PHAN NGUYỄN VIỆT ĐĂNG - Sẽ tái diễn cuộc chiến 1979 trên mặt trận biển?
Phan Nguyễn Việt Đăng (Danlambao) - Bản tin nhỏ về chuyện hải quân Campuchia đột nhiên giết hại chủ ghe người Việt tại Hà Tiên, Kiên Giang vào ngày 2 tháng 1-2013, đang tạo nên một mối nghi ngờ cho nhiều người rằng liệu trong tương lai sẽ tái diễn lại cuộc chiến gọng kìm phối hợp giữa Trung Cộng và Campuchia vào năm 1977-1979 đối với Việt Nam?
Không phải là vô cớ khi trên bàn trà đàm của dân chúng đang râm ran về một âm mưu hiểm ác của anh bạn vàng 16 chữ Trung Cộng. Tương tự như việc viện trợ và sử dụng lực lượng Khmer Đỏ như một mũi tấn công vào năm 1977, giờ thì Trung Cộng cũng đang ra mặt siết chặt tay với Campuchia để tạo một thế liên minh chiến lược ở Đông Dương, mà chủ ý có thể thấy rõ là nhằm vào Việt Nam.
Theo lời kể của Tiểu khu Biên phòng 55, Kiên Giang thì anh Phạm Văn Hương, 36 tuổi, chủ ghe 93487-TS từ Hà Tiên, Kiên Giang, đi đánh bắt tại vùng biển Phú Quốc, bị tàu hải quân tên Kampot kiếm cớ dừng tàu, xin cá rồi gây sự. Sau đó một lính hải quân của Campuchia đã rút súng bắn chết anh Hương ngay tại chỗ.
Đây là một sự kiện bất thường, mặc dù theo tin tức thì sau đó hải quân tàu Kampot đã nhận lỗi. Ở đây, lời xin lỗi có thể được coi là một chiến thuật, hoặc lời xin lỗi đó đã được dựng nên theo lệnh của Ban Tuyên Giáo CSVN.
Campuchia từ sau Hội nghị ASEAN 2012 đã ra mặt “chọn chủ” và bày tỏ những ngôn ngữ bất cần Việt Nam, không giống như sự trung thành vốn có, kể từ sau khi chính phủ bù nhìn Heng Samrin từ năm 1979 và với Hun Sen được dựng lên làm thủ tướng từ năm 1985.
Hãy điểm lại những gì Trung Cộng đã hậu đãi với Campuchia gần đây, cũng đủ cho những nhà nghiên cứu quân sự bình dân phải giật mình, đặc biệt là về hải quân.
Hải quân Hoàng Gia Campuchia với thực lực chủ yếu do Trung Cộng tài trợ, bắt đầu đẩy mạnh từ năm 2005, nhân danh việc giúp cho Campuchia chống lại nạn cướp biển, buôn lậu và bảo vệ các cơ sở dầu khí trong tương lai.
Cũng nhờ và sự giúp đỡ này mà từ năm 2007, Campuchia nâng lực lượng hải quân từ 1000 lên 3000 thuỷ thủ với khoảng 35 tàu tuần tra biển hiện đại, đồng thời xây dựng lực lượng thuỷ quân lục chiến thiện nghệ khoảng 2000 người, hoàn toàn do Trung Cộng đào tạo.
Không quân Campuchia mới đây cũng thông báo sẽ mua 12 chiếc trực thăng Z-9 của Trung Quốc với giá gần 200 triệu USD để phục vụ công tác quân sự và nhân đạo. Số trực thăng này Cũng hoàn toàn nhằm phục vụ ở biên giới biển và đất liền.
Những chuyển động quân sự đầy “hữu nghị” của 2 nước cũng rầm rập. Trong tháng 5-2012, Tướng Lương Quang Liệt của Trung Cộng cũng đã được mời đến thăm Phnom Penh 4 ngày. Đã có một cuộc họp kín giữa Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Lương Quang Liệt, mà kết quả là ngay sau đó Campuchia nhận được 20 triệu USD cho các vấn đề quân sự. Mọi việc diễn ra chưa đến 24g đồng hồ.
Điểm qua những chuyện này, để thấy rằng ngoài chuyện Trung Cộng rùng rùng đưa tàu chiến xuống biển đông, phía Bắc VN, để hoàn thành đại nghiệp lưỡi bò, thì ở vùng biển phía Nam, Campuchia với bộ mặt lạnh lùng cùng mối thù truyền đời nhắm vào Việt Nam cũng đang được chuẩn bị vũ khí từng ngày.
Đã rất lâu rồi, chuyện Campuchia sát hại thường dân Việt Nam công khai đã không còn, vì đó là chuyện hết sức nhạy cảm với những gì đã xảy ra trong lịch sử. Và chỉ có khi nào chiến tranh thật sự sẽ đến, Campuchia mới ra tay tàn sát người Việt vô cớ.
Tháng 4-75, Khmer Đỏ tràn xuống Phú Quốc chiếm đảo Thổ Chu và tàn sát 500 dân thường, kể cả phụ nữ, trẻ em. Họ đã chuẩn bị cho một cuộc chiến.
Câu khẩu hiệu nổi tiếng của Khmer Đỏ lúc bấy giờ là “thực hiện 1 diệt 30, sẳn sàng hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”.
Tất cả những dữ liệu này đưa ra, nhằm chứng minh rằng thế giọng kìm của Trung Cộng - Campuchia đã hình thành. Lịch sử có thể tái diễn lại cuộc chiến 1979, nhưng lại là trên biển, thậm chí là cả trên đất liền với bản tính hung hãn ngấm ngầm của Campuchia.
Hôm nay hải quân Campuchia giết 1 ngư dân Việt có thể như một cách thăm dò và xin lỗi. Nhưng nếu sự kiện này diễn ra thêm một lần nữa, thì rõ ràng mọi thứ đã vào cung đường vạch sẳn của Trung Cộng. Không có dự báo nào chắc chắn, nhưng mọi hướng suy nghĩ và đề phòng là điều tất yếu cần tính đến.
Việt Nam có sợ chiến tranh không? Theo lịch sử chính thống ghi lại, thì có vẻ như Việt Nam chưa bao giờ sợ hãi bất kỳ cuộc chiến xâm lăng nào, có chăng đáng sợ, là khi tổ quốc đầy dẫy kẻ bán nước, hoặc những nhà lãnh đạo hèn hạ luôn biết cách chịu nhục trước ngoại bang để vinh thân, chà đạp dân tộc mình.
Phan Nguyễn Việt Đăng
Trích 10 nhận xét:
Dung
Đại tá Thanh à, ngày xưa sở dĩ Tàu giúp các ông đánh chiếm Miền Nam VN không phải vì coi các ông là đồng chí nên dân Tàu phải nhường cơm xẻ áo... như lời ông nói, mà vì TQ muốn nước VN biến thành một vệ sỉ che chở cho nước Tàu giống như Bắc Triều Tiên vậy. Trong khi người dân Tàu thì đói khát, TQ đâu có điên mà nuôi báo cô mấy chục triệu dân Bắc Triều Tiên chứ, nếu không nhằm mục đích tạo VN và Bắc Triều Tiên thành những nước chư hầu bảo vệ TQ. Mấy ông chẳng thường hay nói " môi hở, răng lạnh" là gì?!!!- Hơn nửa, nếu ông nói rằng " chúng ta phải nhớ ơn TQ", vậy thì tại sao lại có chuyện VN đánh với TQ năm 1979?!!!- Lúc đó ơn nghĩa còn rắt mặn nồng mà, tại sao lúc đó không nhớ ơn mà bây giờ bày ra cái trò nhớ ơn vậy?!!!- Ngay thẳng mà nói mấy ông chẳng có ơn nghĩa gì hết vì mấy ông cũng tự biết TQ cũng chẳng tốt lành gì khi giúp các ông đánh Miền Nam VN ( có sư trao đổi, Phạm văn Đồng dâng Trường Sa cho TQ), chẳng qua là vì hồi đó mấy ông dựa thế Liên Xô nên mấy ông sẳn sàng cương với TQ. TQ giúp các ông để dùng VN làm cái bia " đở đạn", và lấy Trường Sa, Hoàng Sa, chưa kể Bản Giốc v.v...Vậy thì giúp mấy thằng bán nước như mấy ông thì TQ được lời nhiều quá, vừa được dâng đất, vừa đươc nhớ ơn. Hãy nhìn thằng Hung Sen bên Campuchia kìa, mấy ông dựng nó lên, mấy ông cứu dân Campuchia thoát khỏi cảnh diệt vong, mấy ông có lấy được mãnh đất nào của Campuchia không?- Hung Sen nhớ ơn các ông bằng cách ôm Tàu mà tát vào mặt mấy ông đó hả?!!!- Mấy ông hèn nhát, sợ chết thì nói đại đi, bày ra cái trò "ơn nghĩa" gì ở đây. Bản chất người Tàu là keo kiệt, bủn xỉn, tụi nó chẳng bao giờ cho không biếu không ai thứ gì, nó giúp mấy ông 1 nhưng nó lấy lại gấp 10, đâu phải là ông không biết, ông bày ra cái trò " nhớ ơn" để gạt mấy em học sinh. Nói tóm lại, bản chất của mấy ông là " Hèn với giặc, ác với dân" một cách đúng nghĩa. Thời đại này thiên hạ đã khôn rồi, không dể dụ như trước nửa đâu. Hãy thức dậy những tên ngu dốt bán nước.
luumanhcongtu
Cộng nô hết đường binh! Chửi Mỹ, Mỹ cóc dòm. Chửi tư bản giẫy chết, cả thế giới làm ngơ. Con đường duy nhất làm nô lê tàu phù chắc ăn, nhưng cũng chưa chắc ăn. Bán nước cho tàu thì nửa lừng khừng, nên thằng tàu nó đập chết cho xong chuyện.
Tàu nó mà lấy được nước Việt Nam là đám tư bản đỏ bị giết trước nhất.
Thật đúng như thế. Giết người cướp của, hiếp dâm là ngón nghề của chàng trung xứ tàu phù. Hèn gì quân cộng sản bên ta cũng đang học theo nghề ấy !!!
Quỷ Đỏ Bán Nước
Ngoan cố nửa đi, lủ việt cộng đã từng giết anh em của chúng, giết đồng bào của chúng, bây giờ củng chưa chịu nghe lời kêu gọi trở về đường ngay nẻo chính của nhân dân thì một ngày nào đó chúng sẽ bị thế giới túm lại đánh cho tan nát cái giống quỷ ác độc không một ai trên thế giới này ưa chúng cã.
TN
Việt cộng bị Trung cộng ép ba hướng: một là phía bắc (biên giới Việt-Trung), hai là từ biển đông đánh vào và ba là biên gìới giáp Lào và Campuchia thọc vô cạnh sườn...
Kể ra cũng đáng kiếp cho bọn chó săn Cộng nô, tay sai cho TC nhưng không biết thân phân của dân tộc VN sẽ về đâu!
35 năm mới được công nhận là chống ngoại xâm từ phương bắc. Tội nghiệp cho tuổi trẻ VN ngày đó và bây giờ, chẳng bao giờ được hy sinh cho tổ quốc mà toàn đạp xuống rồi được đưa lên vì những tham vọng chính trị của mấy chóp bu CS.
Hình chụp từ vnexpress. Để xem có bị gở xuống ngay không?
Bốn là Tầu công nhân trên Tây Nguyên đánh xuống.
Chilang
Về mặt lịch sử và lãnh thổ, Việt nam thù Tàu thế nào thì dân Cam Pu Chia thù Việt Nam như vậy, còn có khi hơn. Những mối thù truyền kiếp này sẽ khiến dân Việt khốn đốn, chẳng bao giờ có hoà bình.
Nói thẳng
Cuộc chiến Trung cộng - Việt Nam chỉ xảy ra khi Việt Nam có Minh Quân xuất hiện.
Cũng như khi xưa vua Lê Chiêu Thống làm bù nhìn và quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh ở đằng ngoài. Lúc đó cả cung vua phủ chúa đều bị nhà Thanh điều khiển nên Nhà Thanh không cần phải đưa quân sang xâm chiếm.
Mãi đến khi Quang Trung Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa ở đàng trong và chinh phạt chúa Trịnh ở đàng ngoài thì chiến tranh Trung- Việt mới xảy ra mà kết quả là 20 vạn quân Thanh bị đánh tan tát. Dẫn đến triều đại Mãn Thanh xụp đổ và Trung Hoa bị liệt cường xâu xé.
Lịch sử Việt Nam cũng đang tái lại quá khứ ngày nào khi cả "cung vua - phủ chúa" cộng sản hôm nay hoàn toàn bị Trung cộng điều khiển.
Điểm sơ qua chúng đã điều khiển được gì?
Về chính trị: TC ngoài việc can thiệp, chia rẻ, phá hoại nội bộ cs VN (triệt hạ những lãnh đạo cấp tiến thân phương Tây như gây bất hòa, hạ độc, thuyên chuyển ... Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trương Tấn Sang ...) chúng dùng tiền bạc, hoặc kể lễ ân nghĩa, hoặc dọa tiết lộ các hứa hẹn, bí mật của thế hệ cộng sản trước để mua chuộc, hăm dọa buộc các lãnh đạo còn lại phải khuất phục... (như Quốc Vụ viện TQ công khai công hàm 1958 vào năm 2008, hay thường xuyên nhắc nhở VN đừng quên ơn TC đã giúp Bắc Việt trong cuộc chiến 1955-1975)
Về kinh tế: biến VN thành nước hoàn toàn lệ thuộc vào hàng hóa Tàu cộng, liên tục phá họa kinh tế Việt Nam bằng những thủ đoạn hết sức thâm độc, tàn bạo, dã man ... (không cần dẫn chứng)
Về quân sự: Thuê rừng để làm dự án để cài sẵn quân cơ ở biên giới. Cài hàng ngày thanh niên trong các dự án nhà máy nhiệt điện (Hải Phòng), công trình thủy điện (Quảng Nam), khu kinh tế (Nghi Sơn-Thanh Hóa) ... Mở hàng loạt các khu phố tàu như: Đông Đô Đại Phố - Ninh Bình, phố tàu xã Kỳ Anh, Hà tỉnh ...Hàng chục chục ngàn thanh niên (những tay súng chuyên nghiệp) đang ngụy trang chờ cơ hội ở Tây nguyên (Dự án bôxit). Hàng ngàn công nhân ở Dĩ An Bình Dương. Vô số dự án nạo vét kinh ở Sài gòn đầy dẫy công nhân Trung Quốc, hàng ngàn công nhân Tàu làm việc lậu ở Cà Mau....
Tóm lại với hơn 90% dự án thuộc về nhà thầu Trung cộng thì con số thanh niên (quân ngụy trang) đang cài ở Việt Nam là bao nhiêu không thể thống kê được. Nhưng chắc phải lên đến hàng trăm ngàn.
Sau khi đã hoàn tất ba mặt trận quan trọng, khống chế được chóp bu cộng sản, TC mới quậy biển đông, xây dựng Tam Sa, đòi phân định lại Vịnh bắc bộ, nói chung chèn ép đảng cộng sản Việt Nam tới cùng kể cả ra lệnh dẹp, bắt bỏ tù biểu tình yêu nước, bất đồng chính kiến ... và gây ra vô số sự kiện kể cả xâm phạm quyền lợi của Việt Nam mà chúng ta có theo dõi tin tức đều biết.
Phản ứng yếu ớt của đảng cộng sản Việt Nam cũng giống như các phản ứng yếu ớt của thời Hậu Lê mấy trăm năm trước. Và những tiếng nói phản kháng hôm nay cũng như những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ nổ ra ở thời đó.
Tuy đã khống chế được Việt Nam gần như tuyệt đối nhưng Trung cộng vẫn chưa an tâm vì cảng Tiên sa vẫn còn đó, một địa thế vô cùng quan trọng có thể cắt đội Việt Nam, chiếc cầu nối Hoàng Sa , tiện bề khống chế hai đầu khi hữu sự. (Không phải vịnh Cam Ranh, nơi mà Hải Quân Việt Nam vẫn còn đi về với Trường Sa.) Chiếm được Đà Nẵng, làm chủ được bán đảo Sơn Trà và cảng Tiên Sa là làm chủ toàn khu vực Biển Đông. Nhưng mà thật là bực bội khi tàu Tây, tàu Mỹ, tàu Úc, tàu Ấn lui tới dập dìu, lại thêm ông Vua một cõi Bá Thanh ngang tàng như khí chất của miền quanh năm nắng gió, mưa dầm, của đất Địa Linh Nhân Kiệt dám chơi dám chịu, ăn thua đủ và thù dai thì cái bán đảo Sơn Trà và cảng Tiên sa khó nuốt quá. Vì vậy phải bứng lão này. Và chuyện gì đến đã đến.
Chính cái sự tham lam vô độ và tham vọng bá quyền này của Trung cộng, cộng thêm sự yếu ớt, hèn nhát của cộng sản Việt Nam để cho TC tác yêu tác quái, dẫm đạp lên cả chính nghĩa, đạo lý và cả lòng tự tôn, tự hào của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc bừng bừng nổi dậy như núi lửa dâng trào. Cả hai đảng cộng sản đã cùng ký chung một bản án tử cho họ khi manh nha chia chác cơ đồ dân tộc Việt, bôi nhọ lịch sử và phản bội lại tổ tiên, cha ông, khiến lòng dân đã đổi, trời đã phật ý. Minh Quân xuất hiện và cuộc chiến nổ ra.
(Khả năng diễn đạt thì tàm tạm mà viết lách thì èo uột, xin thứ lỗi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét