Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Song Chi - Những phiên tòa nối tiếp phiên tòa



Song Chi - Những phiên tòa nối tiếp phiên tòa





Vào ngày 10 tháng 9, 2008, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Ðiếu Cày đã bị Tòa Án Nhân Dân TP.HCM kết án 30 tháng tù vì tội “trốn thuế.”




Bà Bùi Thị Minh Hằng tại tòa án tỉnh Ðồng Tháp hôm 26 tháng 8.
(Hình: Dân Luận)



Nhưng những người hiểu chuyện đều biết, Ðiếu Cày bị tù vì đã dám lên tiếng trước những bất công oan trái của xã hội, quan trọng hơn, dám chống Tàu!

Cùng với các sinh viên, văn nghệ sĩ và bạn bè trong nhóm “Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do” Ðiếu Cày đã dám viết lên những chữ “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam,” dám biểu tình kỷ niệm 34 năm ngày mất Hoàng Sa 19 tháng 1, 1974 - 19 tháng 1, 2008, ngay trước cửa Nhà Hát Thành Phố. Khi mà trận hải chiến Hoàng Sa còn là điều “nhạy cảm” không được công khai nhắc đến, đối với nhà cầm quyền lúc bấy giờ.

Ðến tháng 10, 2010, lẽ ra Ðiếu Cày phải được trả tự do nhưng bản án của ông lại bị gia hạn để “điều tra thêm.” Và rồi tháng 4, 2012 ông bị tòa án xét xử thêm về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Ðiều 88 Bộ Luật Hình Sự, cùng với nhà báo Tạ Phong Tần tức Blogger Công Lý và Sự Thật, và Luật Gia Phan Thanh Hải tức Blogger Anh Ba Sài Gòn.

Ông Nguyễn Văn Hải bị kết án 12 năm tù, bà Tạ Phong Tần 10 năm còn ông Phan Thanh Hải nhẹ nhất với 3 năm tù.

Sáu năm sau, ngày 26 tháng 8, 2014, một phiên tòa bỏ túi khác diễn ra tại Tòa Án Nhân Dân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, xử ba nhà tranh đấu Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Kết quả bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam, anh Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm, về tội “gây rối trật tự công cộng khiến ách tắc giao thông nghiêm trọng.”

Và giữa hai phiên tòa này là những phiên tòa ô nhục khác, trong những vụ án có tính chất chính trị hay đàn áp tôn giáo, với lần lượt nhiều người theo nhau đi vào nhà tù nhỏ. Từ giới luật sư, kỹ sư, doanh nhân, nhà báo, blogger cho tới dân thường, các thanh niên Công Giáo, Tin Lành, phật tử của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, người dân tộc thiểu số...

Người bị kết án nặng 16 năm như Kỹ Sư Trần Huỳnh Duy Thức, 12 năm như blogger Ðiếu Cày, người nhẹ cũng hai, ba năm.

Nhưng có những lý do khiến bài viết này phải nhắc đến bản án của blogger Ðiếu Cày, người đầu tiên bị tù vì những gì đã viết và đăng tải trên mạng, và vụ vừa mới xảy ra của nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng.

Thứ nhất, vì một số điểm chung giữa họ. Cả hai, ông Nguyễn Văn Hải hay bà Bùi Thị Minh Hằng đều là những người dân bình thường, sinh ra và lớn lên trong môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trước đó đang có một cuộc sống kinh tế khá thoải mái, sung túc do tự kinh doanh.

Cả hai, do vậy, không có gốc gác con em “ngụy quân ngụy quyền” để có thể có mối thù riêng với chính quyền, cũng chẳng nhờ kiến thức sách vở hàn lâm mà hiểu ra những chủ trương, chính sách sai lầm của nhà cầm quyền.

Chính từ thực tế cuộc sống, những oan ức của người dân, những bất công phi lý trong xã hội khiến họ cũng như rất nhiều người Việt Nam khác nhìn ra sự thật. Và từ lòng yêu nước khiến họ phải xuống đường, cùng với những người khác, cảnh báo mối họa xâm lược từ Trung Cộng.

Bị tù tội, dân Dương Nội vẫn hành động vì công lý



Bị tù tội, dân Dương Nội vẫn hành động vì công lý




VRNs (30.08.2014) – Sài Gòn – Từ trại giam, Dân oan Cấn Thị Thêu kiên định: “Ở trong tù, tôi vô cùng cảm động khi biết được bà con đang xả thân đòi tự do cho tôi và những người dân Dương Nội. Tôi xin cảm ơn bà con rất nhiều. Tôi xin hứa với bà con, dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi cũng không bao giờ phản bội lại bà con, không bao giờ phản bội lại lý tưởng tranh đấu của mình. Nếu tôi bị chết dưới bàn tay của quân cướp đất ở trong tù, thì xin bà con hãy biến đau thương thành hành động để đi tiếp con đường tôi và bà con đã chọn, kiên quyết đấu tranh đến cùng để đòi bằng được [quyền lợi của nhân dân], bắt quân cướp đất phải trả lại ruộng đất cho con cháu chúng ta được muôn đời no ấm.”


140829002


“Nếu tôi còn sống trở về thì tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng bà con để tranh đấu giữ đất đến cùng.” Dân oan Cấn Thị Thêu quả quyết trong một bức thư mà bà đã viết và gửi về cho gia đình bà.

Gia đình Dân oan Cấn Thị Thêu nhận được lá thư này vào ngày 29.08. Anh Trịnh Bá Tư, con trai Dân oan Cấn thị Thêu, khẳng định: “Đây là nét chữ của mẹ tôi.”

Sau đây là toàn bộ nội dung lá thư của Dân oan Cấn Thị Thêu gửi về cho bà con Dân oan Dương Nội:

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Nguyễn Tường Thụy - Tinh thần Bùi Thị Minh Hằng - Kỳ 1: Đào thoát (1)



Nguyễn Tường Thụy - Tinh thần Bùi Thị Minh Hằng - Kỳ 1: Đào thoát (1)





anh_bac_thuy.jpg



Phiên sơ thẩm xử Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (từ đây xin viết tắt là BTMH, NVM và NTTQ) đã kết thúc với bản án rất nặng. Đây là vụ án được quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm đó đến cả từ hai phía: phía thực hiện kịch bản mang ba người bỏ tù cho bằng được và phía bảo vệ họ, tất nhiên, sự quan tâm của mỗi phía xuất phát từ mục đích trái ngược nhau và vì vậy, sự thể hiện xung đột nhau.

Về phía ủng hộ các bị cáo, ước tính khoảng 200 người gồm bạn hữu, dân oan từ khắp 3 miền đã đổ về Cao Lãnh. Họ đi bằng đủ các phương tiện, bằng đủ mọi cách để đến với BTMH, NVM và NTTQ bằng được, bất chấp hiểm nguy, vất vả.

Về phía nhà cầm quyền, họ đã huy động một lực lượng cảnh sát, mật vụ khổng lồ với phương tiện đầy đủ để ngăn chặn, bố ráp, bắt bớ sao cho không một người nào ủng hộ ba bị cáo bén mảng được đến khu vực tòa án. Một số người còn bị đánh đập dã man.

Xin mở đầu ghi chép này bằng câu chuyện của tôi.


Kỳ 1: Đào thoát


Qua 9 ngày công an tỉnh Đồng Tháp bắt BTMH, NVM và NTTQ, không thấy thả ra, tôi đã xác định bằng giá nào cũng phải có mặt tại Đồng Tháp để tham gia phiên tòa. Tôi đã nói với nhiều bạn bè ở Hà Nội, Sài Gòn về ý định này. Gần đến ngày xử, tôi liên tiếp nhận được thông tin có thêm người ở Hà Nội sẽ đi Cao Lãnh với cùng mục đích. Thoạt đầu, tôi nghĩ chỉ một nhóm 4, 5 người vào được Cao Lãnh là tốt lắm rồi. Thế mà con số cuối cùng đã lên tới 20. Tất cả những người đến được Cao Lãnh đều không thể ra khỏi nhà một cách công khai. Có người phải ẩn náu tạm đâu đó mấy hôm, chờ ngày ra sân bay. Có người phải tìm mọi cách thoát khỏi nhà bằng con đường bí mật, mạo hiểm.

Nhà của mình, muốn đi làm việc chính đáng mà không thể ra một cách công khai. Người chính phải trốn, phải chui lủi trước sự lùng sục, bố ráp của kẻ tà.  Không biết ngoài đất nước này, còn nơi đâu như thế nữa không. Chúng tôi trốn không phải vì sợ bị bắt mà mối lo duy nhất là không đến được với những người bạn của mình bị đưa ra xét xử một cách vô luật.

Đang háo hức chờ ngày đi Cao Lãnh thì ngày 12/8 tôi đột nhiên bị bệnh, đã tưởng phải bỏ cuộc. Rất may bệnh của tôi, nhờ được sơ cứu và cấp cứu kịp thời nên tôi chỉ phải nằm viện 1 tuần. Còn tôi, sau khi qua giai đoạn cấp cứu, ngày nào tôi cũng gạ gẫm bác sĩ xin ra viện. Có lần đang đi đến nhà vệ sinh, gặp bác sĩ, tôi cố đi ra vẻ hùng dũng như người khỏe mạnh bình thường thì suýt bị ngã, may mà thằng con đi theo trông chừng đỡ kịp. Rất nhiều bạn bè khuyên tôi mới bệnh dậy cần phải ở nhà dưỡng bệnh, đề phòng bệnh tái phát. Nhưng chẳng có thể ai khuyên được tôi. Tôi bảo, nếu không đi, ở nhà có khi còn bệnh thêm. Biết khuyên tôi không được, bạn bè tôi góp tiền lo cho vợ tôi cùng đi để chăm sóc tôi. Tôi cảm động lắm nhưng ai lại làm thế. Vợ tôi biết tính chồng, không dám khuyên ngăn gì. Cô ấy hiểu, khuyên gì chứ khuyên đừng đến với Bùi Thị Minh Hằng thì thế nào cũng dẫn đến cãi nhau.

Kế hoạch của tôi là ngày 24/8 sẽ bay vào Sài Gòn, nghỉ lại đó rồi ngày 25 sẽ đi Cao Lãnh để 26 ra tòa án.

SÀI GÒN – CAO LÃNH NHỮNG NGÀY KHÔNG YÊN BÌNH



SÀI GÒN – CAO LÃNH NHỮNG NGÀY KHÔNG YÊN BÌNH




Chúng tôi cực lực lên án hành vi sách nhiễu trắng trợn, giam cầm công dân tự do ngay chính một thành phố lớn này. Mọi lực lượng an ninh đều được bố trí canh giữ những con ngươi vô tội không lý do. Họ coi thường luật pháp, bất chấp mọi thủ đoạn ra tay với cả phụ nữ và trẻ em.



Nhóm của Huỳnh Thục Vy đang bị giam giữ tại trụ sở công an phường 2, Tp. Cao Lãnh
Nhóm của Huỳnh Thục Vy đang bị giam giữ tại trụ sở công an phường 2, Tp. Cao Lãnh


28/8/2014


Từ trưa ngày 24.8.2014  ngôi nhà trọ của Tôi, Thục Vy, vợ chồng Trọng Hiếu đã bị canh phòng bởi chừng 4 tên an ninh thường phục ngay ở nhà đối diện, mọi động thái của chúng tôi đều bị bọn họ theo dõi và liên tục gọi điện báo cáo. Khoảng 1h chiều cô Trần Thị Hài là một thành viên của Hội PNNQ cũng đã đến.

Lúc 3h chiều cùng ngày chúng tôi men theo đường hẽm nhỏ bế em bé ra đường lớn để đón xe đi Cao Lãnh tham gia phiên toà xét xử công khai Cô Bùi Thị Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.

Bến xe miền Tây chật  ních người di chuyển. Bắt chuyến xe 17 chổ chúng tôi đến Tp Cao Lãnh lúc 7h tối tìm một khách sạn ở 147 Hùng Vương Phường 2 tá túc qua đêm chuẩn bị cho ngày 26 đến toà.

Ngày đầu tiên mọi thứ khá yên ắng,. Đến tối ngày 25/8, chúng tôi đi ăn uống.  Lúc tôi, Ngân và em bé vừa vào đến khách sạn thì ngay lập tức 5 xe máy chở 10 công an sắc phục ập đến kiểm tra hành chính ở quầy tiếp tân, vì không thể đi ra ngoài ngay lúc đó nên chúng tôi đi thẳng lên phòng mình. 10 phút sau hơn 20 công an sắc phục và 10 công an thường phục bao quanh hành lang và cửa phòng chúng tôi. Họ buông lời quát tháo,  xỉ vả.

: “Chúng mày không ra thì ở đây đến sáng nhé”

” Đĩ mẹ mày, cho chúng mày chết”

Quả thật họ dùng ổ khoá và dây thép cứng khoá cột cửa phòng bên ngoài lại không cho chúng tôi thoát.

Người Buôn Gió - Khoảnh khắc cuộc đời.



Người Buôn Gió - Khoảnh khắc cuộc đời.




- Anh không nghĩ đến mẹ anh và con anh sao.? Chúng nó chả tốt gì với anh đâu, việc gì anh phải giữ cho chúng nó.

Tên tù im lặng, dường như hắn ta đang nhớ về gia đình. Các ngón tay hắn đan vào nhau xiết chặt nổi gân trên bàn tay gầy mảnh. Cán bộ điều tra mái tóc hoa râm nhiều kinh nghiệm liếc ánh mắt sắc lạnh nhìn đối tượng. Ông nói chậm rãi.

- Khi chúng tôi khám nhà anh, con trai anh hỏi chúng tôi - các bác bắt bố cháu à, thế bao giờ bố cháu về? - Thằng bé xinh trai và nghịch nhỉ, nó còn lấy đũa chọc vào máy tính.

Người cán bộ điều tra thở dài nói tiếp khi đã ngừng lại vài giây quan sát đối tượng. Hai bàn tay của đối tượng đã đưa lên bịt hai hốc mắt ôm vòng lên trán.

- Cuộc đời còn nhiều gánh nợ lắm, nợ mẹ sinh ra, nợ trách nhiệm nuôi con mình lớn khôn , sao cho nó bằng đứa trẻ khác. Nghĩ kỹ đi, không thương mình thì cũng phải thương con mình.



logo tu nhan2.jpg


Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

LS HÀ HUY SƠN: BÙI HẰNG THANH THẢN HÁT KHI BƯỚC VÀO VÀ BƯỚC RA



LS HÀ HUY SƠN: BÙI HẰNG THANH THẢN HÁT KHI BƯỚC VÀO VÀ BƯỚC RA





Dong Thap-Phien xu Bui Hang -.jpg
Ảnh lấy từ FB Huỳnh Ngọc Chênh


Nhớ lại mấy điều đặc biệt ở phiên Tòa:

1. Nhân chứng 1 bên yêu cầu triệu tập 17 người: Tòa cho có mặt 03. Bên kia nhân chứng 32 người (trong đó 1/3 là công an huyện, xã).

2. HĐXX (03) và VKS (02) vẫn chưa chắc ăn bất ngờ cho thêm 01 LS là Chủ tịch Đoàn LS Đồng Tháp làm người bảo vệ cho 01 CA huyện là người bị anh Minh đánh đúng 1 cái vào tay (a Minh nói ko đánh ai) không có có 1 tý xây xước. Vị LS làm chức năng KSV buộc tội bị cáo chứ ko làm chức năng bảo vệ cho thân chủ (vì người CA huyện đó ko có gì cần pải bảo vệ).

3. Có 02 bản tường trình đánh máy của 02 nhân chứng là CA giống hệt nhau từng chữ, chấm, phẩy, chỉ khác ký tên.

4. Bên ngoài thì ở các ngã tư hoặc thảm cỏ vỉa hè tập trung những nhóm khoảng 4-5 người cách nhau độ vài trăm mét. Khi có các LS đi qua thì họ cử 01 người giả đi tập thể dục ở đằng sau, bên cạnh để xem chúng tôi nói chuyện gì. Họ là phụ nữ khoảng trên 50 tuổi, đeo khẩu trang, đi bộ, đội mũ BH, chỗ tập trung nhóm của họ có nước đóng chai, giống nhau như là được phát để trực làm nhiệm vụ. Nếu nghe được gì họ sẽ đt báo cho lực lượng khác đại ý là chúng nó đang đi về hướng nào, nó nói cái gì ấy, bọn này như là LS... Đặc trưng này lần đầu tôi gặp ở ngoài phiên tòa.
...
5. Bà Hằng khi bước vào phiên toà và khi ra khỏi phiên toà đều hát rất thanh thản. Trong phiên toà bà Hằng rất bình tĩnh và mạch lạc, sau khi bị tuyên án bà Hằng tươi cười và bình thản khi tay bị còng, bước ra xe tù, có người áp giải xung quanh.


Bùi Tín - Tất cả chỉ là phương tiện



Bùi Tín - Tất cả chỉ là phương tiện








Dư luận trong ngoài nước đang xôn xao bàn tán về lá Thư ngỏ của 61 đảng viên CS, phần lớn là trí thức cấp cao từng đảm nhận những chức vụ quan trọng như giáo sư, viện sỹ, chuyên gia, cố vấn trong bộ máy đảng và nhà nước. Thật ra từ năm 2010, trước Đại hội đảng thứ XI, theo yêu cầu của Bộ Chính trị mời toàn đảng và toàn dân góp ý vào các văn kiện dự thảo, nhiều trí thức đã mạnh dạn và chân thành góp ý, nhưng lãnh đạo đã có thái độ cực kỳ ngạo mạn, gần như không hề tiếp nhận một ý kiến phản biện nào, dù cho đó là ý kiến sáng suốt, tỉnh táo, có cơ sở lý luận vững chắc, thực tiễn rõ ràng, lập luận chặt chẽ.

Đó là những ý kiến của Giáo sư Trần Phương và ông Vũ Khoan, từng là phó thủ tướng: của các Giáo sư Đào Xuân Sâm, Đào Công Tiến, Phan Văn Tiệm, Nguyễn Mại, Võ Đại Lược; của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung; của các chuyên gia Vũ Quốc Tuấn, Trần Đình Thiên, Việt Phương, Lê Đăng Doanh; của các nữ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nữ chuyên gia ngân hàng Dương Thu Hương; của cựu trưởng Ban Bảo vệ chính trị trung ương đảng Nguyễn Đình Hương.…. Đó là mới chỉ kể những người tiêu biểu nhất, trong đó không ít người tôi từng quen biết, từng trao đổi ý kiến từ khi còn ở trong nước.

Tôi rất hiểu tâm trạng của những trí thức có trình độ, có tâm huyết như thế, và tôi cũng hiểu sự chán nản, bực bội, có khi phẫn nộ của anh chị em khi thấy lãnh đạo vẫn cứ một mực ù lỳ, giáo điều, ôm chặt chủ nghĩa Mác-Lênin đã thất bại hiển nhiên, «kiên trì» chế độ độc quyền đảng trị mục nát, duy trì chế độ sở hữu toàn dân về ruộng đất kỳ quặc, thực hiện chính sách phi lý hèn với bọn bành trướng, ác với dân.

Ông Nguyễn Trung đã sốt ruột sau khi viết nhiều luận văn rất dài, viết cả vở kịch «Lũ» để cảnh báo về tình hình cực kỳ nghiêm trọng, nay lại cảnh báo khẩn cấp về «thảm họa Đen» đang gõ cửa nước ta (có thể đọc trên mạng Thời đại mới), nhưng vẫn chỉ là công cốc, thật đau lòng, khốn khổ về tinh thần cho người có tâm có tầm như thế.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Luật sư Công Nhân “xé giấy phạt quản chế”



Luật sư Công Nhân “xé giấy phạt quản chế”





Bà Lê Thị Công Nhân bị kết án tù hồi năm 2007, với lệnh quản chế
ba năm sau khi ra tù



“Thời hạn quản chế của tôi đã kết thúc từ hơn một năm nay, nhưng cuộc sống vẫn không hề thay đổi mà còn bị bóp nghẹt hơn,” bà Lê Thị Công Nhân nói với BBC Tiếng Việt.


Bà Công Nhân hồi 2007 bị kết án tù ba năm, kèm theo lệnh quản chế tại gia ba năm sau khi mãn hạn tù, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bà nói: “Họ [công an] thường xuyên canh gác bên ngoài nhà và bắt giữ tôi khi tôi ra đường, trừ khi đi chợ hay mua sắm đồ cá nhân ở quanh khu nhà.”

Theo luật định, người bị quản chế chỉ được phép đi lại trong phạm vi phường, xã nơi người đó cư trú.

Nếu muốn ra khỏi đơn vị hành chính này, người bị quản chế phải làm đơn xin phép và phải được sự đồng ý của chính quyền cấp quận, huyện phụ trách phường, xã đó.

Bà Lê Thị Công Nhân nói rằng bà “hoàn toàn không chấp nhận bản án tù”, gồm cả mức phạt chính là án tù, lẫn hình phạt quản chế mà giới chức đưa ra, cho nên bà không bao giờ “xin phép” khi đi lại trong thành phố Hà Nội, tức là “vượt gấp ba lần cấp quản lý hành chính như luật định, gồm cấp phường, quận rồi thành phố”.

'Ba lần phạt tiền'





Việc đi lại không xin phép đó đã khiến bà “bị bắt giữ tổng cộng chín lần trong số cả trăm lần” ra khỏi nhà trong thời gian một năm đầu kể từ khi ra tù, bà cho biết, trong đó có ba lần bà bị trao “lệnh phạt” với tội danh “vi phạm lệnh quản chế”, bà Công Nhân cho biết.

Hai lệnh phạt, mỗi lệnh ghi mức 1,5 triệu đồng, đã bị bà xé ngay trước mặt người đưa biên bản, còn một tờ được bà đem về nhà giữ làm kỷ niệm, bà Công Nhân cho biết thêm.


Phạm Chí Dũng - “Tự do cho Điếu Cày”: Hy vọng “đặc xá” lớn dần



Phạm Chí Dũng - “Tự do cho Điếu Cày”: Hy vọng “đặc xá” lớn dần







Đã đến công đoạn “xin tha tù”


(VNTB) - Sáng hôm 28/8/2014, tức chỉ còn vài ngày nữa sẽ đến Quốc khánh Việt Nam 2/9, trang Facebook của Nguyễn Trí Dũng, con trai của người khởi xướng “Câu lạc bộ nhà báo tự do” Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, loan tin:


“Cách đây 5 phút, cha tôi là ông Nguyễn Văn Hải đã gọi điện về nhà và báo cho gia đình biết Bộ công an đã vào phòng giam để yêu cầu viết đơn "xin tha tù" nhưng bất thành. Cha tôi nhận định bản thân ông không có tội và bị bắt giam một cách tùy tiện không bản án. Vậy nên đơn duy nhất ông viết là đơn "yêu cầu giải quyết ra tù".


Ông gửi lời cám ơn đến các tổ chức và các nhân vật đấu tranh và ủng hộ dân chủ trong và ngoài nước và nhắc lại những điều khoản trong Hiến Pháp cũng như luật pháp quốc tế mà nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm khi đàn áp bắt bớ những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền và truyền thông độc lập.


Xin cô bác anh chị hãy lưu tâm rằng người tù có thể vẫn không được thả, nhưng họ vẫn giàn xếp tin tức để tự chúng ta tung ra để hòng giảm sự tập trung vào những người tù mới bị bắt giam vô cớ tương tự như phiên tòa xử 3 nhà bất đồng ở Cao Lãnh- Đồng Tháp vừa qua. Vậy nên khi hợp sức loan tin xin đưa kèm dòng status bên trên hướng về phiên tòa ở Đồng Tháp. Xin cám ơn!”.


Cử chỉ tương đồng


Một cử chỉ tương đồng khá “thú vị” của cơ quan công an Việt Nam là vào khoảng từ đầu đến giữa tháng 6/2014, họ cũng yêu cầu Đỗ Thị Minh Hạnh - một trong những người khởi xướng phong trào công đoàn độc lập mà sau đó trở thành tù nhân bất đắc dĩ - phải ký một số giấy tờ mang tính “khoan hồng” và “xin tha tù”. Nhưng “Cánh chim báo bão” Minh Hạnh đã khước từ thẳng thừng.


Cuối tháng 6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh nghiễm nhiên được tự do trước thời hạn án tù mà không kèm theo bất cứ điều kiện ràng buộc nào. Không những thế, vài tháng sau cựu tù nhân lương tâm này đã chính thức “khai trương” tổ chức Lao động Việt ngay tại đất nước mà hình thức công đoàn tự do vẫn bị coi là “bất hợp pháp”.


Cần nhắc lại, vào ngày 6/8/2014, trùng với thời điểm Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain và đồng viện dân chủ Sheldon Whitehouse đến Hà Nội, gia đình của Điếu Cày bất ngờ nhận giấy mời của Chi cục thi hành án dân sự quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu thay mặt cho ông Hải đóng tiền án phí sơ thẩm và phúc thẩm hình sự để “đủ điều kiện xem xét giảm án đặc xá”.


Dù chỉ là động tác hết sức “vi mô”, nhưng động thái giấy mời “đóng tiền án phí” mới diễn ra đã khiến rộ lên dự đoán về khả năng Điếu Cày có thể được trả tự do trong không bao lâu nữa.


Thậm chí ngay trong tháng Tám này.


Nhà hoạt động nhân quyền người Úc dội nước đá để ủng hộ Bùi Hằng


Nhà hoạt động nhân quyền người Úc dội nước đá để ủng hộ Bùi Hằng







Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Một nhà hoạt động nhân quyền Úc kêu gọi đảng CSVN phải thả ngay chị Bùi Thị Minh Hằng và các tù nhân lương tâm khác.

Ông Peter Addison, nhà hoạt động nhân quyền Úc, trong thời gian qua đã quan tâm theo dõi phiên tòa của chị Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh qua các bài viết bằng tiếng Anh trên Facebook.

Ông đã vui vẻ nhận và mặc áo mang hình chị Bùi Thị Minh Hằng, đồng thời đã viết một số nhận định về cách thức đối xử của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.

Hôm nay, ông Peter đã quyết định mặc áo chị Bùi Thị Minh Hằng khi thực hiện lời thách thức dội nước đá lên đầu để quyên tiền cho bệnh nhân bệnh ALS (Amyotrophic lateral sclerosis: một căn bệnh tê liệt hệ thống thần kinh dẫn đến tình trạng hủy hoại tế bào cơ bắp, bại liệt toàn thân và chết), vì ông muốn nhân dịp này nói cho bạn bè quyến thuộc của ông về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.






Hình ảnh này sẽ được ông và bạn bè của ông chia sẻ đi rộng rãi trên khắp thế giới.

Ông Peter đã nói cho rất nhiều bạn bè của ông về chị Bùi Thị Minh Hằng và về phiên tòa "công khai" vừa qua. Ông cũng đã lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền CSVN thả ngay chị Minh Hằng và tất cả các tù nhân lương tâm khác.


Văn Nam - Cái bắt tay của lãnh đạo Việt Nam



Văn Nam - Cái bắt tay của lãnh đạo Việt Nam





image


Trong quan hệ giữa người và người, khi phải gặp kẻ có địa vị cao sang hơn, người ta thường khó giữ được tư thế đàng hoàng, sự thua thiệt về “đẳng cấp” rất khó mà che dấu đi được.

Nhưng trong quan hệ giữa các quốc gia thì lại là chuyện khác. Cho dù có là “tý hon” đi chăng nữa, khi đã là đại diện của quốc gia, anh không có quyền làm hạ thấp hình ảnh của đất nước.

Có lẽ không quốc gia nào mà giới lãnh đạo thể hiện rõ thái độ trong những cái bắt tay hay những cử chỉ trong giao tiếp như lãnh đạo Việt Nam.

Ở trong nước, không ai dám bắt tay lãnh đạo mà bắt bằng một tay dù chả ở đâu quy định. Người dân sợ lãnh đạo đã đành (nỗi sợ rất thực tế), lãnh đạo cũng không biết tỏ thái độ sao cho phải phép với những người đáng kính.



image


Quan chức có thể ở địa vị cao hơn, nhưng nhiều khi vẫn phải gặp những người lớn tuổi hơn mình. Khi đó, nếu biết khiêm tốn, các vị lãnh đạo phải hiểu rằng địa vị lúc đó đã được cân bằng bởi tuổi tác.

Không biết khi về nhà, các vị này có nghĩ rằng giờ mình đã “cao” hơn các bậc cha chú không?

Ngày hôm qua 26/8, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt Đại biểu Hội cựu Thanh niên xung phong, những người được đích thân Chủ tịch HCM sáng lập và rèn luyện.

Trong hội có những đồng chí đã rất cao tuổi như anh hùng Cao Xuân Thọ, sinh năm 1926, nguyên đội trưởng đội phá bom, đội 40 thanh niên xung phong Điện Biên Phủ. Những anh hùng không lo đến tính mạng của bản thân đấu tranh cho nền độc lập của đất nước nay vô cùng cảm động khi được người đứng đầu Đảng tiếp đón, nhưng lại bằng những cái bắt tay rất hờ hững.


Nguyễn Ngọc Nhi - Người dân Việt Nam bị bưng bít thông tin về vụ án của Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh



Nguyễn Ngọc Nhi - Người dân Việt Nam bị bưng bít thông tin về vụ án của Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh








Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Một phiên tòa xét xử một bản án làm xôn xao hàng triệu người trong và ngoài nước, khiến cho các lãnh sự quán phải quan tâm theo dõi và tỏ thái độ quan ngại, các cơ quan nhân quyền quốc tế phải lên án và nhà nước CSVN phải huy động hàng chục ngàn công an, an ninh từ trung ương đến địa phương, để đối phó liên tục trong hơn 6 tháng trời, mà người dân trong nước Việt Nam, chỉ được nghe một đoạn tin ngắn ngủi vỏn vẹn có... 36 giây!!!


Chưa từng thấy, ngoại trừ ở VN!


Sau đây là toàn văn bản tin trên đài truyền hình Đồng Tháp:


"Theo cáo trạng ngày 11/02/2014, xuất phát từ việc Nguyễn Vũ Tâm và Võ Văn Bửu vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, Hằng, Quỳnh và Minh có hành vi la hét, nhục mạ lực lượng tuần tra giao thông đang thi hành nhiệm vụ trên tỉnh lộ 849 thuộc Ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.


Trong đó bị cáo Minh có hành vi hành hung 1 chiến sĩ của tổ tuần tra đang thi hành nhiệm vụ. Xét tới hành vi của 3 bị cáo, Hội đồng Xét Xử đã tuyên phạt bị cáo Bùi Thị Minh Hằng mức án 3 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Thúy Quỳnh mức án 2 năm tù, và bị cáo Nguyễn Văn Minh mức án 2 năm 6 tháng tù."



Phóng sự ảnh: khám chữa bệnh đợt I cho các Thương Binh VNCH



Phóng sự ảnh: khám chữa bệnh đợt I cho các Thương Binh VNCH




VRNs (28.8.2014) -Sài Gòn – Ngày 26.8 vừa qua, đã diễn ra buối khám chữa bệnh đợt I cho các thương binh Việt Nam Cộng Hòa (TB VNCH) tại Gx. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài Gòn.


Sáng sớm 7 giờ, các thương binh Việt Nam Cộng Hòa (TB VNCH) đã có mặt
Sáng sớm 7 giờ, các thương binh Việt Nam Cộng Hòa (TB VNCH) đã có mặt

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”



Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”



Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-08-27

namnguyen08272014.mp3  Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


000_Hkg9834130-305.jpg
Hàng ngàn công nhân Trung Quốc được rút ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Việt Nam đã về đến cảng Tú Anh ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO     



Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.


Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự



Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.


Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng  được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.


Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.


Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:


Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM Tuyên bố về phiên tòa xử các công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh



PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
Tuyên bố về phiên tòa xử các công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh



Bất chấp dư luận trong ngoài nước và lời kêu gọi của các chính phủ, tổ chức quốc tế về quyền con người, sau sáu tháng bị bắt giữ, “tạm giam" trái quy định, ngày 26 tháng 8 năm 2014 chính quyền Việt Nam đã tiến hành phiên xử các công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh với tội danh “gây rối trật tự công cộng". Kết quả: ba công dân nói trên đã bị áp đặt bản án tổng cộng là 7.5 năm.

Nghiêm trọng hơn, dù được thông báo là một “phiên xử công khai" nhưng ngay từ nhiều ngày trước đó chính quyền và an ninh các cấp, các nơi đã công khai đe dọa, khủng bố và ngăn chặn công chúng quan tâm đến theo dõi phiên toà. Chỉ trong 24 giờ trước khi phiên toà được mở ra tại Toà án Nhân Dân Đồng Tháp, hơn 60 công dân Việt Nam, trong số đó có 6 thành viên Con Đường Việt Nam và một số nhân chứng quan trọng của vụ án đã bị bắt giữ, cô lập, sách nhiễu không thể vào theo dõi hay tham dự phiên toà.

Rõ ràng:

1. Việc bắt giữ và xét xử ba công dân nói trên là một thủ đoạn chính trị nhằm đàn áp nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng cùng các cộng sự, đồng thời khủng bố tinh thần của những nhà hoạt động xã hội dân sự khác đang bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hoà tại Việt Nam.

2. Đối với ba công dân nói trên, tất cả các quy trình từ bắt giữ đến xét xử đều là sự nguỵ tạo, dàn dựng thô thiển, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp lý về thời hạn tạm giam điều tra (điều 119 luật tố tụng hình sự), quyền được thăm gặp thân nhân trong thời gian tạm giam, quyền được xét xử công khai, minh bạch đúng pháp luật.

3. Đối với công chúng và dư luận quan tâm, chính quyền Việt Nam đã vi phạm trắng trợn đến quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân, chà đạp lên chính pháp luật Việt Nam (Khoản 1, điều 123 luật hình sự về “bắt, giữ, giam người trái pháp luật") và các quyền con người căn bản qua việc đánh đập và bắt giữ trái phép những người muốn tham dự phiên toà.

Phong trào Con Đường Việt Nam cực lực phản đối quy trình bắt giam, xét xử, bản án bất công áp đặt của chính quyền Việt Nam đối với ba công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, Nguyễn Văn Minh và hành động ngăn chặn, bắt giữ phi pháp các công dân chung quanh phiên toà. Chúng tôi cho rằng việc nguỵ tạo tội danh, bắt giữ, xét xử thô thiển cùng các hành vi đàn áp ngăn cản công chúng quan tâm đến phiên toà là một thông điệp trái chiều mà chính phủ Việt Nam đã gửi đến dư luận thế giới trong vai trò là thành viên hội đồng nhân quyền LHQ và đặc biệt nguy hiểm khi đất nước đang cần sự ủng hộ của quốc tế trong hoàn cảnh kinh tế sa sút và chủ quyền lãnh thổ ngày càng bị xâm lấn, đe doạ hơn từ Trung Quốc như hiện nay.

Phản ứng của quốc tế về phiên tòa và bản án xử người yêu nước ngày 26/8/2014



Phản ứng của quốc tế về phiên tòa và bản án xử người yêu nước ngày 26/8/2014








Dân Làm Báo - Ngay sau khi nhà nước Việt Nam kết án tù Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra tuyên bố "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù các nhà hoạt động là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh 36 tháng, 24 tháng, và 30 tháng, theo thứ tự, tù giam theo Điều 245, về “trật tự công cộng”. Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động."

Tuyên bố này cho rằng: "Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ." (1)

Những cụm từ đáng được ghi nhận trong tuyên bố ngắn ngủi này là "quan ngại sâu sắc", "điều đáng báo động""dường như không phù hợp" thể hiện phần nào thái độ ngoại giao... "dường như" dè chừng của Hoa Kỳ đối với nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền.







Vài giờ sau Tuyên bố của ĐSQ Hoa Kỳ, hãng thông tấn Reuter phổ biến bài viết của ký giả Martin Petty với nhan đề "Hoa Kỳ báo động việc nhà nước Việt Nam bỏ tù những nhà hoạt động vì cản trở giao thông". (2)

Theo ký giả Petty thì bản án này là dấu hiệu mới nhất của thái độ không khoan nhượng từ phía nhà cầm quyền đối với thành phần phản kháng vào thời điểm mà những người cai trị cộng sản đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc Tây phương.

Bài viết này cũng đã trích dẫn tuyên bố của ĐSQ Hoa Kỳ về "việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động.". Đồng thời ông nhận định rằng tự do ngôn luận được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, nhưng những người bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù vì "tuyên truyền chống nhà nước".

Cũng theo nhà báo Martin Petty, án tù này là một trở ngại cho Hoa Kỳ trong nỗ lực phát triển quan hệ thương mại và quân sự với Việt Nam nhằm giảm bớt ảnh hưởng của láng giềng khổng lồ Trung cộng. Washington đã đề nghị những ưu đãi lớn nếu nhà nước Việt Nam có thể cho thấy sự tiến bộ về nhân quyền, bao gồm tự do ngôn luận, hội họp và thờ phượng.