Báo Trung Quốc: Họ Dương gọi Việt Nam “đứa con hoang đàng hãy trở về”
Thủ tướng Việt Nam thảo luận với Ủy Viên QVV Trung Quốc Dương Khiết-Trì - RFA photo
Không thấy triển vọng
Các cơ quan truyền thông ngoại quốc (kể cả The Diplomat) không thấy nhiều hy vọng về một sự khai thông cho mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong chuyến đi của Ủy viên Quốc Vụ Viện Dương Khiết-Trì sang Hà Nội trong tuần này.
Báo New York Times viết :"Không giảm căng thẳng giữa Việt Nam vá Trung Quốc". BBC nhấn mạnh "Bế tắc trong đối thoại Trung Quốc-Việt Nam" và đề tựa của Reuters viết "Trung Quốc quở trách Việt Nam thổi phồng cuộc tranh cãi về giàn khoan ở biển Hoa Nam"
Truyền thông Trung Quốc có những phán đoán khác hẳn, nhận định lạc quan hơn nhiều.
Báo chí Trung Quốc: khai thông, thỏa thuận
Tân Hoa, ấn bản Anh ngữ, chạy đề tựa: "Trung Quốc, Việt Nam thỏa thuận giải quyết thích hợp những vấn đề song phương nhạy cảm". Rồi thì "Bắc Kinh, Hà Nội cam kết có hành động giải quyết va chạm", tờ Trung Quốc nhật báo nhấn mạnh. Một đoạn video của CCTV (Truyền hình trung ương Trung Quốc) về chuyến đi của ông Dương chú trọng lời tuyên bố của ông nói rằng dù mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam có xấu hơn hiện nay rất nhiều, hai bên cũng đều phải nghĩ đến môt đường lối nhanh chóng giải quyết vấn đề.
Căn cứ vào bài vở của truyền thông Trung Quốc, có vẻ như những cuộc hội họp của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam là một bước tiến chính yếu để giải quyết cuộc khủng hoảng vì giàn khoan.
Điều đó không nói lên rằng Trung Quốc sẵn lòng hòa giải. Ngược lại, mỗi bài báo đều chứa đựng điều xác quyết thông thường của Trung Quốc rằng giàn khoan là việc riêng của Trung Quốc, và Việt Nam nên ngưng lại sự sách nhiễu bất hợp pháp đối với sự vận hành giàn khoan.
Không nói đến Việt Nam đối kháng
Ủy viên Dương Khiết-Trì và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh - Courtesy of asahi.com
Thay vào đó (sự hòa giải của Trung Quốc), báo chí Trung Quốc ngụ ý rằng Hà Nội đã thay đổi lập trường. Không một bài nào loan báo, như truyền thông Việt Nam và phương Tây loan tin, về việc Việt Nam tiếp tục kiên quyết đòi Trung Quốc dỡ bỏ giàn khoan. Những bài vở của Tân Hoa nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận "giải quyết những vấn đề song phương một cách thích hợp", không quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển Hoa Nam (LND:Việt Nam gọi là biển Đông), và giữ cho tình trạng căng thẳng trên biển không gây trở ngại cho những mối quan hệ song phương rộng lớn hơn.
Tất nhiên, nếu Việt Nam thực sự thỏa thuận "giải quyết thích hợp các vấn đề song phương" theo như định nghĩa của Trung Quốc, thì cuộc khủng hoảng giàn khoan hẳn cũng chấm dứt thực sự. Thay váo đó, Hà Nội có ý kiến rất khác biệt về những gì tạo nên "cách giải quyết thích hợp".
Theo cách diễn dịch của Việt Nam, Trung Quốc chính là phía xử sự "không thích hợp" khi xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Đồng thanh giành lẽ phải
Bằng cách bỏ qua không đề cập tới cách diễn dịch nước đôi trong những bài phóng sự của họ, ngành truyền thông Trung Quốc tự đặt mình vào vị trí hô hoán sự phạm luật, sự "chơi xấu", khi Việt Nam tiếp tục phản đối cái giàn khoan.
Truyền thông Trung Quốc cũng mô tả chuyến đi của họ Dương không những là một thắng lợi ngoại giao, mà còn là một thắng lợi tinh thần. Tân Hoa nhấn mạnh, rằng chuyến đi của họ Dương sang Hà Nội tự nó chứng tỏ rằng Trung Quốc chủ động tìm cách giải quyết vấn đề. Chuyến đi của họ Dương, theo Tân Hoa, là một biểu hiện cho "sự chân thành của Trung Quốc trong việc muốn giải quyết các vấn đề bằng đối thoại và (biểu hiện cho) tính đại lượng của siêu cường (Trung Hoa)". Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV nói họ Dương đã đi để giúp "sớm đưa mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam vào đường lối thích hợp"
Giọng điệu của những bài báo này tô vẽ họ Dương như một người thầy kiên nhẫn đến để xử sự với một học trò cứng đầu cứng cổ. Thái độ này hiển hiện rõ ràng nhất trong cơ quan truyền thông theo chủ nghĩa dân tộc mang tên Hoàn Cầu (viết bằng Hoa ngữ, đối tác của Global Times). Hoàn Cầu mô tả chuyến thăm của họ Dương như một món quà của Trung Quốc, nhằm tặng cho Việt Nam một cơ hội nữa để "tự kiềm chế trước khi quá muộn". Trách nhiệm của họ Dương tại Hà Nội là để "minh định giới hạn cuối cùng cũng như những điều thuận và bất thuận" của tình hình.
Trịch thượng hết mức
Hoàn Cầu viết: Nói chuyện với Việt Nam, Trung Quốc "thúc giục 'đứa con hoang đàng hãy trở về nhà'." Dựa trên sự diễn dịch đó, có vẻ như họ Dương đến Hà Nội không phải để đối thoại thực sự, mà chỉ để giảng bài.
Sự diễn tả của truyền thông Trung Quốc, dù ra vẻ tích cực, thực ra đã được xếp đặt để chuẩn bị đầy đủ cho Bắc Kinh trong trường hợp những mối căng thẳng tiếp tục nung nấu. Mỗi bài đều nhấn mạnh vào sự sách nhiễu của Việt Nam đối với giàn khoan của Trung Quốc, và sự kiên nhẫn cùng tính cách cao thượng, khoan dung của Trung Quốc trong cách xử sự trước những sự khiêu khích ấy, bằng cách phái họ Dương sang Việt Nam để đàm phán.
Những bài báo đó cũng nhấn mạnh sự đồng thuận đạt được trong các hội nghị; những từ ngữ này sẽ được dùng chống lại Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng tiếp diễn theo lối hiện nay. Bài vở phóng sự của truyền thông Trung Quốc gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng nay tất cả tùy thuộc vào Việt Nam để đáp ứng một cách đúng đắn với những đề nghị của Trung quốc bằng cách chấm dứt sự quấy rối và phản kháng đối với giàn khoan của Trung Quốc.
Dựa vào đó, bài của Hoàn Cầu chấm dứt bằng một lời cảnh bào rằng cộng đồng quốc tế sẽ trông chừng xem Việt Nam có làm đúng lời hay không, sau cuộc họp với họ Dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét