Photo báo Dân Trí online
Do vị trí tàu chìm nằm ở khá sâu nên việc trục vớt gặp rất nhiều khó khăn (quang cảnh trục vớt tàu, nhìn thấy toàn tàu của ngư dân với nhau?)
Sự thật về vụ đắm tàu làm thiệt mạng 14 ngư dân
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-01-15
Vụ đắm tàu cá làm thiệt mạng 14 ngư dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã hơn hai tuần lễ.
Thông tin Nhà Nước
Tin cho biết vào khuya ngày 30 tháng 12 vừa qua, chiếc tàu cá số hiệu QB93714TS do anh Nguyễn Phong làm tài công gặp sóng to, gió lớn phải kêu cứu. Thế nhưng sau đó bị chìm và 14 ngư dân trên đó thiệt mạng.
Truyền thông trong nước ngay ngày hôm sau loan tin về tai nạn chìm tàu Cồn Sẽ đó. Tờ Thanh Niên cho biết vị trí chiếc tàu bị chìm chỉ cách cửa Gianh chừng 6,7 hải lý mà thôi. Tại đó có các đơn vị đồn đóng gồm Hải đội 2, Đồn Biên Phòng Cửa Khẩu Cảng Gianh, Cảng vụ Quảng Bình. Tin nói hai tàu biên phòng không thể ra vì sóng to, gió lớn bởi kết cấu đáy tàu nhỏ đứng, dễ bị chiềng. Tàu của Cảng vụ Quảng Bình không được điều động.
Tờ báo cũng trích dẫn thông tin từ Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu Nạn là vào trưa ngày hôm sau, Bộ Quốc phòng đã điều tàu cảnh sát biển số hiệu CSB1012 từ Hòn Ngư, tỉnh Nghệ An đi tìm kiếm cứu nạn 13 người còn mất tích trên biển. Quân chủng Không quân cũng đưa máy bay AN-26 từ Gia Lâm vào để tham gia công tác cứu nạn.
Bản tin của VTV1 vào ngày 2 tháng giêng có đoạn như sau:
Sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu, Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã huy động tàu của Hải đội 2 và hằng chục tàu cứu hộ của ngư dân địa phương phối hợp với các Trung tâm Cứu hộ ở Nghệ An, Đà Nẵng và Bộ Quốc phòng đều nhất loạt vào cuộc.
Tờ Tiền Phong vào ngày 4 tháng giêng loan tin Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình có quyết định hỗ trợ 310 triệu đồng cho việc trục vớt tàu cá bị nạn QB93714TS và tìm kiếm nạn nhân mất tích. Những tàu của ngư dân tham gia công tác trục vớt tàu chìm được hỗ trợ 50 triệu đồng, và các đơn vị, nhưng bài báo không nói rõ đơn vị nào, được hỗ trợ 260 triệu đồng.
Thực tế dân lo
Tuy nhiên theo người dân địa phương thì thực tế không đúng như truyền hình và một số báo chí Nhà nước loan tải mà việc cứu nạn từ các cơ quan chức năng đã không kịp thời.
Ông Nguyễn Cương, trưởng thôn Cồn Sẽ, nói lên ý kiến về thông tin trên truyền hình Nhà nước về việc cứu nạn chiếc tàu bị nạn của thôn hôm tối ngày 30 tháng 12 năm ngoái như sau:
Tôi nghĩ tin ấy đưa ra cũng rất đau xót cho bà con nhân dân, vì lúc đó trục vớt của Nhà nước không thấy, không có.
Đồng thời ông này cũng trình bày lại việc bà con trong thôn thuộc xứ đạo Cồn Sẽ tự lo chuyện trục vớt tàu bị nạn QB 93714TS:
Giáo xứ, Cha xứ và đoàn biển của quê hương tôi- một đoàn biển rất đoàn kết- đi thuê. Đầu tiên thuê thợ lặn ra, lặn xuống tàu lấy lưới lên. Nước lúc đó quanh tàu đục, không thấy người nên mọi người nóng ruột, đi thuê tàu trục vớt.
Thuê tàu trục vớt thì cha xứ và đoàn biển- tôi từng lãnh đạo đoàn biển này 5 nằm trời, anh em nào bị nạn thì kêu nhau giúp nhau. Cha xứ có quen ở quê của cha, thuê tàu trục với 150 triệu. Nhưng khi trục vớt xong họ chỉ lấy 70 triệu thôi, họ cho lại 80 triệu.
Thực tình muốn tìm người chứ không phải trục tàu đâu. Nhưng khi trục được tàu lên là lúc 7 giờ tối. Tôi cũng xuống mủng ( xuồng) ra đó để xem trục vớt, có nhà báo đến quay phim, chụp hình nữa. Tôi đi với hai cựu chiến binh của thôn đến tàu để xem có ai để đưa lên. Khi trục vớt bên chính quyền không có đâu.
Linh Mục Hoàng Anh Ngợi, chính xứ Cồn Sẽ, người được ông Nguyễn Cương nhắc đến cũng cho biết một số thông tin liên quan và ý kiến của vị chủ chăn giáo phận Vinh là giám mục Nguyễn Thái Hợp về trường hợp truyền hình Nhà nước loan tin công tác cứu nạn cho tàu QB 93714TS:
Địa phương quá đơn giản, xem thường việc cứu hộ, cứu nạn. Thực tế và truyền hình họ tự tô vẽ do họ trục vớt; nhưng điều đó do chúng tôi thực hiện. Đức giám mục nói tôi cần có phản hồi về việc đưa thông tin trái lệch của VTV1.
Nếu như việc cứu nạn được thực hiện đúng như tin tức mà VTV1 loan đi, cũng như một số báo chí đã đưa, thì có thể thảm họa xảy đến cho những ngư dân tại Cồn Sẽ đã không xảy ra. Sự ra đi của những ngư phủ trên con tàu bị nạn là nổi đau cho người ở lại với bao khó khăn trong cuộc sống như lời của ông trưởng thôn Nguyễn Cương sau đây:
Nổi khổ đau của gia đình rất buồn sầu. Sau sự mất mát đó là gánh nặng nợ nần đè lên vai. Có gia đình vay mượn ngân hàng, tư nhân để đóng tàu đi đánh bắt xa bờ, có người vay để làm nhà nương thân sau những chuyến đi biển.
Chuyện người dân tự lo không phải xảy ra trong trường hợp thảm họa chìm tàu Cồn Sẽ vừa qua; mà trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Người ta có thể nêu ra trường hợp những công nhân tự bươn chải với đồng lương ba cọc, ba đồng khi mà giá cả tăng chóng mặt. Nông dân tự xoay xở trước những biến động của thị trường, dầm sương dãi nắng mà lợi tức không được bao nhiêu.
Những khoản lợi từ gạo xuất khẩu vào tay những nhóm nào đó mà họ không hề được biết. Rồi những ngư dân như các nạn nhân trên con tàu bị đắm QB 93714 TS, cũng phải tự bơi trên biển. Khi bị truy đuổi bởi tàu Trung Quốc tại Biển Đông họ phải bỏ chạy, không thể đánh bắt trên vùng biển truyền thống …
Trong khi đó thì tin tức loan đi trên cơ quan truyền thông đại chúng lại luôn nói đến sự chăm lo của Nhà Nước và Đảng đến cuộc sống của từng người dân.
Tin cho biết vào khuya ngày 30 tháng 12 vừa qua, chiếc tàu cá số hiệu QB93714TS do anh Nguyễn Phong làm tài công gặp sóng to, gió lớn phải kêu cứu. Thế nhưng sau đó bị chìm và 14 ngư dân trên đó thiệt mạng.
Truyền thông trong nước ngay ngày hôm sau loan tin về tai nạn chìm tàu Cồn Sẽ đó. Tờ Thanh Niên cho biết vị trí chiếc tàu bị chìm chỉ cách cửa Gianh chừng 6,7 hải lý mà thôi. Tại đó có các đơn vị đồn đóng gồm Hải đội 2, Đồn Biên Phòng Cửa Khẩu Cảng Gianh, Cảng vụ Quảng Bình. Tin nói hai tàu biên phòng không thể ra vì sóng to, gió lớn bởi kết cấu đáy tàu nhỏ đứng, dễ bị chiềng. Tàu của Cảng vụ Quảng Bình không được điều động.
Tờ báo cũng trích dẫn thông tin từ Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu Nạn là vào trưa ngày hôm sau, Bộ Quốc phòng đã điều tàu cảnh sát biển số hiệu CSB1012 từ Hòn Ngư, tỉnh Nghệ An đi tìm kiếm cứu nạn 13 người còn mất tích trên biển. Quân chủng Không quân cũng đưa máy bay AN-26 từ Gia Lâm vào để tham gia công tác cứu nạn.
“Vị trí chiếc tàu bị chìm chỉ cách
cửa Gianh chừng 6,7 hải lý mà thôi.
Tại đó có các đơn vị đồn đóng gồm Hải đội 2,
Đồn Biên Phòng Cửa Khẩu Cảng Gianh,
Cảng vụ Quảng Bình.
Tin nói hai tàu biên phòng không thể ra
vì sóng to, gió lớn bởi kết cấu đáy tàu
nhỏ đứng, dễ bị chiềng. Tàu của
Cảng vụ Quảng Bình không được điều động”
Quang cảnh trục vớt tàu, không thấy tàu cứu hộ của chính quyền
Bản tin của VTV1 vào ngày 2 tháng giêng có đoạn như sau:
Sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu, Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã huy động tàu của Hải đội 2 và hằng chục tàu cứu hộ của ngư dân địa phương phối hợp với các Trung tâm Cứu hộ ở Nghệ An, Đà Nẵng và Bộ Quốc phòng đều nhất loạt vào cuộc.
Tờ Tiền Phong vào ngày 4 tháng giêng loan tin Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình có quyết định hỗ trợ 310 triệu đồng cho việc trục vớt tàu cá bị nạn QB93714TS và tìm kiếm nạn nhân mất tích. Những tàu của ngư dân tham gia công tác trục vớt tàu chìm được hỗ trợ 50 triệu đồng, và các đơn vị, nhưng bài báo không nói rõ đơn vị nào, được hỗ trợ 260 triệu đồng.
Thực tế dân lo
Tuy nhiên theo người dân địa phương thì thực tế không đúng như truyền hình và một số báo chí Nhà nước loan tải mà việc cứu nạn từ các cơ quan chức năng đã không kịp thời.
Dù trời đã tối nhưng việc trục vớt chiếc tàu gặp nạn vẫn đang hết sức khẩn trương bởi theo dự báo ngày mai sẽ có một đợt gió mùa mới tràn vào sẽ gặp rất nhiều khó khăn . Dantri.com
Ông Nguyễn Cương, trưởng thôn Cồn Sẽ, nói lên ý kiến về thông tin trên truyền hình Nhà nước về việc cứu nạn chiếc tàu bị nạn của thôn hôm tối ngày 30 tháng 12 năm ngoái như sau:
“Thực tình muốn tìm người
chứ không phải trục tàu đâu.
Nhưng khi trục được tàu lên là lúc 7 giờ tối.
Tôi cũng xuống xuồng ra đó để xem trục vớt,
có nhà báo đến quay phim, chụp hình nữa.
Tôi đi với hai cựu chiến binh của thôn
đến tàu để xem có ai để đưa lên.
Khi trục vớt bên chính quyền không có đâu”
Ông Nguyễn Cương
Tôi nghĩ tin ấy đưa ra cũng rất đau xót cho bà con nhân dân, vì lúc đó trục vớt của Nhà nước không thấy, không có.
Đồng thời ông này cũng trình bày lại việc bà con trong thôn thuộc xứ đạo Cồn Sẽ tự lo chuyện trục vớt tàu bị nạn QB 93714TS:
Giáo xứ, Cha xứ và đoàn biển của quê hương tôi- một đoàn biển rất đoàn kết- đi thuê. Đầu tiên thuê thợ lặn ra, lặn xuống tàu lấy lưới lên. Nước lúc đó quanh tàu đục, không thấy người nên mọi người nóng ruột, đi thuê tàu trục vớt.
Thuê tàu trục vớt thì cha xứ và đoàn biển- tôi từng lãnh đạo đoàn biển này 5 nằm trời, anh em nào bị nạn thì kêu nhau giúp nhau. Cha xứ có quen ở quê của cha, thuê tàu trục với 150 triệu. Nhưng khi trục vớt xong họ chỉ lấy 70 triệu thôi, họ cho lại 80 triệu.
Thực tình muốn tìm người chứ không phải trục tàu đâu. Nhưng khi trục được tàu lên là lúc 7 giờ tối. Tôi cũng xuống mủng ( xuồng) ra đó để xem trục vớt, có nhà báo đến quay phim, chụp hình nữa. Tôi đi với hai cựu chiến binh của thôn đến tàu để xem có ai để đưa lên. Khi trục vớt bên chính quyền không có đâu.
Cuối cùng cũng kéo được con tàu lên, Tuy nhiên, vẫn chưa tìm thấy thêm một nạn nhân nào trong số 13 người mất tích . Dự kiến đến 1h sáng 3/1, lực lượng cứu hộ mới có thể đưa được tàu cá bị nạn vào Cửa Gianh. dantri.com
Linh Mục Hoàng Anh Ngợi, chính xứ Cồn Sẽ, người được ông Nguyễn Cương nhắc đến cũng cho biết một số thông tin liên quan và ý kiến của vị chủ chăn giáo phận Vinh là giám mục Nguyễn Thái Hợp về trường hợp truyền hình Nhà nước loan tin công tác cứu nạn cho tàu QB 93714TS:
Địa phương quá đơn giản, xem thường việc cứu hộ, cứu nạn. Thực tế và truyền hình họ tự tô vẽ do họ trục vớt; nhưng điều đó do chúng tôi thực hiện. Đức giám mục nói tôi cần có phản hồi về việc đưa thông tin trái lệch của VTV1.
Nếu như việc cứu nạn được thực hiện đúng như tin tức mà VTV1 loan đi, cũng như một số báo chí đã đưa, thì có thể thảm họa xảy đến cho những ngư dân tại Cồn Sẽ đã không xảy ra. Sự ra đi của những ngư phủ trên con tàu bị nạn là nổi đau cho người ở lại với bao khó khăn trong cuộc sống như lời của ông trưởng thôn Nguyễn Cương sau đây:
“Địa phương quá đơn giản,
xem thường việc cứu hộ, cứu nạn.
Thực tế và truyền hình họ
tự tô vẽ do họ trục vớt;
nhưng điều đó do chúng tôi thực hiện.
Đức giám mục nói tôi cần có phản hồi
về việc đưa thông tin trái lệch của VTV1”
Nổi khổ đau của gia đình rất buồn sầu. Sau sự mất mát đó là gánh nặng nợ nần đè lên vai. Có gia đình vay mượn ngân hàng, tư nhân để đóng tàu đi đánh bắt xa bờ, có người vay để làm nhà nương thân sau những chuyến đi biển.
Chuyện người dân tự lo không phải xảy ra trong trường hợp thảm họa chìm tàu Cồn Sẽ vừa qua; mà trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Người ta có thể nêu ra trường hợp những công nhân tự bươn chải với đồng lương ba cọc, ba đồng khi mà giá cả tăng chóng mặt. Nông dân tự xoay xở trước những biến động của thị trường, dầm sương dãi nắng mà lợi tức không được bao nhiêu.
Những khoản lợi từ gạo xuất khẩu vào tay những nhóm nào đó mà họ không hề được biết. Rồi những ngư dân như các nạn nhân trên con tàu bị đắm QB 93714 TS, cũng phải tự bơi trên biển. Khi bị truy đuổi bởi tàu Trung Quốc tại Biển Đông họ phải bỏ chạy, không thể đánh bắt trên vùng biển truyền thống …
Trong khi đó thì tin tức loan đi trên cơ quan truyền thông đại chúng lại luôn nói đến sự chăm lo của Nhà Nước và Đảng đến cuộc sống của từng người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét