Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

QUAN LÀM BÁO - DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐANG BỊ KHỐNG CHẾ BỞI TÊN MẬT VỤ THỐNG ĐỐC BÌNH







QUAN LÀM BÁO - DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐANG BỊ KHỐNG CHẾ BỞI TÊN MẬT VỤ THỐNG ĐỐC BÌNH



Quanlambao - Đọc những lời chia xẻ cay đắng của Chủ tịch Taxi Mai Linh ở bài phỏng vấn của VTC càng thấy tội ác của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã gây ra cho đất nước, cho doanh nghiệp Việt Nam tàn khốc đến thế nào! 20 năm xây dựng, cả một đời vậy mà chỉ trong 01 năm trời với những chính sách vĩ mô thực chất là làm tay sai, 'trả công' cho các bố già đã có công mua phiếu đưa y lên và cũng vì chính lợi ích của chính y đã đẩy hàng trăm ngàn doanh nghiệp vào chỗ chết mà Mai Linh, Bình An, Sacombank, HBB, WB... chỉ là những ví dụ nổi cộm...


Chủ tịch Mai Linh chua xót: "Cuộc khủng hoảng lần này quá mạnh, toàn diện, thời gian quá dài lại không biết đâu là đáy, lại không có nơi bấu víu, nên chúng tôi đành chịu trận".


Nhưng có lẽ ông không dám nói ra một sự thật: Nếu nền kinh tế vận hành theo đúng quy luật thì chắc chắn các chuyên gia kinh tế đều có thể dự đoán được các động thái hình Sin nó để đưa ra những đối sách phù hợp, song nền kinh tế, tài chính - tiền tệ của Việt Nam hai năm qua hoàn toàn bị can thiệp có chủ đích của nhóm bố già thâu tóm mà kẻ  cầm đầu kịch bản  điên cuồng thực hiện chính là Thống đốc Nguyễn Văn Bình thì rõ ràng không một ai có thể dự đoán được ngoài chính những bố già và Thống đốc Bình -  những kẻ viết lên cái kịch bản đó!


Cái ngày Thống đốc Bình sắp nhậm chức, có người tỏ ra quan tâm, lo âu nói với ông ta rằng "NHNN bây giờ còn gì đâu mà kiếm được nữa? Thời trước cấp phép Ngân hàng kiếm hàng chục triệu đô la, bây giờ đâu còn được mở thêm ngân hàng nữa...". Khi đó Bình ta cười "Để xem...".


Đến hôm nay thì mới thấy cái câu "Để xem" của tên an ninh mật vụ Nguyễn Văn Bình là thế nào? Rõ ràng những chục triệu Mỹ kim để lo giấy phép mở ngân hàng nước ngoài, hay vài triệu cho cái vụ in tiền Polymer của Lê Đức Thúy ồn ào cả thế giới nếu so với những gì Thống đốc Bình chỉ mới làm trong hơn một năm qua mới thấy thật thảm hại và đáng thương cho Lê Đức Thúy, Nguyễn Văn Giàu và các đời Thống đốc trước đây!


Chỉ bằng một cái chính sách độc quyền vàng miếng SJC khiến hàng trăm thương hiệu vàng khác trở thành của vứt đi, phải tranh nhau mang nộp tô 100.000 đồng/lượng để được đổi sang SJC!


Cũng chính bằng cái chính sách độc quyền này, bỗng chốc hàng ngàn cái giấy phép kinh doanh vàng đã bị vứt vào sọt rác và NHNN vừa hớn hở công bố chuẩn bị xem xét cấp hàng ngàn điểm bán vàng miếng! Vậy là từ chỗ không thể thu tô qua giấy phép thì nay NHNN chỉ cần ngồi đó tức khắc có kẻ mang đô la đến cống nộp để được cấp phép bán vàng miếng mà chính họ vẫn đang kinh doanh 20 năm qua!


Chỉ bằng một trò tiểu xảo "Ra quyết định Cấp tăng trưởng tín dụng" mà Thống đốc Bình ngang nhiên muốn cho ai sống được sống, muốn kẻ nào chết, phải chết! Chính vì vậy mà cái thây ma NH PHương Nam lại trở thành kẻ cướp ngày, đánh gục anh cả của làng ngân hàng Sacombank đẩy cả gia đình ông Thành ra đường và còn đối mặt với vòng lao lý vì 'dám' có ý định kiện cáo! Một Ngân hàng trị giá gần 10 tỷ đô la bị thâu tóm với một số tiền rẻ mạt chưa từng thấy! Chưa kể những ngân hàng như HBB, WB.... với hàng trăm chi nhánh, phòng giao dịch mất hàng chục năm tạo dựng và có lẽ cũng tốn không ít tiền lót tay rải đường để được cấp giấy phép, bỗng chốc phải giao gần như cho không những kẻ cướp ngày do chính Thống đốc Bình đưa đến mà không được phép bán cho nhà đầu tư khác dù có trả giá cao hơn!


Cũng bằng chính kịch bản mỹ miều "ổn định chính sách vĩ mô, kiềm chế lạm phát", Thống đốc Bình đã xiết chặt tín dụng một cách có chủ ý, những ngân hàng tay trong của y như Eximbank, Techcombank, Phương Nam, Bắc Á... thì được chính NHNN chi viện  tiền để cứu, trong khi đó những NH khác thì bị đưa ra làm thịt, trong đó điển hình nhất là ngân hàng Miền Tây - Western Bank là một điển hình  cướp ngày của Thống đốc Bình. Ngân hàng này không hề bị mất thanh khoản, tổng dư nợ chưa tới 9.000 tỷ đồng, dù bị cố tình thanh tra, giám sát đặc biệt hàng năm trời vẫn không khiến nó mất thanh khoản được, nhưng Thống đốc Bình vẫn bắt phải bán cho Cho Công ty Tài chính dầu khí PVFC với dư nợ trên 100.000 tỷ đồng mà số dư tiền mặt chỉ có 5 tỷ đồng! Một nghịch lý ngân hàng số dư tiền mặt gần 300 tỷ buộc phải nhập với mợt công ty tài chính làm ăn bê bối, đến ngay cơ quan an ninh quản lý tài chính, tiền tệ của Bộ Công An còn phản đối! Cái việc Thống đốc Bình phải làm là thanh tra PVFC để xử lý 30.000 tỷ hiện nay đang không có khả năng thu hồi thì ông ta đã không làm mà lại buộc cổ đông WB phải giao WB cho một con đười ươi đang thối rữa!


Nhưng đỉnh cao trên cả vẫn là Techcombank đã thu hoạch được không biết bao sổ đỏ, bao dự án đất vàng, đất bạc vì các chủ dự án không thể trả nợ. Đến ngay ông chủ Phạm Nhật Vượng - Người mà báo chí tâng bốc giàu nhất sàn chứng khoán, cũng phải cay đắng giao tòa tháp đôi - Biểu tượng của Tập đoàn Vicom cho Một công ty của Techcombank và dấu nỗi nhục vào trong mà tươi cười nói rằng "tự nguyện"!


Những chủ nhân của các anh cả nổi tiếng trên sàn chứng khoán như HAGL, như VIC chỉ trong hơn một năm Thống đốc Bình đã biến họ thành những kẻ nô lệ 'dạ, vâng' thuần phụ bằng cả hai đầu gối trước mặt Thống đốc Bình để không bị hắn ta chỉ đạo các ngân hàng 'cấm' không cho vay như Thống đốc Bình đã làm với gia đình họ Đặng 'Nghị sĩ'.


Chỉ một cái cười khẩy "Để xem" của tên an ninh mật vụ Nguyễn Văn Bình - Kẻ tay sai được đào tạo bởi Nguyễn Văn Hưởng  mà hơn một năm lên nắm quyền y đã nghiền nát toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam, những đại gia như Phạm Nhật Vượng, như Đoàn Nguyên Đức, như Hồ Huy, như bà Diệu Hiền, như bà Thái Hương, như Đỗ MInh Phú... chỉ còn như những cục bột nhào nặn trong tay tên Thống đốc xuất thân từ mật vụ Nguyễn Văn Bình mà thôi!


Thật thảm thương cho Doanh nhân Việt Nam! Ngày nào tên mật vụ này còn ngồi trên ghế Thống đốc, ngày đó Doanh nghiệp Việt Nam còn luôn đối mặt với cái chết và sự bức tử nếu không chịu phục tùng, quỳ gối phục tùng dưới trướng của y! Nguyễn Văn Bình đang biến các ngân hàng, biến tiền của nhân dân, của đất nước thành công cụ để khống chế toàn bộ các chủ doanh nghiệpViệt Nam!


Trần Hoàng Quân - Quan Làm Báo


***


ĐỌC THÊM:


Tâm sự chua chát của Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh



Chủ tịch tập đoàn Mai Linh quyết vượt khó





Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
Tập đoàn Mai Linh


(VTC News) - Ông Hồ Huy, Chủ tịch tập đoàn Mai Linh nói tập đoàn sẽ có những bước cụ thể, chắc chắn để vượt qua khó khăn và thanh toán công nợ theo lộ trình.


Ông Hồ Huy tỏ ra cởi mở trước những câu hỏi của VTC News về việc nợ nần của tập đoàn. Ông Huy nói:
Là người lính vào sinh ra tử trong chiến dịch Thành Cổ Quảng Trị đỏ lửa, tôi luôn được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc đời.


Lần này cuộc sống lại thử thách tôi. Nhưng tôi tin đó là khó khăn tạm thời nằm trong khó khăn chung của nền kinh tế đất nước và thế giới. Chúng tôi đã xác định những bước đi cụ thể, chắc chắn để vượt qua khó khăn, thanh toán công nợ theo lộ trình.


Tập đoàn Mai Linh ngoài mục tiêu kinh doanh còn có mục tiêu hướng đến con người, vì con người. Chúng tôi có 28.000 nhân viên hoạt động trên toàn quốc trong lĩnh vực vận tải. Họ gắn liền với vận mệnh của Mai Linh.


Chính vì vậy, hoạt động của Mai Linh trên toàn quốc vẫn diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng gì trước những thông tin về tập đoàn trong những ngày qua. Tôi mong Nhà nước hãy có những chính sách cụ thể để giúp Mai Linh và doanh nghiệp nói chung vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn này.


Ông Hồ Huy chia sẻ: Cũng giống như tất cả các doanh nghiệp trong nước khác, Mai Linh đang đối mặt với khó khăn chưa từng có trong lịch sử gần 20 năm kinh doanh và phát triển. Các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, đại dịch SARS năm 2005... trước đây dù tác động khá mạnh nhưng kéo dài không lâu và quan trọng Mai Linh lại được các gói hỗ trợ của Nhà nước nên đã vượt qua khá nhanh.


Khó khăn thực tại của chúng tôi tập trung vào việc xoay nguồn tiền trả nợ cho 800 tổ chức và cá nhân đã cho chúng tôi vay khoảng 500 tỷ đồng. Trong khi doanh thu từ taxi không tăng (do khó khăn về kinh tế nên nhiều người dân phải thắt lưng buộc bụng ít sử dụng taxi hoặc chuyển sang dùng phương tiện khác) mà những nhà đầu tư lại kéo đến rút tiền đồng loạt nên chúng tôi xoay xở không kịp.


Mặt khác trong quá trình huy động vốn, lãi suất quá cao với mức trung bình từ 18 - 25% cũng khiến cho việc kinh doanh của Tập đoàn rất khó có lãi.


- Từ khi thành lập tới nay, Mai Linh đã trải qua những thăng trầm như thế nào? Xin ông chia sẻ về quá trình hình thành, xây dựng thương hiệu Mai Linh? Trong quá khứ, đã có thời điểm nào khó khăn như hiện nay hay chưa? Công ty đã vượt qua khó khăn như thế nào?


Qua gần 20 năm kinh doanh và phát triển, Mai Linh đã có những năm tháng phát triển khá ngoạn mục. Công ty được thành lập vào ngày 13/7/1993, với vẻn vẹn có 300 triệu đồng tiền vốn và 2 chiếc xe ô tô...



"Đã có những sai lầm trong việc
đầu tư sang các lĩnh vực 'không thuận tay'
như bất động sản. Đây là bài học
đắt giá mà chúng tôi phải trả."

Ông Hồ Huy
Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Mai Linh



Ngày nay Mai Linh đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng với "Màu xanh cuộc sống!", với đội xe 12.000 chiếc và 28.000 cán bộ công nhân viên. Hệ thống xe taxi và vận tải của Mai Linh hiện có mặt trên 54 tỉnh thành trong cả nước.


Chúng tôi còn có tuyến vận chuyển sang Campuchia và Lào. Đặc biệt, Mai Linh còn có công ty taxi tại Thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ.


Còn về những thăng trầm thì thực tế chúng tôi đã từng đối mặt với hai cuộc khủng hoảng do suy thoái kinh tế năm 1997 và ảnh hưởng của đại dịch SARS năm 2005.


Tuy nhiên như đã nói ở trên, do tác động của hai cuộc khủng khoảng này không kéo dài lại có sự hỗ trợ của nhà nước nên chúng tôi đã dễ dàng vượt qua, còn lần này thực sự là khó khăn nhất mà chúng tôi từng gặp phải.


- Với khó khăn như hiện nay, Mai Linh có kế hoạch gì cho năm sau?


Để vượt qua khó khăn hiện nay, chúng tôi định hướng tập trung vào các nhóm giải pháp chính là tuyên truyền vận động để toàn tập đoàn chung lưng đấu sức vượt qua khó khăn, tìm cách cơ cấu lại nợ bằng cách đàm phán lại với các tổ chức, cá nhân cho vay tiền.


Chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư chuyển nợ thành vốn góp và trở thành cổ phần được hưởng ưu đãi cổ tức hoặc dãn thời gian trả nợ 1 - 2 năm và giảm lãi suất xuống mức cao hơn lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định 3% đồng thời liên hệ với Công ty mua bán nợ Nhà nước để tìm cơ hội hợp tác.


Bên cạnh đó, để giải quyết phần nào sự thiếu hụt nguồn tiền, chúng tôi sẽ cố gắng bán tất cả các loại tài sản mà tập đoàn Mai Linh đang sở hữu đồng thời đàm phán cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Mai Linh.


Ngoài ra, để tiết giảm chi phí sản xuất, chúng tôi cũng sẽ tái cơ cấu tổ chức, rút gọn tối đa nhân viên, các nhân sự dôi dư sẽ bổ sung cho đội ngũ đòi nợ và thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi phí hành chính, hội họp.


Chúng tôi cũng kêu gọi cán bộ công nhân viên chia sẻ khó khăn với công ty bằng cách cho công ty vay các nguồn tiền nhàn rỗi hoặc cho vay lương không tính lãi…


- Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó khăn của Mai Linh hiện nay là do tâm lý chủ quan, không tự lượng sức mình khi ở trên đỉnh cao thành công,  đặc biệt là việc đầu tư sang lĩnh vực không thuận tay như bất động sản và một số lĩnh vực khác... điều đó có đúng?


Hội đồng quản trị đã họp và nghiêm túc đánh giá tình hình, nguyên nhân: đã có những sai lầm trong việc đầu tư sang các lĩnh vực "không thuận tay" như bất động sản.


Đây là bài học đắt giá mà chúng tôi phải trả. Nhận thức sớm việc này, mấy năm trước chúng tôi đã triển khai đàm phán để bán các bất động sản và dừng ngay các dự án thua lỗ, do vậy chúng tôi cũng đã tránh được những thiệt hại lớn nhất.


- "Thất bại là mẹ thành công", ông có nghĩ thế?


Thất bại là Mẹ thành công! Ai nên khôn mà chẳng dại một lần!
Chúng tôi đang hành động theo phương châm biến "Nguy Cơ" thành "Cơ hội" trong nguy nan.


- Để nói một câu trong lúc này làm an lòng nhà đầu tư và nhân viên, ông muốn nói gì?


Lúc này đây, không còn là lời nói suông nữa mà chúng tôi đã tổ chức họp, tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong toàn thể cán bộ công nhân viên Mai Linh: Mai Linh đang đứng trước thử thách cam go, 28.000 cán bộ nhân viên đồng tâm hiệp lực, phát huy nội lực, thắt lưng buộc bụng cùng nhau vượt qua khó khăn hiện nay.


Mặt khác chúng tôi sẽ tiến hành gặp gỡ, trao đổi, thông báo tình hình thực tế với các nhà đầu tư để họ thấu hiểu và đồng hành cùng Mai Linh.


Xin cám ơn ông và chúc ông thành công.



Khánh Hòa (thực hiện)



» ‘Chết vì bất động sản nhiều lắm, không chỉ Mai Linh'


» Tập đoàn Mai Linh có bán hệ thống taxi để trả nợ?


3 nhận xét:

  1. Đây là thời kỳ quá độ của CNXH (sách giáo khoa Kinh Tế XHCN VN) sẽ có hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng triệu người thất nghiệp, sau thời kỳ này tất cả tài sản quốc gia sẽ nằm trong tay nhà nước XHCN và chúng ta sẽ tiến lên thiên đường XHCN, lúc này mọi người sẽ trỡ thành vô sản , sẽ không còn cảnh người bóc lột người, và mọi người sẽ làm theo năng lực hưỡng theo nhu cầu. ha,ha,????

    Trả lờiXóa
  2. kha kha, cuộc sống khôn nhờ dại chịu, mạnh được yếu thua đó mà, ai kêu mình không phải là thống đốc, mình không phài nhà cầm quyền chi, mình cũng gặp hàng nghìn thứ bất công từ cái thằng dân phố nhải nhép, thằng tính thuế nhỏ nhoi, cái thằng trường công an phường thôi cũng quậy tưng bừng ...., đụng chổ nào cũng khổ cả. tất cả là chuyện hàng ở phường, ở xã, ở huyện. khổ quá !!!!!!!!!!!!!!!!!!!,

    Trả lờiXóa