Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Cánh Cò - Hồi mã thương của phe Tàu



Cánh Cò - Hồi mã thương của phe Tàu




000_Hkg9841578-305.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á ở Manila, Philippines vào ngày 22 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO / NOEL Celis     



"Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".



Câu trả lời cho Reuters của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines nhanh chóng tràn ngập mọi phương tiện truyền thông cả trong lẫn ngoài nước. Người ta vỗ tay, bàn tán, tranh luận và cũng không ít nghi ngờ. Vỗ tay vì tuyên bố này đã trực tiếp tẩy chay những gì mà Hà Nội và Bắc Kinh đã toa rập với nhau trong Hội nghị Thành Đô để hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Vỗ tay vì tại diễn đàn quốc tế một người đại diện quốc gia này nói về quốc gia khác là chính thức và không thể thay đổi, cho dù người đó là cộng sản hay phát xít.


Vỗ tay còn đến từ một nguyên nhân khác âm ỉ và mạnh mẽ vẫn trôi trong huyết quản của người dân Việt có học lịch sử từ hàng ngàn năm qua: ước vọng thoát Hán.


Tiếc một điều sau những tràng vỗ tay không ngớt ấy thì sân khấu chính trị Việt Nam lại chuyển sang một màn khác mà báo chí và những ai tinh tế nhất cũng khó đoán trước: đó là bạo động chống Trung Quốc tại Bình Dương và Vũng Áng.


Vì sao công an im lặng?



Người dân Kỳ Anh Vũng Áng có thể bạo động vì sống gần với công nhân Trung Quốc và thái độ quá đáng của những người này, cộng với áp bức của chính quyển đối với lợi ích của người địa phương đã nung nấu sự hiềm khích lên thành thù hận. Hai người Trung Quốc bị đánh chết là kết quả của một chính sách quỵ lụy để kiếm đầu tư bất kể nó để lại hậu quả như thế nào.


Nhưng ở Bình Dương thì lại khác. Đa số công nhân đến đây làm việc đều hiền lành và không hể có bức xúc nặng nề nào đối với các công ty do Trung Quốc làm chủ. Dĩ nhiên giai cấp công nhân và chủ là hai thế lực luôn xung đột với nhau, nếu nhẹ hai bên tiếp tục thỏa hiệp để kiếm miếng ăn, còn nặng hơn sẽ có đình công phản đối. Với Bình Dương và Đồng Nai chưa có một ghi nhận nào cho thấy mức căng thẳng do tranh chấp giữa công nhân và chủ có thể dẫn tới hành vi nổi loạn.


Qua điều tra xác minh công an Đồng Nai và Bình Dương cho biết công nhân các khu công nghiệp không tự họ nổi dậy mà có sự giật dây của một nhóm người. Dáng dấp và cách hành xử của chúng rõ ràng là côn đồ và hầu hết đều là người Thanh Hóa, Nghệ An hay Hà Tĩnh.


Mà ai cũng biết, hầu như côn đồ luôn được sự giám sát và chỉ đạo ngầm của công an.


Công nhân đã làm chứng và họ đặt câu hỏi tại sao sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng công an im lặng. Các lực lượng vũ trang khác cũng im lặng, thậm chí công an còn chạy theo đám ô hợp ấy chỉ để nhìn mà không có một thái độ nào.


Đám đông gần một ngàn người bị bắt, bị truy tố về nhiều tội và bọn cầm đầu dần dần lộ diện. Tuy nhiên tin từ công an đưa ra làm cho người dân hụt hẫng: kẻ cầm đầu tổ chức bạo loạn là ba thành viên của đảng Việt Tân!


Kết quả đầy bất ngờ này làm cho tuyên bố của Thủ tướng trở nên mất giá trị hay ít ra mất sức mạnh trước lòng tin của nhân dân. Đúng ra người ta lo ngại cho sự an nguy của ông vì sẽ gặp cú hồi mã thương nổi tiêng của người Tàu, hay đúng ra là bọn thân Tàu, lấy sự việc Bình Dương dập tắt chút hy vọng vừa le lói.


NGUYỄN TƯỜNG THỤY - Từ xứ sở tự do trở về mất tự do (Kỳ 4 và Cuối)


NGUYỄN TƯỜNG THỤY - Từ xứ sở tự do trở về mất tự do (Kỳ 4 và Cuối)



Từ xứ sở tự do trở về mất tự do (Kỳ 4)




Cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong câu chuyện của tôi. Tôi không có ý định để mọi người phải chờ, nhưng tôi không có nhiều thời gian. Tôi viết được đến đâu post luôn đến đó.


7 giờ trong trạng thái mệt mỏi, không có phương tiện hỗ trợ, nên tôi chỉ dựa vào trí nhớ. Vì vậy có thể những chi tiết không theo trật tự thời gian như chi tiết sau có thể đưa lên trước và ngược lại. Cũng có những chi tiết bị quên, sau khi post lên mới nhớ ra. Chuyển sang văn viết nên tôi không thể mang nguyên câu nói (và cũng không thể nhớ nguyên văn) còn từ ngữ nếu không nhớ chính xác thì dùng từ đồng nghĩa hay gần nghĩa nhưng đảm bảo trung thực.


Tôi chỉ viêc kể, còn nhận xét như thế nào là quyền của các bạn.


Có vẻ như bạn đọc rất thích thú với nhân vật Vũ (Vũ tiến sĩ) trong ghi chép này nên tôi kể thêm chút nữa.


Khi Vũ đang ca ngợi lý tưởng của cậu ta và thao thao chửi bới bọn phản động, một tay công an đến bảo tôi:


-Đã làm chính trị thì đừng sợ, sợ thì đừng làm (có lẽ vì cậu ta thấy tôi thường ngồi im, không đối đáp với Vũ)


Tôi nói:


- Tôi không làm chính trị. Tôi không có khả năng và tuổi cũng cao rồi. Tôi không có tham vọng chính trị mà tôi chỉ bày tỏ thái độ chính trị. Tôi phản ánh sự thật và nói lên chính kiến của mình. Tôi chỉ là giọt nước góp phần làm nên biển cả. Vợ tôi nói, cô ấy không đồng ý cho tôi nhận bất cứ vị trí nào trong chính quyền, cô ấy muốn tôi vẫn là chồng cô ấy. Tôi đồng ý với ý kiến này. [Cô ấy bảo: “Em chỉ sợ có chút quyền chức trong tay, anh sẽ biến thành con người khác”].


Tôi ý thức được việc làm của mình. Nhiều người đấu tranh ôn hòa, bày tỏ thái độ chính trị theo đúng Hiến pháp qui định nhưng vẫn bị bỏ tù. Điều này họ đều lường trước nhưng vẫn dấn thân.

Không thể nói rằng “tôi không có gì để sợ”. Con người phải có cái để mà sợ. Đó là sợ làm những điều gì hại cho Đất Nước, cho Dân Tộc.


Có người nói vâng (hoặc đúng vậy), tán thành cái nỗi sợ mà tôi vừa nêu ra làm tôi hơi ngạc nhiên.


Vũ hỏi:


- Anh cho rằng nhiều người đã phải trả giá. Tại sao anh nói thế? (ý Vũ nói đến câu “nhiều blogger đã phải trả giá, kể cả đi tù với mức án nặng nề” trong nội dung điều trần của tôi tại Quốc hội Hoa Kỳ).

Tôi nói:


- Trần Văn Hải - Điếu Cày với hai án tổng cộng 14,5 năm, Tạ Phong Tần 10 năm rồi Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất… gần đây nhất là Ba Sàm, thế chưa đủ sao.


Trước khi ra khỏi phòng thẩm vấn, Vũ nói rằng hôm nay cậu ta làm việc như thế, chứ chưa dùng đến phương pháp khác… Tôi hiểu phương pháp mà cậu ta nói ở đây ngầm ý là phương pháp... chân tay.


Vũ tiến sĩ đi rồi, trong phòng lúc này có tôi 5,6 người còn lại. Tôi không biết tên bất cứ một ai trong số này vì họ không giới thiệu mà tôi cũng không hỏi.


Việc thẩm vấn lại tiếp tục. Lại quan tâm đến mối quan hệ của tôi với Việt Tân và bản điều trần. Tôi vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, tránh mắc mưu khiêu khích, chỉ nói khi thấy cần thiết.


Thực ra, tôi chưa bao giờ quan tâm tìm hiểu Việt Tân như thế nào. Quan niệm của tôi là tiếp xúc với ai không quan trọng, vấn đề là mình nói thế nào và hành vi của mình ra sao. Trong luật Việt Nam, các hành vi bị xử lý tôi không thấy có hành vi tiếp xúc với Việt Tân. Tôi cũng không thấy văn bản nào cấm Việt Tân hoạt động. Và như đã nói ở kỳ trước, xét về nguyên tắc, tôi không thể khẳng định ai là Việt Tân khi tôi không là cán bộ tổ chức của Đảng này.


Vì vậy, khi tiếp xúc hay trả lời phỏng vấn tôi chẳng bao giờ quan tâm xem người đó là ai, “phản động” tới mức nào. Điều quan tâm của tôi là phải tôn trọng sự thật, đừng bịa đặt hay thêm bớt.


Nghe nói Việt Tân là một tổ chức khủng bố. Lại có ý kiến cho rằng, Việt Tân là cánh tay nối dài của Việt cộng. Vì vậy, nhiều người sợ dính líu đến Việt Tân. Cũng có những người cho rằng, cứ ai bị tuyên truyền nói xấu nhiều nhất thì phải hiểu ngược lại.


Ông Đỗ Hoàng Điềm có kể cho chúng tôi nghe một chuyện:


Năm 2007 ông có dịp nói chuyện với tổng thống Mỹ George Walker Bush trong Nhà Trắng. Ông nói vui:


- Ông có biết là ông đang tiếp chuyện trùm khủng bố không?"


George W. Bush cũng khôi hài:


- Ông là khủng bố vậy thì tôi đồng lõa với khủng bố.


Còn ông phó Tổng thống ngồi bên nói:


- Các ông là khủng bố thế thì tôi là đồng lõa với ai?



DHDiem va TT My.jpg
Tổng thống Mỹ George Walker Bush tiếp ông Đỗ Hoàng Điềm tại Nhà Trắng (ông Điềm ngồi đầu tiên, phía tay trái ông Bush)




Nước Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc chống khủng bố. Chẳng lẽ Việt Tân là tổ chức khủng bố mà Mỹ lại dung túng?


Tôi đã gặp một số người được cho là đảng viên đảng Việt Tân, họ đều nói mục tiêu của họ là đấu tranh cho một nước Việt Nam mới. Họ muốn có một chế độ có khả năng đưa đất nước phát triển, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.


Hôm biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, tôi thấy tràn ngập cờ Việt Nam Cộng hòa. Một người giải thích: “Bây giờ chưa có cờ nào thì dùng tạm cờ này để đối chọi lại cờ đỏ thôi. Sau này đất nước thay đổi, cần phải có một lá cờ khác, chung cho cả nước”....



30/5/2014


Từ xứ sở tự do trở về mất tự do (Kỳ cuối)


Họ lại tiếp tục hỏi về hoạt động của tôi bên Mỹ. Mọi hoạt động của đoàn điều trần đã được công khai trên báo chí. Tôi trả lời cho qua chuyện vì chẳng có gì mới. Nói nhiều, nói hết cũng chẳng giúp ích gì cho họ và chẳng hại gì cho tôi, chỉ mất thời gian vô ích.Tôi luôn nghĩ đến vợ con tôi và bạn bè đang vất vả đứng trước cổng đồn đòi người. Tôi chỉ muốn gọi điện ra bảo mọi người về, còn tôi họ giữ đến bao giờ cũng được. Nhưng điện thoại của tôi đang bị khống chế.
- Anh phải biết người ta mời ăn cơm thì họ phải có mục đích gì chứ?
- Tôi nghĩ họ quý chúng tôi thì họ mời. Ai mời thì chúng tôi đi nếu muốn. Nếu có mục đích gì thì tôi cũng chẳng phải bận lòng. Nhưng bữa ăn diễn ra vui vẻ, không nói chuyện chính trị gì hết.
Tiếp xúc với các thành viên trong Ban tổ chức, trong đó có Việt Tân, tôi thấy một điều là họ chỉ làm theo trách nhiệm của mình sao cho chu đáo, bày tỏ tình cảm quý mến chúng tôi chứ họ không tuyên truyền hay khuyên chúng tôi nên làm gì cả. Họ cũng chẳng bao giờ giới thiệu cho chúng tôi biết về tổ chức của họ. Với những người Việt Tân, có lẽ họ muốn tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ họ, tự tìm hiểu xem họ là ai, như thế nào, có đúng như những gì đã tuyên truyền không. Đó là bản lĩnh của những người tự tin. Khi liên lạc với tôi để sắp xếp cho tôi đi, Lilli Nguyen nói thẳng với tôi rằng, nếu chú không ngại Việt Tân thì đi, chắc chắn sẽ là một chuyến đi bổ ích.


Với Lilli Nguyen. Hai chú cháu tại QH Mỹ. Tôi bảo: Giao lưu với cháu khi ở nhà, thấy cháu rất đáng yêu. Sang đây gặp cháu, chú thấy cháu đáng yêu hơn nhiều lần.
Họ lại quay lại nội dung điều trần của tôi, nhấn vào chuyện tôi nói cần phải có một thể chế đa nguyên:
- Anh xem ở Thái Lan, biểu tình, bạo động mất ổn định xã hội…
- Thái Lan hơn VN nhiều chứ. Thời kỳ 1954, VN ngang bằng các nước Đông Nam Á, nếu không nói là hơn. Sài Gòn từng được coi là Hòn ngọc Viễn Đông. Nhưng rồi các nước bỏ ta quá xa. Bây giờ đã kém họ, tốc độ lại chậm hơn thì nguy cơ tụt hậu lại càng cao. Trên thế giới có 4 quốc gia có yếu tố XHCN bị chia cắt và theo hai chế độ khác nhau. Nhưng phần nào theo XHCN thì đều kém phần theo Tư bản: Tây Đức phát triển mạnh hơn Đông Đức, Hàn Quốc phát triển hơn hẳn Bắc Triều Tiên, Đài Loan hơn Trung Hoa lục địa, còn Việt Nam, năm 1975, Miền Nam Việt Nam hơn Bắc Việt Nam. Trong khi đó, trước khi bị chia cắt thì cả nước là như nhau.
[Trong 4 quốc gia bị chia cắt, đến nay chỉ có Việt nam thống nhất bằng chiến tranh, Nước Đức thống nhất bằng phương pháp hòa bình, thêm gánh nặng bởi người anh em cộng sản. Còn Trung Quốc và Triều Tiên thì chưa nhưng có vẻ chẳng anh nào muốn đánh anh nào mặc dù Trung Hoa lục địa và Bắc Triều Tiên hô giải phóng rõ to từ nhiều chục năm trước]
Có vẻ họ không hào hứng lắm về chủ đề này.
- Anh có biết tôn chỉ mục đích của Đảng Việt Tân không?
- Không, tôi không quan tâm.
- Họ có cho tiền anh không?
- Không, họ là một tổ chức làm việc rất chuyên nghiệp, việc tiền nong là điều tế nhị nên cho hay không họ phải cân nhắc chứ không phải họ không có tiền.
- Anh mang theo bao nhiêu tiền?
- Ba nghìn
- Anh tiêu những cái gì?
Tôi bảo mua laptop, máy bảng, tiêu vặt còn lại thế.
- Họ có mời các anh tham gia Đảng Việt Tân không?
- Không.
- Nếu cho anh định cư ở Mỹ, anh có đi không?
- Không, đất nước thì như thế, nhân dân còn khổ quá. Visa của tôi 1 năm, tôi chỉ đi bấy nhiêu ngày.

CÙI CÁC - Thứ trưởng Bộ ngoại giao "ăn nhậu đạm bạc" trên tàu HQ 571



CÙI CÁC - Thứ trưởng Bộ ngoại giao "ăn nhậu đạm bạc" trên tàu HQ 571



30/5/2014






Chỉ vài giờ trên trang facebook New Vietnam đăng tải hình ảnh "ăn nhậu" của đương kim Thứ trưởng Bộ ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng.

Dù đang trên cương vị là đương kim Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Ở Nước Ngoài, kiêm Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam, nhưng cộng đồng mạng bất ngờ với những hình ảnh ăn nhậu khá đạm bạc của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.

Không như dư luận xã hội hay hình dung về cảnh ăn nhậu của quan chức Việt Nam, mồi nhậu chỉ là dĩa dưa leo, dưa hấu, rau muốn luộc, với vài dĩa thịt, nhắm với chai rượu Vodka mang tên theo cảm hứng từ Tổng thống Nga... Putinka.

Tham dự cuộc vui này còn có các gương mặt quen thuộc được mệnh danh là "bộ sậu tuyên truyền chống phản động" và kêu gọi cho tinh thần "hòa hợp, hòa giải dân tộc" như Nguyễn Phương Hùng- người sáng lập trang mạng mang tên KBCHN.


LÊ ANH HÙNG - THÔNG BÁO: TÌNH TRẠNG CỦA PHƯƠNG ANH TRONG TRẠI TẠM GIAM B5 CÔNG AN ĐỒNG NAI



LÊ ANH HÙNG - THÔNG BÁO: TÌNH TRẠNG CỦA PHƯƠNG ANH TRONG TRẠI TẠM GIAM B5 CÔNG AN ĐỒNG NAI







Sáng nay, mẹ Lê Thị Phương Anh cùng con gái út của cô là Lê Thiên Nga đã vào thăm nuôi Phương Anh tại trại tạm giam B5 Công an Đồng Nai.

Chị gái thứ hai của Phạm Minh Vũ (tên là Phạm Thị Loan) cũng đến thăm em trai mình. Riêng Đỗ Nam Trung thì mặc dù tôi đã thông báo với mẹ Nam Trung nhưng phần vì họ ở Hà Nội, phần vì chưa biết chắc là Nam Trung đang bị giam ở đâu, nên họ không vào thăm. Nam Trung có hai ông chú ruột ở Đồng Nai nhưng vì lý do “tế nhị” nên họ cũng không đến thăm nuôi Nam Trung được.


Vì mẹ Phương Anh đưa cả con gái út mới 3 tuổi của Phương Anh đến thăm mẹ nên Công an Đồng Nai đã tạo điều kiện cho cuộc thăm nuôi. Phương Anh đã được gặp mẹ và con gái trong vài chục phút, dưới sự giám sát chặt chẽ của 4 công an.


Mẹ Phương Anh cho biết là ở trại ai cũng biết Phương Anh và Minh Vũ cả - những nhân vật “nổi tiếng” ở đó. Phương Anh vẫn ổn định, vững vàng, ngoại trừ việc thỉnh thoảng bị ngất xỉu do chứng thấp huyết áp.


Mấy viên công an ở trại B5 nói Phương Anh rất “bướng bỉnh” và “ngoan cố”, không chịu ăn uống (nghe đoạn ghi âm cuộc điện thoại mẹ Phương Anh gọi từ trong trại ra cho tôi lúc 10h17 sáng nay).


https://soundcloud.com/l-anh-h-ng-2/me-phuong-anh-thong-bao-tinh-hinh-tu-trong-trai-b5


 

Ngô Nhân Dụng - Làm cách nào xóa mối nhục bán nước?



Ngô Nhân Dụng - Làm cách nào xóa mối nhục bán nước?



sau-hoa-buom5.jpg
Muốn xóa mối nhục mất nước cần phải thi hành một chính sách đối ngoại “Thoát Trung.” Muốn “Thoát Trung”, phải “Thoát Cộng”- Hình ảnh cụ thể minh họa “Thoát Cộng” giống như "Sâu hóa bướm” vậy!



Các “đồng chí anh em” bắt đầu tỏ thái độ đối nghịch với nhau. Lần đầu tiên một thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (viết tắt là Việt Cộng) dọa rằng sẽ dùng đòn pháp lý để nói chuyện với Cộng Sản Trung Quốc (viết tắt, Trung Cộng).

Chỉ mới nói thôi, chưa đưa đơn kiện, tức là chưa làm gì cả; nhưng dám nói còn hơn không. Thêm vào đó, tờ tạp chí trên mạng, tiếng nói của đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đích danh lãnh tụ Trung Cộng tố cáo là theo chủ nghĩa Ðại Hán. Hai chữ này diễn tả một truyền thống kéo dài hơn 2,000 năm, ít nhất kể từ thời Mã Viện. Tất nhiên nói như vậy vẫn chỉ là người Việt nói cho người Việt nghe cho sướng tai; giống như nói chuyện kiện cáo mà không dám đưa đơn kiện, không đụng tới lông chân mấy anh chị Ðại Hán ở Trung Nam Hải. Một bước đi xa hơn nữa là trên tờ báo lề phải còn đăng bài biện minh rằng bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 đồng ý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc là không có giá trị. Bài báo này có vẻ nhắm đến dư luận quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc; chứ không chỉ nhắm người Việt nói với nhau. Nhưng lập luận của bài báo đó cũng không có giá trị nào cả. Muốn chống lại chiến dịch xâm lấn Biển Ðông của Trung Cộng, người Việt Nam phải dùng biện pháp khác, triệt để hơn.

Chế độ cộng sản ở Hà Nội hiện nay là thừa kế chính thức của chính phủ Phạm Văn Ðồng. Cho nên, khi họ xác định rằng bức công hàm do ông Phạm Văn Ðồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 là vô giá trị, đó là một bước thoái lui có ý nghĩa. Bởi vì đây là lần đầu tiên đảng Cộng Sản Việt Nam xác định chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có giá trị pháp lý. Từ năm 1954, Việt Cộng không bao giờ công nhận điều đó. Họ gọi chính quyền miền Nam là “ngụy,” nghĩa là “giặc.” Bây giờ họ chính thức thừa nhận chính quyền Sài Gòn làm chủ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cho nên, họ biện minh, ông Phạm Văn Ðồng, thủ tướng chính phủ Hà Nội, không có quyền hành nào trên các quần đảo đó. Vì vậy, ông Ðồng không thể đem trao cho Trung Cộng, dù ông ta muốn cống hiến. Nói cách khác, Việt Cộng bây giờ đồng ý rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ hợp pháp; công nhận chế độ đó làm chủ một nửa nước Việt Nam. Thật đáng tiếc, hồi đó họ lại chủ trương đánh chiếm miền Nam để cùng “tiến lên chủ nghĩa xã hội!” Họ lờ đi không nói rõ ông Ðồng có ý nhường các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng hay không, dù ông ta không có quyền! Tội nghiệp ông Ðồng, ông chỉ ký tên vào bức thư đã được tất cả Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận, vì thế mà riêng ông mang tội bán nước.

Nhưng dùng lối phủ nhận này không phải là thứ lý luận đứng vững trong cuộc đối đầu với Trung Cộng, cũng như trong ý định biện minh cùng dư luận thế giới.

Song Chi - Nói một lần rồi thôi về chuyện MÀU CỜ.



Song Chi - Nói một lần rồi thôi về chuyện MÀU CỜ.





Co CSVN rach toi ta.jpg



Cho đến bây giờ đã gần 4 thập niên trôi qua kể từ ngày VN thống nhất, nhưng lòng người Việt vẫn chưa thể thống nhất. Một trong những biểu hiện rõ nhất là đa số vẫn chỉ có thể chấp nhận đứng dưới một lá cờ: hoặc vàng hoặc đỏ. Chỉ có số ít hoặc không nghiêng về màu cờ nào và dành sự quyết định đó cho tương lai, khi đất nước đổi thay, sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về việc chọn lựa màu cờ; hoặc không chọn cả hai và muốn chính phủ mới sau này sẽ có một lá cờ mới, đoạn tuyệt hẳn với quá khứ.


Về phần mình, tôi tôn trọng quyết định của tất cả những ai xem lá cờ vàng là thiêng liêng, hoặc không nghiêng về màu cờ nào, hoặc không chọn cả hai như vừa nêu trên, tôi chỉ muốn tâm sự đôi điều với những ai cho đến giờ phút này vẫn xem lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản là cờ Tổ quốc.


Nếu đó là người dân bình thường không quan tâm và cũng không đọc/nghe/xem thông tin đa chiều về tình hình chính trị nên chưa nhận thức ra, hoặc nếu là những người từ 40, 50 tuổi trở lên nhưng sinh ra và lớn lên ở miền Bắc vốn nghe tuyên truyền bao nhiêu năm về “chế độ ngụy quyền tay sai bán nước” nên không hiểu hay căm ghét lá cờ vàng, hoặc nếu là người sinh ra sau chiến tranh không từng sống qua cả hai chế độ nên không biết chọn lựa gì hơn lá cờ đỏ…thì không có gì đáng nói.


Nhưng có những người đã hiểu ra tất cả những sai lầm, tội lỗi và hệ lụy đảng cộng sản đã gây nên cho đất nước, dân tộc VN trong bao nhiêu năm qua, thậm chí còn đứng về phía những người tiến bộ, dân chủ, mà vẫn còn lướng vướng lá cờ đỏ thì thật đáng tiếc.


Trước hết, chúng ta đều biết, lá cờ đỏ sao vàng không phải là lá cờ có từ bao nhiêu đời nay của dân tộc VN, do ông bà tổ tiên ta truyền lại, mà đó là lá cờ của đảng cộng sản VN. Cho dù được gọi là quốc kỳ thì cũng chỉ là quốc kỳ của nước VN Dân Chủ Cộng Hòa trước đây ở miền Bắc và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN hiện nay.


Là lá cờ đại diện cho đảng cộng sản, cho một chế độ do đảng cộng sản dựng nên, nhưng trên thực tế, một sự thật mà cho đến nay những ai có lương tri, có hiểu biết đều không thể phủ nhận rằng chính đảng cộng sản trong quá khứ và hiện tại, đã và đang là lực cản lớn nhất trên con đường giành lại tự do dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân và sự cường thịnh cho đất nước. Sau bao nhiêu năm độc quyền lãnh đạo, không có lý do gì để đổ thừa cho bất cứ nguyên nhân nào khác, đảng và nhà nước cộng sản mà phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi:


Để cho VN hôm nay trở thành một quốc gia lạc hậu, thua xa các nước láng giềng hàng chục, hàng trăm năm về mọi mặt.


Để cho người dân ngày hôm nay sống trong một xã hội không có tự do, dân chủ, nhân quyền bị chà đạp, đạo đức suy đồi, văn hóa tàn mạt, những bản tính tốt đẹp, nhân văn của con người VN bị hủy hoại đến tận cùng…


Để cho VN bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng từ kinh tế cho đến chính trị, VN bị mất đất, mất đảo, mất biển và có nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng…


Đó là chưa kể, vì sự mù quáng của đảng cộng sản mà trong suốt thế kỷ XX, VN bị lôi kéo vào những cuộc chiến tranh liên tiếp hao người tốn của, tàn phá nặng nề đất nước và con người, từ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc và biên giới Tây Nam với Khơ me Đỏ-Cambodia…


Chưa kể, chính những hành động ngu muội, đặt tình hữu nghị Việt-Trung lên trên quyền lợi đất nước, dân tộc của đảng cộng sản đã đưa tới bao hệ lụy thiệt thòi, nguy cơ cho đất nước và dân tộc VN, như công hàm của ông Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958 cho tới nay đã luôn bị Bắc Kinh đưa ra làm cứng họng Hà Nội khi mở mồm nói về chủ quyền Hoàng Sa là một trong rất nhiều ví dụ.


Vậy có nên đứng dưới một lá cờ đại diện cho một chế độ, một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm, mà nếu gọi là cõng rắn cắn gà nhà, bán nước thì cũng không ngoa hay không? Xin tùy cho mọi người suy nghĩ.

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Nguyễn Tường Thụy - Từ Xứ sở Tự do trở về mất tự do (1,2,3)


Nguyễn Tường Thụy - Từ Xứ sở Tự do trở về mất tự do (1,2,3)







Từ Xứ sở Tự do trở về mất tự do (1)



Tôi là người thứ 4 trong đoàn điều trần trở về Việt nam, sau Nguyễn Đình Hà, Lê Thanh Tùng, Ngô Nhật Đăng. Tại Mỹ, tôi đọc tin, được biết Ngô Nhật Đăng bị giữ 7 giờ, Lê Thanh Tùng 20 giờ và Nguyễn Đình Hà 24 giờ. Nguyễn Đình Hà còn bị thu hộ chiếu, máy ảnh, laptop, ipad, và một số đồ lặt vặt khác. Lê Thanh Tùng bị đánh ngay sau khi xuống sân bay,  rất đau.


Bạn bè ở Mỹ khuyên tôi nên để máy móc, thiết bị tác nghiệp, ngoại tệ lại, các bạn sẽ gửi về sau. Nhưng tôi quyết định mang hết về, với ý cứ làm mọi việc sòng phẳng xem sao. Rủi có mất thì cũng có cái gì đó để viết, để tố cáo. Mặt khác, tôi ngại phiền phức cho các bạn, các bạn đã vì tôi quá nhiều rồi.


Khi đi, tôi  đi thẳng từ Nội Bài, quá cảnh ở thủ đô Seoul rồi tới Washington, DC. Vé bay mua của hãng Korean Air là vé khứ hồi nên chiều về thì ngược lại. Vé chiều về phải 2 lần đổi: một lần đổi sân bay và một lần đổi ngày.


Anh Minh người đổi vé và đưa tôi ra sân bay ở Los Angeles còn lo cho tôi thêm dịch vụ người phục vụ, chở bằng xe lăn và lo mọi thủ tục mặc dù tôi nói không cần phải thế, lối đi lại trong sân bay cũng không có gì bỡ ngỡ. Mặt khác tôi còn sức, để người khác phục vụ tôi cảm thấy ngài ngại thế nào ấy. Nhưng anh cứ làm, với lý do sợ tôi mệt và đỡ mất công hỏi han lối ra vào. Thảo nào tôi đến sân bay ở Los Angeles, quá cảnh ở Hàn Quốc hay về đến sân bay Nội Bài đều được nhân viên hàng không săn sóc.


Trước khi về, tôi đã dặn vợ tôi, bạn bè tôi hành trình và giờ của chuyến bay. Cả chiều đi và về đều chính xác, không chậm trễ.


Ở nhà, vợ tôi thuê một chiếc xe 7 chỗ ngồi chở vợ con và một số bạn ra sân bay (giờ máy bay hạ cánh là 9h30' tối ngày 19/5/2014) Một số anh em đi xe bus đến. Có người đi xe máy từ tỉnh khác xuống.


Tôi cũng tính sẵn cách đối phó với công an khi về đến sân bay Nội Bài. Ngoài tư trang, một ít quà, tôi có một chiếc laptop, một ipad mini, hai thứ đều mới, 1 chiếc điện thoại mang từ VN sang. Riêng ngoại tệ, tôi gói vào một tờ giấy A4, kê rõ tiền 100 USD bao nhiêu tờ, loại 20, 5, 1 USD bao nhiêu tờ, tổng cộng là bao nhiêu. Ngoài ra không có giấy tờ gì lạ, như một khách du lịch bình thường.


Thực ra, tôi biết, nếu công an VN theo sát tất cả mọi hoạt động của chúng tôi bên Mỹ, ghi hình đầy đủ thì cũng chẳng có bằng chứng nào kết tội chúng tôi. Hầu hết, các hoạt động của chúng tôi đều đã được đưa lên mạng do các đài, báo hoặc do chính chúng tôi đưa lên.


Nhưng tôi không muốn họ mượn cớ, lằng nhằng kéo thêm thời gian giam giữ vì điều đó chỉ khổ cho vợ con tôi và các bạn của tôi đang quyết tâm chờ cho đến tận khi tôi được thả ra. Cũng có thể họ vin vào điều này điều nọ để thu giữ máy tính hoặc thứ gì đó, có đòi được cũng mệt mỏi... Vì vậy, tôi định trước cho mình một lối xử sự, đó là giữ thái độ bình thản, trả lời ngắn nhất có thể, không sa vào tranh cãi, không mắc mưu khiêu khích, nói thẳng quan điểm của mình nhưng không gay gắt. Thực ra, đó cũng là lối xử sự của tôi trong tất cả mọi tình huống cũng như khi viết bài.


Đúng 9h 30' tối, máy bay tiếp đất. Tôi báo cho vợ tôi máy bay vừa tiếp đất. Khi máy bay dừng, tôi báo là máy bay dừng. Tôi làm thế để bên ngoài biết chắc chắn tôi đã về tới sân bay mà còn đấu tranh khi tôi bị bắt giữ. Tôi quyết định không nhờ người phục vụ nữa. Vất vả lắm tôi mới nói võ vẽ được câu:


- I can walk (Tôi tự đi được)


nhưng nhân viên hàng không Hàn Quốc cứ ra hiệu bắt tôi ngồi xuống tại chỗ chờ. Đợi hành khách ra hết, một nhân viên đến lấy và khoác đồ cho tôi hướng dẫn tôi đi theo.


Vừa tới cửa sân bay, đã có nhân viên phục vụ với xe đẩy chờ sẵn. Tôi ngồi lên. Cùng lúc, tôi thấy một kẻ đang nhằm vào tôi quay clip. Tôi giơ điện thoại ra chụp lại. Tôi nhìn ra xung quanh thì thấy hơn chục đứa lố nhố xung quanh, thường phục có, sắc phục có. Những chiếc máy quay hoạt động liên tục. Chúng yêu cầu cậu đẩy xe đi theo chúng.



Chiếc máy quay đầu tiên khi ra khỏi cửa máy bay


Chúng giăng quân ra để bắt tôi như bắt một tên tội phạm quốc tế.


Vợ tôi lại gọi điện. Tôi thản nhiên rút máy ra nói chuyện bình thường. Tôi nói rằng công an đang bao vây tôi. Rồi tôi gọi lại, hỏi những chuyện bình thường. Nhưng dường như đã hết mức kiềm chế vì trước mặt chúng mà tôi cứ thản nhiên như không, một tên giằng lấy máy. Tôi nói nhanh vào máy:


- Chúng nó cướp máy của anh đây này.


Chúng yêu cầu người phục vụ chở tôi vào một phòng trong sân bay. Tôi đưa thẻ gửi đồ cho người phục vụ để anh lấy hành lý ký gửi.


Chúng kéo nhau ra ngoài. Trong phòng chỉ có một đứa ngồi cùng với tôi. Tôi thấy điện thoại của tôi đang trong tay nó. Tôi bảo:


- Yêu cầu trả điện thoại cho tôi để tôi liên lạc với gia đỉnh.


Cậu ta cười khẩy:


- Anh nhầm mặt hàng rồi đấy. Trịnh Hội, Nguyễn Quốc Quân đều đã qua tay tôi cả. Làm cái gì cũng phải biết điểm dừng.


Một lát sau, cậu ta bỏ ra ngoài. Tôi ngồi một mình được một lúc thì bước ra phòng ngoài nói với mấy đứa đang đứng xung quanh:


- Tôi yêu cầu cho gặp người có trách nhiệm cao nhất ở đây.


Cậu bảo tôi "nhầm mặt hàng" nhắc lại câu nói với tôi khi còn ở trong phòng (anh nhầm mặt hàng rồi đấy...) với giọng đầy đe dọa.


Tôi bảo:


- Tôi không quan tâm đến anh là ai. Yêu cầu của tôi là một việc bình thường của một công dân bình thường.


Tôi quay trở lại vào phòng. Chúng nó lại vào vây quanh lấy tôi.


Cậu đẩy xe lăn đã mang valy ký gửi vào. Trong người tôi lúc này còn mấy tờ đô la lẻ nhưng trong tình thế ấy, tôi không đưa tiền tip cho cậu ta nữa mà chỉ cám ơn.


Một đứa đẩy va ly đến gần tôi bảo tôi mở ra. Tôi nói:


- Tôi không có nhu cầu mở va ly lúc này.


Chúng nói cái gì tôi không nhớ, chỉ biết ý rằng không mở cũng không được với chúng, rồi bê phắt valy để lên bàn.


Cậu bảo tôi nhầm mặt hàng lục ra từng thứ, kiểm tra rất cẩn thận. Kiểm tra đến đâu, xếp vào đến đấy giống như tôi đã xếp. Động tác khá thành thục.


Xong chúng bảo tôi lên xe chở đi. Tôi đeo ba lô còn một đứa kéo valy cho tôi. Thấy có cả đứa mặc sắc phục mầu sẫm mang theo dùi cui lên ngồi sát tôi. Cảnh bắt một người không còn mấy sức khỏe, không có tấc sắt trong tay được huy động một lực lượng khá hùng hậu. Tôi đã quen với cảnh dùng số đông để áp đảo, khủng bố tinh thần.


Chừng dăm phút, tôi nhận ra chúng chở tôi vào đồn công an cửa khẩu Nội Bài.


Xuống xe, tôi đi theo chúng vào một phòng ở sâu bên trong. Tôi nhìn quanh, căn phòng làm việc khá tồi tàn.


Cậu bảo tôi "nhầm mặt hàng" bắt đầu vào việc, giới thiệu tên là Vũ, ở Bộ công an.