Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Phạm Hồng Sơn - Lời của kẻ vắng mặt – A speech from an absent invited



Phạm Hồng Sơn - Lời của kẻ vắng mặt – A speech from an absent invited


(Bilingual)




Như quí vị đã biết Sứ quán Úc phối hợp với Đại diện Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam và năm Sứ quán khác (Hoa Kỳ, Canada, Na-uy, New Zealand và Thụy-sỹ) tổ chức hội thảo tại Sứ quán Úc: “Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” vào lúc 8:30 hôm nay 30/7/2014. Những người tổ chức đã có sáng kiến rất dân chủ và mạnh mẽ: chính thức mời nhiều người Việt Nam thuộc nhiều thành phần và quan điểm chính trị khác nhau tham gia Hội thảo, từ đại diện của chính quyền, của Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức tự lập và cả các cá nhân độc lập, bất đồng chính kiến. Tôi là một trong những người được mời nhưng không thể tới dự, như nhiều anh chị em khác, do chính quyền lại cắt người tới chặn ngay tại nhà từ sáng sớm.

Sau đây là nội dung chính trong bày tỏ tôi gửi tới ban tổ chức Hội thảo thay cho sự vắng mặt ngoài ý muốn của mình.

Phạm Hồng Sơn

___


Tôi tin tất cả chúng ta sẽ lúng túng với câu hỏi này: Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam trong một thập niên qua đã diễn tiến như thế nào?  

Còn đây là cố gắng trả lời ngắn gọn của tôi:

Một: chúng ta có thể khẳng định ngay mà không sợ sai rằng Việt Nam hoàn toàn không có những tự do đó hoặc tình trạng còn trở nên tồi hơn nếu nhìn vào cấu trúc căn bản của nền chính trị Việt Nam hoặc xem lại những khung pháp lý như Điều 4 Hiến pháp mới sửa 2013 hoặc Nghị định 72/CP năm 2013 của Chính phủ Việt Nam.

Hai: chúng ta có thể phải rơi nước mắt nếu nhìn vào danh sách những người đang bị cầm tù hoặc đang bị quản chế tại gia trên khắp ba miền đất nước chỉ vì họ đã dám viết, dám bày tỏ theo tiếng nói lương tâm của chính họ một cách ôn hòa nhưng trái với quan điểm của đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam.

Ba: nhưng chúng ta cũng có thể khẳng định các quyền trên tại Việt Nam trong một thập niên qua đã có tiến bộ đáng kể nếu nhìn vào thực tế của sự đa dạng về tính chất và số lượng đang nở rộ của những tiếng nói bất đồng hoặc nếu đọc những trang mạng đăng những quan điểm chính trị ngược với chính quyền do chính người dân đang sống ở trong nước khởi sự và duy trì. Cách đây 10 năm những điều vừa kể không thể có.

Ba cách nhìn vừa nói, dù rất thiếu sót, có thể giúp chúng ta tránh sa vào hai thái cực: bi quan cùng cực hay lạc quan liều lĩnh về quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam– những yếu tố cơ bản của một hệ thống truyền thông tư nhân – phi nhà nước.

Phan Đỉnh Thiên - Viết tặng cho các bạn trẻ Việt Nam



Phan Đỉnh Thiên - Viết tặng cho các bạn trẻ Việt Nam







PHẦN I: CHÚNG TA Ở VỊ TRÍ NÀO SO VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI?


1. Nhật Bản: từ trên đống tro tàn của kẻ chiến bại nhục nhã trong Thế chiến thứ Hai, đất nước không còn gì ngoài những miệng núi lửa và đống hoang tàn đổ nát sau chiến tranh trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới;


2. Hàn Quốc: vượt lên nỗi đau chia cắt, đến những năm 70 của thế kỷ trước còn được biết đến là 1 đất nước nghèo nàn lạc hậu với nền nông nghiệp lạc hậu và nền thương mại đơn thuần thì nay trở thành một trong 12 nền kinh tế lớn thuộc nhóm OECD; là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới;


3. Vùng tô nhượng Hồng Kông, vùng lãnh thổ Đài Loan những năm 50, 70 của thế kỷ trước được xem là vũng lầy của thế giới thì nay vũng lầy đó như những con rồng cất cánh; mức sống và thu nhập người dân được xếp top các quốc gia thịnh vượng;


4. Singapore: quốc đảo sư tử với diện tích chỉ bằng huyện Cần Giờ, không đủ cho một vòng lượn máy bay, nước ngọt phải nhập khẩu, dân số dăm triệu người lại trở thành một nền kinh tế năng động và giàu sức cạnh tranh bậc nhất thế giới;


5. Và Việt Nam : Người VN cần cù, thông minh, chịu khó, ham học hỏi,...giàu tài nguyên, rừng vàng, biển bạc, đất đai phù nhiêu... nhưng chúng ta vẫn nghèo, được đánh giá là "nước khó phát triển", hàng năm vẫn nuốt nhục vào trong ngửa tay đi xin từng đồng vốn viện trợ ODA, NGO....


6. Tại sao đi từ Nam ra Bắc đất nước chúng ta không có một công trình nào như Chùa Vàng ở Mianma, Hoàng cung của Thái Lan, Angkor wat của Campuchia, thành phố gọn gàng ngăn nắp như Viêng Chăn của Lào? (Không dám ví với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản chứ chưa nói đến các công trình lớn ở Tây Âu vì sẽ bị nói là khập khiễng)


NGUYỄN AN DÂN - NƯỚC CỜ XUẤT TƯỚNG CỦA ĐẢNG



NGUYỄN AN DÂN - NƯỚC CỜ XUẤT TƯỚNG CỦA ĐẢNG







Mấy hôm nay dư luận bàn tán xôn xao chuyện bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đi Mỹ và báo chí truyền thông nhận định “vận động Mỹ ủng hộ Việt Nam”

Trước nhất, chính thức là ông Phạm Quang Nghị đi với tư cách đại biểu Quốc Hội, không phải với tư cách Ủy Viên Bộ Chính Trị và bí thư thành ủy. Vì vốn dĩ dù có chức vụ cao trong đảng và thiết chế quyền lực trong nước (nhóm 16 ủy viên Bộ Chính Trị), nhưng với thông lệ quốc tế, chính phủ các nước tư bản không tiếp đảng viên các đảng theo nghi lễ quốc khách, dù là đảng cầm quyền, nếu người đó không có chức danh trong chính phủ.

Sự trái khoáy này làm Việt Nam đã bị “việt vị” hai lần. Năm 2000, Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu thăm Pháp, cuối cùng đã đẩy ngành ngoại giao nước Pháp vào thế lúng túng vì họ không biết sắp xếp ai để tiếp. Chính phủ Pháp không thể tiếp công khai và long trọng một ông Tổng bí thư đảng cầm quyền Việt Nam được vì không chính danh, thế là sau cùng họ cử Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp ra tiếp, và chuyến đi của ông Lê Khả Phiêu thành chuyện đầu voi đuôi chuột trong lịch sử ngoại giao Việt Nam.

Một sự kiện khác là sau khi lên Tổng Bí Thư, ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành công du các nước Châu Mỹ trong năm 2012. Trong lịch trình có Brazil, tuy nhiên khi phái đoàn công du của Tổng bí thư rời Cu-Ba và chuẩn bị đáp máy bay sang Brazil thì Tổng thống Brazil có thông báo khẩn hủy lịch gặp dù việc này đã lên nghị trình rất lâu. Có lẽ do những tuyên bố bất lợi ở Cuba của ông Trọng. Brazil là một quốc gia tự do dân chủ, nên sau khi nghe bài phát biểu của ông Trọng ở Cu ba, Brazil e ngại ông Trọng khi đến Brazil lại thuyết giảng về chủ nghĩa Cộng Sản tiếp tục thì bất lợi cho chinh quyền Brazil

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Hội CTNLT: Thư ngỏ gửi Ngài Đại sứ Úc, Đại diện EU, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ



Hội CTNLT: Thư ngỏ gửi Ngài Đại sứ Úc, Đại diện EU, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ



CTNLT | 29/7/2014


CNTLT


V/v: Chính quyền VN ngăn cấm CTNLT Phạm Bá Hải tham dự “Hội thảo : Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” tại Hà Nội.


Kính gửi:
-  Ngài Hugh Borrowman, Đại sứ Úc cùng các vị Đại diện của EU, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ tại Hà Nội.
-  Ngài Tim Wilson, Đặc Ủy Viên của Ôxtrâylia về Nhân Quyền.


Hội CTNLTVN nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần nội dung hội thảo “Truyền thông phi nhà nước ở VN trong thời kỳ hiện nay” sẽ diễn ra ngày 30/7/2014 tại ĐSQ Úc, Hà Nội, có sự kết hợp tổ chức với Cộng đồng Âu châu, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.

Báo chí viết (in và mạng) đóng vai trò như một chiếc cầu quan trọng giữa nhà nước và công dân. Nó có mối liên quan đến chính trị tùy thuộc vào mức độ tự do viết phóng sự điều tra, báo cáo…để đưa ra ánh sáng các khuất tất, lạm quyền và bất công. Vì để bảo vệ bộ máy cai trị độc tài, xâm phạm nghiêm trọng các quyền căn bản của con người, chính quyền VN thực thi hệ thống kiểm duyệt báo chí gắt gao, toàn diện. Kiểm duyệt trực tiếp như thông qua tòa soạn, trang web và phóng viên phải chịu trách nhiệm những gì họ viết, đưa tin. Kiểm duyệt gián tiếp như sự chỉ đạo, định hướng của các cơ sở đảng; chương trình giáo dục phóng viên viết theo “tính đúng đắn” của chính sách của đảng…

Nhận định của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về tình trạng công dân Việt Nam bị ngăn chận, sách nhiễu tham gia buổi hội thảo của Đại sứ quán Úc



Nhận định của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về tình trạng công dân Việt Nam bị ngăn chận, sách nhiễu tham gia buổi hội thảo của Đại sứ quán Úc



Thứ Tư, ngày 30 tháng 7 năm 2014 - by MLBVN0




Trong lần Đánh giá định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR) năm 2014, nhà nước Việt Nam đã chấp nhận những khuyến nghị của UPR Úc trong lãnh vực "truyền thông phi chính phủ", tự do thể hiện quan điểm, tự do hội họp, và tạo điều kiện cho một môi trường thuận lợi để các nhà hoạt động xã hội dân sự có thể tự do hội họp và thể hiện quan điểm của mình.

Dựa vào thái độ chính thức trên của chính phủ Việt Nam, Úc đã cùng với Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ đứng ra tổ chức buổi Hội thảo: Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Khách mời tham dự khác bao gồm Chính phủ Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam, thành viên của cộng đồng khối ngoại giao và xã hội dân sự trong đó có Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN).

Ngày 29/7/2014 - một ngày trước buổi hội thảo - công an Nha Trang đã bắt giữ không có lý do một thành viên của MLBVN là blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với mục đích ngăn chặn blogger này đang trên đường ra Hà Nội tham dự buổi hội thảo theo lời mời chính thức của Đại sứ quán Úc.

Ngày 30.7.2014 - trước giờ khai mạc hội thảo - công an Hà Nội đã bao vây chị Trần Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc, ngăn chận hai công dân này đến tham dự. Ngay sau khi buổi hội thảo chấm dứt, blogger Phạm Thanh Nghiên, đại diện MLBVN, đã bị an ninh bao vây, khủng bố tinh thần, tìm cách áp đảo về đồn công an cho đến khi các thành viên của MLBVN phải liên lạc với người của Đại sứ quán Úc đến tận hiện trường để can thiệp.

Từ những vụ việc trên, MLBVN nhận định rằng:

1. Tất cả những "thiện chí" mà chính phủ Úc ghi nhận đối với nhà nước Việt Nam tại bàn ngoại giao đã bị chính các bộ phận an ninh chứng minh bằng hành động rằng: đó là những lời hứa hẹn suông. Hành vi tùy tiện bắt giữ và ngăn chận công dân Việt Nam tham dự hội thảo là "bài thuyết trình" sống và thật nhất của an ninh Việt Nam, là những phủ định hùng hồn nhất gửi đến chính phủ Úc sau khi quốc gia này cho rằng có sự "thể hiện thiện chí ngày càng tăng của Việt Nam trong tiến trình phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước về các vấn đề nhân quyền. Thiện chí này cũng được thể hiện trong sự tham gia đầy tính xây dựng của Việt Nam vào Đánh giá định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR) năm 2014..." như đã ghi trong thư của Đại sứ quán Úc gửi mời khách tham dự buổi hội thảo. (*)

Bí thư đại sứ quán Úc "giải vây" cho Phạm Thanh Nghiên




Bí thư đại sứ quán Úc “giải vây” cho Phạm Thanh Nghiên





 

CTV Danlambao - Sau khi tham dự buổi hội thảo về truyền thông do Đại sứ quán Úc cùng Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia đồng tổ chức, lúc 13:00 trưa ngày 30/7/2014, nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên đã bị một nhóm an ninh, mật vụ kéo đến khủng bố và đòi bắt về trụ sở công an.

Vụ việc lập tức được thông báo khẩn cấp trên mạng xã hội, đồng thời báo đến đại sứ quán Úc. Sau đó ít phút, bí thư thứ hai / tùy viên chính trị của Đại sứ quán Úc là ông David Skowronski đã đích thân đến hiện trường để 'giải vây' cho Phạm Thanh Nghiên thoát khỏi vòng vây công an, đồng thời chở cô đến một địa điểm an toàn tại nhà thờ Thái Hà.

Mặc dù lực lượng công an tiếp tục bám sát gắt gao, nhưng không dám ra tay vì có sự xuất hiện của nhân viên ngoại giao đại sứ quán Úc.

Đến khoảng 18:00 chiều cùng ngày, nhà hoạt động đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã về đến nhà riêng tại Hải Phòng an toàn.

Sau khi mãn hạn bản án 4 năm tù giam với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước", Phạm Thanh Nghiên mặc dù đã ra khỏi nhà tù nhỏ những vẫn đang bị chế độ cộng sản "quản chế" 3 năm tại địa phương - tức cấm đia khỏi địa phận của phường trong thời gian 3 năm.

Trên đây là đoạn video ghi lại cảnh Phạm Thanh Nghiên lúc bị an ninh thường phục kéo đến sách nhiễu và khủng bố tại bãi giữ xe 347 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.


An ninh cấm các blogger tham dự hội thảo về truyền thông do Úc tổ chức



An ninh cấm các blogger tham dự hội thảo về truyền thông do Úc tổ chức



30.07.2014


VRNs (30.07.2014) – Sài Gòn - Một số Nhà đấu tranh Dân chủ và Blogger được mời tham dự “Hội thảo Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” vào sáng nay ngày 30.07.2014, đã bị nhà cầm quyền ngăn cản, ép buộc mọi cách không cho đến tham dự.


Công an canh bà Trần Thị Nga và cô Huỳnh Phương Ngọc ngay trước nhà nghỉ Trúc Sơn số 850 đường Láng, Hà Nội
Công an canh bà Trần Thị Nga và cô Huỳnh Phương Ngọc ngay trước nhà nghỉ Trúc Sơn số 850 đường Láng, Hà Nội


Dân oan Thúy Nga và cô Huỳnh Phương Ngọc, thành viên Hội Phụ Nữ Nhân Quyền VN, là những khách mời bị nhà cầm quyền ngăn chặn.

Dân oan Thúy Nga cho biết: “Tôi và bị chủ nhà nghỉ và công an phá cửa đòi kiểm tra phòng lúc nửa đêm [ngày 29.07] và sáng sớm [ngày 30.07] đuổi chúng tôi trả phòng. Chúng tôi không chấp nhận hành vi đó thì rất nhiều công an và côn đồ bao vây nhà nghỉ. Mục đích của họ là ngăn cấm chúng tôi đến tham dự buổi hội thảo về Nhân Quyền và tự do báo chí phi nhà nước tại đại sứ quán Úc, vì tôi chính là nạn nhân bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cướp Quyền công dân, cướp quyền tự do thông tin một cách trắng trợn.”

Cô Huỳnh Phương Ngọc cho biết thêm: “Từ nửa đêm qua và sáng sớm nay, nhân viên nhà nghỉ liên tục sách nhiễu, đòi vào phòng với lý do bỏ quên đồ, đập cửa, tự mở khoá ngoài, nhưng chúng tôi đứng chặn ở cửa và không cho phép họ xông vào.”

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tản mạn: cảnh sát Tây, cảnh sát Ta



GS Nguyễn Văn Tuấn - Tản mạn: cảnh sát Tây, cảnh sát Ta




“Nhưng trong một xã hội mà người dân sợ cảnh sát / công an là xã hội bất bình thường. Đáng lí ra công an / cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ người dân, đảm bảo an ninh cho xã hội, mà người dân lại sợ? Có lẽ nhiệm vụ hàng đầu của họ không phải là bảo vệ dân, dù mang danh nghĩa là ‘công an nhân dân’.”



H1



Mỗi lần có bạn bè đồng nghiệp từ VN sang đây công tác, họ thường nhờ tôi khi có dịp chở đi vòng Sydney, qua các khu phố Việt, có khi đi xa thử rượu đỏ ở vùng Hunter Valley. Ai cũng bày tỏ ngạc nhiên là không thấy bóng dáng cảnh sát / police ở đâu (1). Thật ra, thì thỉnh thoảng cũng có, nhưng họ cũng đi trên xe như mình, và họ bận tuần tra, chứ đâu có thì giờ “đứng đường” như cảnh sát ở Việt Nam.

Sống ở đây lâu, tôi cũng không để ý sự hiện diện của cảnh sát. Đi chợ (shop) thì thỉnh thoảng gặp họ đạp xe đạp hay cưỡi ngựa tuần tra, nhưng cả tháng mới thấy họ một lần. Còn trên xa lộ thì thỉnh thoảng cũng gặp xe cảnh sát, nhưng họ cũng lái xe vù vù như mình, nên cũng không ai để ý ai. Tuy nhiên, với công nghệ scan, họ chỉ cần chạy ngang một xe là biết xe đó đã hết hạn đăng kí hay chưa! Còn xe cảnh sát chìm thì không biết được. Loại cảnh sát chìm này cũng dùng xe như dân thường, cũng có khi “chơi” xe sport xịn, ăn mặc bụi đời, nhưng súng ống thì trang bị tận răng. Họ thường có nhiệm vụ đi bắt những tội phạm nguy hiểm, tội phạm liên quan đến ma tuý, và hành tung rất “xuất quỉ nhập thần”. Nói chung là rất ít thấy cảnh sát trên đường phố.

Trong gần 35 năm ở đây, cá nhân tôi tiếp xúc cảnh sát 2 lần. Lần đầu là khi mới sang Úc gần 1 năm, và lần thứ hai là bị thổi rượu (ở đây họ có xét nghiệm rượu một cách ngẫu nhiên). Cả hai lần đều để lại ấn tượng tốt, vì họ lịch sự, vui vẻ (có khi hài hước), và không có dấu hiệu gây khó khăn. Tuy nhiên, ngày xưa tôi đã từng nghe nói cảnh sát ở đây cũng có người kì thị dân Á châu và hành xử vô lí. Có lần họ đụng phải một đại gia Tàu, và ông đại gia này kiện cảnh sát ra toà, kết cục cảnh sát phải xin lỗi công khai.

Cảnh sát Mĩ cũng giông giống như cảnh sát Úc, dù bề ngoài có vẻ bặm trợn hơn Úc. Nhớ hồi còn ở Mĩ, một đêm tôi lái xe về nhà, trên xa lộ gặp xe cảnh sát ra hiệu tấp vào lề đường. Hai anh chàng cảnh sát, một người có khuôn mặt Á châu còn người kia thì Mĩ, họ nói tôi chạy quá tốc độ gần 20 miles! Tốc độ tối đa cho phép là 65 miles/giờ. Thú thật, ban đêm, xa lộ Mĩ quá tốt, nên tôi cũng không biết mình chạy bao nhiêu miles / giờ, và cái xe Honda Civic của tôi nó chạy rất tốt. Tôi hạ giọng năn nỉ rằng tôi phải về nhà gấp để sáng hôm sau có việc quan trọng. Khi nhìn giấy tờ tôi, anh chàng cảnh sát phát hiện tôi là người Việt nhưng ở Úc mới qua, anh ta nói ba má anh ấy cũng là người Việt, nhưng anh ta nói tiếng Việt như Mĩ con nói tiếng Việt. Anh ta quay sang người đồng nghiệp nói gì đó một hồi, và quay lại tôi nói rằng lần này thông cảm, không phạt, nhưng lần sau là không được đâu.

Nguyễn Ngọc Già - Công an Đồng Tháp thiệt là bá láp


Nguyễn Ngọc Già - Công an Đồng Tháp thiệt là bá láp




Đại tá Lê Văn Bé Sáu - thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đồng Tháp



Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Tất nhiên, CSVN không những dốt mà lì lợm và bướng bỉnh. Bài này chỉ xin nêu ra việc mới nhất của những kẻ phản dân hại nước về điều đó.

Công an là đồ ăn cướp có gì sai?

Đó là bản "kết luận điều tra vụ án" đối với 3 công dân vô tội: Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh.

Trong bản kết luận, điều gây chú ý cho tôi là những câu mà công an Đồng Tháp nói là bà Hằng và những người bạn chửi rằng:

- Công an là đồ ăn cướp

- Công an chặn đường cướp tài sản

Ở đây, công an cho là bà Hằng và những người bạn chửi chúng. Một câu hỏi đặt ra: công an có giựt tài sản của bà Hằng và bạn hữu của bà không?

Nếu câu trả lời là không, chứng tỏ công an Đồng Tháp quá dốt về chuyên môn, bởi lẽ ra, phải khởi tố bà Hằng và bạn bè tội vu khống, chứ không phải tội gây rối trật tự công cộng. Trong trường hợp này, phía công an Đồng Tháp buộc phải có căn cứ chứng minh rõ ràng và có nhân chứng cụ thể để làm chứng, công an không cướp và không giựt bất cứ tài sản nào của bà Hằng và bạn của bà.

Nếu câu trả lời là có, sao lại quy chụp bà Hằng và bạn bè "chửi" công an? Chẳng lẽ khi một thằng ăn cướp giựt đồ của mình, nạn nhân (nhất là phụ nữ) không có quyền:

- Gào thét lên? Tại đây, nảy sinh ra tình huống, người dân tụ tập lại rất đông là logic, không có gì bàn cãi. Hầu như những vụ cướp táo tợn đều gây chú ý người dân tại địa điểm xảy ra, người dân bu lại là do họ hiếu kỳ (như công an thừa nhận trong bản kết luận), cớ sao chụp mũ bà Hằng là "gây rối trật tự công cộng"? Như thế nào được coi là gây rối? Trong hoàn cảnh cụ thể của bà Hằng và bạn hữu, khi và chỉ khi, người bị gọi là gây rối, họ chủ động kêu gọi nhiều người khác cùng tụ tập đến mức nghẽn đường, kẹt xe. Bà Hằng và bạn hữu không hề kêu gọi bất kỳ ai đến coi, sao lại vu cho họ "gây rối"?

- Kêu cứu? Tại đây, lý giải tâm trạng nạn nhân uất ức là hoàn toàn chính đáng. Khi bị cướp giữa ban ngày ban mặt và tên cướp còn đứng sờ sờ ra đó, giữa 700 người (theo kết luận của công an Đồng Tháp) cùng túa ra coi, thì bà Hằng và bạn bè có hét tướng lên thật to cũng quá dễ hiểu. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, phía công an nói rằng bà Hằng chửi "đồ ngu dân". Chỉ khi nào bà Hằng chửi "đồ dân ngu" mới khép tội bà được. Bởi theo tiếng Việt hiện đại, khi chửi "đồ ngu dân" nghĩa là bà Hằng điểm mặt (cho 700 người dân lúc đó thấy rõ) những kẻ làm cho dân bị rơi vào tình trạng ngu dốt. Do đó, công an Đồng Tháp, cố tình bóp méo và vu khống cho bà Hằng và bạn của bà.

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN



Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN








Ngày 28 tháng 07 năm 2014       
                        
THƯ NGỎ
Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam


Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.

Thực trạng đau lòng này phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước trong thời gian qua.

Toàn thể ĐCSVN, trong đó có chúng tôi, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên và phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra; trong đó phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.
Vì vậy chúng tôi, những người ký tên dưới đây, thấy cần bày tỏ suy nghĩ của những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng với mấy yêu cầu chính dưới đây:
1. Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa hợp dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.

Quan điểm nêu trên cần được thấu suốt và thực hiện ngay trong việc chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII với các đại biểu được bầu chọn thật sự dân chủ, đáp ứng được yêu cầu chính trị của đại hội. Đó là trách nhiệm của các tổ chức đảng các cấp và của từng đảng viên có tinh thần yêu nước. Đồng thời, kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới phải thật sự dân chủ, tạo lập một Quốc hội chuyên nghiệp, xứng đáng đại diện cho dân, đáp ứng yêu cầu lập pháp chuyển đổi thể chế chính trị.

Việc cần làm ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin trong dân là các cơ quan công quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình.

Hoàng Trần - TT Nguyễn Tấn Dũng quyết triệt hạ đường sống của các nhà hoạt động VN



Hoàng Trần - TT Nguyễn Tấn Dũng quyết triệt hạ đường sống của các nhà hoạt động VN





Giới bất đồng chính kiến VN bị cấm làm việc cho các tổ chức nước ngoài


Hoàng Trần (Danlambao) - Giới hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam sẽ“không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam”, đây là lệnh cấm vừa được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành hôm 28/7.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, lệnh cấm được áp dụng đối với 6 nhóm đối tượng bao gồm công an, quân đội; cán bộ công chức nhà nước; những người đang công tác trong những lãnh vực liên quan đến bí mật quốc gia, bao gồm cả vợ hoặc chồng...

Cũng theo nghị định này, các tổ chức và cán nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng sẽ bị cấm tuyển dụng đối với những người bị cho là ''gây nguy hại đến an ninh quốc gia'' như: các cựu tù nhân lương tâm, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, giới tranh đấu cho dân chủ...

Các đối tượng bị cấm được nêu ra trong phần 5 và 6 của nghị định bao gồm những người “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tiết lộ bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia”.


“Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc người chưa được xóa án tích, chưa hết thời hạn, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật hình sự.”

Giới đối kháng ở Việt Nam bị ngăn cản gặp phái viên LHQ



Giới đối kháng ở Việt Nam bị ngăn cản gặp phái viên LHQ


Monday, July 28, 2014 2:58:33 PM


HÀ NỘI  (NV) .- Tư gia của nhiều nhân vật đối kháng đã bị công an vây chặt trong nhiều ngày. Họ không thể rời khỏi nhà để đến gặp ông Heiner Bielefeldt, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc.



An ninh CSVN vây kín con hẻm vào nhà cụ Lê Quang Liêm – lãnh tụ PGHH. Giam lỏng đối kháng là chuyện phổ biến khi có giới chức ngoại quốc đến Việt Nam tìm hiểu về nhân quyền. (Hình: VRNs)


Ông Bielefeldt được Liên Hiệp Quốc cử đến Việt Nam để tìm hiểu việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. Đợt công tác này kéo dài 11 ngày, kể từ 21 tháng 7 đến 1 tháng 8. Trước khi khởi hành, ông Bielefeldt cho biết, đợt công tác vừa là cơ hội để ông tìm hiểu cách thức chính quyền Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy tự do tín ngưỡng, vừa để chia sẻ kiến thức của ông về những vấn đề liên quan tới quyền tự do tín ngưỡng.

Cuối tuần qua, ông Bielefeldt từ miền Bắc vào miền Nam. Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, tố cáo, từ ngày 25 tháng 7 đến nay, công an Sài Gòn và công an một số địa phương khác đã vây tư gia của nhiều nhân vật đối kháng, dùng vũ lực ngăn chặn họ ra khỏi nhà để họ không thể tiếp xúc với phái đoàn của ông Bielefeldt.

Trong vài trò Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc, ông Bielefeldt có trách nhiệm xác định những trở ngại về việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam, cũng như đưa ra những khuyến cáo cụ thể cho chế độ Hà Nội. Ngoài việc gặp gỡ các viên chức nhà nước CSVN, ông Bielefeldt còn cần tiếp xúc với đại diện các tôn giáo, tín ngưỡng, các tổ chức dân sự.

Trong thư tố cáo, ông Dũng cho biết ông chỉ là một trong số các nạn nhân. Bị công an Việt Nam giam lỏng tại tư gia còn có ông Nguyễn Đan Quế, ông Phạm Bá Hải, bà Dương Thị Tân (vợ ông Nguyễn Văn Hải - blogger Điếu Cày) và hai mục sư Tin Lành là ông Nguyễn Hoàng Hoa, ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Tất cả các nhân vật vừa kể đều là những “nhân chứng” mà ông Bielefeldt dự định gặp gỡ để kiểm chứng những điều mà Việt Nam đã cam kết sẽ thực thi trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Sông Ôn Châu của Trung Quốc biến thành màu đỏ


Sông Ôn Châu của Trung Quốc biến thành màu đỏ






Cuối tuần qua, cư dân tỉnh Ôn Châu, Trung Quốc, thấy nước sông chảy qua thành phố nhuốm một màu đỏ cạch.
Cuối tuần qua, cư dân tỉnh Ôn Châu, Trung Quốc, thấy nước sông chảy qua thành phố nhuốm một màu đỏ cạch.



BẮC KINH — Nước sông biến thành màu đỏ tại một thành phố miền đông Trung Quốc trong mấy ngày vừa qua, đã khơi ra những mối lo ngại về một vụ khủng hoảng môi trường nữa ở Trung Quốc. Sự việc này chỉ là vụ mới nhất trong một loạt các vụ lo ngại về môi trường của dân chúng ở Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Shannon Van Sant gửi về bài tường thuật.

Cuối tuần qua, khi thức dậy cư dân ở tỉnh Ôn Châu, Trung Quốc, thấy nước sông chảy qua thành phố của mình nhuốm một màu đỏ cạch. Một số còn than phiền về mùi khó chịu trong không khí. Cục bảo vệ môi trường địa phương đã điều tra vụ việc và cho biết đã không thấy dấu hiệu nào về chất thải từ các nhà máy dọc theo con sông, kể cả một nhà máy giấy, một công ty làm màu thực phẩm và một công ty sản xuất quần áo.

Bà Ngô Dịch Tú, người theo dõi các vấn đề ô nhiễm nước của tổ chức Greenpeace, nói mặc dầu chưa tìm ra nguyên do việc ô nhiễm nước sông, đó là một dấu hiệu của các vấn đề môi trường ngày càng gây ảnh hưởng đến cư dân thành thị.

Bà Ngô Dịch Tú cho biết: “Tôi nghĩ vấn đề ô nhiễm nước không còn là một vấn đề xa xôi, chỉ có ở nông thôn. Nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Ngay cả những người ở các thành phố.”

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

LS Ngô Ngọc Trai - Toà án VN “không nhân danh công lý”



LS Ngô Ngọc Trai - Toà án VN “không nhân danh công lý”




image


Trong buổi làm việc với cán bộ tòa án nhân dân tối cao hôm 15/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu: Tòa án phải mang lại công lý cho mọi người.

Câu nói này bộc lộ đằng sau đó cả một vấn đề to lớn của hệ thống tư pháp.

Có một điều ít người biết đó là lâu nay tòa án chưa bao giờ đem ‘công lý’ đến cho mọi người.

Đây chỉ là lối nói ẩn dụ muốn gây sự chú ý, và vấn đề cũng đáng phải chú ý thật vì: Từ ‘công lý’ hoàn toàn vắng bóng trong nền tư pháp Việt Nam.


Có thật vậy không?



image


Tìm hiểu qua gần trăm bản án và quyết định của tòa án thì thấy không có một từ ‘công lý’ nào.

Tìm hiểu một số bản cáo trạng của viện kiểm sát và bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra thì cũng không thấy từ ‘công lý’.

Xét một số văn bản luật quan trọng quy định việc xét xử thì thấy: Bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính đều không có từ công lý.

Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự hay luật tổ chức tòa án cũng không có từ công lý.

Do không có điều kiện để khảo soát hết, nhưng hình như từ ‘công lý’ không được sử dụng trong các văn bản tư pháp, từ kết luận điều tra, cáo trạng đến bản án đều không dùng từ công lý.

Thực tế trong 9 năm hành nghề luật sư, đã làm việc tại hàng trăm phiên tòa và không biết bao nhiêu buổi làm việc với điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tôi đều không thấy họ nhắc đến hai từ ‘công lý’.

Nhưng vì sao từ công lý lại không được nhắc đến trong các văn bản tố tụng và hiếm khi được nói ra từ miệng các cán bộ tư pháp thì hình như mọi người đều chưa nhận ra lý do.