Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

BÙI THỊ MINH HẰNG - CẢM XÚC LAN MAN TỪ MỘT CHUYẾN ĐI




Bà con vẫn đổ ra đồng sau những ngày đổ máu giữ đất...



BÙI THỊ MINH HẰNG - CẢM XÚC LAN MAN TỪ MỘT CHUYẾN ĐI



"... Tất cả chúng ta đều phải đứng lên. Phải liên kết lại và tổng hợp nguồn sức mạnh chống lại bọn côn đồ  ác bá.

Tôi bỗng có một lòng tin rằng : Đất nước này sẽ phải có một thay đổi lớn từ những vụ việc như Văn Giang- Dương Nội....Như tiếng bom Đoàn Văn Vươn và tầng  tầng lớp lớp Dân Oan mỗi ngày kéo thêm những hàng dài trên đường phố.

Họ sẽ gắn kết nhau thành một đoàn người hiên ngang với tất cả niềm tin vào chính nghĩa và sức mạnh tập thể."




***


Nghe luật sư báo tin về phiên xử tại Văn Giang sẽ diễn ra ngày 17-1-2013 sau 3 lần hoãn phiên tòa để điều tra bổ xung. Cũng nghe công an đã "bắt thêm" kẻ côn đồ từng tấn công gây thương tích cho người dân Văn Giang nên hy vọng phiên tòa hôm nay sẽ có thêm nhiều tình tiết mới.


Cả đêm qua tôi cứ trằn trọc, thấp thỏm vì chỉ sợ ngủ quên không kịp về tận Văn Giang cho đúng giờ phiên tòa khai mạc .Cho dù biết rằng mình chỉ được đứng bên ngoài cùng bà con.


Sáng sớm mới 3 rưỡi sáng tôi đã thức giấc và quyết định rời khỏi giường. Trời rét thế này , lại mưa phùn lạnh buốt. Chỉ cần ngần ngại một chút sẽ khó lòng nhấc mình ra khỏi đống chăn nệm êm ấm.


Đúng 4h 40 tôi bước ra đường. Mợ và các em lo lắng không biết tôi đi đâu. Một mình "phăm phăm" xách giỏ đi trong màn đêm rét mướt. Tôi bỗng quan sát ra một chi tiết thú vị rằng tôi đang hòa vào với những người dân lao động thực thụ. Cuộc sống khó khăn , bươn chải không cho phép họ có thể ngủ ngon vào giờ này hoặc  có thể nấn ná cuộn mình trong chăn.

Đi bộ ra bến xe cách nhà cậu mợ chừng 1 km tôi lên xe . Có lẽ chỉ mình tôi là "hành khách" còn tất cả đều là những bà đi chợ sớm. Họ mang những thứ từ vùng quê ngoại ô về trung tâm thành phố để bán. Nào là ốc , ếch, cá , tôm. Nào là con gà , quả trứng ......Bất cứ thứ gì có thể bán ra tiền...Tôi ngồi lặng lẽ quan sát họ và bỗng nhớ đến những năm tháng cơ cực của chính mình.


Con đường này thân quen với tôi lắm.


Năm 1985 lấy chồng về 36 phố Hàng Bồ - Hà Nội.


Mang danh lấy chồng phố cổ- lại là con trai út trong một gia đình từng rất khá giả, có tiệm Nam Hưng. Nghe nói ở Hải Dương gia đình nhà chồng còn cả mấy dãy phố bị nhà nước quản lý sau những năm "Cướp chính quyền" năm 1945 và mẹ chồng tôi thì hiến biết bao nhiêu vàng cho nhà nước...Thế nhưng khi về làm dâu và sinh con đầu lòng năm 1986 chúng tôi chỉ có được diện tích bằng một chiếc giường trong căn nhà chung cùng cả chục anh chị em .....


Chao ôi! Cuộc sống những năm đó thật khốn khổ. Tôi học xong cao đẳng công nghiệp nhẹ ra trường chẳng có công ăn việc làm. Chồng khi đó bộ đội, đảng viên về làm tại công ty xa khách Thống Nhất... Lương chẳng bao giờ nhìn thấy (Vì ông ấy rất mê cờ bạc). Nhưng tôi cũng "ăn nhờ" 13 kí lô gạo. Làm gì trong hoàn cảnh đó? Tôi đã nói :suốt cuộc đời tôi cứ nghĩ rằng sống tốt có nghĩa  là không bao giờ làm sai pháp luật. Bởi thế phố nhà tôi họ buôn lậu đủ thứ trên đời. Từ vàng cốm, dollars, thuốc tây....Các thứ hàng quốc cấm thời bao cấp...Nhưng riêng tôi chọn BUÔN THỊT.


"Gói ghém" lại cái sĩ diện của con nhà giàu đất Sơn Tây, quẳng một bên cái ngại ngần một thời con gái với bao chàng trai theo đuổi .Tôi tập tành buôn bán theo kiểu "mớ rau con cá",  nhưng tần  tảo trong sạch. Hàng ngày theo bạn bè mang các loại quần áo, hàng tiêu dùng lên Sơn Tây bỏ mối taị chợ Nghệ, rồi lại đi gom thịt, mỡ và những thứ hàng thưc phẩm của vùng quê đem về Hà Nội bán...Nhiều đêm bụng mang dạ chửa ngồi rán mỡ, ép  tóp đến tận nửa đêm chỉ để kiếm thêm chút thức ăn có  mùi thịt , mùi mỡ vào cặp lồng thức ăn cho chồng mang theo đến cơ quan mỗi ngày.


Chính bởi cuộc sống lúc đó như thế mà con đường Sơn Tây- Hà Nội tôi thuộc đến từng cái ổ gà.


Lâu lắm tôi mới lại đắm chìm vào cái cảm xúc của một thời đói khổ nhưng chưa bao giờ phải hổ thẹn vì bất cứ điều gì.....( Những điều này nhóm phóng viên nội chính của HNM hay ANTĐ chúng chẳng biết đâu).


Gần 30 năm trôi qua. Hôm nay tôi gặp lại hình ảnh tôi trong bóng dáng những bà đi chợ sớm trên chuyến xe bus chạy vào nội thành lúc trơì còn chưa sáng.


Chợt se thắt và thấy lạnh buốt trong lòng.

Tôi thấy thương xót tất cả những con người khốn khó quanh tôi
Xe về tới  nội thành mới  chỉ gần 6 h sáng. Trời thì mưa, càng  nghe buốt lạnh trong lòng.


Tôi hẹn cùng vài anh chị em . Chúng tôi còn một chặng đường mấy chục km nữa bằng xe máy trong cái trời mưa phùn và lạnh giá này.


7 giờ sáng mấy chị em gặp nhau. Ăn sáng xong sẽ lên đường thì xe anh Trương Dũng lại bị thủng phải chờ vá . Chúng tôi khởi hành lúc 7h 33 và thật may chúng tôi đến cửa tòa án huyện Văn Giang đúng lúc vừa khai mạc phiên tòa.


Tôi chỉ mới về Văn Giang được 2 lần. Một lần đầu theo đoàn cùng cụ Bà Lê Hiền Đức và anh chị em Hà Nội,  khi bà con mời đoàn đại biểu quốc hội về thăm Văn Giang...Dịp đó Quốc Hội chẳng ai về cuối cùng chỉ là những con người đồng cảm, đồng cảnh từ khắp nơi về với Văn Giang anh hùng sau cuộc chiến giữ đất đổ máu.


Chuyến đi này tôi đã vô cùng xúc động khi viết bài ĐẤT VÀ NGƯỜI VĂN GIANG.


Lần thứ 2 tôi trở lại Văn Giang là ngày khai mạc phiên sơ thẩm vụ côn đồ tấn công bà con để cướp đất. Chuyến đi này tôi càng thêm khâm phục bà con nông dân nơi này.


Rồi công việc cứ cuốn đi. Tôi liên tục phải vào ra trong Nam , ngoài Bắc cho đến hôm nay tôi mới lại có dịp quay về.


Trong thâm tâm tôi luôn trăn trở về tất cả những gì xảy ra với mảnh đất và con người nơi đây.


Nó có một cái gì thật đặc biệt trong tôi. Khiến cho ngay lần đầu tiên khi viết bài ĐẤT VÀ NGƯỜI VĂN GIANG tôi đã ngay lập tức khẳng định rằng " Tôi sẽ còn trở lại nơi này bất cứ khi nào có dịp" Và đêm qua tôi thao thức cho đến giờ dậy lên đường.


Khi chúng tôi đến nơi , nghe qua loa phóng thanh " Phiên tòa bắt đầu khai mạc".


Tôi đứng cùng vài bà con Văn Giang bên ngoài cổng tòa. Hôm nay trời mưa và rét tái tê nên người đến không đông như khi xử phiên sơ thẩm ban đầu....Bắt đầu nghe phần thẩm vấn của quan tòa và nghe thấy luật sư cùng người bị hại đề nghị HOÃN PHIÊN TÒA do thiếu nhiều nhân chứng , nhưng rồi tòa vẫn  làm việc bởi xét xử ở Việt Nam thì hầu hết "quan tòa muốn gì òa nấy".


Buồn mà lại mắc cười nhất là khi thẩm vấn tòa công khai mớm cung cho bị cáo để phản bác lại người bị hại. Vị đại diện viện kiểm sát khi bị chất vấn về chứng cứ không sát thực thì đã so sánh rất nực cười về cự ly " Tôi nói trên 30 mét không có nghĩa rằng không phải 300m ".

Ôí viện ơi là viện. Tòa ơi là tòa.....Trên 30 mét tới 300 mét là một cự ly khoảng cách thật xa nhau...thế mà lại bị tòa và viện "sát nhập" để đánh lận con đen như thế thì đúng là chỉ có VN này mới có những ông tòa , ông viện như thế.


Và cũng chỉ có ở cái đất nước khốn khổ này mới sinh ra biết bao Dân Oan và những phiên tòa kiểu ngồi xổm và làm ướt , làm khai luật như thế.


Càng thẩm vấn thì người dân tham dự phiên tòa càng bất bình. Họ hầu như không giữ nổi bình tĩnh trước sự "ngạo ngược " của các quan tòa...Bên ngoài dân kéo đến mỗi lúc một đông. Bên trong tiếng la ó phản đối không thể ngăn lại , bất chấp sự đe dọa bị cưỡng chế ra khỏi tòa. Bởi chẳng còn gì để gọi là chốn thâm nghiêm thì tại sao bắt người dân có thể phải dằn lòng mà tôn trọng?


Theo tôi quan sát thì hầu như quan tòa dùng đủ mọi cách chặn họng người bị hại . Bỗng nghe văng vẳng câu thơ của bác Bùi Minh Quốc:


          Ngoảnh mặt nhìn đâu cũng phải ghìm cơn mửa
          
Cả một thời đểu cáng lên ngôi.


Đểu cáng lên ngôi, đểu cáng làm lãnh đạo. Đểu cáng làm quan tòa chẳng trách gì cả cái Dân Tộc này lầm than rên siết ?


Cuối cùng thì cũng chỉ có luật sư được nói trọn vẹn những ý kiến phản bác của mình . Nhưng ý kiến hay điều luật của luật sư đưa ra thì đều không thể chống nổi :THEO QUAN ĐIỂM CỦA TÒA" Vậy là chúng ta  thấy rất rõ rằng ở nơi đâu trên mảnh đất này chúng ta cũng chỉ thấy " "Trời u ám bất công lan tràn" (bài hát trong kinh hòa bình.)


Hơn 11 giờ phiên tòa kết thúc với bản án "lấy lệ" dành cho một trong những kẻ thủ ác. Xong chúng đều trốn được cái tội CÓ TỔ CHỨC sờ sờ mà ai cũng nhìn thấy qua vụ "Côn đồ hành hung Nhân Dân Văn Giang".


Nhìn bà con bức xúc , phẫn nộ mà không thể làm gì hòng thay đổi cái gọi là "quan điểm của viện , của tòa" (Họ xét xử không theo luật mà cứ theo "quan điểm" do họ đưa ra.)


Nhìn cái cảnh những người công an , cảnh sát áp giải và giữ trật tự phiên tòa mặt cúi gằm và không còn thái độ ngông nghênh , hống hách như mọi khi , trong lòng tôi trào dâng một cảm giác vừa vui , vừa buồn.


Vui vì càng ngày càng có nhiều người hiểu ra thực tế của cái thể chế độc tài tàn bạo này.


Ngay cả những kẻ ngồi trên ghế quan tòa hay viện kiểm sát để luận tội người khác họ cũng không có cái quyền làm theo luật,  hay ít ra cũng làm theo đúng lương tâm một con người.


Họ không dám ngửng mặt lên,  hay cũng không còn dám vung gậy trước sự phản ứng thậm chí thô tục của bà con nữa....Nhưng để LÀM ĐÚNG luật pháp và lương tâm một con người thì họ chưa thể làm được, bởi họ chỉ là cỗ máy trong một guồng máy bị kẻ tội lỗi điều hành.


Mặc dù gánh chịu đủ mọi bất công, oan khuất, Nhưng nhìn bà con mình vẫn hiển hiện trên khuôn mặt sự lạc quan , kiên cường mà tôi thấy kính nể.


Buồn bởi đất nước này sau mấy chục năm nhìn lại chẳng có gì tốt đẹp hơn ngoài có đủ miếng ăn hơn những ngày đói khổ xưa kia. Xong nhiều thứ khác thì như đi giật lùi trở về thời trung cổ
Về ngồi quây quần uống nước, ăn những chiếc bánh tẻ đặc sản của quê hương và bàn luận chuyện phiên tòa cũng như con đường đấu tranh cho công lý , pháp lý còn dài phía trước. Tôi không hề thấy sự mệt mỏi , buồn nản trên bất cứ khuôn mặt một người dân nào . Từ cụ Bàn là người bị côn đồ đánh trọng thương nặng nhất , rồi anh Đồng, anh Nghiệp...Tất cả họ đều không mang vẻ đau đớn hay mệt mỏi trên khuôn mặt mà trái lại họ đều rất tự tin,  rắn rỏi  và can trường.


Chặng đường đấu tranh đòi công lý và gìn giữ từng tấc đất của ông Cha khiến cho họ tôi luyện thêm sự bền bỉ và tinh thần dũng mãnh. Họ có thêm tố chất đoàn kết gắn bó và chia sẻ với những con người cùng cảnh ngộ. Bữa cơm còn chưa dứt đã nghe các anh gọi điện và bàn đến chuyện kéo nhau đi hiệp thông cùng đồng bào Dương Nội . Nghe đâu hôm 17-1- này có quyết định cưỡng chế Dương Nội......Bỗng thấy anh Đồng nói như reo" Chúng nó rút quân rồi hả?" Mọi người như vỡ òa lên vì vui và tiếp tục ngồi bàn luận đến những chặng đường của CUỘC CHIẾN GIỮ ĐẤT.

Về với bà con Dân Oan tôi như thấy mình được tiếp thêm sức mạnh.


Bởi trong cuộc đấu tranh vì công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng này tôi không hề đơn độc. Trái lại giờ đây việc làm này thật sự đã trở thành mệnh lệnh và trách nhiệm không thể chối từ.


Tất cả chúng ta đều phải đứng lên. Phải liên kết lại và tổng hợp nguồn sức mạnh chống lại bọn côn đồ  ác bá.


Tôi bỗng có một lòng tin rằng : Đất nước này sẽ phải có một thay đổi lớn từ những vụ việc như Văn Giang- Dương Nội....Như tiếng bom Đoàn Văn Vươn và tầng  tầng lớp lớp Dân Oan mỗi ngày kéo thêm những hàng dài trên đường phố.


Họ sẽ gắn kết nhau thành một đoàn người hiên ngang với tất cả niềm tin vào chính nghĩa và sức mạnh tập thể.




Ngày về Văn Giang dự phiên tòa 17-1-2013





Bà con đau xót chỉ những ngôi mộ của gia đình họ bị cày xới do cưỡng chế đất


Những ngôi mộ bị bật lên bên những luống rau


Bất chấp trời mưa , bà con vẫn mặc cả áo mưa đứng ngoài trời mưa rét để theo dõi phiên tòa


Họ từng cầm những công cụ này quất cả nhà báo lẫn Nhân Dân- Vậy hôm nay họ BẢO VỆ AI ?


Bà con bức xúc tràn ra lên tiếng vì những hành xử
"mớm cung" của Tòa


Cùng bà con dưới cái rét và mưa phùn để đưa tin phiên tòa


Công an áp giải ĐỒNG BỌN- Bà con gọi như vậy


Bà con dù thấy bất bình về phiên xử , Xong trên khuôn mặt không ai mệt mỏi. Họ vẫn một quyết tâm sắt dá ĐI ĐẾN CÙNG CÔNG LÝ VÀ QUYẾT GIỮ ĐẤT



1 nhận xét:




 


Tại sao những sự việc đau lòng luôn diễn ra liên tục trên đất nước Việt Nam ? Tôi xin nói rõ rằng phần đông dân Việt Nam ta vẫn chưa vượt qua nỗi sợ hãi của mình.

Theo dõi tình hình chính trị xã hội Việt Nam trên các trang mạng lề trái lâu nay. Tôi vô cùng ngưỡng mộ chị Bùi Hằng. Thật vậy, chị Hằng đã vượt qua được nỗi sợ hãi của chính mình để đối mặt trực diện với bạo quyền. Đây chính là điều mà nhà nước CSVN lo sợ nhất. Và chị Hằng đã thành công. Chị đã làm được.

Điều quan trọng kế tiếp là ngoài việc vượt qua nỗi sợ của bản thân, chúng ta cần phải có tinh thần đoàn kết chặt chẽ với nhau. Phải chặt chẽ đến nỗi không có sức mạnh nào chia rẽ, chia cắt được mỗi nhân tố trong cái chuỗi gắn kết đó. Đây cũng chính là nhược điểm của chúng ta, cái nhược điểm luôn bị nhà nước CS khai thác gây suy yếu.
Tuy nhiên, cái nhược điểm đó cũng không khó nhận biết nguyên do. Đó là nỗi sợ hãi của mỗi cá nhân. Và nhà nước sẽ dựa vào nó gây thoái chí tinh thần đấu tranh của cá nhân đó.

Nhưng một khi đạt được điều nói trên. Tôi bảo đảm không bao giờ xảy ra những chuyện đau lòng từ bọn tà quyền gây ra nữa.

Chúng ta đừng quên "Mùa xuân Ả Rập" bắt đầu bằng những con người không sợ hãi.


Đừng sợ hãi
Hãy vươn lên
Tranh đấu cho quê hương Việt Nam
Niềm tin bác ái

Đừng sợ hãi
Xiết tay nhau
Mang trái tim yêu thương Việt Nam vào đời



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét