Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

TS Phạm Chí Dũng - “Điếu Cày, hẹn gặp anh ba năm nữa!”



TS Phạm Chí Dũng - “Điếu Cày, hẹn gặp anh ba năm nữa!”




Ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) được Việt Nam thả và đưa sang Mỹ.



Nửa ngày sau chuyến lưu vong cưỡng bức đột ngột của Điếu Cày, tôi ghé thăm chị Tân vợ anh. Mắt còn thâm quầng bởi cả đêm trước mất ngủ, chị buồn buồn nói với tôi: “Ông Cù Huy Hà Vũ đi thì dù gì còn có người nhà bên cạnh, còn ông Hải thậm chí không được gọi điện về nhà”.


Cả đêm, con gái chị ngồi bó gối khóc rưng rức bởi không được nhìn thấy mặt bố.

Chẳng khác gì tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, người tù chính trị quan trọng nhất Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị cơ quan an ninh áp giải từ trại giam ra thẳng phi trường Nội Bài trong cảnh tuyệt đối câm lặng. Những người muốn giữ riệt bóng tối ấy chỉ muốn anh chuyển từ bốn bức tường cô độc sang một không gian hoàn toàn cô đơn.

Nhưng những hình ảnh đầu tiên về bà con kiều bào Việt và cả giới báo chí Mỹ đón tiếp Điếu Cày tại sân bay Los Angeles lại biểu tả quá sống động rằng anh đang trở về vòng tay ấm áp của mọi người.

Xứ Mỹ hay Canada không hề lạnh giá với anh.

Vậy mà một người quen của tôi bất chợt hỏi: “Điếu Cày chống Cộng dữ lắm phải không?”. Tôi ngỡ ngàng nhìn lại. Người quen của tôi tuy không truy cập mạng lề dân nhiều, nhưng cũng nắm bắt tình hình thời sự, biết không phải ít về các nhân vật bất đồng chính kiến và dân chủ. Rõ là hệ thống thông tin một chiều của đảng đã lợi hại đến mức biến một nhà hoạt động xã hội và phản kháng Trung Quốc như Điếu Cày trở thành kẻ chống phá chế độ.

NÓNG!!! VỤ BA SÀM - NGUYỄN HỮU VINH: UB NHÂN QUYỀN QH CHLB ĐỨC VÀO CUỘC



NÓNG!!! VỤ BA SÀM - NGUYỄN HỮU VINH: UB NHÂN QUYỀN QH CHLB ĐỨC VÀO CUỘC






Thông báo báo chí của UB Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức về vụ án blogger Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) và tình hình nhân quyền tại Việt Nam.




Ai cũng có quyền tự do tư tưởng!


Nghị sĩ Sabine Bätzing-Lichtenthäler (UB Nhân quyền QH Đức) đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam.



"Tự do tư tưởng là một quyền mà ai cũng phải được có", bà Sabine Bätzing-Lichtenthäler tuyên bố. Là thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức, bà không ngừng đấu tranh cho những nhà họat động nhân quyền ở Việt Nam. "Theo nhận thức của tôi, can thiệp vào quyền tự do biểu đạt tư tưởng một cách chủ ý qua điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam là không phù hợp với các quyền tự do dân chủ cơ bản của con người, là vi phạm nhân quyền một cách rõ ràng", bà khẳng định.


Về trường hợp nhà họat động nhân quyền Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba Sàm) bị bắt giữ và giam cầm từ tháng Năm năm nay tại Việt Nam, mới đây bà Sabine Bätzing-Lichtenthäler đã tiếp xúc với bà Lê Thị Minh Hà - vợ ông Vinh. Cuộc gặp gỡ được thực hiện bởi sáng kiến của Tổ chức Nhân quyền VETO! - The Human Rights Defenders Network (Hệ thống Mạng lưới bảo vệ nhân quyền), một tổ chức đấu tranh cho tự do chính trị và chống vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức này tự hào phối hợp hành động thành công với bà Bätzing-Lichtenthäler.

BaSam - Bản Kết luận Điều tra “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn…”



BaSam - Bản Kết luận Điều tra

“Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn…”





BaSam: 30-10-2014 - Chúng tôi vừa nhận được bản “Kết luận điều tra” về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân“, do Cơ quan An ninh Điều tra lập ra. Kính mời độc giả:





IMG_2367


Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế



Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế





image
Blogger Điếu Cày đang giở những bức thư của bạn tù được ông khâu vào áo và mang qua Mỹ.




Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10:

VOA: Ông mặc một chiếc áo cộc tay và đi đôi dép tổ ong để sang Mỹ. Vì sao ông lại ăn mặc giản dị như vậy?



image


Blogger Điếu Cày: Tôi ở trong nhà tù, bị đưa ra ngoài, có thế nào thì mặc như thế. Họ đưa tôi ra khỏi nhà tù và từ Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An, thì họ đưa thẳng tôi ra sân bay Nội Bài.

VOA: Chính quyền Việt Nam nói gì trước khi thả ông không?

Blogger Điếu Cày: Trước đó, Bộ Công an Việt Nam có vào, tham mưu của Bộ Công an Việt Nam có vào, có nói với tôi, đề nghị tôi viết đơn, xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập về báo chí. Họ cũng yêu cầu tôi viết một cái đơn xin tha tù trước thời hạn. Thế nhưng tôi có một nguyên tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù cho nên là tôi không viết.

Sau đó tôi có được gặp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói với tôi rằng chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thả tôi ra vô điều kiện, kể cả tôi ở Việt Nam hoặc đi sang Hoa Kỳ. Nhưng hiện tại, hai chính phủ mới đạt được thỏa thuận là tôi ra tù sẽ nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.

Và tôi cũng nhận được một số sự ủy thác của anh em ở trong trại giam, kể cả anh em tù chính trị và anh em tù hình sự ủy thác cho tôi cho nên tôi đồng ý nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.

VOA: Dũng, con trai ông và cả chị Tân, vợ cũ của ông, cho biết là gia đình không nhận được một lời từ biệt nào trước khi ông ra đi. Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này không?

Blogger Điếu Cày: Về những việc như thế này, chúng tôi là người ở trong nhà tù, việc đàm phán giữa hai bên hoặc những người đi trước có kinh nghiệm như thế nào rồi, có thông tin gì rồi thì chúng tôi hoàn toàn không biết. Một người tù khi anh bị đặt vào hoàn cảnh như thế thì anh chỉ có thể đưa ra các quyết định đối phó trong hoàn cảnh đó với những kinh nghiệm mà anh có được, với những thông tin ít ỏi mà anh có được thôi.

Ở trong tù, chúng tôi luôn phải trả giá bằng những phương pháp thử và sai. Còn khi mà xuất cảnh ra sân bay, tôi cũng nghĩ là họ sẽ để cho tôi được gặp con tôi, gặp vợ tôi ở sân bay nhưng thực tế thì họ không cho tôi gặp mà đẩy thẳng ra máy bay luôn.

VOA: Có tin nói rằng ông bị ép buộc đi Mỹ. Thông tin này đúng hay sai, thưa ông?

Blogger Điếu Cày: Thực ra thì nó có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là đối với chính phủ Việt Nam, thì họ chỉ đưa ra cho tôi có một sự lựa chọn, là đi học tại Hoa Kỳ, chứ không có lựa chọn là ở lại Việt Nam, và ra tù.

Anh em tù chính trị thì chúng tôi có thảo luận và thống nhất với nhau rằng “anh sẽ phải đi thay chúng tôi, để làm những gì chúng tôi ủy nhiệm”. Vì vậy, lựa chọn này, không phải là riêng của cá nhân tôi, mà còn là lựa chọn của anh em ở cùng với tôi, qua thảo luận đã ủy nhiệm cho tôi.

Nguyễn Tường Thụy - Người phụ nữ đằng sau ánh hào quang ở Los Angeles


Nguyễn Tường Thụy - Người phụ nữ đằng sau ánh hào quang ở Los Angeles





Hai mẹ con chầu chực trước cổng trại giam


Nguyễn Tường Thụy - Thương tặng Dương Thị Tân - người bạn, người em mà tôi quý trọng thương yêu

Khi Điếu Cày được đón tiếp nồng nhiệt khi đặt chân xuống Sân bay quốc tế Los Angeles, có lẽ ít ai để ý đến một người phụ nữ từ Sài Gòn buồn bã hướng về nơi hào quang tỏa sáng mà đồng bào Việt ở Mỹ dành cho anh.

Chị chẳng bao giờ lên facebook giãi bày tư tưởng, quan điểm, trưng ảnh, khoe có mối quan hệ với ai. Cũng chẳng bao giờ tuyên bố này nọ, có chăng chỉ là những câu trả lời phỏng vấn mang đầy bức xúc khi bị làm khó dễ, đày ải. Người ta biết đến chị bởi những hoạt động của chị liên quan đến một người nổi tiếng mà tôi vừa nhắc đến: Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải.

Tôi quý trọng chị không phải vì chị liên quan đến anh Nguyễn Văn Hải mà từ những gì biết về chị: chân thành, gần gũi, chu đáo với anh em bạn bè, thẳng thắn và quyết liệt khi đối mặt với công an.

Chị là Dương Thị Tân.

Lần đầu tiên tôi gặp chị vào ngày 9/3/2013, hôm chị cùng Nhung (mẹ bé Uyên) được một số bạn bè đưa đến thăm tôi. Hai người ra Hà Nội để tham gia phiên tòa xử sơ thẩm Luật sư Lê Quốc Quân nhưng đến sát ngày thì họ báo hoãn. Khi Lê Quốc Quyết giới thiệu, tôi không ngờ được chị đến thăm. Lúc ấy, tôi đã biết khá nhiều về chị.

Đó là một phụ nữ đã qua tuổi trung niên nhưng chưa thể gọi là già. Vẻ chị còn lưu lại nhiều nét của một thời con gái xuân sắc. Chị mặc bình dị, giọng thanh mà ấm rất dễ nghe, nói năng khúc chiết. Ở chị toát lên một vẻ sang trọng không cần tôn tạo. Sau đó, tôi và các bạn Hà Nội nhiều lần cùng mẹ con chị trong những chuyến đi đấu tranh cho anh Nguyễn Văn Hải, từ vụ anh Hải tuyệt thực 33 ngày đến những lần thăm nuôi anh ở trại giam số 6 Nghệ An. Tôi đã từng chứng kiến cảnh chị giáp mặt với công an trại giam, Viện Kiểm sát Nghệ An, Tổng cục Trại giam yêu cầu làm rõ chuyện anh Hải tuyệt thực; đến cả Tòa soạn báo công an đối chất về việc tờ báo này xuyên tạc vụ anh Hải tuyệt thực, nói xấu những người đồng hành cùng chị trong những chuyến đi.

Lê Vĩnh - “Dân chủ là xu thế của thời đại”... chứ đâu phải của Đảng!


Lê Vĩnh - “Dân chủ là xu thế của thời đại”... chứ đâu phải của Đảng!






Nguyễn Tấn Dũng: “Dân chủ là xu thế của thời đại”... chứ đâu phải của Đảng!



Theo cùng cây đũa hòa nhịp của Ban Tuyên Giáo, báo chí Việt Nam đồng loạt cất tiếng ca vang lừng về chuyến đi Âu Châu kéo dài một tuần vào trung tuần tháng 10.2014 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có báo còn giật tít khá “giật gân” để câu độc giả (1). Tuy nhiên, nếu đọc kỹ những tin tức đó, người ta không thấy thành quả cụ thể nào trong chuyến đi của ông Dũng ngoài những tiếp xúc ngoại giao bình thường. Sau cuộc hội đàm với ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu ngày 12.10, ông Nguyễn Tấn Dũng không ký kết được Hiệp định Tự do Thương mại giữa EU-VN (EVFTA) như mong muốn. Nước Đức hẳn là quốc gia trọng tâm trong chuyến “du thuyết” của ông Nguyễn Tấn Dũng nên ông đã dừng chân ở đó đến 3 ngày, nhưng theo nhận xét của giới quan sát quốc tế, cụ thể như BBC qua bài ”Đức im ắng về chuyến thăm của ông Dũng” (2), thì giới truyền thông hầu như chẳng đả động gì đến sự có mặt của ông thủ tướng CSVN tại nước họ. Hiện tượng này hẳn nhiên không được các báo tại Việt Nam ghi nhận.


HongKong: ĐÊM NAY 100 NGÀN NGƯỜI XUỐNG ĐƯỜNG



HongKong: ĐÊM NAY 100 NGÀN NGƯỜI XUỐNG ĐƯỜNG










Từ sáng đến đêm 28/10/2014 hơn 100.000 người dân đã xuống đường ủng hộ, kỷ niệm 31 ngày đêm CÁCH MẠNG DÙ VÀ PHONG TRÀO CHIẾM TRUNG TÂM.


Hongkong đêm nay tổ chức kỷ niệm tròn một tháng diễn ra biểu tình. Các biểu tình viên cùng nhau đồng loạt bật ô lên che trong vòng 87 giây tượng trưng cho 87 quả hơi cay mà cảnh sát đã ném vào họ.



Xem truyền hình TRỰC TIẾP tại đây:




Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Blogger Điếu Cày viếng thăm đài truyền hình SBTN, Trung Tâm Asia và Nhật báo Người Việt



Blogger Điếu Cày viếng thăm đài truyền hình SBTN, Trung Tâm Asia và Nhật báo Người Việt




Điếu Cày và Nhạc sĩ Trúc Hồ (ảnh Danlambao)



CTV Danlambao - Vào lúc 1 giờ trưa ngày 28.10.2014 Blogger Điếu Cày đã viếng thăm SBTN, Trung Tâm Asia. Đây là buổi hội ngộ đầu tiên của CLBNBTD với một trung tâm truyền thông hải ngoại và được xem là bước khởi đầu cho những kết nối chặt chẽ hơn giữa truyền thông tự do trong vào ngoài nước.

Tiếp đón anh Điếu Cày là nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài SBTN, anh Mai Phi Long trưởng ban tin tức của SBTN cùng nhiều nhân viên của đài.

Trong phần trao đổi thân mật, anh Trúc Hồ đã chia sẻ rằng anh xem blogger Điếu Cày là một người có tầm nhìn xa, tinh thần tranh đấu kiên cường nhưng nhân bản và đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết; với quá trình tranh đấu cho tự do báo chí và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tinh thần bất khuất của anh trong suốt 6 năm 6 tháng tù đày, Điếu Cày là một người có khả năng và uy tín để nối kết người Việt trong và ngoài nước, xoá đi những khoảng cách trong ngoài, hiểu nhau hơn và cùng nhau sát cánh tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Trong mục tiêu kết nối đó, SBTN và Trung Tâm Asia sẽ hỗ trợ hết sức mình cho những nỗ lực trong tương lai của blogger Điếu Cày và Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Đài SBTN với 12 năm hoạt động và nhiều chi nhánh tại Hoa Kỳ, Canada, Úc châu sẽ đồng hành cùng Điếu Cày cho những vận động của anh về tự do ngôn luận và nhất là sẽ phối hợp cùng CLBNBTD trong một chiến dịch vận động tự do cho blogger Tạ Phong Tần, một thành viên của CLBNBTD mà mẹ của chị đã tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền đã đàn áp và cầm tù Tạ Phong Tần một cách bất công và trái phép.

Anh Điếu Cày cũng đã chia sẻ về những câu chuyện trong tù, đặc biệt là trường hợp của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, về những bài nhạc mà những tù nhân bất khuất này vẫn tiếp tục sáng tác từ ngục tù. Điếu Cày cho biết tinh thần của Việt Khang và Anh Bình vẫn rất tốt.

Trao đổi với Trúc Hồ, anh Điếu Cày cho biết rằng ngay khi ở trong tù chúng ta vẫn có thể sử dụng được sức mạnh truyền thông, người tù vẫn có thể tranh đấu, tạo sự kiện, thông tin vẫn có thể được chuyển tải ra bên ngoài. Và chính nhờ vào sức mạnh truyền thông được lan toả từ bên ngoài mà đã có những kết quả dội ngược lại chốn lao tù dẫn đến những nhượng bộ của cai tù và tình trạng của tù nhân được cải thiện hơn.

Do đó, sự kết nối truyền thông trong và ngoài là một nhu cầu cần thiết và sự gặp gỡ giữa hai người đại diện CLBNBTD và SBTN là một bước đầu vô cùng tốt đẹp cho nhiều kết hợp khác với những cơ quan, tổ chức truyền thông hải ngoại khác.

Blogger Điếu Cày tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN



Blogger Điếu Cày tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-10-27

10272014-phongvandieucay-nn.mp3   Phần âm thanh Tải xuống âm thanh





IMG_2059.JPG
Phóng viên Nam Nguyên phỏng vấn blogger Điếu Cày qua Skype chiều 27/10/2014
RFA photo     




Một tuần sau khi tới Los Angeles, Tiểu bang California Hoa Kỳ, tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã dành cho Đài ACTD cuộc phỏng vấn đặc biệt. Xin nhắc lại ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được Chính quyền Hà Nội phóng thích hôm 20/10/2014 vừa qua và bị đưa thẳng ra phi trường buộc rời khỏi Việt Nam.


Đấu tranh bằng truyền thông


Nam Nguyên: Kính chào ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Hôm nay được 1 tuần từ khi ông được trả tự do và đến Mỹ. Hầu hết những người bất đồng chính kiến khi buộc rời VN ra nước ngoài cư trú đều có mối ưu tư là sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục con đường mà mình đã chọn khi ở Việt Nam. Kế hoạch sắp tới của ông như thế nào?


Blogger Điếu Cày: Thưa anh Nam Nguyên và kính thưa toàn thể thính giả, thực tế thì tôi đã bị tách khỏi môi trường đấu tranh ở trong nước 6 năm, 6 tháng, 2 ngày rồi. Vì vậy, bây giờ nói tôi bị tách khỏi môi trường đấu tranh ở trong nước thì cũng không được chính xác lắm. Còn đi ra nước ngoài như thế này, khi phải thay đổi môi trường sống, môi trường đấu tranh thì cũng cần có thời gian để hội nhập vào. Tôi nghĩ rằng tôi cũng có thể hội nhập sớm hơn.


Nam Nguyên: Thưa ông, tiếng nói của một người trong tư thế lưu vong sẽ khó có tác động mạnh mẽ như khi họ còn ở trong nước. Điều này chính quyền VN biết rõ, nên muốn đẩy tù nhân lương tâm ra khỏi nước nếu phải trả tự do cho họ. Blogger Điếu Cày sẽ có phương thức mới để đấu tranh, ông có thể tiết lộ đôi chút?


Blogger Điếu Cày: Cũng có một vài người hỏi tôi vấn đề này nhưng tôi cũng chỉ xin chia sẻ như sau:


Bởi vì chúng tôi hoạt động tự do báo chí trên internet mà trên internet thì không có khoảng cách. Còn khi đấu tranh ở trong nước, chúng tôi có tham gia đấu tranh xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hoặc là tẩy chay Olympic Bắc Kinh. Trong những cuộc biểu tình đó, câu lạc bộ nhà báo tự do đã nhận vai trò đi đầu, dẫn dắt. Thế nhưng khi anh em chúng tôi bị đàn áp, bị bắt thì những cuộc biểu tình vẫn tiếp tục xảy ra. Và những cuộc biểu tình sau thì lại càng đông hơn những cuộc biểu tình trước. Như vậy, chúng tôi ngoài việc thắp lửa ban đầu thì không nhất thiết chúng tôi phải có mặt trong những cuộc biểu tình đó mà chúng tôi vẫn cứ giúp được anh em, vẫn cứ giúp được đồng bào, vẫn cứ giúp được phong trào. Đồng thời cũng đã  khơi dậy chiến dịch biểu tình chống Trung Quốc. Ra ngoài hải ngoại, làm việc trên internet thì không có khoảng cách, tôi cũng không nghĩ rằng tôi bị tách khỏi xã hội Việt Nam thì tôi sẽ không hoạt động, không đấu tranh được.


“Ra ngoài hải ngoại, làm việc trên internet
thì không có khoảng cách, tôi cũng không
nghĩ rằng tôi bị tách khỏi xã hội Việt Nam
thì tôi sẽ không hoạt động, không đấu tranh
được.”
- Blogger Điếu Cày


Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Điếu Cày - Ra nước ngoài không phải là đóng lại cánh cửa đấu tranh



Điếu Cày - Ra nước ngoài không phải là đóng lại cánh cửa đấu tranh








Danlambao - Một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng bức và trục xuất ra khỏi Việt Nam hồi tuần qua. Ngày 21/10/2014, người sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do đã được hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản chào đón như một người hùng ngay khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ.

Sau ít ngày nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và lo một số vấn đề cá nhân, anh Điếu Cày đã dành cho Danlambao một cuộc phỏng vấn để hồi tưởng chặng đường đã qua và chia sẻ mục tiêu đấu tranh trong thời gian sắp tới.



Blogger Điếu Cày tại Mỹ. Ảnh: Danlambao


Không nhận tội để được tha tù


Điếu Cày cho biết, sáng ngày 21/10/2014, anh bị 2 xe công an áp giải từ trại giam số 6, Nghệ An ra sân bay Nội Bài để trục xuất sang Hoa Kỳ.

“Trong suốt quá trình đi như thế, tôi không hề được gặp gia đình, thăm người thân và cũng không được đi như một người bình thường”, Điếu Cày nói

Trước đó, đại diện bộ công an đã nhiều lần trực tiếp vào trại giam ép buộc Điếu Cày viết ‘đơn xin nhận tội’ và ‘tha tù’, tuy nhiên những yêu cầu này đều bị từ chối.

“Một nguyên tắc bất di dịch của tôi là không bao giờ nhận tội để được tha tù”, anh khẳng định.

Do bị bưng bít thông tin trong tù, Điếu Cày hoàn toàn không biết gì về quá trình thương thảo giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền CSVN về trường hợp của anh.

Mãi cho đến ngày 22/9/2014, đại diện ngoại giao Hoa Kỳ đã vào trại giam gặp Điếu Cày, khi đó anh mới biết thêm một số thông tin. Điếu Cày kể lại:

“Bộ ngoại giao Hoa Kỳ có nói rằng, Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam thả ông ra mà không có bất kỳ điều kiện nào, dù ông ở lại Việt Nam hay sang Hoa Kỳ”.

“Nhưng hiện tại hai bộ ngoại giao mới đạt được thỏa thuận là ông ra khỏi Việt Nam sẽ phải vào Hoa Kỳ. Đó là những thông tin mà tôi có thể biết được”.


Trần Trung Đạo - Ánh sáng Điếu Cày


Trần Trung Đạo - Ánh sáng Điếu Cày






image
Điếu Cày đến bến tự do



Khi trục xuất anh Điếu Cày ra khỏi Việt Nam, lãnh đạo CS nghĩ họ trục xuất anh sang Mỹ. Với lãnh đạo CS đó là một chọn lựa khôn ngoan. Bởi vì, theo họ, tên anh gắn liền với các phong trào chống chủ nghĩa Đại Hán Bá Quyền Trung Cộng; phong trào do anh lãnh đạo chẳng những không bị dập tắt dần theo năm tháng tù đày của riêng anh nhưng đã mỗi ngày một phát triển rộng; để anh ở lại là một mối lo canh cánh bên lòng.


Thật ra, đảng nghĩ vậy là lầm.



image


Từ lâu Việt Nam đã hình thành hai khối, Việt Nam CS và Việt Nam Tự Do. Đảng không đẩy anh qua Mỹ mà đã đẩy anh về phía Việt Nam Tự Do đang có mặt ở khắp bốn phương trời kể cả tại Việt Nam. Thả một con chim như Điếu Cày bay vào bầu trời tự do, con chim đó sẽ không biền biệt cuối chân mây nhưng một ngày sẽ bay về ngậm theo những hạt lúa mới. Hạt lúa dân chủ, khai phóng, nhân bản và tình người.

Khác với nhiều người tranh đấu trước anh, có thể ra đi vì chính kiến, ra đi vì quan điểm, ra đi vì gia đình, Điếu Cày ra đi vì trái tim khát vọng nồng cháy. Chính kiến có thể thay đổi, quan điểm có thể thỏa hiệp nhưng khát vọng độc lập, tự do dân tộc phát xuất từ trái tim của một con người chỉ có chết mới thôi.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Nguyễn Thanh Giang - Truất phế ngay Nguyễn Phú Trọng và Phùng Quang Thanh



Nguyễn Thanh Giang - Truất phế ngay Nguyễn Phú Trọng và Phùng Quang Thanh




Trong Lu.jpg



Buồn và lo vì có vị Bộ trưởng Quốc phòng quá dớ dẩn


Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vừa dẫn đầu một đoàn 13 tướng lĩnh sang phụng bái Bắc Triều từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 10 năm 2014. Đoàn gồm các ông: Trung tướng Bế Xuân Trường – Phó tổng Tham mưu trưởng; Trung tướng Lương Cường – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Dương Đức Hòa – Tư lệnh Quân khu 2; Trung tướng Phương Minh Hòa – Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân; Trung tướng Võ Trọng Việt – Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Trung tướng Phạm Hồng Hương – Tư lệnh Quân khu 3; Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam – Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng Phan Văn Tường – Phó tư lệnh Quân khu 1; Trung tướng Vũ Văn Hiển –Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Vũ Anh Văn – Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc; Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng – Cục trưởng Cục Đối ngoại – Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Ngô Quang Liên – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng.

Thực tế không biết họ đã bàn thảo với nhau những gì nhưng qua lời khai báo của Phùng Quang Thanh trong bài trả lời phỏng vấn các nhà báo bên lề cuộc họp Quốc hội hôm 20 tháng 10 năm 2014 thì không người Việt Nam nào không khỏi buồn lo, căm tức.

Nhà báo Vũ Đông Hà nhận xét:

Phùng Quang Thanh đã chính thức hùa theo Bắc Kinh để xem những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông không còn là của Việt Nam nữa mà là khu vực chung của các quốc gia cùng khai thác. Ông ta "mượn" Đài Loan, Philippines, Malaysia để biện hộ cho những hành vi xâm lược của Bắc Kinh trên biển Đông. Phùng Quang Thanh đã trở thành người phát ngôn Việt Nam tích cực nhất cho chủ trương tằm ăn dâu của Bắc Kinh: "biến vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp thành vùng khai thác của Trung Quốc, và sau cùng biến vùng khai thác chính thức thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc"”.

Mở đầu buổi phỏng vấn, Phùng Quang Thanh tí tởn khoe: “Chúng tôi sang thăm và làm việc thì bạn đón tiếp rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị”.

Cái hoạt cảnh “nhử kẹo” này Thanh chẳng cần khoe thì tướng Nguyễn Trọng Vình, đại sứ lâu năm ở Trung Quốc cũng đã phác họa tử trước: “Chắc hẳn đoàn Bộ trưởng được đón tiếp trọng thị, khoản đãi hậu tình, có quà cáp đáng giá và được nghe những lời đường mật giả dối”.

Trả lời câu hỏi: “Thưa ông, trong các cuộc làm việc, hai bên có bàn về việc phía Trung Quốc đốc thúc nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như chuyện giàn khoan đã xảy ra ít tháng trước không?” Thanh nói:

Chúng tôi có trao đổi là bây giờ phải giữ nguyên hiện trạng trên biển Đông và phải thực hiện cho đầy đủ DOC. Tinh thần, quan điểm chung là không mở rộng tranh chấp, không cắm mới vào những nơi mà các bên chưa cắm”.

Chết rồi! Ai đã cử Thanh sang Trung Quốc để lạy lục, cầu xin bọn chúng “giữ nguyên hiện trạng” chiếm biển, chiếm đảo của mình?

Chẳng nhẽ Thanh đành cúi đầu dâng bái trước cái hiện trạng biển đảo của ta đã bị xâm lăng, chiếm đoạt rất đau lòng ư?

Chẳng nhẽ Thanh không biết rằng chúng đã chiếm Hoàng Sa và đang tiếp tục lấn chiếm Trường Sa của ta ư?

Từ cuối năm ngoái, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng và cải tạo đất trên nhiều rạn san hô và đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa. Hình ảnh mà vệ tinh Mỹ thu được gần đây cho thấy các hoạt động của Trung Quốc đã làm tăng diện tích Đá Chữ Thập hơn 11 lần, từ 0,08 km vuông thành 0,96 km vuông. Đá Chữ Thập của ta bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp từ năm 1988 giờ đã trở thành đảo lớn thứ 5 ở Biển Đông sau đảo Phú Lâm, đảo Đông Sa, đảo Linh Côn và đảo Tri Tôn. Trên Đá Chữ Thập, Trung Quốc đã xây dựng bãi đậu trực thăng, bến cảng, một tòa nhà hai tầng và một nhà kính 500 mét vuông. Hai trăm binh sĩ Trung Quốc đang đồn trú tại đó. Sau sân bay trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc sẽ xây sân bay Đá Chữ Thập.

Đá Chữ Thập được coi có vị trí chiến lược quan trọng ở Biển Đông, cách đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam khoảng 110 km.

“Lạc lõng” nho sinh người Mỹ gốc Việt



“Lạc lõng” nho sinh người Mỹ gốc Việt






HOUSTON, Texas (NV) – Có lẽ sẽ chẳng sai khi nói khó lắm mới có một người thứ hai như Daniel Nguyễn. Riêng bản thân chàng trai 20 tuổi này, anh tự mô tả mình là “một cậu nho sinh lạc lõng giữa thế kỷ 21.”

Sinh ra và lớn lên tại Mỹ nhưng tự tìm hiểu các tác phẩm chữ Hán-Nôm thời Nguyễn để dịch sang tiếng Anh cho bạn bè bản xứ cùng đọc, anh chàng “khác người” này đang cố gắng thực hiện những điều mà ít ai nghĩ đến.



alt
Daniel Nguyễn bên những cuốn sách sưu tầm được từ những năm mới 17, 18 tuổi. (Hình: Daniel Nguyễn cung cấp)


Daniel Nguyễn, tên tiếng Việt ba mẹ đặt là Nguyễn Thụy Đan, có bút hiệu là Tử Hạ. Sinh ra và lớn lên tại Sacramento, California, anh cho biết gia đình phía bên ngoại trước đây có người từng là quan triều Nguyễn. Đó cũng là một trong những lý do khiến Daniel bắt đầu mò mẫm tìm hiểu về văn hóa của giai đoạn này.

Trên trang blog và Facebook của Daniel, người ta có thể đọc được những bài giới thiệu về các tác phẩm thơ bằng chữ Hán của nhiều thi nhân ngày xưa, như Phùng Khắc Khoan hay Phan Bội Châu, và tiểu sử tác giả. Trừ những đoạn ngắn chữ Hán, Nôm, hay Việt được trích nguyên văn, tất cả nội dung còn lại được viết bằng Tiếng Anh.

Daniel cũng tự làm thơ bằng chữ Hán-Nôm. Anh gọi sở thích này “thú tao nhã.”

Trọc thế vô phương hoằng thánh đạo. Hỗn trần hà xứ vọng vương tôn,” Daniel ngâm nga vài câu anh thích nhất. Theo bản dịch của một người bạn Việt Nam của Daniel, đoạn thơ có nội dung: “Đời đục khôn mong truyền đạo thánh. Bụi lòa nao chốn ngóng quân vương.”