Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Hồng Kông : Một thế hệ mới khẳng định bản sắc


Hồng Kông : Một thế hệ mới khẳng định bản sắc






media
Người biểu tình chiếm lĩnh phố chính trong khu tài chính ở Hồng Kông, ngày 30/09/2014 - Reuters



Đây là một phong trào đấu tranh chưa từng thấy kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Từ hơn một tuần qua, giới sinh viên, với sự ủng hộ của phong trào đấu tranh đòi dân chủ, phản đối quyết định của Bắc Kinh hạn chế quyền bầu cử của người dân Hồng Kông trong các cuộc bỏ phiếu trong những năm tới.

Chế độ bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu sẽ được áp dụng, nhưng cử tri Hồng Kông chỉ được quyền lựa chọn trong số 2 hoặc 3 ứng viên do một ủy ban có thẩm quyền giới thiệu. Đó là điều mà người dân Hồng Kông không chấp nhận và họ xuống đuờng phản đối, thách thức chính quyền Trung Hoa lục địa. RFI phỏng vấn ông Jean- Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Pháp – CNRS, chuyên gia về Trung Quốc và hiện đang làm việc tại Hồng Kông.

RFI: Chào ông Béja, phải chăng chúng ta đang chứng kiến một phong trào bất phục tùng dân sự thực sự tại Hồng Kông ?

- Trong mọi trường hợp, đây là một phong trào rất thành công. Có rất nhiều người xuống đường và ngày càng nhiều hơn, bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội. Phong trào này do sinh viên khởi xướng. Bình thường ra, phong trào bất phục tùng dân sự, vốn đã có từ lâu tại Hồng Không, dự định khởi động vào ngày thứ Tư, 01/10. Thế nhưng, người dân đã tham gia đông đảo. Cần phải ghi nhận là hoàn toàn không hề có bạo động, cho dù có rất nhiều người tham gia biểu tình, với nhiều đám đông rất lớn, hàng chục ngàn người. Thế nhưng, không một ai ném bất cứ thứ gì về phía lực lượng cảnh sát.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ dân chủ tại Hong Kong



Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân xuống đường ủng hộ dân chủ tại Hong Kong






Ngài nói với mọi người: "Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền."
Ngài nói với mọi người: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”




VRNs (30.9.2014) – Sài Gòn – Trong ba ngày qua, hàng ngàn sinh viên, học sinh Hong Kong đã xuống đường biểu tình cách ôn hòa chống lại sự áp đặt của Trung Cộng trong việc bầu cử người đứng đầu đặc khu Hong Kong.

Phong trào biểu tình đấu tranh đòi dân chủ đợt này tại Hong Kong được lãnh đạo bởi chính các sinh viên Hong Kong. Thủ lĩnh của cuộc biểu tình này là chàng sinh viên mới 17 tuổi tên là Joshua Wong.

Đây là cuộc xuống đường biểu tình cách ôn hòa của sinh viên học sinh, nhưng cũng được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, một nhân vật tôn giáo có nhiều ảnh hưởng tại Hong Kong đã xuống đường đồng hành với giới sinh viên, học sinh.

Facebook Nguyễn Huy Tín lấy nguồn tin từ soundofhope.org cho biết: “Vào lúc 11:17 PM ngày hôm qua 28.9.2014: Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kiun (Giuse Trần Nhật Quân), từ sân khấu chính của ban tổ chức đã phát biểu: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”

Đức Hồng Y đã nhấn mạnh: “Chúng ta không muốn bất cứ một ai bị thương tổn. Chiến thắng đem tới bằng sự hy sinh tính mạng không phải là một chiến thắng”. Ngài nói thêm: “hôm nay chúng ta đã gửi đi một thông điệp rõ ràng, nhưng chúng ta đã chứng kiến một chính quyền vô lý”.

Nhiều trang facebook đã lấy lại hình ảnh Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đứng cầm biểu ngữ cùng với giới sinh viên học sinh và hết lòng ca ngợi tinh thần dấn thân của ngài cho vấn đề xã hội.

Được biết, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân năm nay đã 83 tuổi. Đường lối mục vụ của ngài rất cứng rắn đối với cộng sản Trung Quốc. Vào năm 2011, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã  tuyệt thực ba ngày để “phản đối phán quyết bất công của Tòa án tối cao Hong Kong chống lại giáo phận, vốn đe doạ phá hoại nền giáo dục Công Giáo trên lãnh thổ”.

Người Hong Kong tiếp tục biểu tình - Kêu gọi lãnh đạo Hong Kong từ chức



Người Hong Kong tiếp tục biểu tình - Kêu gọi lãnh đạo Hong Kong từ chức








Người biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong tiếp tục kêu gọi lãnh đạo đặc khu từ chức trong ngày thứ ba của cuộc biểu tình.

Thứ Ba 30/9, đường phố Hong Kong có im ắng hơn nhưng trước thềm ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10 con số người xuống đường có thể sẽ gia tăng.

Hành chính Trưởng quan Đặc khu Hong Kong CY Leung khuyến cáo người biểu tình ngừng chiến dịch "ngay lập tức", trong khi cuộc sống ở một số nơi vẫn bị hoạt động này làm gián đoạn.

Ông Leung cũng bác yêu cầu đòi ông từ chức với lý do làm như vậy sẽ là một bước lùi.

Ông nói: "Bất kỳ thay đổi nhân sự nào trước khi có quy chế bầu cử tự do toàn diện sẽ chỉ khiến Hong Kong tiếp tục chọn lãnh đạo theo mô hình Hội đồng Bầu cử".

"Các sáng lập gia của Occupy Central từng hứa nếu như phong trào của họ không kiểm soát được nữa thì họ sẽ kêu gọi dừng tay."

"Nay tôi yêu cầu họ thực hiện cam kết của họ với xã hội và dừng chiến dịch này ngay lập tức."

Hàng vạn người Hong Kong ở lại qua đêm trên đường phố để tiếp tục biểu tình trong khi Trung Quốc nói đây là việc làm "bất hợp pháp".

Cuộc biểu tình còn lan rộng hơn sau khi cảnh sát dùng gậy và hơi cay sáng sớm hôm thứ Hai nhằm giải tán đám đông. Tuy nhiên cảnh sát chống bạo động sau đó đã rút đi.

Người biểu tình giận dữ vì chính quyền trung ương không cho người dân đặc khu được trực tiếp bầu lãnh đạo vào năm 2017.

Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các nước khác không hỗ trợ "các cuộc biểu tình bất hợp pháp".

Người biểu tình, gồm cả sinh viên và thành viên phong trào bất tuân dân sự có tên Occupy Central, muốn Bắc Kinh thôi kế hoạch bầu chọn lãnh đạo đặc khu qua một hội đồng tuyển chọn trung gian.

Cho tới nay, đặc khu hành chính trưởng quan vẫn được bầu qua một hệ thống thân Bắc Kinh.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Vũ Hải Anh - Sinh viên Hong Kong “lý tưởng mà không ảo tưởng”



Vũ Hải Anh - Sinh viên Hong Kong “lý tưởng mà không ảo tưởng”





Khu Admiralty ở Hong Kong kín người biểu tình



“Tôi ở khu vực biểu tình suốt 30 tiếng đồng hồ, mệt đến độ tôi chóng mặt và phải ra ngoài chợp mắt một tiếng. Bây giờ xung quanh tôi trông ai cũng rất mệt mỏi vì có nhiều người giống như tôi - nhiều người chưa ngủ tẹo nào trong suốt 50 tiếng vừa qua”.

Đó là nội dung tin nhắn voice gửi qua Whatsapp của Stephanie Cheung, sinh viên trường ĐH Baptist (Hong Kong) tường thuật trực tiếp cho tôi tình trạng của cô và các bạn trong cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên ở khu trung tâm thành phố.

Giọng cô bị ngắt quãng bởi những tiếng ho khan. Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng ồn, hò hét của đám đông xung quanh cô và cả tiếng diễn giả nói trên loa tiếp tục phát động sinh viên biểu tình.

Stephanie là một trong số hàng ngàn sinh viên trong suốt một tuần qua đã bãi khoá biểu tình ngồi ở khu trung tâm Hong Kong để phản đối đề xuất của Bắc Kinh đề cử người đứng đầu đặc khu hành chính này.

Có thể coi cô sinh viên năm thứ ba trường đại học Baptist này như một đại diện cho một bộ phận thế hệ 9X của Hong Kong: hiểu biết chính trị sâu sắc, nhiệt huyết nhưng tỉnh táo, rành công nghệ và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu.

Cô cũng như rất nhiều sinh viên, học sinh khác đã phải vượt qua không ít rào cản để tham gia cuộc biểu tình quy mô này. Nhiều người vấp phải sự phản đối của gia đình, lo sợ cho sự an toàn của họ cũng như cho rằng họ nên chú tâm vào việc học hành thay vì đi tham gia những chuyện bao đồng. Nhiều người phải nghỉ học và bỏ thi. Một tuần dầm mưa dãi nắng ở sân trường ĐH Trung Văn Hong Kong và khu trung tâm thành phố khiến sức khoẻ của họ giảm sút.

Tuy nhiên tất cả những yếu tố đó, cùng với áp lực từ lực lượng cảnh sát yêu cầu họ giải tán cũng như thái độ phớt lờ của Trưởng đặc khu hành chính Lương Chấn Anh trước yêu cầu ra mặt đối chất, cũng không làm suy chuyển mức độ nhiệt tình của họ.

Thậm chí nhiều học sinh trung học cũng tỏ ra không thua kém độ nhiệt huyết với các anh chị sinh viên khi tình nguyện bãi khoá một ngày để ra biểu tình ủng hộ các đàn anh đàn chị, vừa ngồi biểu tình vừa vác sách vở ra tranh thủ học bài. Những người ở lại trường học thì cài ruy băng vàng lên áo để biểu hiện thái độ phản đối với đề xuất của chính phủ Trung Quốc.

Cảnh sát trấn áp biểu tình ở Hong Kong




Cảnh sát trấn áp biểu tình ở Hong Kong






image



Cảnh sát Hong Kong đã sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình ủng hộ dân chủ bên ngoài tòa nhà chính của chính quyền, sau một tuần căng thẳng leo thang.




image



Những người biểu tình cố gắng vượt qua rào chắn của cảnh sát mà trước đó họ từng bị đẩy lui bởi bình xịt hơi cay.




image



Những người biểu tình muốn chính phủ Trung Cộng gỡ bỏ các quy định cản trở để cho phép họ được lựa chọn lãnh đạo Hong Kong trong cuộc bầu cử vào năm 2017.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, ông Lương Chấn Anh, nói các cuộc biểu tình phản đối là "bất hợp pháp" và rằng các cuộc bầu cử sẽ diễn ra theo kế hoạch.




image



Trong tuyên bố công khai đầu tiên của mình kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu, ông Lương cũng nói thêm rằng việc tham khảo ý kiến sẽ tiếp diễn.




image



Ông Lương nói ông và chính quyền Hong Kong đã đang "chăm chú lắng nghe các thành viên của công chúng".


VietTuSaiGon - Chó chết mèo cũng nhăn răng



VietTuSaiGon - Chó chết mèo cũng nhăn răng





dan giet con an.jpg




Tuần vừa qua, thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung xôn xao vụ một cán bộ công an về hưu bị đánh chết, bầm dập mình mẩy, sau đó kẻ thủ phạm đã mang xác viên công an này vào bãi tha ma để treo cổ lên ngọn cây…

Câu chuyện nghe ra rùng rợn và dã man, người chết phải chết hai lần, kẻ sống cũng chẳng vui vẻ gì khi nhúng tay giết người. Nhưng không hiểu sao nhiều người lại cảm thấy thoải mái, khoái chí khi nghe chuyện này, thậm chí có người buộc miệng: “Chó chết mèo cũng nhăn răng”!”.

Có lẽ, đến nước này thì cũng nên xem lại mối quan hệ giữa công an nhân dân và nhân dân Việt Nam mấy chục năm nay. Xem lại thành tích của nhân dân, thành tích của công an nhân dân, xem lại tương tác giữa hai bên. Và, một bản kê khai sơ bộ thành tích của công an nhân dân dành cho nhân dân nghe ra kinh hoàng hơn cả thời thực dân, phong kiến!




con an danh giet dan.jpg



Trong vòng chưa đầy mười năm, đã có trên một trăm vụ người dân chết tức tưởi trong đồn công an từ cấp xã đến cấp huyện. Điểm đặc biệt là mọi cái chết của dân oan đều chết tại công an xã hoặc công an huyện, ít có khi nào công an tỉnh dính vào, công an bộ thì càng không. Và, người ta khẳng định ngay là viên công an bị đập chết này có thể là công an phường hoặc công an quận.

Chuyện ông ta là công an phường hay công quận không phải là vấn đề quan trọng nữa, vì suy cho cùng thì công an nào cũng là công an thôi. Vấn đề cần bàn ở đây là tại sao người dân lại thấy hả hê, dửng dưng và đôi khi đánh ăn hôi mỗi khi có công an bị đánh?


Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Có ai hãnh diện là người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghiã không?



Có ai hãnh diện là người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghiã không?





image
“Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”
(Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)



image



Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!”




image



Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”




image
“Con gái Việt Nam rẻ lắm!”



Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”




image



Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người Việt Nam.



Chúng ta cũng không hãnh diện là người Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.




image



Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995-2008) đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền. Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”




image
Quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội



Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.


Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.


Bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam: đang thương thảo, chưa quyết định



Bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam: đang thương thảo, chưa quyết định         






Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear
Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear




Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, khẳng định các cuộc đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam đang tiếp diễn, chưa có quyết định chung cuộc.


Phát biểu tại Ngũ Giác Đài hôm 25/9, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Washington hiện đang ở bước đầu bàn về khả năng liệu có thể cung cấp võ khí sát thương cho Việt Nam hay không, có thể dành cho Việt Nam sự hỗ trợ quân sự nào và nguyên do vì sao.


Vẫn theo lời Đô đốc Locklear, việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh.


Ông Locklear nói các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ngày càng nhận thức rõ ràng về môi trường và nhu cầu an ninh của mình và ngày càng hướng ra bên ngoài nhiều hơn trong xu thế ảnh hưởng của toàn cầu hóa.


Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ nhấn mạnh Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến việc giúp các nước này hiểu rõ những gì đang xảy ra với họ và cách có thể ứng phó hữu hiệu hơn.

Tranh cử Ðịa Hạt 34 làm Little Saigon “hot, hot, hot”



Tranh cử Ðịa Hạt 34 làm Little Saigon “hot, hot, hot”
Saturday, September 27, 2014 3:55:01 PM  

Ðỗ Dzũng/Người Việt


WESTMINSTER, California (NV) - Không khí chính trị ở Little Saigon đang ngày càng “nóng” vì cuộc chạy đua vào chức thượng nghị sĩ Ðịa Hạt 34 của California giữa hai ứng cử viên Janet Nguyễn (Cộng Hòa) và Jose Solorio (Dân Chủ), trong cuộc bầu cử vào ngày 4 Tháng Mười Một tới đây.”




Bảng tranh cử của hai ứng cử viên Janet Nguyễn và Jose Solorio
tại góc đường Euclid và Hazard, Santa Ana.
(Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)



“Nóng” vì đây là cuộc bầu cử lịch sử ở Little Saigon, và xa hơn nữa là California và khắp Hoa Kỳ, vì có thể, lần đầu tiên, cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ có một vị dân cử tại Thượng Viện của tiểu bang lớn nhất nước Mỹ.

Lần này cũng có một sự kiện lịch sử trong việc vận động ở Little Saigon.

Ðó là, lần đầu tiên, một số người Việt Nam, thay vì quảng cáo mình bầu cho ai đó vì những thành tích gì đó, lại tuyên bố “không bầu cho ứng cử viên này” vì một số lý do nào đó.

Trên một số đài truyền hình địa phương, ông Phan Kỳ Nhơn, chủ tịch Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, tuyên bố, “Tôi không bầu cho Janet Nguyễn vì cô ta làm hại đến uy tín của cộng đồng...”

Trong khi đó, cũng cùng với quảng cáo này, ông Phan Tấn Ngưu, cựu chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, tuyên bố, “Tôi không bầu cho Janet Nguyễn vì cô ta đã tranh giành tổ chức ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư năm 2010...”

Sau ông Ngưu là đến bà Trần Thanh Hiền, một nhân sĩ trong cộng đồng, nói, “Tôi không bầu cho Janet Nguyễn vì cô ta đưa Eric Lê xâm nhập cộng đồng...”

Ngoài ra, ba cá nhân này cũng lên một số đài phát thanh ở Little Saigon tuyên bố không bầu cho bà Janet Nguyễn với những lý do tương tự và khác nữa. Những quảng cáo này đều do nhóm “Small Business Owners and Taxpayers for Jose Solorio for Senate 2014” trả tiền. Ðây là nhóm vận động cho ứng cử viên Jose Solorio.

Phía ứng cử viên Janet Nguyễn cũng tung ra những quảng cáo phản bác các “cáo buộc” này và do nhóm vận động “Janet for Senate” trả tiền.

Cụ thể, trong quảng cáo trên các tờ báo địa phương ra ngày 27 Tháng Chín, “Janet for Senate” chạy dòng tít lớn: Ðây là hậu quả và sự thật việc làm của Jose Solorio. Bên dưới liệt kê một loạt “việc làm” mà phía Janet cho là làm hại đến cộng đồng Việt Nam. Và hiển nhiên, trang quảng cáo này kèm luôn hình của ba vị, Phan Kỳ Nhơn, Trần Thanh Hiền, Phan Tấn Ngưu.

Ngoài ra, Luật Sư Andrew Ðỗ, chánh văn phòng Giám Sát Viên Janet Nguyễn, cũng mở một cuộc họp báo hôm Thứ Bảy, 20 Tháng Chín, để phản bác các “cáo buộc” của ba cá nhân nêu trên. Cuộc họp báo gây xôn xao dư luận khi đã có ngôn ngữ và lời lẽ nặng nề - một số người cho là khiếm nhã - mà ông Andrew dành cho một cử tọa, là ông Nguyễn Tấn Lạc.

TS Nguyễn Hưng Quốc - Văn hoá dân chủ



TS Nguyễn Hưng Quốc - Văn hoá dân chủ






image



Một nền dân chủ không phải là tổng số các thiết chế dân chủ. Có những nơi và những lúc có các thiết chế dân chủ; ừ, thì cũng bầu cử, cũng có đối lập, cũng có tam quyền phân lập đàng hoàng nhưng lại vẫn không có dân chủ. Ngoài vấn đề thiết chế, để có dân chủ, người ta cần một yếu tố khác: văn hoá dân chủ. Nói một cách tóm tắt, một nền dân chủ lành mạnh cần được xây dựng trên một nền văn hoá dân chủ lành mạnh. Không có văn hoá dân chủ, chế độ độc tài, sau khi bị lật đổ, sẽ dẫn đến tình trạng hoặc hỗn loạn hoặc một chế độ độc tài khác, có khi còn khắc nghiệt hơn nữa.


Nhưng văn hoá dân chủ là gì?




image



Trước hết, về khái niệm văn hoá: Trong cả mấy trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá, tôi tâm đắc nhất với định nghĩa của các nhà nhân học (anthropology) trong thời gian gần đây: Đó là một hệ thống biểu tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm (norm) chi phối cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm và cách hành xử của cả một cộng đồng đông đảo. Theo cách hiểu ấy, văn hoá dân chủ có thể được định nghĩa là một hệ thống biểu tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm chi phối quan hệ quyền lực giữa những người cai trị và những người bị trị để mọi người biết phân biệt cái đúng và cái sai, cái nên và cái không nên, cái có thể chấp nhận được và cái không thể chấp nhận được, từ đó, biết tương nhượng nhau hầu tạo nên một cuộc sống hài hoà, ở đó, mọi người đều được tôn trọng.

Trong định nghĩa trên, yếu tố quan trọng nhất là sự tôn trọng những cái khác và những người khác. Nền độc tài nào cũng được xây dựng trên tinh thần loại trừ những người khác và những cái khác. Độc tài là một tâm lý ích kỷ và tự kỷ: Họ chỉ biết có mình họ và những gì quen thuộc nhất đối với họ. Mọi chế độ độc tài đều bài ngoại, đều kỳ thị chủng tộc hoặc kỳ thị giai cấp cũng như tôn giáo và phái tính. Văn hoá dân chủ, ngược lại, đề cao sự khoan dung và hoà đồng.


Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm.”



“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm.”





Dung nghe CS noi 2....jpg



Trên tờ South China Morning Post có bài viết về quan hệ Trung Quốc - Đài Loan trên cách nhìn "một quốc gia, hai hệ thống"


Nội dung bài viết:


Tập Cận Bình hôm qua làm sống lại ý tưởng thống nhất Đài Loan và Trung Quốc theo công thức "một quốc gia, hai chế độ".


Ông Tập nhắc lại, không bao giờ Bắc Kinh bỏ mục tiêu để đạt được sự thống nhất quốc gia ở hai bờ eo biển.


Tuy nhiên, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu thẳng thừng bác bỏ ý tưởng đó, nói rằng "không thể chấp nhận" bởi vì nó sẽ làm Đài Loan mất chủ quyền.


"Một quốc gia, hai chế độ" là một công thức của Đặng Tiểu Bình để đối phó với thách thức chính trị chưa từng có ở Hồng Kông, một khi nơi này được trả lại cho Trung Quốc 1997. (*)


Trong khi ông Tập nhấn mạnh đến hòa bình thống nhất đất nước và công thức "một quốc gia, hai hệ thống" là cách tốt nhất để thu hẹp khoảng cách chính trị hai bờ eo biển, ông cũng ám chỉ vận dụng nó linh hoạt. Ông nói rằng, trước khi áp dụng công thức, Bắc Kinh sẽ "xem xét đầy đủ tình hình thực tế tại Đài Loan, ý kiến đề xuất từ các thành phần khác nhau của hai bên eo biển, và chú ý đến những đặc quyền và sắp xếp thuận lợi cho người dân Đài Loan".


Trong một tuyên bố chỉ một giờ sau đó, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã từ chối chấp nhận đề nghị của Tập Cận Bình, nói rằng Đài Loan - nước Cộng hòa Trung Quốc - đã là một quốc gia có chủ quyền từ 103 năm…


Hai bên là đối thủ cho đến khi kết thúc cuộc nội chiến năm 1949, nhưng mối quan hệ đã được cải thiện đáng kể từ ông Mã trở thành tổng thống vào năm 2008 và đã chấp nhận một chính sách nỗ lực cải thiện của Bắc Kinh.


Các nhà phân tích cho biết diễn biến gần đây tại Hồng Kông và Đài Loan đã cảnh báo Bắc Kinh, họ đã để mất niềm tin công chúng ở cả hai nơi đối với thể thức "một quốc gia, hai hệ thống".


Hàng ngàn người Hồng Kông đã xuống đường trong những tháng này để phản đối những gì họ xem như là một vi phạm lòng tin của Bắc Kinh về lời hứa của mình với 50 năm tự trị cho thành phố, theo thoả thuận với Anh quốc, bằng cách thắt chặt kiểm soát đối với quá trình bầu cử của Hồng Kông.


Các cuộc biểu tình đã làm nâng cao mối lo ngại và sự chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh tại Đài Loan.


Nguyễn Thu Trâm - Người tù bất khuất: Xuyên thế kỷ Trần Tư




Nguyễn Thu Trâm - Người tù bất khuất: Xuyên thế kỷ Trần Tư







image




Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh đi từ Washington DC hôm nay 25 tháng ​​9​ năm 2014​ thì ông Trần Tư, một tù nhân chính trị với bản án chung thân, chấp hành án tại trại giam Ba Sao, Nam Hà đã được phóng thích vào ngày 24 tháng 9 và vừa về đến gia đình tại số nhà 23 Đường Số 10, khu phố 4, phường An Phú, quận Hai​, Sài gòn vào lúc 5 giờ sáng hôm nay, giờ Việt Nam.




image
Chí Sĩ Trần Tư "Tung Cánh Chim Tim Về Tổ Ấm"



Xin được nhắc lại rằng Ông Trần Tư sinh ngày 20 tháng 01 năm 1941 trong một gia đình Công Giáo tại làng Phủ Cam, xã Thủy Trường quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, nay là phường Phước Vĩnh, thành Phố Huế. Là cựu học sinh trường Pellerin từ năm 1952 cho đến năm 1959, là một trong những học trò cưng của ba vị Bề trên Frère Jérôme, Frère Antonin, và Frère Camille.




image
Cùng Bạn Đồng Môn Tại Trường Pellerin (Bình Linh-Huế)



Năm 1960, ông Trần Tư nhập ngũ, được huấn luyện thành hạ sỹ quan thông dịch viên tùng sự trong một đơn vị thuộc Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Đội Đồng Minh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Sau năm 1975, ông Trần Tư không ra trình diện ban quân quản Sài gòn để tập trung cải tạo mà trốn về Miền tây tìm đường vượt biên và ông đã bị bắt, bị đưa đi cải tạo tại trại giam K1, Cái Tàu, thuộc V 26 Bộ Công An, nằm trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Minh Hải từ năm 1976 cho đến năm 1981.




image
Thầy giáo Anh ngữ Trần Tư tại trại tỵ nạn Panatnikhorn, Thái Lan



Năm 1986 ông Trần Tư vượt biên thành công đến trại tỵ nạn Panatnikhom Thái Lan, nơi ông đã phục hoạt Liên Đoàn Hướng Đạo Sinh La Vang để trợ giúp đồng bào tỵ nạn trong trại, đặc biệt, với sự trợ giúp của tổ chức COERR, ông Trần Tư đã thành lập Trung Tâm Giảng Dạy Tiếng Anh cho người tỵ nạn tại các trại Panatnikhom, Sathu và Sikiw trước khi ông được đến định cư tại Ontario, California, Hoa Kỳ vào cuối năm 1986.


Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất






Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất






image
Nhà văn Trần Mạnh Hảo



Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là các cư dân mạng.


Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù.


image


Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung Cộng và Liên Xô, chiến dịch Cải cách Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam tức đảng Cộng sản hiện nay đề mục tiêu xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ và các thành phần bị xem là ‘bóc lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho dân cày, lập nền chuyên chính vô sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.


Chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo này đã gây ra bầu không khí nồi da xáo thịt kinh hoàng khi đồng bào- đồng loại truy quét, thảm sát, tận diệt lẫn nhau; khi những người cùng huyết thống trong gia đình đấu tố, vu cáo, ám hại nhau giẫm đạp luân thường đạo lý.


Sự khủng khiếp ấy đã được bộc lộ rõ nét qua mấy vần thơ của Tố Hữu:





image


Trong số trên 172 ngàn người bị quy là địa chủ trong Cải cách Ruộng đất, cứ 10 người thì có tới hơn 7 người bị quy oan, để rồi sau đó ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận chính sách này là một sai lầm.


Giới trẻ Việt Nam ít người được biết đến cuộc Cải cách Ruộng đất này vì bấy lâu nay nó không được sử sách nhà trường nói đến hay báo chí nhà nước nhắc lại, và cuộc triển lãm lần đầu tiên đầy tranh cãi và kịch tính ở Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia trong tháng này dường như là một vết dao thêm nữa cứa vào vết thương còn rỉ máu sau gần 6 thập niên.


Để các bạn trẻ hiểu thêm về sự kiện gây sóng gió công luận này, Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với một trong những nhân chứng sống, nạn nhân, và cũng là người tham gia cuộc Cải cách Ruộng đất 60 năm về trước: nhà văn, nhà báo Trần Mạnh Hảo, nguyên ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, người đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào năm 1989 vì tác phẩm ‘Ly Thân’ trong đó có nói tới chiến dịch Cải cách Ruộng đất.


Trục Nga - Trung: Mối đe dọa cho thế giới




Trục Nga - Trung: Mối đe dọa cho thế giới




09222014-vietha.mp3   Phần âm thanh Tải xuống âm thanh





image
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Cộng tham dự lễ khai mạc cho cuộc tập trận chung tại trung tâm chỉ huy của căn cứ hải quân Wusong ở Thượng Hải vào ngày 20 tháng 5 năm 2014





image



Trung tuần tháng 9 vừa qua, tác giả Douglas Schoen, một chiến lược gia hàng đầu của đảng Dân chủ Mỹ và nhà báo Melik Kaylan, giới thiệu một cuốn sách mới có tựa ‘Trục Nga Trung’.

Cuốn sách nói đến mối nguy hiểm của một cuộc chiến tranh lạnh đang tiềm ẩn với sự hình thành của liên minh Nga Trung để đối phó với Hoa Kỳ, và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ ra thế giới.


Phương Tây lo ngại




image


Để tìm hiểu thêm về sự hình thành mối liên minh Nga - Trung và sự nguy hiểm của mối liên minh này với các nước, nhất là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Hà phỏng vấn tác giả Melik Kaylan. Trước hết, nói về các nhân tố cho thấy sự hình thành trục Nga Trung, tác giả Kaylan cho biết: