Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Kẻ thù nào đã giết anh Lê Đình Chinh 35 năm trước trên Biên giới phía Bắc?







Kẻ thù nào đã giết anh Lê Đình Chinh 35 năm trước trên Biên giới phía Bắc?


Posted by basamvietnam on 06/01/2013



Chiều nay, hàng loạt báo đưa tin về việc cải táng hài cốt của anh, Anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1978-1979 chống bọn Trung Quốc xâm lược.



Câu hỏi đặt ra giành cho các báo, tưởng như ngô nghê, nhưng lại là thực.


Còn người trả lời cuối cùng phải là các vị ở Ban Tuyên giáo TƯ: Có hay không chuyện cấm các báo nhắc tới hai chữ “Trung Quốc” khi nói tới người Anh hùng mà thế hệ trẻ đã và đang học tập tấm gương, nhưng lại không biết kẻ nào đã giết anh?



Trước tiên xin mời đọc bản tin trên VNExpress:


Anh hùng liệt sĩ 35 năm nằm lại biên giới phía Bắc


Sáng 6/1, hài cốt của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại quê hương Thanh Hóa, sau 35 năm nằm xuống khi đang chiến đấu chống quân xâm lược từ bên kia biên giới.





Sáng 6/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa và UBND TP Thanh Hóa làm lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng. Trước đó một ngày, hài cốt của liệt sĩ Chinh đã được đưa từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) về Thanh Hóa.


Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh nhập ngũ ngày 16/2/1975, thuộc biên chế Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 (còn gọi là Đoàn Thanh Xuyên), Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội Biên phòng). Sau khi ở chiến trường Tây Nam chống quân Pol Pot, đơn vị của anh được điều động lên Lạng Sơn bảo vệ biên giới phía Bắc.


Ngày 25/8/1978, khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội và người dân khỏi quân xâm lược, người lính biên phòng tròn 18 tuổi đã bị sát hại. Sau đó, Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho liệt sĩ Lê Đình Chinh.


Anh hùng Lê Đình Chinh được an táng tại khu vực gần biên giới, sau đó được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc. Sau 35 năm nằm lại ở biên giới phía Bắc, hài cốt của anh được đưa về an táng tại quê hương.


Mời đọc tiếp trích đoạn trên báo Dân trí: “Ngày 25/8/1978, trong khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội mình bị những tên ‘côn đồ‘ từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết, Lê Đình Chinh đã bị sát hại.”


Tiếp theo, báo Nhân dân: “Lê Đình Chinh hy sinh ngày 25-8-1978 trong chiến đấu chống quân xâm lược.”


Tiền phong cũng không kém: “Ngày 25- 8- 1978, anh Lê Đình Chinh đã hy sinh khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội và người dân khỏi quân xâm lược từ bên kia biên giới.”


Còn Tuổi trẻ thì sao: “Ngày 25-8-1978, khi đang chiến đấu [ với ai đó ...? ]  bảo vệ đồng đội và cán bộ của mình, anh Lê Đình Chinh đã hi sinh.”


May thay, làng báo chúng ta cũng còn có nơi không đến nỗi tệ, đó là Thanh niên. Chỉ vài dòng buồn tẻ, không có ảnh, không nói được bao nhiêu về anh, nhưng vẫn còn hơn tất cả các báo khác: “Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh hy sinh trên biên giới phía bắc ngày 25.8.1978 khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc.”


Cũng thật đáng quý khi những người quản trị trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã kịp cập nhật thông tin từ các báo ngay chiều nay: “Ngày 6 tháng 1 năm 2013, hài cốt của Lê Đình Chinh đã được cất bốc và đưa từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.”


(19h40′, Chủ nhật, 6/1/2013. Chúng tôi xin hẹn độc giả sẽ tiếp tục cập nhật thông tin từ các báo khác … )


- 20h15′ – Tuyệt vời Thanh niên! Xúc động lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh. “Ngày 25.8.1978, Lê Đình Chinh đã hi sinh tại biên giới phía Bắc khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc“.






Trong cái lạnh tê tái, 3 giờ 30 phút ngày 5.1, gia đình và đồng đội cũ của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã có mặt tại Nghĩa trang H.Cao Lộc để chuẩn bị đón anh về quê mẹ


- 20h30′: Tìm trên báo Quân đội ND bằng từ khóa “Lê Đình Chinh” thì được kết quả là một bài liên quan trường THCS Lê Đình Chinh, từ 2007: Thầy giáo chống tiêu cực bị cách chức Phó hiệu trưởng (!)


- 23h40′: + Quê Choa: Ai sát hại báo Dân Trí?;  + Trương Duy Nhất: Hèn hạ khiếp nhược;  + Nguyễn Trọng Tạo: LÊ ĐÌNH CHINH, TÔI ĐÃ GẶP ANH; + BBC tiếng Việt: Tôn vinh liệt sĩ, tránh nhắc Trung Quốc?; + Bùi Văn Bồng: XIN ĐỪNG SÁT HẠI TIẾNG VIỆT !


- 23h55′: Tìm trên báo Công an ND bằng từ khóa “Lê Đình Chinh” thì được kết quả là 5 bài, nhưng đều về những ngôi trường mang tên Lê Đình Chinh. Xin lưu ý với các ông TBT, Phó TBT báo này: Anh hùng Lê Đình Chinh từng là chiến sĩ công an vũ trang, đồng nghiệp của các ông, hy sinh khi các ông còn đang yên ấm trên ghế giảng đường đại học.


Mời đọc thêm, một bài viết cũ rất nhiều thông tin chi tiết: Những điều chưa biết về LS Lê Đình Chinh – 1979 (VnBlognet.com/Mai Thanh Hải). – Bài từ tháng 2/2011: Lê Đình Chinh trong ký ức người mẹ (TN). “… Lê Đình Chinh đang cùng đồng đội đi thăm hỏi đồng bào tại khu vực biên giới thì bắt gặp một toán “côn đồ” từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết cán bộ và nhân dân địa phương.”


- Thứ Hai, 7/1/2013:  + VTV-Thời sự sáng, lúc 6h12′ cũng đã đưa tin, hình ảnh buổi cải táng hài cốt Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, cũng có nội dung anh hy sinh“khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc”. Mời nghe: Lê Đình Chinh.






***

1 nhận xét:

  1. Nguoi chien si Anh hung Le Dinh Chinh that dung cam da bao ve tung tac dat truoc quan xam luoc Trung quoc.Rat dang duoc de caova toi cung de nghi dua het nhung ten cong an con do chi biet bat bo, hanh hung nhung anh chi em tranh dau,bieu tinh chong Trung quoc xam chiem hoang sa, truong sa ra bien gioi viet trung va cac bien dao de bao ve que huong ,dat nuoc thi hay biet may

    Trả lờiXóa