Trung Quốc: Lộ tài sản ở nước ngoài của người thân quan chức cấp cao
ChinaLeaks: giới qúy tộc đỏ Trung Quốc đã tẩu tán 3.000 tỷ MK tại các thiên đường thuế khóa
Một số tỉ phú Trung Quốc có tên trong báo cáo của ICIJ.
Ảnh: South China Morning Post
TP - Người thân một số quan chức cấp cao đương nhiệm hoặc nghỉ hưu của Trung Quốc và nhiều tỷ phú nằm trong số gần 22.000 người Hong Kong và Trung Quốc Đại lục có tài khoản tại các thiên đường trốn thuế bị Liên hiệp Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) tiết lộ.
Báo Hong Kong South China Morning Post đưa tin ngày 22/1.
Theo thông tin từ 2,5 triệu tập tài liệu mà ICIJ có được, gần 22.000 tài khoản tại các thiên đường trốn thuế thuộc về người Trung Quốc Đại lục và Hong Kong, và 16.000 chủ tài khoản ở Đài Loan. Người thân của ít nhất 5 quan chức cấp cao đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu của Trung Quốc có tài khoản ở ngoài nước.
“Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất của các thiên đường bảo mật, trốn thuế và hợp lý hóa các giao dịch quốc tế… Mọi ngóc ngách của nền kinh tế Trung Quốc, từ dầu khí tới năng lượng xanh, từ khai khoáng đến buôn bán vũ khí, đều xuất hiện trong dữ liệu của ICIJ”, báo cáo của ICIJ viết.
Theo báo cáo của ICIJ, người thân của ít nhất 5 người đó đang sở hữu công ty ở Cook Islands (một đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương) và Virgin Islands (lãnh thổ hải ngoại của Anh ở khu vực Ca-ri-bê.
Không phải tất cả tài khoản ở nước ngoài đều bất hợp pháp, nhưng báo cáo được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm khi Trung Quốc đang tranh cãi về tài sản tích lũy của người thân của các quan chức cấp cao nước này.
Những bài báo trước đây của Bloomberg và The New York Times tiết lộ tài sản của gia đình cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, khi số liệu của các công ty và hồ sơ chứng khoán khiến các giao dịch trở nên minh bạch hơn. Tiết lộ của ICIJ hôm 22/1 góp phần làm sáng tỏ hơn tài sản của những gia đình như vậy.
Theo ICIJ, ông Deng Jiahui, anh rể của một lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, cùng Wen Yunsong và Wen Ruchun, hai con của một cựu Thủ tướng Trung Quốc, đang sở hữu các tài khoản ở nước ngoài. Những cái tên chủ sở hữu nổi bật khác của các tài khoản ở Cook Islands hoặc Virgin Islands còn có người nhà của một số cựu quan chức cấp cao khác.
“Những gia đình liên quan đến chính trị nhiều nhất có tài khoản ở nước ngoài cho thấy họ lo lắng về sự an toàn và nhu cầu giấu tên tài sản của mình”, South China Morning Post trích lời ông Dali Yang, nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Chicago (Mỹ).
Đầu tháng này, Đảng Cộng sản Trung Quốc sửa đổi hướng dẫn đối với các cán bộ, trong đó cấm thăng chức cho những cán bộ có vợ/chồng và con đã di cư ra nước ngoài. Ít nhất 1,2 triệu quan chức nước này sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định mới này, theo ước tính của Giáo sư Zhu Lijia ở Học viện Quản trị Trung Quốc.
Làm giá để trốn thuế
Ngoài người thân của các chính trị gia, báo cáo của ICIJ còn đề cập những doanh nhân nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Nữ tỉ phú giàu nhất Trung Quốc Dương Huệ Nghiên - cổ đông chính của công ty bất động sản Country Garden; người đàn ông giàu nhất Trung Quốc Pony Ma Huateng - người sáng lập tập đoàn internet Tencent; tỷ phú bất động sản Zhang Xin - người sáng lập tập đoàn bất động sản Soho China đều được cho là nắm giữ tài khoản ở ngoài nước.
Báo cáo cũng nêu tên các quan chức liên quan vụ điều tra tham nhũng đang diễn ra đối với ông Chu Vĩnh Khang - cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc.
Theo ICIJ, nhiều công ty Trung Quốc đại lục bán sản phẩm với giá thấp cho chính chi nhánh của họ ở nước ngoài. Sau khi bán lại sản phẩm với giá cao hơn để tránh nộp thuế cho Trung Quốc, những chi nhánh này có thể hoàn lại lợi nhuận cho công ty mẹ hoặc giữ lại ở nước ngoài để tránh quy định chặt chẽ của Trung Quốc trong kiểm soát dòng tiền ra nước ngoài.
Báo cáo của ICIJ viết rằng, họ có chứng cớ xác thực rằng “nhiều công ty và cá nhân Trung Quốc đã sử dụng tài khoản ở nước ngoài để tham gia các hoạt động ngầm hoặc bất hợp pháp”, như trong trường hợp một số cựu quan chức (đã bị kết án tù vì tội tham nhũng) của Bộ Đường sắt nay đã giải thể và tập đoàn vận tải biển Cosco lớn nhất Trung Quốc.
Vẫn chưa rõ ai tiết lộ các tài liệu nêu trên mà ICIJ nói là từ hai công ty giúp mở tài khoản ở nước ngoài là Portcullis TrustNet (Singapore) và Commonwealth Trust Limited (Virgin Islands). Số công ty Trung Quốc thuê TrustNet thiết lập tài khoản tăng hơn ba lần, từ 1.500 năm 2003 lên 4.800 năm 2007, theo ICIJ.
Ngày 22/1 tại Trung Quốc, các website của ICIJ và nhiều cơ quan báo chí đăng nội dung báo cáo của ICIJ, bao gồm The Guardian(Anh), Le Monde (Pháp) không truy cập được, báo Úc Sydney Morning Herald đưa tin.
Theo South China Morning Post, The Guardian
***
ChinaLeaks: giới qúy tộc đỏ Trung Quốc đã tẩu tán 3.000 tỷ MK tại các thiên đường thuế khóa
Về vụ ChinaLeaks, hầu hết các báo lớn tại Pháp, từ tả qua hữu, tại Bỉ và Thụy Sỉ đều đăng tin về TSPP (Tài Sản Phi Pháp) của hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc, với nhiều chi tiết về các công ty bình phong dựng lên tại các thiên đường thuế khóa (Virgin Islands, ...). Đây là nỗ lực nghiên cứu, điều tra của hàng ngàn ký giả đủ mọi quốc tịch trong tập hợp ICIJ (rất tiếc không có ký gỉa gốc Việt Nam trong này, dù tại hải ngoại).
Tờ Le Monde (tương đương với Die Welt bên Đức), trung tả đã dành cả 4 trang đầu đề nói về ChinaLeaks trong liên tiếp 3 số liền. Và đề cập tới những bạn đồng hành của Mao, ngay cả Tập Cận Bình, Hoa Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, ... Từ trước đến chỉ có những vụ TSPP của một số nguyên thủ quốc gia độc tài, tham nhũng tại Phi Châu và gia đình họ bi khui ra. Đây là lần đầu mà cả các triều dại hoàng đế "đỏ" bên TQ bị báo chí thể giới tố cáo, không nể nang gì cả.
International Consortium of Investigative Journalists (ICIJ, Washington) đã mất nhiều thời gian điều tra và dịch các tài liệu từ tiếng Tầu qua tiếng Anh, trước khi công khai hóa trên mạng
Trong tương lai chắc chắn cũng sẽ có những chuyện rửa tiền, sang đoạt tài sản phi pháp bên Việt Nam được đem ra ánh sáng, trong đó sẽ dính tới một số lãnh đạo cao cấp, tay chân bộ hạ và gia đình họ.
***
ChinaLeaks: l’élite chinoise a planqué 3.000 milliards dans des paradis fiscaux
MARINA WALKER (ICIJ), ALAIN LALLEMAND (LE SOIR)
Mis en ligne il y a 25 minutes
Voici les premiers résultats de six mois d’enquête exclusive publiés par une quinzaine de journaux du monde entier, dont « Le Soir ».
Mao Zedong doit se retourner dans sa tombe, avec les révélations du ChinaLeaks... © REUTERS/Kim Kyung-Hoon.
Le ChinaLeaks
Le Consortium international du journalisme d’investigation, avec le concours de journaux européens dont Le Soir, publie cette semaine une enquête qui lève le voile sur les liens de la Chine vers le monde offshore.
Ce rapport sur l’économie offshore (et cachée) de la Chine porte sur plus de 20 000 clients offshore de la Chine et de Hong Kong figurant dans la base de données « Offshore Leaks ». Les révélations permettront de comprendre comment les transactions offshore sont devenues une stratégie d’entreprise prisée par l’élite chinoise.
Mao Zedong doit se retourner dans sa tombe : s’il se perpétue au XXIe siècle une « longue marche », c’est celle qui conduit des dizaines de milliers de Chinois du continent à investir leur argent à 13.500 kilomètres de la Chine communiste, dans le paradis fiscal que représentent les îles Vierges britanniques !
Selon l’enquête menée ces six derniers mois, en toute discrétion, par une équipe de journalistes de l’International Consortium of Investigative Journalists (ICIJ, Washington) et publiée depuis ce mardi soir par une quinzaine de journaux du monde entier, tous les pans de l’industrie chinoise sont frappés, non seulement les sociétés, dirigeants et actionnaires privés, mais aussi les sociétés d’État et gestionnaires publics, sans compter les parents les plus proches des personnes siégeant dans les plus hautes autorités du pays que sont le Politburo, l’Assemblée populaire, l’Armée rouge.
OffshoreLeaks, suite
Ces révélations constituent une suite étonnante mais logique du scandale OffshoreLeaks dévoilé en avril dernier par ce même réseau de journalistes ICIJ avec lequel travaille Le Soir depuis quinze ans. Les dossiers d’offshore trouvant leur origine en Chine continentale ont toujours représenté la plus grande part des 2,5 millions de fichiers offshore « fuités » qu’ICIJ a obtenus et exploite depuis 2012 avec l’aide de plus de cinquante médias de par le monde.
Au plan mondial, ces documents révèlent les ayants droit véritables et les actes posés par plus de 100.000 sociétés localisées dans dix juridictions offshore. Ces révélations dites « OffshoreLeaks », publiées en avril 2013, ont eu un impact planétaire, déclenchant des enquêtes, démissions et réformes politiques dans plusieurs pays, dont la Belgique, où une petite centaine de personnes ont eu recours à ces mêmes offshore.
Mais étant donné la complexité des dossiers et les défis posés par les caractères utilisés dans les documents de Chine, Taïwan et Hong Kong, l’ICIJ avait décidé de mettre ces dossiers de côté pour publication ultérieure. Maintenant que ces documents sont traités, que leur portée a été analysée et confirmée, le consortium de journalistes publie le résultat de son enquête en s’appuyant sur une quinzaine de journaux, dont Le Soir, mais aussi l’Asahi Shimbun, The Guardian, El Pais, Le Monde, Süddeutsche Zeitung , etc.
Révélations en cascade
Ce n’est qu’un premier pas. Jeudi sera publié un volet d’enquête spécifique consacré à l’une des industries chinoises les plus touchées par la corruption et l’offshore fiscal, l’industrie pétrolière. Ce même jeudi 23 janvier, via sa banque de donnée en ligne, ICIJ rendra publics plus de 37.000 noms de Chine, Hong Kong et Taïwan, ce qui permettra à tous les internautes d’explorer les réseaux offshore de chaque particulier mis au jour. C’est la première fois qu’est mise à disposition du public une quantité aussi vaste d’informations secrètes relatives aux opérations chinoises dans les paradis fiscaux.
Si la banque de donnée OffshoreLeaks avait déjà été publiée en juin 2013, les détails relatifs aux clients de Chine, de Taïwan et de Hong Kong ont été occultés jusqu’à la fin de la présente enquête. Notre chiffre de 37.000 clients offshore venant de Chine continentale est un minimum prudent : beaucoup de noms figurant en caractères latins dans la base de données ne sont pas liés à une adresse spécifique et ne peuvent donc être identifiés avec certitude. Nous espérons que le large public explorera ces fichiers et nous aidera ces prochaines semaines à identifier de nouvelles pistes au fur et à mesure que le dossier des paradis fiscaux de l’élite chinoise se développera.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét