, trong đó ông cho biết các cuộc thảo luận không nên bao gồm các câu hỏi về vai trò lãnh đạo của đảng.
Một bài viết hôm thứ Hai đã nhanh chóng lan truyền khắp nơi, ông Kiên đã viết rằng tổng bí thư không có tư cách nói chuyện với người dân Việt Nam như thế, và rằng tham nhũng là vấn đề hệ trọng.
Ông Kiên cho biết ông không ngạc nhiên với hệ quả đã xảy ra mà đã được công bố hôm thứ Tư trong một bài viết trên trang 2 của báo Gia đình và Xã hội, tờ báo nơi ông làm việc.
“Tôi biết rằng sẽ có hậu quả”, ông Kiên nói qua điện thoại. “Tôi đã luôn đoán trước được những điều xấu sẽ xảy ra với tôi. Cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ là con đường rất dài và tôi muốn đi đến cuối con đường đó, và tôi hy vọng tôi có thể”.
Việt Nam mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990 sau khi Liên Xô sự sụp đổ, làm mất đi một đối tác kinh tế quan trọng và đồng minh của nước này. Nhưng dưới một chế độ độc đoán, chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động tự do ngôn luận cũng như những người trong đảng khác thường được coi là bất đồng chính kiến, có thể bị tù đày nhiều năm. Sự xuất hiện của Internet như là một đấu trường tự do để mọi người có thể phát biểu ý kiến mà nhà nước không thể kiểm soát được, cùng với nền kinh tế đang bị trì trệ đã dẫn đến những áp lực mới đối với chế độ, nhưng ít người nghĩ rằng quyền lực [của Đảng Cộng sản Việt Nam] đang nghiêm trọng suy yếu.
Chính phủ đang sửa đổi hiến pháp lần đầu tiên kể từ năm 1992, đặt lý do rằng việc này cần thiết để tăng tốc độ phát triển của đất nước.
Có lẽ sự thay đổi đáng kể nhất trong dự thảo trên trang web của chính phủ là việc loại bỏ các ngôn ngữ quy định rằng khu vực kinh tế nhà nước “đóng vai trò chủ lực” trong nền kinh tế quốc gia. Điều đó có thể giúp chính phủ cam kết lời hứa của họ trong việc cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động ì ạch, tham nhũng và không hiệu quả, phần nhiều trong số họ đã ngốn rất nhiều ngân sách quốc gia và đã bị đổ lỗi gây ra những khó khăn kinh tế hiện nay.
Chính phủ đã đề nghị toàn dân cùng thảo luận ý kiến công khai dựa trên bản dự thảo mà Ủy ban đưa ra, thậm chí mở cả trang web để lấy ý kiến – một động thái mang nhiều rủi ro. Để đáp lại, một nhóm vài trăm trí thức nổi tiếng, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đã phổ biến một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi bầu cử đa đảng, quyền sở hữu đất đai tư nhân, tôn trọng nhân quyền và phân quyền đối với các nhánh của chính phủ. Hơn 5.000 người đã ký tên vào bản kiến nghị đó.
Đài truyền hình nhà nước Việt Nam trích lời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Nguyễn Phú Trọng, nói rằng có nhiều ý kiến đòi việc bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp – điều đang đảm bảo sự thống trị chính trị của đảng. Ông nói đó là “suy thoái tư tưởng, chính trị, và đạo đức” và cần phải phản đối.
Ông Kiên ngay lập tức đã vào trang blog của mình, viết rằng “ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ ‘suy thoái’ thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước”. Ông Kiên nói rằng không có điều gì là sai trái với mong muốn đa nguyên chính trị, và rằng “tham ô tham nhũng” bởi các đảng viên hiện đang là một vấn đề lớn hơn.
Tờ báo Gia đình và Xã hội, thuộc sở hữu của Bộ Y tế, cho biết trong bài viết rằng họ quyết định sa thải ông Kiên vì “vi phạm các quy tắc hoạt động báo chí và hợp đồng lao động”, thêm rằng cá nhân ông phải chịu “trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình”.
Trong một bài viết trên trang Facebook sau khi bị sa thải, ông Kiên viết: “Bất cứ điều gì xảy ra thì tôi chỉ muốn các bạn hiểu rằng tôi không muốn trở thành anh hùng, tôi không muốn trở thành thần tượng. Tôi chỉ nghĩ rằng một khi đất nước có tự do và dân chủ, bạn sẽ tìm thấy bài viết của tôi rất bình thường, thực sự bình thường, và không có gì to lớn”.
Ông cũng nói rằng ông hiểu quyết định của biên tập viên tờ báo, và nói rằng “nếu tôi ở vị trí của họ, tôi có thể đã hành động tương tự”.
Vietnam Journalist Critical of Party Boss Fired
HANOI, Vietnam February 27, 2013 (AP)
Vietnam's government has asked its citizens to debate planned revisions to the country's constitution. But when journalist Nguyen Dac Kien weighed in on his blog, he quickly discovered the limits of its willingness for discussion. His state-run paper fired him the next day.
Kien had taken issue with a statement by the Communist Party chief in which he said discussions over the revisions should not include questions over the role of the party.
In a post Monday that rapidly went viral, he wrote that the party chief had no right to talk to the people of Vietnam like this, and that state corruption was the real problem.
Kien said he wasn't surprised by his firing, which was announced Wednesday in an article on page 2 of the Family and Society, the paper where he worked.
"I knew that there would be consequences," Kien said by telephone. "I have always expected bad things to happen to me. The struggle for freedom and democracy is very long and I want to go to the end of that road, and I hope I can."
Vietnam opened up its economy in the 1990s after the collapse of the Soviet Union deprived it of a vital economic partner and ally, but under an authoritarian regime, government critics, free speech activists and other people the party regards as dissidents can be locked up for many years. The emergence of the Internet as an arena of free and uncontrollable expression, coupled with a stuttering economy, has led to new pressures on the regime, but few think its grip on power is seriously weakening.
The government is revising the constitution for the first time since 1992, citing the need to speed up the country's development.
Perhaps the most significant change in the draft on the government's website is the removal of language stipulating that the state sector "plays the leading" role in the national economy. That could help the government in its pledge to restructure the country's lumbering, corruption-riddled and unproductive state-owned sector, which eats up much of the national budget and has been blamed for the current economic difficulties.
The government has asked for public discussion on the revisions, even opening up its website for comments, a move that carried some risk. In response, a group of several hundred well-known intellectuals, including a former justice minister, have circulated an online petition calling for multiparty elections, private land ownership, respect for human rights and the separation of the branches of government. More than 5,000 people have signed it.
Vietnam's state-owned television station quoted the Communist Party's general secretary, Nguyen Phu Trong, as saying those ideas amounted to the abolishment of article 4 of the constitution, which guarantees the political dominance of the party. He said that was a "political, ideological and ethical deterioration" and should be opposed.
Kien immediately took to his blog, writing "you are the general secretary of the Communist Party of Vietnam. If you want to use the word deterioration, you can only use it in relation to Communist Party members. You can't say that about Vietnamese people." He said there was nothing wrong with wanting political pluralism, and that "embezzlement and corruption" by party members was a bigger problem.
The Family and Society newspaper, which is owned by the ministry of health, said in the article that it fired Kien for "violating the operating rules of the newspaper and his labor contract," adding that he alone was "accountable before the law for his behavior."
In a posting on his Facebook page after his firing, Kien said "whatever happens, I just want you to understand that I don't want to be a hero, I don't want to be an idol. I just think that once our country has freedom and democracy, you will find out that my articles are very normal, really normal, and nothing big."
He also said he understood the decision of the paper's editors, saying "if I were in their position, I may have acted the same."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét