Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

PHAN HẠNH - Ai khủng bố ở Việt Nam?





Ai khủng bố ở Việt Nam?



Phan Hạnh



Khủng bố là một từ ngữ mà con người định nghĩa mỗi người một cách tùy theo họ ở phe nào. Sau biến cố 9-11, đối với hầu hết thế giới, khủng bố gắn liền với những người hồi giáo cực đoan, đầu sỏ là Osama bin Laden, trùm khủng bố.


Thật ra theo từ điển Oxford, từ ngữ khủng bố chủ nghĩa đã được đặt ra từ năm 1798 ở Pháp để mô tả hệ thống đàn áp của chính phủ đối với dân chúng trong thời kỳ được mệnh danh là Sự Thống Trị của Khủng Bố trên đất Pháp (tiếng Pháp: la Terreur). Thời kỳ thống trị đó kéo dài từ 27 tháng 6 năm 1793 đến 27 tháng 7 năm 1794 là một thời kỳ bạo lực xảy ra trong một năm và một tháng sau khi sự khởi đầu của cuộc Cách mạng Pháp, kích động bởi cuộc xung đột giữa đối thủ chính trị phe phái, những người Girondins và Jacobins, và đánh dấu bằng hành quyết hàng loạt các “kẻ thù của cách mạng.”


Con số ước tính rất khác nhau về số người đã thiệt mạng, với số lượng khác nhau, từ 16.000 đến 40.000 người, trong nhiều trường hợp, hồ sơ không được lưu giữ hoặc, nếu có thì hồ sơ này bị coi là có khả năng không chính xác. Các máy chém đã trở thành biểu tượng của một chuỗi các vụ hành quyết: Louis XVI, Marie Antoinette, những Girondins, Philippe Égalité (Louis Philippe II, Công tước của Orléans) và Madame Roland, cũng như nhiều người khác, chẳng hạn như nhà hoá học tiên phong Antoine Lavoisier, tất cả đều bị mất mạng dưới lưỡi dao máy chém.


Qua hàng bao thế kỷ, từ ngữ quân khủng bố đã được dùng để chỉ những người vũ trang tranh đấu cho niềm tin tôn giáo, chính trị , những người được gọi là chiến đấu cho tự do, giải phóng quân, những người nổi dậy, những người đối kháng chống lại sự áp bức của nhà cầm quyền. Nhưng cộng đồng quốc tế chưa có một định nghĩa luật định minh bạch nào cho từ ngữ quân khủng bố.


Nhưng đừng tưởng dân chúng dùng phương cách bạo động chống nhà nước mới gọi là khủng bố. Nhà nước đàn áp dân cũng bị coi là khủng bố như thường. Bị coi là một chính quyền khủng bố khi chính quyền đó thống trị đất nước dựa trên sự gieo rắc sợ hãi và kinh khiếp trong xã hội. Tính đặc trưng của nó là một chính sách đàn áp hình sự có hệ thống và quy mô lớn, thực hiện bởi các cơ quan công an mật vụ nhà nước.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?



Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?



LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 04:11 GMT - thứ hai, 29 tháng 4, 2013


Người vui, người buồn trong dịp 30/4


Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.


Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.


Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

CA bí mật chuyển trại giam, Điếu Cày bị đưa đi biệt tích



CA bí mật chuyển trại giam, Điếu Cày bị đưa đi biệt tích






Danlambao - Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị CA bí mật chuyển trại giam từ hôm 26/4/2013 mà không thông báo đến gia đình. Bên cạnh đó, thông tin về nhà tù nơi Blogger Điếu Cày bị chuyển đến hiện đang bị giữ kín theo lệnh của Tổng cục 8 – Bộ Công An.


Trao đổi với Danlambao, chị Dương Thị Tân (vợ cũ của Blogger Điếu Cày) cho biết: Sáng nay, 28/4/2013, chị Tân cùng con trai Nguyễn Trí Dũng đến trại giam Xuyên Mộc làm thủ tục thăm nuôi định kỳ. Khi đến nơi thì được cán bộ trại giam thông báo đã ‘trích xuất’ anh Nguyễn Văn Hải đến trại giam khác từ hôm 26/4. Việc chuyển trại giam không hề được thông báo đến gia đình.


Trước đó 1 tuần, ngày 21/04/2013, chị Tân cùng con trai cũng đã bị cán bộ trại giam này ngăn cản không cho thăm gặp Điếu Cày. Lý do được đưa ra là: chưa đủ ngày thăm nuôi.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị đánh trong tù


Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị đánh trong tù


Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-04-27

vgminh04272013.mp3                                     


Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, ảnh chụp trước đây.
File photo

Gia Minh hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên về thông tin đó.


Bà Nguyễn Thị Nhung: Tôi đi thăm bé Uyên hôm qua ngày 26 tháng tư vì được chứng đơn. Trước cuộc gặp mặt, tôi có liên hệ với quản giáo Đinh Công Trí, và người này có bảo tôi làm một bản cam kết. Tôi hỏi lý do thì anh ta cho biết vào ngày 15 tháng tư tôi có gửi cho con một cái kính cận mà theo yêu cầu của trại giam là kính phải bằng nhựa hoàn toàn, không có tính gây sát thương. Nhưng hôm qua ( ngày 26/), trại giam mới bắt tôi làm bản cam kết với nội dung ‘nếu có việc gì xảy ra, nếu có nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con tôi cũng như của người khác thì tôi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi không chịu bản cam kết đó. Sau đó người quản giáo Đinh Công Trí này có nói cách đây ba hôm, bé Uyên con của tôi lên cơn co giật, động kinh.


Điều anh ta nói với tôi như thế thật bất ngờ, vì con gái tôi từ nhỏ đến lớn không có mấy bệnh đó. Nó rất khỏe mạnh, cao 1,65 mét và nặng 57 cân, rất khỏe mạnh, chỉ bị cận thôi.


Sau khi anh đó cho biết tin đó và giải quyết cho thăm gặp thì khoảng thời gian rất lâu, vì anh này cứ bắt tôi làm cam kết. Cuối cùng không làm cam kết mới quyết định lập biên bản gọi là Biên bản Không hợp tác, Không chịu làm cam kết mới giải quyết cho thăm gặp.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Ngày này, năm 1975...






Ngày này, năm 1975...

Tiểu Tử

Năm nay tôi 80 tuổi . Vợ tôi thường nói với mấy con :« Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi : ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ  hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu  mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam… »
        

Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật ! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút - một chút thôi - đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…
        

Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình : ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ « cái ngày đó » nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già , tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…
*   *   *

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

NGUYỄN TRỌNG VĨNH - GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ, CŨNG KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ Ý THỨC HỆ






NGUYỄN TRỌNG VĨNH - GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ, CŨNG KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ Ý THỨC HỆ




GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ


Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10/2011 của đoàn Việt Nam do TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, TBT Hồ Cẩm Đào nói với TBT Nguyễn Phú Trọng câu: “Truyền thống hữu nghị giữa 2 Đảng và 2 nước là tài sản quý báu cần gìn giữ và truyền cho các thế hệ mai sau”… và từ trước đến nay trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai bên, phía Trung Quốc thường nhắc lại: “Hai nước chúng ta sông núi liền nhau, văn hóa tương đồng, hai đảng cùng chúng ý thức hệ là cơ sở của tình hữu nghị bền vững…”.


Dựa trên diễn biến thực tế, thử phân tích xem có đúng thế không?

VÕ VĂN TẠO - THẤY GÌ QUA VỤ BÀI BÁO "RỬA VÀNG BẰNG CƠ CHẾ?” BỊ “BÓC”?



VÕ VĂN TẠO - THẤY GÌ QUA VỤ BÀI BÁO "RỬA VÀNG BẰNG CƠ CHẾ?” BỊ “BÓC”?





Sáng 24-4, Báo Thanh Niên đăng bài “đinh” về đề tài kinh tế: Rửa vàng bằng cơ chế? *. Theo bài báo, cơ chế quản lý vàng tù mù, rối rắm, bất minh của Ngân hàng nhà nước đẻ ra tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao bất thường trong mấy năm qua, tạo kẽ hở để ai đó trục lợi hàng trăm triệu USD, gây mất ổn định nền kinh tế – tài chính – tiền tệ quốc gia.


Với những dữ liệu cụ thể về từng chủng loại, số lượng, giá trị nhập vàng của Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012, lấy từ Hiệp hội Vàng thế giới và bối cảnh thị trường vàng Việt Nam, lập luận của bài báo là có căn cứ và khá thuyết phục.


Thiết tưởng, một bài báo kinh tế, chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý, sẽ được giới chức hữu trách nghiêm túc nghiên cứu, để điều chỉnh chính sách sao cho đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn đang trầm trọng của nền kinh tế, nào ngờ…


Ngay tối 24-4, Thời sự VTV1 đưa tin, chiều cùng ngày, Ngân hàng nhà nước đã họp báo, ra thông cáo bác bỏ quan điểm bài báo Rửa vàng bằng cơ chế?, lớn tiếng chối bỏ sự thật rành rành giành độc quyền cho thương hiệu vàng miếng SIC(!?). Trước đó vài giờ, trên thanhnienonlines, bài báo trên bỗng âm thầm không cánh mà bay! Rõ ràng, phản ứng của Ngân hàng nhà nước trong vụ này bén nhạy và quyết liệt hơn hẳn phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam sau mỗi lần Trung Quốc xâm phạm thô bạo chủ quyền. Theo kinh nghiệm của báo giới, việc “bóc” bài báo trên ngoài tầm tay của Thống đốc Bình. Muốn “bóc” được, phải có lệnh từ Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh, hoặc Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Có bình thường không, khi một bài báo kinh tế làm cho Ngân hàng nhà nước nhảy dựng như đỉa phải vôi? Vì sao mấy tháng trước đây, hàng loạt tờ báo đăng tải vụ bê bối các “cá mập” Bầu Kiên, Trầm Bê… thao túng ngân hàng, khuynh đảo tài chính – tiền tệ quốc gia, không thấy Ngân hàng nhà nước phản ứng tương tự?

ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNG BẤT TỬ: DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG 1975







ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNG BẤT TỬ:
DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG 1975



Đất nước Việt Nam anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Những đấng tiền nhân tiên liệt đã vị quốc vong thân. Phận làm con cháu chúng ta cần ghi nhớ công đức ! đó mới gọi là hiếu nghĩa vẹn toàn.



1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975


2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975


3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975


4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975


5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975


6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn


7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975


8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975


9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ


10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn


11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh


12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975


13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975


14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975


15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)


16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con


17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ


18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975


19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75


20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975


21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975


22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975


23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản


24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát ngày 30/4/1975


25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên. Tự sát ngày 1/5/1975


26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa. Tự sát ngày 29/4/1975


27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt. Tự sát ngày 30/4/1975


28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75


29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975


30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM


31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, tự sát ngày 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn


32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.


33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975


34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa


35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975


36- Hồ Chí Tâm, Binh Nhì, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau


37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu


38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu


39- …………………………….. và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

CỤC TRƯỞNG NGUYỄN CHÍ THÀNH NÓI: “KHÔNG CÓ CHUYỆN ĐỔI TIỀN Ở THỜI ĐIỂM NÀY”... NHƯNG NGƯỜI DÂN VẪN CÓ THỂ HIỂU: “SẼ ĐỔI TRONG NAY MAI”?




CỤC TRƯỞNG NGUYỄN CHÍ THÀNH NÓI: “KHÔNG CÓ CHUYỆN ĐỔI TIỀN Ở THỜI ĐIỂM NÀY”... NHƯNG NGƯỜI DÂN VẪN CÓ THỂ HIỂU: “SẼ ĐỔI TRONG NAY MAI”?   

*





Bảng Đỏ (Danlambao) - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thành vừa lên báo Lao Động phản bác tin đồn Nhà nước sắp đổi tiền, kèm theo lời khẳng định chắc nịch “Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này”. Bên cạnh đó, ông quan CS còn đổ lỗi việc tỷ giá đồng Đô-la vọt lên đến 21.500 trong nhiều ngày gần đây là do 'tin đồn thất thiệt về việc đổi tiền gây ra. Cũng ngay trong tối ngày 22/4, Ngân Hàng Nhà Nước lập tức phát đi thông cáo báo chí bác bỏ tin đổi tiển được đăng trên Cổng Thông Tin Điện Tử Chính phủ.


Những động thái nêu trên gợi lại sự kiện đổi tiền kinh hãi vào năm 1985. Khi ấy, trước ngày đổi tiền, báo chí của đảng vẫn còn chạy tít hoành tráng 'Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương'. Vậy mà đúng 2 ngày sau, ngày 14/09/1985, lệnh đổi tiền được ban hành. Người dân chỉ được đổi tiền trong một buổi sáng với số lượng giới hạn. Tiền cũ bỗng chốc trở thành tiền âm phủ, hàng triệu gia đình sạt nghiệp, có người phẫn uất mà trở nên điên dại.

THƯ ĐỀ NGHỊ TRANH LUẬN



THƯ ĐỀ NGHỊ TRANH LUẬN







... Hy vọng rằng, Đoàn TNCS HCM trường Đại học Luật TP. HCM - tổ chức thanh niên lớn nhất của một đại học chuyên ngành Luật hàng đầu đất nước - sẽ chấp thuận lời đề nghị của chúng tôi về buổi tranh luận thuần túy mang tính pháp lý này...


Thời hạn để Đoàn trường trả lời thư đề nghị tranh luận này là 7 ngày, kể từ ngày hôm nay, 23 tháng 04 năm 2013. Chúng tôi tiếp tục để ngỏ các hành động pháp lý - khởi kiện, tố cáo và yêu cầu khởi tố - như đã nêu trong thư yêu cầu xin lỗi, trong trường hợp Đoàn trường vẫn khước từ hồi đáp...” - Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn (Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn, Phạm Lê Vương Các)


*


Gửi:


- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. HCM (sau đây gọi tắt là Đoàn trường);


- Tác giả bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” được đăng trên website của Đoàn trường (doanthanhnienluat.com) vào ngày 09-04-2013, bút danh Trung Nhân.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

CHUYỆN TIẾU LÂM NHÂN NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG



CHUYỆN TIẾU LÂM NHÂN NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG





Nghe nói ngày xưa, rất xưa, ở Lĩnh Nam có một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, hào hoa phong nhã tên là Lạc Long Quân. Một hôm lên núi rong chơi, săn bắn, tình cờ gặp nàng Âu Cơ xinh đẹp, con gái một vị tù trưởng. Nhanh như chớp, trai tài gái sắc yêu nhau và lấy nhau.


Trong đêm tân hôn, Âu Cơ cho chàng uống rượu ngâm sừng tê giác với củ sâm ngàn năm, chàng hỏi rượu gì mà vừa uống đã nghe sung, nàng nói rượu nầy uống vô để tăng nhanh nòi giống, vì xứ mình đất rộng người thưa. Quả nhiên, 9 tháng 10 ngày sau, nàng Âu Cơ đẻ ra cái bọc 100 trứng, trứng nào trứng nấy to như trứng đà điểu. Cứ lần lượt mỗi giây là một trướng khẻ mỏ, một chàng trai chui ra, vai u thịt bắp, 100 trứng, nở đủ trăm con ( có người nói chỉ nở 97 con, có 3 trứng không trống, lại có người nói có 3 trứng lưỡng tính, nở ra nửa trai nửa gái, thành LGBT sau nầy ).

"Sư phụ quân sự” của Việt Minh đã qua đời, thọ 91 tuổi



"Sư phụ quân sự” của Việt Minh đã qua đời, thọ 91 tuổi




Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng biệt đội "OSS" tháng 8.1945 – Ảnh tư liệu



"Ngày 17.7.1945, đội tình báo Mỹ mang biệt danh Con nai gồm 5 người do thiếu tá A.Thomas chỉ huy đã nhảy dù xuống Tân Trào. Họ huấn luyện các kỹ năng quân sự cho 40 người được chọn từ số 110 quân du kích của Đàm Quang Trung. Đầu tháng 8.1945, trung đội Bộ đội Việt – Mỹ  được thành lập và ngày 20.8.1945 đã tham chiến ở Thái Nguyên dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp."



Cali Today News - Người đàn ông Mỹ cao lớn gầy gò chụp trong tấm ảnh lừng danh năm 1945, đứng ngay giữa ông Hồ và ông Giáp, chính là Henry A.Prunier, đã hắt hơi cuối cùng vào tháng 3 năm 2013, thọ 91 tuổi.

Đó là ông thầy quân sự của Việt Minh. Prunier từng dạy cho Võ Nguyên Giáp, thầy giáo Sử Địa lúc đó chỉ biết cầm phấn, chưa biết cầm súng, muốn ném một quả lựu đạn thì phải làm sao.

NGƯỜI BUÔN GIÓ - BỌN ĐẾ QUỐC ĐANG LƠ LÀ MẤT CẢNH GIÁC.



NGƯỜI BUÔN GIÓ - BỌN ĐẾ QUỐC ĐANG LƠ LÀ MẤT CẢNH GIÁC.




Thưa ông TBT Đảng CSVN.


Hiện nay tình hình đế quốc tư bản đang suy thoái trầm trọng về đạo đức, thanh thiếu niên của chúng ngày càng xa rời chính trị, không quan tâm đến thời cuộc. Chủ nghĩa tư bản đang mất lơ là cảnh giác cao độ. Đây là thời điểm thích hợp nhất để chúng ta thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả là đưa chủ nghĩa xã hội tươi đẹp vào thành trì của bọn đế quốc sài lang. Giải phóng cho người dân ở đây khỏi ách tư bản bóc lột, đem ánh sáng Mác Lê Nin rọi cho tư tưởng của họ có một đời sống mới, con người mới.



Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

CHÍNH QUYỀN HAY CÔN ĐỒ? - Tiên Lãng lại xảy ra xô xát vì đất



CHÍNH QUYỀN HAY CÔN ĐỒ? - Tiên Lãng lại xảy ra xô xát vì đất


Cập nhật: 15:07 GMT - thứ hai, 22 tháng 4, 2013



Nơi xảy ra xô xát giữa nông dân và nhóm 'bảo vệ'
công ty Hoa Thành


Vừa có thêm vụ xô xát vì đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hôm 21/04 giữa nông dân và hàng chục người tự xưng là "bảo vệ" của công ty cổ phần Hoa Thành.


Hoa Thành là công ty được chính quyền Huyện Tiên Lãnh cho thuê lại đất để sản xuất giấy với diện tích khoảng hơn 88.000 mét vuông.


Ông Lương Văn Chinh, nông dân ở xã Đại Thắng, Tiên Lãng nói với BBC, khoảng 12 giờ trưa hôm 21/04, ông nghe mọi người báo là có đông người đến đập phá ruộng dưa của bà con.


Ông Chinh cho biết khi ông ra đến nơi thì thấy có “hai chục người mặc áo bảo vệ, áo chống đạn và bốn mươi người xã hội đen, đầu trọc xăm trổ đầy mình, cởi trần,” đang xô xát với bà con.


“Lúc đầu chỉ có khoảng một chục nông dân, nhưng sau bà con gõ kẻng thì thêm rất nhiều người nữa cũng tham gia,” phía nông dân có 11 người bị thương, ông Chinh nói với BBC.


“Những người vận áo chống đạn đứng chặn ở cửa công ty, còn bà con xô xát với nhóm côn đồ, nên phía họ không ai làm sao hết”, ông nói thêm.

ĐÂY! SỰ “TIẾN BỘ QUÁ LỐ” CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCNVN - MANG GÁI VIỆT RA KHOE...CỦA ĐỂ CÂU KHÁCH



ĐÂY! SỰ “TIẾN BỘ QUÁ LỐ” CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCNVN - MANG GÁI VIỆT RA KHOE...CỦA ĐỂ CÂU KHÁCH




VNCS lúc nào cũng làm quá lố. Các hãng máy bay lớn trên thế giới của người Âu Mỹ tiếp viên ăn mặc lịch sự kín đáo chứ đâu có kiểu “bán cà phê ôm” như vầy.


Hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam giá rẻ Vietjet Air vừa bắt đầu hoạt động vài tháng qua tại Việt Nam. Để câu khách và tạo sự chú ý cho hãng máy bay (cũ) của mình, Vietjet cho các tiếp viên trên đường bay từ Sài Gòn ra Cam Ranh, Nha Trang mang trang phục Hawaii rất mát mẻ, vừa phục vụ hành khách vừa múa hula. Nghe bảo viên giám đốc hãng này đã từng “du học” tại cà-phê “Lú” bên California nên nảy ra “sáng kiến” này. 


Đúng là học hay thì ít, học dở thì nhiều! Khi nhà nước chủ trương "kinh tế thị trường có định hướng XHCN, một thứ kinh tế hoang dã thì mọi sự đều lộn tùng phèo như thế đó!


Nhưng... xin đừng có nói đây là “duyên dáng Việt Nam” nhé, bọn đầu bò!

TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN: KHÔNG MỘT AI CÓ QUYỀN ĐẶT HÒN ĐÁ BÙA Ở ĐẤY



TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN: KHÔNG MỘT AI CÓ QUYỀN ĐẶT HÒN ĐÁ BÙA Ở ĐẤY







Vụ "hòn đá lạ" ở Đền Hùng: quản lý bừa bãi di tích lịch sử

Thanh Phương


Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Nhưng thay vì bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng vô cùng thiêng liêng này đối với người dân Việt Nam, thì các nhà quản lý Đền Hùng lại đưa vào di tích này những thứ hoàn toàn không có một cơ sở lịch sử nào, như "vụ hòn đá lạ" đang gây nhiều tranh cãi trong những ngày qua, mà theo lời tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, đó là mà một sự « hỗn loạn về tâm linh », toàn là những sự bịa đặt.


Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo các di tích như Đền Hùng, cách hành xử của một bộ phận người dân Việt Nam đối với những nơi thờ tự thiêng liêng như vậy cũng đã gây bất bình dư luận. Báo chí trong nước mấy ngày qua đã đưa lên nhiều hình ảnh hàng quán, dịch vụ loạn xạ đón khách vào Đền Hùng, bày bán đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ hàng giải khát, cơm cháo, bún phở, bánh kẹo, quần áo, giầy dép, hàng gia dụng, cho đến cây cảnh, măng chua, điếu cày..., thậm chí dọc hai bên đường còn bày bán cả thịt gia súc.


Về "dịch vụ", thì kinh tởm nhất là các khu nhà vệ sinh do người dân dựng lên hai bên đường để tranh thủ kiếm thêm trong những ngày lễ. Những khu nhà này được che chắn tạm bợ, quây bằng bạt, nilông, không có khu xả thải… trông rất mất vệ sinh và phản cảm.


Nhiều người dân còn đua nhau rải tiền ở Đền Hùng, thậm chí ném tiền vào tượng một cách vô ý thức. Theo báo chí trong nước thì việc rải tiền lẻ tại những nơi thờ cúng tín ngưỡng đang trở nên phổ biến một cách đáng báo động về ý thức văn hóa của một bộ phận người dân Việt Nam.