Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Nguyễn Hoa Lư - Quốc hội là trường học lớn?


Nguyễn Hoa Lư - Quốc hội là trường học lớn?






Bà Trần Thị Diệu Thúy (Ảnh: Giáo dục VN)




1. Lão phu một đời làm nghề gõ đầu trẻ, xưa nay vẫn tâm niệm biển học rộng không bến không bờ. Học từ tuổi vắt mũi chưa sạch đến lúc tóc bạc da mồi, học trong trường học, học trong cuộc đời, không biết bao nhiêu là đủ.

Lão phu cũng biết rằng cái sự học ở nhà trường thông qua các thí nghiệm, qua sự thử sai để từ đó người học ngộ ra chân lý. Ví như muốn tìm hiểu tác dụng một loại thuốc nào đó, không cần hỏi ý kiến ý cò các chú chuột bạch, người ta cứ xách cổ từng chú lên mà tiêm thuốc rồi mổ bụng moi gan để nghiên cứu quan sát. Nhân loại có được như hôm nay, cần tưởng nhớ đến sự hy sinh âm thầm và cao cả của loài chuột bạch. (Nhân đây, xin có ý kiến về những tượng đài ngàn tỉ. Nếu có tượng đài nào dân chúng kêu ca, ấy không phải vì sợ tốn tiền bạc, mà có thể dân chưa đồng lòng tín nhiệm những nhân vật ngồi trên các bệ đá hoa cương đó thôi. Nếu thay bằng những con chuột bạch- ân nhân của khoa học và loài người- hẳn dư luận eo xèo này nọ sẽ phẳng lặng ngay tắp lự!).

Quay lại chuyện học hành. Dạo này con trẻ không màng chuyện học hành, đi đâu cũng nghe râm ran câu đồng dao:

Việc học ngày nay đã khác rồi
Mười thèng đi học bảy thèng ngu
Hai thèng còn lại lim dim ngủ
Còn lại thèng kia nó gật gù”.

Vậy nhưng khi nghe một bà nghị sau 5 năm ngồi ghế Quốc hội, nói với bàn dân thiên hạ rằng đó là trường học lớn thì lão phu xây xẩm mặt mày như bị trúng gió độc. Nguyên văn lời bà nghị Trần Thị Diệu Thúy, đoàn quốc hội Thành phố HCM như sau:

Với tôi, Quốc hội như một trường học lớn. Năm năm ở Quốc hội giống như một chương trình học nâng cao.

Những điều học được ở Quốc hội không trường lớp nào có thể dạy mình, giúp mình có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về những vấn đề của xã hội, của đất nước.

Than ôi, trong học đường, trong phòng thí nghiệm, mỗi con chuột bạch bị phanh thây có thể mang lại cho nước một bác sĩ giỏi, nhân loại có thêm một loại thần dược ra đời. Còn như trong Quốc hội, nếu các ông bà nghị đưa ra một quyết sách sai thì bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, thậm chí máu của dân chúng chảy thành sông trước khi các ông bà nghị học thành tài.


« Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;

Nơi quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân;

Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. »

Trước quốc dân đồng bào, nhiệm vụ của Quốc hội nặng như Thái Sơn, mà sao các vị nói ngon ơ, rằng đó là trường học lớn! Rằng đó là chương trình học nâng cao!

2. Nói đến đại biểu quốc hội, nhớ chuyện của Nhà văn Nguyễn Khải, cũng là đại biểu của thành phố HCM. Ông kể chuyện làm ông nghị của mình trong cuốn sách “Thượng đế thì cười”. Ông viết: “Đi họp vài lần hắn mới nhận ra các đại biểu ôm cặp đi họp gánh trên vai họ nhiều trách nhiệm lắm, vì dân hai phần ba, còn một phần ba là vì chính họ. Quốc hội là nơi giao dịch, thương lượng…”. Đoàn HCM luôn được xếp ngay sau hàng ghế của các lãnh đạo trung ương. Vậy nên, khi vào họp, ông nghị Nguyễn Khải có thêm một nhiệm vụ hoàn toàn bất ngờ, “hắn trở thành nhân viên chuyển thư của các hàng ghế sau tới tận tay từng vị lãnh đạo ngồi hàng ghế trên cùng”.

Nguyễn Khải tự đánh giá “suốt nhiệm kỳ năm năm, đi về bằng máy bay mỗi năm bốn lượt, lại hai tháng họp Quốc hội, nuôi ăn nuôi ở, lại chiếm một chỗ ngồi ở cơ quan quyền lực tối cao, rút cục hắn chẳng làm được tích sự gì”.

K’tem - Thân phận người công nhân Việt Nam



K’tem - Thân phận người công nhân Việt Nam









K’tem (Danlambao) - Mỗi lần chứng kiến cảnh người công nhân Việt Nam “đình công”, lòng luôn đau xót. “Đình công” chỉ là cách gọi dễ dãi. Nó chưa phải là cuộc đình công đúng nghĩa, nó cũng không phải là cuộc lãng công theo ngôn ngữ công nghiệp. Thật sự, nó chỉ là cuộc bỏ việc, một cuộc không chịu vào bên trong công ty để làm việc của những người không còn cách nào nữa để phản đối. Nếu có dịp chứng kiến hình ảnh đình công của công nhân Nam Hàn hay công nhân Đài Loan đình công trên đất nước họ mới cảm nhận được thân phận người công nhân Việt Nam. Họ đứng trước khuôn viên xí nghiệp, hai tay buông thỏng, gương mặt hoang mạng, ánh mắt ngại ngần. Một ngày nghỉ việc, một ngày không lương, có thể bị chủ đuổi, có thể đối diện nhiều ngày bị đói, và trầm trọng hơn có thể nhận lãnh tai vạ do những tên Công an chìm từ đám đông. Chưa hết tai vạ ấy có thể đến tận nhà trọ họ ở và xa hơn họ có thể bị bỏ tù.




Công nhân Nam Hàn đình công



Công nhân Đài Loan đình công



Công nhân Việt Nam đình công




Giai cấp công nhân từ lâu được coi là đối tượng quan trọng trong việc hình thành chủ nghĩa CS. Những ông tổ CS thường dựa vào sự “mất quân bình giữa tư bản, tiền công và lao động” thời sơ khai của nền kinh tế “tư bản” để cổ súy cho chủ nghĩa CS. Đảng CS tự mang lên người vai trò giải phóng giai cấp công nhân và nông dân không qua ý chí và sự ủy nhiệm của hai giai cấp này. Họ đã lợi dụng các giai cấp này cho mục tiêu và ước muốn của chính đảng mình. Với một địa bàn hơn 80% là nông thôn, và đa số thợ thuyền là “cu li” thời Pháp thuộc, cùng với những chiêu bài ma mị và sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Cộng họ đã cướp được chính quyền một nửa VN, miền Bắc. Rồi sau đó tiến hành chiến tranh đánh miền Nam và chiếm trọn phần còn lại của đất nước. Trước, sau, cả hai miền, đảng CSVN trở thành chủ nhân mới, một loại chủ nhân độc tôn, quyền hành tuyệt đối, đứng trên pháp luật. Người dân, người nông dân hay người công nhân được cho ở bao nhiêu thì ở, được cho ăn bao nhiêu thì ăn, bị chỉ định làm với bao nhiêu sức lao động thì làm.

Người công nhân trong cơ chế quốc doanh của ông chủ CS trước thời “đổi mới” không có một bộ phận nào để bảo vệ. Nhân sự chính quyền nào trên đầu họ từ cấp tổ trưởng cho đến ấp, xã, huyện, tỉnh cho đến trung ương đều là chủ nhân của họ.

10 năm sau khi chiếm trọn miền Nam và làm chủ cả nước, ông chủ mới này không có khả năng làm cho cả nước đủ ăn và đủ mặc. Họ buộc lòng phải “đổi mới” và “cởi trói”. Từ đây họ trở thành liên chủ nhân với những tên tư bản “lô can” vùng Đông Nam Á và Đông Á mà họ liên doanh. Người công nhân Việt Nam bây giờ có hai chủ nhân mới. Chủ nhân cũ với mọi đặc tính cửa quyền và chủ nhân mới - khách mời với nhiều ưu đãi của ông chủ CS. Những tên tư bản “lô can” này bất chấp mọi nguyên tắc ràng buộc về nhân dụng theo chuẩn mực quốc tế mà họ bị bắt buộc khi làm ăn tại các quốc gia Tây phương (hay chính trên bản quốc của họ), cùng với sự hỗ trợ của tên chủ liên doanh (kiêm “cạp rằn” ĐCSVN), họ trả lương rẻ, không tạo điều kiện làm việc tốt và ngược đãi công nhân. Từ đầu thập niên 90, đã có nhiều vụ công nhân bị lôi ra phạt phơi nắng, bị đánh giày vào mặt và tổ trưởng công nhân bị đập giày lên đầu. Người công nhân không được ai bảo vệ. Ở giai đoạn ấy người công nhân vẫn bị ràng buộc theo luật Lao Động của cơ chế quốc doanh.

Thời gian gần đây hình thức liên doanh còn lại rất ít, bên cạnh đó trước sự dễ dãi tối đa và sự chào mời của đảng và nhà nước CSVN (điển hình có thể nghe lại lời phát biểu của Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi Hoa Kỳ năm 2007), nhiều công ty ngoại quốc đến đầu mở hãng xưởng tại khắp miền Việt Nam. Nhiều hãng xưởng thuê mướn số lượng nhân công rất đông. Nhưng điều kiện làm việc của nhân công Việt Nam vẫn không khác gì của thời 90s. Ngoài những việc như lập hợp đồng làm việc không theo luật định, không thông qua đại diện công nhân, đuổi công nhân không cần báo trước, người công nhân vẫn còn bị làm nhục, vẫn còn bị đánh đập, vẫn bị bắt làm nhiều giờ, không được nghỉ giải lao, không được trả phụ trội cho việc làm nhiều giờ cùng chính sách thưởng phạt khắc nghiệt.

Càng ngày càng có nhiều cuộc đình công. Những năm 2006, 2007 có gần 1000 vụ đình công mỗi năm. Chỉ cần gõ “công nhân VN đình công” trên internet, là có 34 triệu kết quả. Mới nhất là cuộc đình công của hơn 17 ngàn công nhân hãng Pou Chen của Đài Loan tại TP Biên Hòa, Đồng Nai mà dư luận đang xôn xao.

Tại sao có nhiều cuộc đình công như vậy? Tại sao các công ty lớn với địa bàn hoạt động quốc tế, từng biết nguyên tắc quốc tế về thuê mướn lao động lại có chính sách không phù hợp đối với công nhân Việt Nam trên đất nước Việt Nam? Những câu hỏi này không khó tìm câu trả lời. Đó là sự làm ngơ trước những sai trái này của nhà nước Việt Nam, cái cơ cấu nhận tiền lót tay của những công ty đó.

Không riêng gì những công ty ngoại quốc bắt chẹt công nhân Việt Nam, chính đảng và nhà nước CSVN cũng bắt chẹt giai cấp công nhân của mình. Người ta vẫn còn nhớ cuộc đình công của hơn 90 ngàn công nhân hãng Pou Yuen vào ngày 26, 27 tháng 3 năm ngoái để phản đối luật Bảo Hiểm Xã Hội mà Quốc Hội bù nhìn CSVN thông qua và áp dụng vào năm nay.

Người công nhân chen chúc trong các nhà trọ lụp xụp gần khu chế xuất với cuộc sống bằng gói xôi điểm tâm dọc đường buổi sáng và những bữa cơm chiều muộn màng với nguồn thực phẩm trôi nổi độc hại từ các chợ vỉa hè trên đường về với mức lương tháng không bằng chai rượu ngoại trong tiệc nhậu của quan chức và cả con cái họ, phải sống trong cảnh một cổ hai tròng.

Những thân phận thấp bé này chỉ có một mỗi một vũ khí là “đình công”. Nhưng từ lâu những cuộc đình công không có ý nghĩ trọn vẹn của nó theo chuẩn mực lao động.

Những cuộc gọi là đình công không có bóng dáng của đại diện hay tổ chức thật sự đại diện cho quyền lợi của người công nhân theo từng đặc tính ngành nghề, không có mặt bằng làm việc của luật sư công đoàn và công ty trong tiến trình thương lượng và bảo vệ công nhân trong tiến trình này, và đặc biệt không có bóng dáng của “quyền lực” (power) bên phía công nhân. Đó chỉ là cuộc ngưng việc lẻ loi, và thân phận người công nhân ngưng việc rất mong manh. Họ xách giỏ cơm (vì không làm không được ăn cơm công ty) đến cổng công ty mỗi ngày và chờ đến khi nào công ty đưa người ra phủ dụ, hứa hẹn và kêu họ vào làm việc lại với một vài thỏa hiệp nhất thời nào đó.

Nói đến đây, người ta, và nhất là đảng và nhà nước CSVN sẽ nhắc đến bộ phận công đoàn, luật thành lập công đoàn và cả luật lao động.

Hãy xem Công đoàn là cái gì trong hệ thống nhà nước CSVN.

Trong Bộ luật công đoàn, công đoàn được định nghĩa:

“Điều 1. Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Và được phép hoạt động như sau:

“Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”

Công đoàn là một bộ phận chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, và hoạt động dưới sự tổ chức và chỉ đạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN).

TLĐLĐVN xác định:

“Luật Công đoàn đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua (tại kỳ họp thứ 7 khóa VIII ngày 30/6/1990) đã khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”.

Với sự xác định này, người công nhân còn đòi hỏi được gì với “sự tự nguyện” và còn trông mong gì “dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN”?

TLĐLĐVN là tổ chức tối cao của công đoàn, dưới nữa là Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, rồi Công đoàn tổng công ty và cuối cùng là Công đoàn cơ sở. Đây là bộ phận gần công nhân nhất và theo Luật Công đoàn, Công đoàn cơ sở phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN mới được thành lập. Và nhiệm vụ của nó, bên cạnh vài qui ước hành chánh, là: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn...

Rõ ràng công đoàn chỉ là bộ phận của đảng, nhà nước CSVN. Nó được lập ra nhằm đoàn ngũ hóa người công nhân như các đoàn thể khác thuộc Mặt trận Tổ quốc. Nó được lập ra để trao truyền mệnh lệnh của đảng và nhà nước.

Trước một chủ nhân ngoại quốc tham lam và bóc lột và một cơ cấu tổ chức do đảng lập ra nói là cho giai cấp công nhân nhưng thực ra cho đảng, mà đảng này chỉ là một tổ chức nhà nước đứng ra bán công nhân cho công ty ngoại quốc, thì trong những cuộc “đình công” người công nhân Việt Nam, không lo âu, hoang mang sao được – khác với tâm thế hừng hực đấu tranh của các công nhân Nam Hàn, Đài Loan trên đất nước của họ.

Bên cạnh sự hoang mang, rụt rè, lo lắng của công nhân trong các cuộc bỏ việc, người công nhân còn lo sợ một thế lực khác. Thế lực này hiện diện khắp mọi nơi trong xã hội. Chúng là Công An giả dạng côn đồ hành hung công nhân, nhằm tạo xáo trộn rồi bị bắt. Trường hợp tên Nguyễn Văn Hải thuộc CA tỉnh Đồng Nai chém người trong cuộc đình công mấy ngày qua của công nhân Pou Chen tại TP Biên Hòa, Đồng Nai là minh chứng rõ ràng nhất. Xa hơn nữa, người ta cũng còn nhớ nữ công nhân Nguyễn Thị Liễu và 1 người nữa bị cán chết, cùng 4 công nhân bị thương nặng trong vụ bảo vệ công ty đuổi và lấy chỗ của tài xế xe tải để lái xe lao vào cán nhóm công nhân đang đình công tại công ty Đài Loan thuộc khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Người Buôn Gió - Bi hài kịch phản đối Trung Quốc



Người Buôn Gió - Bi hài kịch phản đối Trung Quốc





Sau hội nghị cấp cao ASEAN và Hoa Kỳ tại Sunnylands vào hồi tháng 1 năm 2016. Trung Quốc tiếp tục đưa tên lửa và máy bay đến những hòn đảo ngoài biển Đông mà họ xâm chiếm được của Việt Nam. Biến nơi đây ngày càng trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ. Đe doạ uy hiếp đến an ninh trên biển Đông.

Hành động của Trung Quốc thể hiện ý chí coi thường những vấn đề an ninh biển mà hội nghị Sunnylands lo ngại.

Việt Nam và Phi Luật Tân là hai nước nạn nhân lớn nhất bởi hành động xâm lược của Trung Quốc.

Trước hành động của Trung Quốc gần đây nhất, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam ông Lê Hải Bình đã lên tiếng phản ứng như thường lệ. Nhưng trong âm điệu có phần gay gắt hơn, phát ngôn của ông Bình vào ngày 25 tháng 2 năm 2016 có những từ trước đó không có, khi đề cập đến hành vi của Trung Quốc trên biển Đông là xâm phạm chủ quyền, đe doạ an ninh hàng hải, hàng không và hoà bình khu vực.

Cũng vào ngày 25 tháng 2 năm 2016 một cuộc biểu tình phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc đã diễn ra tại Manila, thủ đô Phi Luật Tân. Báo Dân Trí đưa tin nói rằng sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế tại Phi biểu tình phản đối Trung Quốc quân sự hoá ở biển Đông.

Hãng truyền thông BBC đưa tin với tiêu đề Sinh Viên Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc.

Theo CNN cuộc biểu tình có khoảng 100 người.

Cuộc biểu tình thu hút rất nhiều hãng truyền thông quốc tế có mặt đưa tin. Nhưng một điều đáng buồn mà BBC và Dân Trí đều không nói rõ. Chỉ có khoảng gần chục sinh viên Việt Nam và tầm 5 sinh viên của các nước Lào, Đông Timor, Miến Điện, Hàn Quốc tham gia. Những sinh viên này là bạn bè của mấy sinh viên người Việt Nam đang học tại Phi.

Trên những tấm hình diễn tả về đoàn biểu tình cho thấy, những người mặc áo quốc kỳ nước CHXHCH Việt Nam có đến 90 % là người Phi nghèo khó, được hai người phụ nữ Việt Nam huy động từ các vùng quê đến để biểu tình. Những người Phi mặc áo cờ đỏ sao vàng này chỉ biết hô một vài câu Chi Na Gét Ao. Thật bi hài có lúc họ ngắn gọn câu khẩu hiệu Trung Quốc ra khỏi biển Việt Nam thành Chi Na Việt Nam.

Hãy nhìn những khuôn mặt của người biểu tình mặc áo quốc kỳ CHXHCN Việt Nam để rõ hơn.




Cả đám này đều là người Phi hết.










Thật bi hài, trước tình hình Trung Quốc gia tăng ở biển Đông. Dư luận quốc tế đổ dồn ánh mắt theo dõi động thái của các nước có liên quan, đặt biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân. Thiết nghĩ việc nhà nước Việt Nam cho vài sinh viên Việt Nam ở Phi tổ chức biểu tình cũng phù hợp. Ngay cả chuyện không đủ người, phải thuê người dân Phi đóng giả cũng thông cảm. Vì hoàn cảnh ở Phi không lấy đâu ra nhiều sinh viên hay người Việt đến thế.

Nhưng để tạo được sự quan tâm của dư luận ủng hộ, bênh vực cho mình trên phương diện đối thoại, ngoại giao thì lúc này nhà nước Việt Nam cần phải có một thái độ nghiêm túc. Đất nước Việt Nam không hề thiếu những người nhiệt huyết sẵn sàng đi biểu tình phản đối Trung Quốc để ủng hộ tiếng nói nhà nước, gây sự chú ý của dư luận mà nhà nước không phải bỏ tiền thuê, tiền mua áo, cờ, khẩu hiệu. Việc thuê người bản xứ đóng giả sinh viên Việt Nam biểu tình không thể nào qua mắt được các phóng viên quốc tế lão luyện. Họ chán đến nỗi không buồn phỏng vấn những người mặc áo đỏ sao vàng. Mặc dù họ rất cần tin tức để lên án Trung Quốc. Thái độ của đông đảo phóng viên quốc tế có mặt tại cuộc biểu tình hôm đó cho thấy sự thất vọng tràn ngập của họ với tinh thần đấu tranh giữ chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

Tại sao dân chúng Việt Nam sục sôi sẵn sàng biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, nhà nước Việt Nam không cho phép, trái lại còn đàn áp bắt bớ đe doạ. Trái lại bên ngoài lại làm trò lố bịch đi thuê người lộ liễu đóng giả biểu tình thay cho mình. Như thế chẳng phải là bôi bác dân tộc mình hay sao.? Người ngoài họ sẽ nghĩ gì về việc nhà nước Việt Nam thuê những người Phi nghèo khó đi biểu tình hộ cho Việt Nam?

Niềm tự hào lại thành nỗi nhục, vì nó được giàn dựng giả tạo một cách trắng trợn.

Khi quốc ca Việt Nam cất lên thì đoàn người biểu tình áo đỏ sao vàng cười nói vô tư, đến khi quốc ca Phi cất lên một số theo bản năng đặt tay lên tim cất tiếng hát quốc ca Phi.

Gần như hầu hết những người Phi mặc áo đỏ sao vàng đi biểu tình chống Trung Quốc tại Manila hôm 25 tháng 2 vừa qua đều do một bà già gầy gò người Việt Nam đội nón lá đưa đến. Bà đội nón làm việc một bà Việt Nam khác béo tốt, trắng trẻo đeo túi xách tay cầm tờ chương trình biểu tình. Bà gầy gò đòi hỏi về việc thêm tiền cho vấn đề nào đó, hai bà đôi co một lúc rồi cũng đi đến thoả thuận.











Cuối cùng đến đoạn quốc ca Việt Nam cất lên trên loa, đoàn người biểu tình áo đỏ sao vàng vẫn cười nói vô tư. Khi quốc ca Phi cất lên một số theo bản năng đặt tay lên tim cất tiếng hát quốc ca Phi.

Nguyễn Trọng Dân - Hãy cùng nhau kêu gọi tổng đình công để ủng hộ công nhân Pouchen!



Nguyễn Trọng Dân - Hãy cùng nhau kêu gọi tổng đình công để ủng hộ công nhân Pouchen!










Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Hãng giầy Đài Loan Pouchen đã chèn ép công nhân một cách quá mức!

Công nhân bị trừ lương ngay cả khi nghĩ có phép. Ốm đau cũng không thể nghĩ vì sẽ bị trừ lương. Mười bảy ngàn công nhân Pouchen đồng loạt biểu tình qua đến ngày thứ ba cho thấy sự ức hiếp từ giới chủ nhân Đài Loan quá rõ ràng không công nhân nào chịu nổi!

Giới chủ nhân Pouchen từ chối thương lượng vì có chính quyền sẵn sàng hậu thuẫn, thậm chí điều phái Công An ra tay đàn áp, từ chém mướn đến bắt người giùm.

Hiệp định TPP từ chối buôn bán trao đổi mọi sản phẩm sản xuất từ sự bóc lộc gần như nô lệ của giới chủ nhân. Giới chủ nhân Pouchen có biết điều đó không?

Đã không thể mong đợi gì từ sự giúp đỡ hậu thuẫn của chính quyền thì công nhân ở các hãng xưởng lao công cho ngoại quốc phải tự đoàn kết để bảo vệ. Ngày hôm nay, biểu tình ở Pouchen nếu bị chính quyền đàn áp thì ngày mai, biểu tình của công nhân ở hãng khác cũng sẽ chính quyền bị đàn áp.

Người Việt Nam bị giới chủ nhân ngoại quốc bóc lộc ngay trên đất nước của mình trong khi chính quyền thẳng tay đàn áp bênh vực giới chủ nhân đầu tư ngoại quốc là một sự thật không thể chấp nhận được!

Toàn thể tất cả các công nhân các hãng xưởng khác hãy đình công để ủng hộ công nhân Pouchen.

Tất các các nhân viên làm việc tại các cơ quan nhà nước & công sở hãy đình công để phản đối chính quyền làm tay sai cho giới chủ nhân ngoại quốc.

Quyền lợi của lao động nghèo có được bảo vệ thì công bằng xã hội mới được thực thi. Sống trên quê hương mà phải chịu đựng bóc lột của giới chủ nhân ngoại quốc không có luật pháp chính quyền bảo vệ là không chấp nhận được.

Chính quyền vì ham đồng tiền đút lót của giới chủ nhân ngoại quốc mà bỏ rơi công nhân Việt Nam chịu đựng sự bóc lột hà khắc. Nhẽ ra, sự bóc lột bất công này không thể xảy ra ngay từ lúc đầu mới phải.

Chỉ có một chính quyền hèn nhát tham nhũng mới đi đàn áp công nhân giùm cho quyền lợi chủ nhân ngoại quốc. Thời Việt Nam Cộng Hòa, chưa thấy công nhân Việt Nam phải chịu đựng bóc lột tàn nhẫn bởi giới chủ nhân ngoại quốc như vậy.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Công an chém công nhân Pouchen bị thương khi đang đình công?



Công an chém công nhân Pouchen bị thương khi đang đình công?





(Đồng Nai, DL) - Lúc 14h 45 ngày 26/2/2016, trong lúc hàng ngàn công nhân công ty Pouchen đang đình công thì xảy ra vụ xô xát giữa một viên công an chìm và công nhân Pouchen khiến 4 công nhân bị thương phải đưa đi cấp cứu.




Một trong những người công nhân bị thương. Ảnh: chụp màn hình.




Một công nhân giấu tên cho Dân Luận biết, vụ việc xảy ra do viên công an chìm (công nhân nói là cảnh sát hình sự) cố bắt một nam công nhân không rõ lý do, những công nhân khác cố giằng co giải cứu bạn mình thì bị chém bị thương.


Sau đó, công an sắc phục đã giải cứu người này đưa lên xe thùng của công an.


"Cán bộ này có sai chúng tôi sẽ làm rõ và xử lý đúng theo hiệu lực và có thông báo kết quả cho bà con.


"Riêng đối với những người công nhân bị thương tích gì (đứt tay) thì trách nhiệm của công an và công đoàn sẽ lo tiền thuốc men cho 4 công nhân này thoả đáng", Thượng tá Trần Tiến Đạt, Trưởng Công an thành phố Biên Hòa có mặt khi đó nói với công nhân.




Viên công an Nguyễn Thanh Hải (áo đỏ sẫm) đang được bảo vệ trên xe thùng. Ảnh: Công nhân Pouchen




Theo Cổng thông tin điện tử công an Đồng Nai:


"Ngày 26/02/2016 công nhân tiếp tục đình công; lúc 14h45 khi đ/c Nguyễn Thanh Hải (cán bộ Công an Đồng Nai) tham gia đảm bảo An ninh trật tự đã xảy ra xô xát với công nhân làm 04 người bị thương nhẹ, do dụng cụ thường ngày công nhân sử dụng để cắt phụ liệu trong xưởng gây ra (hiện chưa xác định được do ai sử dụng, do thời điểm xảy ra xô xát có rất đông công nhân tham gia).


"Lực lượng Công an đã kịp thời phối hợp công ty đưa 04 công nhân nói trên đến bệnh xá công ty điều trị vết thương; đồng thời đưa Đ/c Hải lên xe Công an để đưa về cơ quan xác minh làm rõ; tuy nhiên, có khoảng 300 công nhân cản trở không cho xe ra ngoài. Qua vận động, đến 18h00 cùng ngày xe của lực lượng Công an đã đưa đ/c Hải rời khỏi hiện trường, công nhân đã giải tán".


Chiều ngày 26/2/2016, ban giám đốc công ty Pouchen ra thông báo "ngưng thực hiện chính sách quản lý hiệu quả công việc" đồng thời 2 ngày đình công 25, 26/2 sẽ không được tính lương. Tuy nhiên nếu công nhân đi làm vào ngày 27 sẽ được tính lương cho 2 ngày đình công bình thường, còn nếu công nhân ngày 27/2 không làm việc thì ngày nghỉ sẽ tính là ngày nghỉ không phép.


Một công nhân cho biết sẽ tiếp tục đình công đến khi nào công ty huỷ bỏ việc chấm lương thưởng theo các mức A,B,C chứ không phải "ngưng" như thông báo đã nêu.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Gần 20000 công nhân Pouchen đình công sang ngày thứ 2



Gần 20000 công nhân Pouchen đình công sang ngày thứ 2





(Đồng Nai, DL) - Sáng 26/2/2016, khoảng 20 ngàn công nhân công ty Pouchen tiếp tục đình công sang ngày thứ 2 nhằm phản đối quy định mới của công ty xếp loại thưởng phạt theo các mức A,B,C.




Hàng trăm công nhân tập trung trước cổng công ty. Ảnh: Thái Liễu




Theo báo Người Lao Động, nguyên nhân được các công nhân đưa ra là công ty áp dụng cách tính trừ lương, thưởng quá khắt khe. Trong đó, việc chấm trừ điểm nghỉ phép để xếp loại lao động A-B-C là quá thiệt thòi cho họ.

Một công nhân cho biết, khi nghỉ không phép bị trừ 13 điểm và xếp loại C. Nghỉ có phép cũng trừ 3 điểm khiến cuối năm công nhân bị cắt hết trợ cấp và tiền thưởng, làm cho thu nhập của người lao động quá thấp.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, Chủ tịch LĐLĐ TP.Biên Hòa cho hay, “Việc tiến hành đánh giá xếp loại A-B-C là một chính sách của các công ty lớn ở địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện, đây là chính sách lớn của công ty Pouchen Việt Nam, tuy nhiên đang gặp sự phản đối của công nhân, do đó chúng tôi đang tìm mọi cách thương lượng với ban giám đốc công ty để công nhân được hưởng những quyền lợi cao nhất".

Lực lượng công an, cảnh sát giao thông, dân phòng,... cũng có mặt để giữ trật tự.

Công an dùng một chiếc xe thùng to chắn ngay trước cổng công ty.

Phần lớn công nhân ra về ngay trong buổi trưa, nhưng một số vẫn nán lại để phản đối.


Một số hình ảnh từ cuộc đình công của công nhân:

Nguyễn Đình Thắng và Việt Tân




Nguyễn Đình Thắng và Việt Tân


Lê văn Kiểm




Ghen ghet do ky.jpg





Nhân vụ phim “Terror in Little Saigon”, ông Nguyễn Đình Thắng đã xuất hiện trên Tuần báo Thương Mại Miền Đông Virginia qua hai bài phỏng vấn với người ký tên là Trần Mạnh Vũ.

Nội dung của hai bài phỏng vấn này đều dựa trên cùng một cáo buộc không khác gì CSVN rằng: “Việt Tân là khủng bố”. Người đọc đã thấy ông Thắng và tờ báo này tung hứng rất nhịp nhàng để tấn công một tổ chức mà từ lâu ông ta đã coi là một đối thủ “không đội trời chung” vì dám “nổi” hơn ông.

TM Vũ ngay từ phần mào đầu cho buổi “phỏng vấn” đã dùng những chữ rất tiêu cực như “cuống cuồng, lôi kéo cộng đồng, cướp credit, mập mờ gây ảnh hưởng, mafia ...” để chỉ Việt Tân.Điều này cho thấy tâm địa của anh ký “giả” không nén nổi thành kiến khiến hình ảnh khách quan cần có của một phóng viên đã trở nên tiều tụy một cách thảm hại.

Với những câu hỏi “cò mồi” của TMMĐ, ông Thắng đã đưa ra những quan điểm và luận cứ mà người đọc thấy ngay là ông Thắng cố tình đầu độc dư luận để hiểu sai lầm về một lực lượng đấu tranh đang làm cho Cộng sản Việt Nam lo ngại.

Không biết dựa vào đâu mà ông Thắng lại cáo buộc rằng: Chủ trương của một đảng chính trị (Việt Tân) là cài cắm hay mua chuộc người để lũng đoạn các định chế Hoa Kỳ.

Nguyễn Đình Thắng đã viết:  Bà Sanchez và Libby Liu với đài RFA đã “cấu kết” với “ngoại bang” và “khủng bố”. Phải đòi hỏi chính quyền Hoa Kỳ điều tra. Trong phòng của vị Dân Biểu (được người Việt cả trong lẫn ngoài nước yêu mến, và cũng là người bị cộng sản VN cho đứng đầu danh sách đen gồm những chính giới Hoa Kỳ chỉ trích vi phạm nhân quyền mạnh mẽ tại VN) có người ‘nằm vùng’ và tiết lộ thông tin cá nhân của các nhà đấu tranh(???).

Ông Thắng thoải mái vi phạm văn hóa và luật pháp của một quốc gia văn minh mà ông rất tận lực ... xin tiền. Chẳng lẽ ông ngu ngơ không biết nguyên tắc “vô tội cho đến khi bị luật pháp chứng minh là có tội”?

Chính việc ông cứ xưng xưng kết tội người khác, nhất là những tội nặng như khủng bố, giết người mà không có bằng chứng, thì rõ ràng là ông đang mang trọng tội vu khống, mạ lị; lại còn ma mãnh gói ghém tâm địa của mình trong những lý luận pháp lý và đạo đức trơn tru, nghe không khác gì bọn ma đầu “đỏ” đang chà đạp lẽ phải trong nước.

Thắng còn viết như sau: Còn bà Libby Liu, Tổng Giám Độc Đài RFA ... rồi cũng phải trả lời. Rất rõ ràng là RFA có hợp tác chính thức và công khai với đảng chính trị ấy... Dù các cáo buộc còn phải được điều tra, sự cẩn trọng tối thiểu đòi hỏi RFA phải tránh xa những điều tiếng sẽ gây tác hại đến uy tín và chức năng do Quốc Hội giao phó.

Ông Thắng muốn mọi người phải tránh xa đảng Việt Tân - giống hệt ý đồ cô lập VT của bọn bắc bộ phủ. Có phải ông hằn học vì thấy người ta hay hơn, nổi tiếng hơn, mạnh hơn, tốt đẹp hơn không? Phải chăng ông ghét RFA vì đã không thèm đoái hoài tới ông, mà lại cứ “thân mật” với đảng Việt Tân? Mà đâu phải chỉ mình RFA, ở ngay tỉnh nhà WDC, có mấy ai ưa ông? ai cũng né xa vì ông quá nhiều tật xấu khiến người  ta vừa ghét, vừa sợ, vừa khinh bỉ.

Ông Thắng cao giọng soi sáng bằng những kết tội “chắc nịch”, không cần biết những cáo buộc trong thư của Huỳnh Bá Hải và Nguyễn Thanh Tú có bằng chứng hay không: Bà Sanchez bắt buộc phải trả lời (Hải và Tú). Bà ta không có chọn lựa nào khác ... Bị chính đối thủ tranh cử điều tra vì dính líu đến một tổ chức bị tình nghi khủng bố có thể giết chết sự nghiệp chính trị của Bà Sanchez.

Nếu có đủ dữ kiện để điều tra, chắc chắn bà đối thủ Kamala Harris đã chộp lấy cơ hội bằng vàng này mà không cần ông tiến sĩ chỉ bảo. Tiếc thay cho đến nay, bà bộ trưởng tư pháp của tiểu bang California vẫn không hề có động thái hay tuyên bố gì về việc điều tra như ông Thắng mong mỏi và đe dọa.

Nực cười là khi Nguyễn Thanh Tú tố cáo “sự ‘giao du mật thiết’ giữa Nguyễn văn Khanh, phụ trách phần Việt Ngữ của RFA, với VT và râu ria như VOICE, SBTN, VATV”, ông Thắng đã không ngần ngại vỗ tay cổ võ cho đó là bằng chứng (sic) của sự thao túng, khuất tất giữa các tổ chức này.

Trong thế giới tự do, ai cấm được người tử tế giao du mật thiết với người tử tế, nhất lại là những cơ quan truyền thông quan tâm đến những vấn đề áp bức tại Việt Nam, quan tâm đến nhân quyền và tự do, dân chủ.

Chắc chắn, những cơ quan chọn lên tiếng cho lẽ phải sẽ phải hỗ trợ những tổ chức đấu tranh chân chính, những tiếng nói lương tâm, mà Việt Tân là một trong những tổ chức đó - đã và đang có những hoạt động khiến độc tài cộng sản e sợ nhất. Tổ chức và cá nhân nào có nhiều thành quả và tư cách đàng hoàng thì đương nhiên sẽ được nhiều người hợp tác, hỗ trợ và được các cơ quan truyền thông đứng đắn tiếp cận.

Chưa hề thấy những phát biểu nào của Việt Tân, RFA, SBTN, VOICE chỉ trích Nguyễn Đình Thắng, nhưng người ta thấy ông Thắng đã không từ một “cơ hội” nào để “mượn gió bẻ măng”, để tấn công người khác và tự “nâng bi” và còn lên mặt “dạy dỗ” quần chúng.

Ngay cả khi bộ mặt “chôm credit nham nhở” của ông không còn che dấu được nữa trong vụ gởi Thỉnh Nguyện Thư lên Tổng Thống Obama năm 2012, SBTN cũng không hề lên tiếng vạch mặt chỉ tên ông dù họ dư khả năng, chỉ vì không muốn tạo ra một không khí tiêu cực cho cuộc đấu tranh chung. Nhưng ông Thắng thì không. Ông chơi trò bôi bẩn SBTN và lôi cả VT vào vòng chiến kiểu “vừa đánh trống, vừa ăn cướp”.

Một câu hỏi khôi hài của TMMĐ: “sự kiện vài người trong giới truyền thông, cụ thể bà Libby Liu và ô Nguyễn Văn Khanh ngồi cạnh hay tham gia buổi họp trong đó có VT, có là một bằng chứng để buộc tội rằng họ đã bị Việt Tân ‘ảnh hưởng’?” đã được Nguyễn Đình Thắng với khả năng xảo ngôn và giả dạng thông thái về luật pháp cũng như cơ chế Hoa Kỳ cố vấn như sau:

RFA phải điều tra những nghi vấn có căn cứ. Nếu RFA không điều tra hay điều tra không thoả đáng thì BBG có trách nhiệm điều tra để trình lại cho Quốc Hội Hoa Kỳ. Nếu vẫn không hài lòng, Quốc Hội có thể triệu tập BBG ra trước Quốc Hội để trả lời các nghi vấn.

Ông Thắng cứ như từ trong rừng mới ra nên mới dám chơi trò “dạy khôn” những người đầy uy tín trong guồng máy chính phủ Hoa Kỳ như bà Libby Liu và Dân Biểu Loretta Sanchez. Chắc chắn họ thông hiểu luật pháp và có tư cách hơn ông nhiều. Lý luận 3 xu của ông chỉ có thể tung hỏa mù mà thôi.  

Ông Thắng lại a dua khi Nguyễn Thanh  Tú vô bằng cớ cáo buộc là ông Giám đốc Nguyễn Khanh của đài RFA đã nhận tiền thù lao của Việt Tân, nhưng ngay sau đó đã phải hô hoán  “ới bà con, ai có bằng chứng thì đưa tui để tui thưa chúng nó”. Đây là kiểu viết ngậm máu phun người, là phỉ báng, mạ lị, đáng bị lôi ra tòa. Nhưng Thắng lại a tòng: “đấy là đặt nghi vấn để rồi yêu cầu điều tra.”  Nếu ai đó ra đường la lớn là “Ông Nguyễn Đình Thắng ăn cắp” mà không trưng bằng chứng thì quan tòa cũng phải mở cuộc điều tra hay sao?

Nguyễn Đình Thắng còn xúi bà con đi kiện RFA: “Nếu nghi ngờ là có điều khuất tất trong việc sử dụng ngân sách liên bang, chúng ta có trách nhiệm và thẩm quyền đòi hỏi cuộc điều tranhằm bảo đảm nguyên tắc minh bạch trong chính quyền và trong xã hội, và bảo đảm tiền thuế của người dân Hoa Kỳ không bị lạm dụng.”

Vậy tiền thuế của người dân bị BPSOS xài không bằng chứng tới $700,000 đô la thì sao? Và cứ hễ nghi ngờ ai rồi đâm đơn tố cáo, dù không có chứng cớ, thì chính quyền cũng phải mở cuộc điều tra hay sao? Như vậy có phải là phí phạm tiền của công quỹ hay không? Có chính quyền đàng hoàng nào mà làm chuyện bá láp như vậy không?

Những lời đạo đức giả của ông tiến sĩ chỉ mang tính đánh lạc hướng, hầu dư luận quên mất chính ông đã bị chính phủ “phanh phui” nhiều lần, chưa kể đến biết bao nạn nhân của ông không có hoàn cảnh tài chánh để đưa ông ra hầu tòa, bao nhiêu công nhân, nạn nhân buôn người, nhà đấu tranh lỡ bước, sa chân vào ... tay Thắng, đang bị bỏ rơi, khốn đốn, than khóc tại các quốc gia đệ tam hoặc bị đuổi trở về Việt Nam.

Nói về “conflict of interest”, xin ông tiến sĩ tự hỏi lại mình. Tiền đâu để ông chi cho các hoạt động chính trị, xây dựng tư thế “lãnh tụ” của ông trong mấy năm qua? có phải ông trích từ những nguồn fund từ thiện của chính phủ Hoa Kỳ cho Liên Minh Chính Trị của ông?

Ông đã bị chính phủ liên bang Hoa Kỳ điều tra và đánh dấu hỏi vào $700,000 Mỹ Kim chi tiêu từ quỹ giúp đỡ các nạn nhân buôn người. Cuộc điều tra cho thấy ông không có bằng chứng cho các chi tiêu, có những nạn nhân “ma” do ông nặn ra (trong khi những nạn nhân thật đang vất vưởng ở những ổ buôn người).

Vậy mà ông Thắng gian manh nói là đã cứu giúp “nhiều đảng viên và cảm tình viên của đảng chính trị này khi họ bị tù tội hoặc phải chạy sang Thái Lan tị nạn và bị đảng của họ bỏ rơi”.

Gần 2 triệu Mỹ Kim từ Quỹ Liên Bang Hoa Kỳ đưa Boat People SOS để cứu các nạn nhân buôn người mà ông Thắng còn gian lận, thì tiền của, công sức ở đâu để ông dành cho những đảng viên hay cộng tác viên của một tổ chức mà ông ghét cay ghét đắng? Có chăng là ông chi tiền cho những người vốn ghét Việt Tân để xúi họ lên tiếng tố cáo bậy, như Huỳnh Bá Hải.

Bản hài kịch vụng về mà ông Thắng dựng lên cho HBH thủ diễn thuộc loại cười ra nước mắt. Đây là đoạn tố cáo khôi hài của HBH:

Sau đó tôi nhờ cô ta (Lilly) chuyển cho bà (Sanchez) một bức thư nhờ can thiệp ... Trong email này có nhiều bí mật cá nhân của tôi ... Không biết bà có nhận cái thư của tôi hay không. Nhưng ngay lập tức các lãnh đạo của Việt Tân là ông Lý Thái Hùng đã email chửi rủa tôi rất nhiều, chính ông Hùng cũng đe dọa tôi. Sau này tôi biết cô Lilly Nguyễn là đảng viên của Việt Tân thì chắc chắn cô ta chính là người đã đưa cái thư cá nhân của tôi gởi riêng cho bà để đưa cho ông Lý Thái Hùng.  

Chính HBH không biết là lá thư có tới tay văn phòng của bà Dân biểu Sanchez hay không, nhưng lại khẳng định “chắc chắn” là cô Lilly Nguyễn, một đảng viên của VT, đã đưa thư này cho ông Lý Thái Hùng?

Nếu HBH không dây mơ rễ má gì tới đảng VT, và cũng chỉ nhờ bà Sanchez can thiệp để xin tị nạn thì cắc cớ gì lại bị lãnh đạo VT chửi? Hai sự việc hoàn toàn không ăn nhập gì với nhau, mà ráp lại như một câu chuyện trinh thám cực kỳ vô duyên và phi lý.

Phải chăng, ông HBH được xúi là hãy tố cáo VT để VT bị điều tra, và HBH sẽ được đưa sang Mỹ làm nhân chứng, như câu tình nguyện của HBH: Tôi sẵn sàng đến USA để tố cáo hành vi tội ác (tội ác gì?) của cô Lilly Nguyễn”.

Sao ý đồ này của HBH lại giống hệt Phạm Hoàng Tùng, kẻ mới đây đã viết 3 bản “cáo trạng” thậm thượt tố tội VT và cũng sẵn sàng đến USA để làm nhân chứng. Phải chăng những người này đã được ông Thắng hứa hẹn đưa sang Mỹ cư trú sau khi họ đáp ứng âm mưu của Thắng.  

Xin kết luận bằng chính nhận xét ông Thắng đã dạy khôn bà con là “Không phải ai cũng có cả lương tâm lẫn bản lãnh”. Đúng vậy, nhưng chính Nguyễn Đình Thắng thì không có cả lương tâm lẫn bản lãnh để sống cho lương thiện, và dám đối mặt với sự thật, với những người mà ông “đâm sau lưng chiến sĩ”.

Đã có bao giờ ông dám gặp mặt anh Trúc Hồ để trần tình và xin lỗi hay chưa? Đã có bao giờ ông nói chuyện thẳng với đảng Việt Tân để tìm hiểu về họ hay chỉ đốc xúi những kẻ khác hầu thêu dệt lên những điều xằng bậy với mục tiêu trở thành “lãnh tụ” đấu tranh của Việt Nam?