Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

QUAN LÀM BÁO - TÁI CƠ CẤU VAY CHO VINASHIN HAY TIẾP TỤC "ĂN CƯỚP” TIỀN CỦA NHÂN DÂN HỢP PHÁP!




QUAN LÀM BÁO - TÁI CƠ CẤU VAY CHO VINASHIN HAY TIẾP TỤC "ĂN CƯỚP” TIỀN CỦA NHÂN DÂN HỢP PHÁP!






QLB - Từ khoản nợ 600 Triệu USD của Vinashin hoàn toàn không có bảo lãnh Chính Phủ, bỗng dưng Chính Phủ đã 'hào hiệp' đứng ra gánh bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính Phủ phải trả sau 12 năm trên 697 triệu USD! Uẩn khúc gì đứng sau việc kỳ lạ này? Có phải Việt Nam quá giàu có đến nỗi vung tiền qua cửa sổ như vậy?


Với khoản trái phiếu 600 triệu USD của doanh nghiệp, khi Vinashin không có khả năng trả nợ, nếu giao cho một công ty chuyên nghiệp đàm phán hoặc chính Vinashin đàm phán với các chủ nợ thì có thể Vinashin sẽ chỉ phải mua lại các trái phiếu của những người đang nắm giữ trên thị trường tối đã 30%, có lúc đã xuống tới 10% giá trị! Như vậy có thể thấy Vinashin và Chính Phủ Việt Nam nếu thật sự đứng trên quan điểm kinh doanh bình đẳng, sòng phẳng như một công ty tư nhân thì người Chủ đã tiết kiệm được ít nhất 420 triệu USD cho khoản trái phiếu 600 triệu USD bằng cách mua lại trái phiếu của mình trên thị trường chứng khoán!!!


Giải pháp thứ 2, Nếu Chính Phủ đồng ý bảo lãnh thì các chủ nợ cũng sẽ vô cùng vui mừng nếu thu hồi được nợ, 30%, 40% hay tối đa 50% cho một khoản nợ đã hoàn toàn mất trắng mà chẳng hề có gì đảm bảo của Vinashin, chưa kể đằng sau việc phát hành không hề có tài sản đảm bảo, không bảo lãnh này, chắc chắn những kẻ môi giới đã kiếm hàng trăm triệu đô la ăn chia với Phạm Thanh Bình nên khi được Chính Phủ đứng ra bảo lãnh cũng chính là giúp những kẻ môi giới thoát khỏi một vụ lừa đảo tài chánh Thế giới, do vậy chính họ sẽ là người tích cực để giải quyết theo phương cách "Vớt được đồng nào tốt đồng ấy" !


Tại sao Chính Phủ X lại 'hào phóng' đàm phán tái cơ cấu một cách thiệt hại hàng trăm triệu đô la như vậy? Rõ ràng là điều bất bình thường! Có thể thấy ngay đằng sau vụ tái cấu trúc này Nhân dân Việt Nam lại tiếp tục cống vài trăm triệu đô la cho những kẻ đứng ra dàn xếp vụ 'tái cơ cấu' đầy mờ ám này. Trong đó 'thành tích' phải kể đến là Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh - Người đã mua lại 180 triệu USD nợ của Vinashin sau thương vụ Thủ Tướng giao dự án Mỏ Núi Pháo cho Masan.


Thông tin chúng tôi nhận được cả Quang và Anh chỉ mua lại chưa bằng 30% mệnh giá. Nay với cái đàm phán Chính Phủ tự nguyện mang 'đầu đút vào rọ Vinashin thế này' chỉ riêng Quang và Anh sẽ bán số trái phiếu mua vào chưa đến 60 triệu để thu về ít nhất 180 triệu, lãi khủng trên đầu nhân dân 120 triệu một cách 'ngon ơ''!


Hóa ra Vinashin sập tiệm, Chính Phủ X "nhận trách nhiệm chính trị' và tiếp tục cướp bóc tiền của Nhân dân cho các bố già lập ngân sách cho Đảng X thế này đây!


Thám tử quan


***


CHÍNH PHỦ "GÁNH" NỢ CHO VINASHIN

* NGUYỄN QUANG A


Với sự dàn xếp của Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse, tháng 6.2007, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã vay bằng cách phát hành 600 triệu USD trái phiếu với kỳ hạn 8 năm.


Những người mua trái phiếu này là các chủ nợ của Vinashin. Các chủ nợ có thể bán trái phiếu trên thị trường cho người khác và người cầm trái phiếu này trở thành chủ nợ mới của Vinashin. Vì thế số chủ nợ và giá mua bán lại trái phiếu Vinashin có thể thay đổi theo thời gian và nhất là theo khả năng trả nợ của Vinashin. Theo thỏa thuận đến tháng 12.2010 Vinashin phải trả một phần gốc 600 triệu USD cho các chủ nợ. Vinashin đã không trả được phần gốc này và 2 khoản tương tự vào đầu năm 2011, tổng cộng là 180 triệu USD.


Khi không trả được nợ Vinashin lâm vào tình trạng phá sản. Do các khoản vay này không được bảo đảm (không được Chính phủ bảo lãnh, không được thế chấp bằng tài sản của Vinashin) nên nếu Vinashin phá sản và phải thanh lý mọi tài sản để trả nợ, thì các chủ nợ trái phiếu này có ưu tiên cuối cùng (sau các khoản nợ với người lao động, nợ nhà nước, các khoản nợ có bảo đảm khác) và như thế các chủ nợ có khả năng mất trắng hoặc chỉ thu được một phần nhỏ (chẳng hạn 10-15%) của món nợ.


Vì thế sau sự kiện không trả được 180 triệu USD gốc và 23 triệu tiền lãi vào cuối 2010 và đầu 2011, giá trái phiếu Vinashin trên thị trường đã sụt đáng kể. Đã có chủ nợ bán tháo trái phiếu Vinashin cho người khác. Không rõ giá mua bán là bao nhiêu, có lẽ không quá 30% mệnh giá(?). Tháng 4.2011 Vinashin mong đợi các chủ nợ giảm cho 90% khoản nợ, tức là chỉ trả 10%, cho thấy giá trái phiếu lúc đó có thể đã rất thấp.




Vì Vinashin là tập đoàn kinh tế nhà nước nên một số chủ nợ đã đòi Chính phủ Việt Nam trả thay, thậm chí có chủ nợ mới, như Quỹ Đầu cơ Elliott Advisors LP đã tiến hành kiện Vinashin ra trước tòa án Anh. Kiện cáo tiếp tục, tàu của Vinashin dù đã chuyển cho Vinaline vẫn bị giữ ở nước ngoài. Vinashin tìm cách đàm phán với các chủ nợ để tái cơ cấu lại khoản nợ 600 triệu USD này từ nhiều tháng nay.


Theo tin được công bố ngày 13.3.2013, Vinashin đã thỏa thuận được với 51% số chủ nợ, những người nắm giữ 75% tổng số nợ, về cách tái cơ cấu khoản nợ này. Theo đó Vinashin sẽ phát hành 623 triệu USD trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh với kỳ hạn 12 năm, lãi suất 1%/năm, không trả lãi và gốc hàng năm mà trả một lần cả gốc và lãi khi đáo hạn. Nói cách khác sau 12 năm Vinashin (hoặc nếu Vinashin không trả được thì Chính phủ) phải trả tổng cộng 697,76 triệu USD cho những người nắm giữ trái phiếu Vinashin này.


Có thể thấy nếu Vinashin thỏa thuận được như vậy với các chủ nợ thì đấy là giải pháp tái cơ cấu nợ tốt cho Vinashin. Và cách làm như vậy không xa lạ trên thị trường tài chính. Nó cũng có thể chấp nhận được đối với các chủ nợ ban đầu vì họ chắc chắn được trả sau 12 năm vì có bảo lãnh của Chính phủ ngược lại thì họ có thể mất trắng. Với các chủ nợ mới đã mua lại được trái phiếu Vinashin với giá rẻ, thí dụ 30% của mệnh giá, thì họ có lời kha khá (được lãi gần 11%/năm), còn nếu đã mua với 20% mệnh giá thì lãi lên đến 15,8%/năm. Trong trường hợp đó đấy là một khoản đầu tư rất hấp dẫn.


Cũng không loại trừ có các ngân hàng thương mại Việt Nam đã mua trái phiếu Vinashin với giá thấp từ các chủ nợ nước ngoài.


N.Q.A
(Dân Việt)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét