Báo Việt Nam “rút bài Thiên An Môn”
Bài trên báo Thanh Niên không còn truy cập được trên chính trang này
Nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc, được các trang web báo chí Việt Nam đăng ngày 4/6, đã không còn truy cập được.
Ngày 4/6/2014 đánh dấu 25 năm ngày diễn ra sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc dập tắt đẫm máu cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn.
Trong diễn biến bất thường, vào đầu ngày 4/6, nhiều trang mạng báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng các bài có ngôn từ phê phán chính phủ Trung Quốc vì vụ đàn áp.
Nhưng đến cuối ngày, bài trên mạng của báo Thanh Niên, trang tin VnExpress cũng như một số trang khác về Thiên An Môn, không còn truy cập được.
Bản được các trang lưu trữ giữ lại cho thấy Thanh Niên trước đó đã đăng tải nhiều hình ảnh về biển người biểu tình ở Thiên An Môn và cuộc đàn áp đẫm máu đêm 3, sáng 4 tháng Sáu.
Tuy nhiên bài với tựa đề 'Chùm ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc' không thể xem được trên trang của Thanh Niên.
Bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội của VnExpress nhân kỷ niệm 25 năm biến cố cũng không còn truy cập được.
Hơn nữa bài này cũng không thể tìm lại được trên các trang lưu trữ mạng.
Một số báo Việt Nam đăng những hình ảnh bị cấm ở Trung Quốc
Thông điệp 'Không tìm thấy trang bạn cần tìm!' được đưa ra khi người đọc truy cập vào bài về Thiên An Môn của trang Giáo dục Việt Nam.
Bản lưu trữ cho thấy trước đó trang này đăng bài viết 'Báo chí Trung Quốc im bặt vụ Thiên An Môn, Liên Hợp Quốc lên tiếng'.
Giáo dục Việt Nam cũng dẫn lời người phụ trách nhân quyền Liên Hợp Quốc Navi Pilay hôm 3/6 tuyên bố:
"Tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngay lập tức thả những người bị bắt vì tự do phát biểu về quyền con người.
"... Thay vì cố gắng kiềm chế hoạt động kỷ niệm sự kiện năm 1989, các nhà chức trách nên khuyến khích và tạo thuận lợi cho đối thoại và thảo luận như một phương tiện để khắc phục những di sản của quá khứ.
"Trong trường hợp không có điều tra độc lập và thực tế, có những co số khác nhau. Ví dụ như số người chết dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn người, và nhiều gia đình nạn nhân vẫn đang chờ đợi một lời giải thích về những gì đã xảy ra với người thân của mình."
Ở trang mạng báo Người Lao Động, bài "25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn", cùng một số tin cùng chủ đề, cũng không còn truy cập được.
'Kỳ lạ'
Bình về chuyện các bài về Thiên An Môn trên báo Việt Nam nay không còn đọc được, nhà báo Nguyễn Vạn Phú của Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết trên Facebook:
"Ối, sao kỳ lạ vậy. Tất cả các bài về sự kiện Thiên An Môn trên các báo trong nước tự nhiên biến đâu mất? Vì sao?
"Chuyện ở Trung Quốc, cách đây đã 25 năm, có liên quan gì mà phải gỡ? Nếu muốn giải thích sự kiện đó dưới nhãn quan gì thì cứ viết bài, trả lời phỏng vấn, viết hồi ký, bút ký, chính luận, sao cũng được, sao lại chọn cách blackout thông tin giùm cho Trung Quốc?"
Cũng trên Facebook, nhà báo Mạnh Quân của tạp chí Forbes ấn bản Việt Namđặt giả thiết phải chăng có "lệnh của cả Cơ quan quản lý báo chí Trung Quốc".
VN 'không kiểm duyệt' tin Thiên An Môn
Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc, được các trang web báo chí Việt Nam đăng ngày 4/6, đã không còn truy cập được.
Trả lời BBC sáng 5/6, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết "hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt" tin tức trong nước về sự kiện này.
Một nhà báo kỳ cựu trong nước nói với BBC trong cuộc phỏng vấn cùng ngày rằng “thực ra là người ta cũng có ngại về Thiên An Môn, bởi vì nó liên quan tới sinh viên, tới giới trẻ."
"Họ sợ nếu đánh dấu sự kiện này lớn quá thì sẽ dễ gây ảnh hưởng lan rộng, gây bất lợi cho nội tình của Việt Nam, nhất là trong thời điểm Trung Quốc đang gây nhiều sức ép cho phía Việt Nam sau các vụ bạo động ở Bình Dương, Hà Tĩnh.”
Ngày 4/6/2014 đánh dấu 25 năm ngày diễn ra sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc dập tắt đẫm máu cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn.
Trong diễn biến bất thường, vào đầu ngày 4/6, nhiều trang mạng báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng các bài có ngôn từ phê phán chính phủ Trung Quốc vì vụ đàn áp.
Nhưng đến cuối ngày, bài trên mạng của báo Thanh Niên, trang tin VnExpress cũng như một số trang khác về Thiên An Môn, không còn truy cập được.
Bản được các trang lưu trữ giữ lại cho thấy Thanh Niên trước đó đã đăng tải nhiều hình ảnh về biển người biểu tình ở Thiên An Môn và cuộc đàn áp đẫm máu đêm 3, sáng 4 tháng Sáu.
Cho tới chiều ngày 05/06/2014, dường như bài Bấm'Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ trấn áp Thiên An Môn' của báo Dân Trí đưa lên khoảng trưa ngày 04/06 vẫn truy cập được.
'Nội dung không phù hợp'
Một số báo Việt Nam đăng những hình ảnh bị cấm ở Trung Quốc
Nhiều độc giả BBC cho biết bản tin truyền hình tiếng Anh của BBC và CNN trên các kênh truyền hình cáp tại Việt Nam về sự kiện này cũng bị chặn bằng thông báo "Chương trình tạm thời bị gián đoạn do có nội dung không phù hợp".
Bài với tựa đề 'Chùm ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc' không thể xem được trên trang của Thanh Niên.
Bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội của VnExpress nhân kỷ niệm 25 năm biến cố cũng không còn truy cập được.
Hơn nữa bài này cũng không thể tìm lại được trên các trang lưu trữ mạng.
Thông điệp 'Không tìm thấy trang bạn cần tìm!' được đưa ra khi người đọc truy cập vào bài về Thiên An Môn của trang Giáo dục Việt Nam.
Bản lưu trữ cho thấy trước đó trang này đăng bài viết 'Báo chí Trung Quốc im bặt vụ Thiên An Môn, Liên Hợp Quốc lên tiếng'.
Giáo dục Việt Nam cũng dẫn lời người phụ trách nhân quyền Liên Hợp Quốc Navi Pilay hôm 3/6 tuyên bố:
"Tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngay lập tức thả những người bị bắt vì tự do phát biểu về quyền con người.
"... Thay vì cố gắng kiềm chế hoạt động kỷ niệm sự kiện năm 1989, các nhà chức trách nên khuyến khích và tạo thuận lợi cho đối thoại và thảo luận như một phương tiện để khắc phục những di sản của quá khứ.
"Trong trường hợp không có điều tra độc lập và thực tế, có những co số khác nhau. Ví dụ như số người chết dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn người, và nhiều gia đình nạn nhân vẫn đang chờ đợi một lời giải thích về những gì đã xảy ra với người thân của mình."
Ở trang mạng báo Người Lao Động, bài "25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn", cùng một số tin cùng chủ đề, cũng không còn truy cập được.
Tương tự, bài của báo Tiền Phong cũng không còn trên trang điện tử của báo này.
Bình luận trên Facebook của BBC tiếng Việt, một người viết "Chính quyền ViệtNam lo sợ một ngày Việt Nam mình dân cũng nỗi dậy như vậy đó, vụ biểu tình ở Bình Dương vừa rồi là 1 cảnh báo đó".
Luật sư Lê Công Định, cựu tù nhân chính trị hiện đang bị quản chế, viết trên Facebook cá nhân rằng "Xem những bức ảnh về cuộc thảm sát Thiên An Môn, không khỏi suy nghĩ rằng lẽ nào người ta có thể cam tâm tàn sát không thương tiếc hàng trăm đồng bào mình chỉ để bảo vệ một chủ nghĩa? Thứ chủ nghĩa ấy rõ ràng mang bản chất phi nhân, bởi dù biện minh thế nào, ý thức hệ cũng không thể quan trọng hơn nhân mạng.
Tất nhiên, để bảo vệ niềm tin của mình, ai cũng có quyền hy sinh bản thân, kể cả tử đạo, nhưng không ai được quyền hy sinh mạng sống của người khác, trừ phi kẻ đó là hôn quân bạo chúa. Hình ảnh Thiên An Môn sẽ mãi nhắc nhở nhân loại về mối hiểm họa của những chủ thuyết phi nhân tính.”
***
Hình Ảnh Tưởng niệm Thiên An Môn ở Hongkong
Hơn 100 ngàn người ở Hongkong đã đốt nến, tưởng niệm Thiên An Môn,
Đây là điều giúp phân biệt Hongkong với Trung Quốc, và người dân Hongkong không thể chấp nhận mô hình 1 nhà nước 2 chế độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét