Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Phạm Nhật Bình - Đại hội hay hội nghị vẫn là chuyện riêng của đảng


Phạm Nhật Bình - Đại hội hay hội nghị vẫn là chuyện riêng của đảng








Bản tin chính thức (chứ chẳng còn là tin đồn) về việc Cục trưởng Nguyễn Hữu Thắng bị thắt cổ chết ngay tại văn phòng (chứ không phải "tự treo cổ trong tư thế ngồi tại các đồn công an") làm mùi tử khí càng thêm nồng nặc dù còn cả năm nữa mới đến Đại Hội Đảng XII.

Từ nay đến giờ phút khai mạc Đại Hội đó còn bao nhiêu Hội nghị Trung ương nữa để quyết định nhân sự vào các ghế ở thượng tầng, tức phân chia lại các lãnh thổ quyền lực? Và mỗi lần như vậy sẽ còn bao nhiêu đối thủ chết nhanh kiểu Nguyễn Hữu Thắng và chết chậm kiểu Nguyễn Bá Thanh nữa?

Có trường hợp họ chết vì trực tiếp tranh ghế nhưng cũng có trường hợp họ chết chỉ vì có thể liên lụy đến những người đang tranh các ghế cực lớn. Cụ thể như Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ. Ông Ngọ chết rất nhanh khi đường dây chạy án của ông bị phanh phui và bắt đầu hướng vào Bộ trưởng công an Trần Đại Quang và một vài ủy viên Bộ chính trị khác. Ngắn gọn là mức liên lụy càng lớn, cái chết đến càng nhanh.

(Cũng chính vì thế mà một dấu hỏi lớn đang lan nhanh: ông Nguyễn Hữu Thắng đang hăm dọa phanh phui cấp trên cỡ nào, hay đang bị các đối thủ phanh phui và có thể liên lụy đến cấp trên cỡ nào mà phải chết ngay như thế?)

Và nếu ở hàng Thượng tướng công an, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương, Cục trưởng, ... mà còn không giữ nổi mạng sống, chả trách hàng cán bộ trung và cao cấp đều đang dặn vợ bảo con chặt chẽ chuyện thực phẩm hàng ngày. Họ cũng nhốn nháo dò tìm cửa nào có quyền lực mạnh nhất để chạy sang đầu quân cho yên tâm. Vấn đề là nếu đổi cửa quá sớm và nhất là nếu chọn sai cửa, thì đòn trả thù của các chủ tướng cũ cũng tàn bạo không kém. Hồ sơ tham nhũng bao năm rất "ổn định" của gia đình họ bỗng xuất hiện giữa chợ Internet, rồi kéo theo đủ loại điều tra, kỷ luật, tù tội. Tài sản của họ được chia cho những quan chức "trung thành" còn lại. Đây quả là thời điểm "sai một ly, đi một dặm ... vào cõi âm".

Giữa không khí u ám, chết chóc bao trùm đó, hiển nhiên đội ngũ cán bộ cũng xôn xao bàn tán ai sẽ lên ngôi thượng đỉnh, và ai sẽ theo "Phù Đổng Nguyễn Minh Triết" về vui thú điền viên ... (vui thú điền viên trong hồi hộp, không biết ngày nào cái núi gia sản của mình bị các đồng chí đương quyền "cưỡng chế" như kiểu ông Trần Văn Truyền). Trong cuộc chạy đua hiện nay, người ta thấy:

  • Có những ngôi sao "vừa lên đã vụt tắt" như PTT Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc bỏ cửa quyền lực Nguyễn Tấn Dũng và đầu quân nơi khác quá sớm và bị trừng phạt nặng nề trên bàn giải phẫu của trang Chân Dung Quyền Lực (CDQL). Xác suất ông Phúc giữ được ghế ủy viên Bộ Chính trị tại Đại Hội XII gần như số không. Việc mất thêm các chức tước khác hay bị điều tra, mất tài sản, thêm tù tội ... còn tùy thuộc vào cán cân quyền lực giữa các phe nhóm trong những ngày tới, cũng như tùy thuộc thái độ ngoan ngoãn chịu trận, không phản đòn của ông Phúc.

  • Có những ngôi sao "mát da mát thịt và mát cả đầu" như Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ông Thanh cứ tự bắn vào chân mình với những tuyên bố đầy lo âu cho Bắc Kinh khi thấy người Việt Nam ghét giặc xâm lược quá. Tuy vậy, vẫn có nguồn tin từ nội bộ cho biết ông Thanh nay đã nắm chắc ghế Chủ tịch nước vì ông được nằm trong danh sách mà Du Chính Thanh, Ủy viên bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Chính hiệp Trung quốc, cầm từ Bắc Kinh sang ban cho Hà Nội vào tháng trước.

  • Có những ngôi sao "vừa có mưu vừa có tiền" như TT Nguyễn Tấn Dũng. Ông đang dùng vũ khí CDQL để chỉ cần đánh vài đòn chí mạng vào mấy con dê tế thần, đã đủ để hăm dọa được toàn bộ giàn lãnh đạo còn lại đến xanh máu mặt. Chỉ có điều ông Dũng hơi tham lam. Nay ông lại dùng ngay trang CDQL để ca ngợi chính mình, tức là thú nhận một cách lộ liễu đây chính là vũ khí của ông. Liệu ông Dũng đã mạnh đến mức không cần che đậy nữa hay đã có thể bất chấp các phe cánh khác hợp sức lại đối đầu với ông?

  • Và có những ngôi sao "càng được sơn phết càng mất giá" như ông Phạm Quang Nghị. Ông Nghị bị thiệt hại vì người thợ sơn phết cho ông lại là ông Nguyễn Phú Trọng - một người cứ liên tục chứng minh mình rất xứng đáng với danh hiệu "Trọng lú". Người ta đánh giá một kẻ đi đầu quân dưới trướng ông Trọng thì còn phải "lú" đến mức nào nữa.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Chân Dung Quyền Lực - Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và vụ chạy án rúng động trong nội bộ cấp cao ngành Kiểm sát



Chân Dung Quyền Lực - Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và vụ chạy án rúng động trong nội bộ cấp cao ngành Kiểm sát






Cách đây 1 tuần, chúng tôi nhận được những tài liệu hết sức đắt giá về một vụ chạy án chấn động trong nội bộ cấp cao ngành kiểm sát, liên quan trực tiếp đến Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Qua quá trình thẩm tra, chúng tôi xác nhận đây là thông tin xác thực, xin tổng hợp và tóm tắt với độc giả.


Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình là người nắm quyền sinh sát mà lại rất gian manh, không chỉ kiếm tiền qua con trai Nguyễn Tuấn Anh mà còn thông qua Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang, chỉ đạo Quang mượn tay vợ chồng “Liên – Tỷ” (tức bà Trần Thị Bích Liên và ông Vương A Tỷ, địa chỉ 118/10 đường 1-5, phường B’Lao, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng là chủ của công ty TNHH V.A.T) để làm 2 dự án tại Lâm Đồng với tổng giá trị lên đến 750 tỷ đồng. Tháng 8/2013, vì có hành vi gian dối, lừa đảo, bà Liên bị ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn lệnh tạm giam để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Trước nguy cơ bị lộ nguồn vốn bí mật, ông Nguyễn Hòa Bình đã chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Lại Viết Quang trực tiếp dàn xếp với cấp dưới là ông Vũ Văn Diến.



Dự án “Chợ Trung tâm Bảo Lộc” đang chuẩn bị khánh thành và dự án “Khách sạn và Văn phòng cho thuê” với tổng trị giá 750 tỷ chuẩn bị khởi công của dàn lãnh đạo Viện KSND Tối cao




Tháng 11/2013, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát đi chỉ thị miệng yêu cầu đình chỉ vụ án vợ chồng “Liên – Tỷ” nhưng ông Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến vẫn phớt lờ, tiếp tục phê chuẩn lần 2, gia hạn thêm 4 tháng tạm giam để mở rộng điều tra theo đề xuất của ông Lê Tự Mật, Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Đức Trọng.



Bà Trần Thị Bích Liên, GĐ công ty V.A.T




Vì bị khinh thường, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã vô cùng tức giận, lập tức chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong ra tay “bằng biện pháp mạnh” với Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến. Tháng 3/2014, kế hoạch đã hoàn chỉnh và đích thân Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang trực tiếp chỉ đạo. Ông Vũ Văn Diến và đàn em Lê Tự Mật dễ dàng sa vào cạm bẫy chết người khi mọi chứng cứ về việc nhận tiền chạy án, ăn chơi trác táng đã bị tay chân của ông Lại Viết Quang ghi âm, ghi hình đầy đủ. Ngày 6/6/2014, Lại Viết Quang đã gửi đến nhà riêng Lê Tự Mật lá thư nặc danh in bằng tờ giấy A4 kèm theo đĩa USB chứa các đoạn ghi âm, ghi hình trên.



Lá thư được ông Lại Viết Quang, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện KSND Tối cao gửi đến nhà riêng ông Lê Tự Mật, nội dung ghi rõ về nguồn vốn của dự án chợ Bảo Lộc “của anh em bọn anh” và đe dọa: “Nếu anh sử dụng chứng cứ này để minh oan cho bà Liên và thu hồi vốn thì quá dễ và nhanh chóng. Nhưng cuộc đời chú, sự nghiệp, công danh… sẽ ra sao




Thế là rõ, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã xác nhận vốn đổ vào dự án của vợ chồng “Liên-Tỷ” là “của anh em bọn anh” và muốn được xử lý êm thấm, không ồn ào vụ này. Hãy xem những nội dung mà ông Lại Viết Quang nhấn mạnh là “một số file đặc trưng để chú biết trách nhiệm của mình phải làm gì… để cả nhà cùng được vui”:



Việt Nam: Kiểm soát chặt chẽ những người ủng hộ dân chủ, phê bình chính quyền trong năm 2014



Việt Nam: Kiểm soát chặt chẽ những người ủng hộ dân chủ, phê bình chính quyền trong năm 2014

Vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm cho các nhà hoạt động

JANUARY 29, 2015



Con an bao hanh 3.png



(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định trong Bản Phúc trình Toàn cầu năm 2015 rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 vẫn duy trì những đặc tính của một chế độ độc đảng, với các bản án mang động cơ chính trị, người lao động không được hưởng đầy đủ quyền lợi, tình trạng công an bạo hành tràn lan và các xung đột về đất đai tiếp tục gia tăng. Chính quyền Việt Nam kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận và tự do lập hội. Các blogger, những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động vì quyền lợi lao động và đất đai, cũng như các nhà vận động cho tự do tôn giáo và dân chủ tiếp tục bị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và tù giam.

“Trong năm 2014, Việt Nam tiếp tục vận hành ‘cánh cửa xoay’ đối với các tù nhân chính trị, phóng thích một số người nhưng lại đưa một số lượng lớn hơn những nhà hoạt động ôn hòa vào tù dưới cái mác tội phạm bị kết án,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Nhiều vụ phóng thích nói trên được thực hiện để giành những lợi ích ngoại giao, nhưng thực tế là số người bị kết án còn cao hơn gấp đôi số được phóng thích, khiến nỗ lực trình làng một gương mặt cải cách của chính quyền Việt Nam bị ảnh hưởng trầm trọng.”

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Freedom House: Việt Nam không phải là một quốc gia tự do


Freedom House: Việt Nam không phải là một quốc gia tự do





kinhhoa01292015.mp3  Phần âm thanh  Tải xuống âm thanh




photo-4-622.jpg
Từ trái qua: Bà Tamara Wittes, Ông James Mann, Bà Jill Doughty (dẫn chương trình), Ông Arch Puddington tại Buổi ra mắt báo cáo của Freedom House về tình trạng dân chủ và tự do trên thế giới năm 2014, được tổ chức ở Washington DC, ngày 28/1/2015.
RFA



Ngày 28/1/2015 tại Thủ đô Washington, tổ chức Freedom House cho ra mắt báo cáo về tình trạng dân chủ và tự do trên thế giới năm 2014 cùng với việc cảnh báo những thách thức cho dân chủ và tự do trên thế giới vào năm 2015.

Mở đầu buổi ra mắt, ông Mark Lagon, người đứng đầu Freedom House giới thiệu ông Arch Puddington trình bày về báo cáo tình trạng dân chủ và tự do trên thế giới vào năm qua. Ông Puddington là một nhà nghiên cứu tại Freedom House, và có nhiều bài viết về các vấn đề quốc tế, các tổ chức lao động, cũng như về chiến tranh lạnh.

Xa rời dân chủ và sự trở lại của bàn tay sắt


“Đương nhiên là các nhà lãnh đạo ở bất cứ
nước nào, ở bất cứ chính phủ nào đều chỉ
phản ứng khi bị một sức ép, một sức ép từ
bên dưới.”
-Ông James Mann


Báo cáo của Freedom House về dân chủ và tự do năm 2014 đưa ra một bức tranh không mấy sáng sủa, theo như đề tự của báo cáo rằng năm 2014 là một năm xa rời dân chủ cùng sự trở lại của việc cai trị bằng bàn tay sắt.

Báo cáo bắt đầu bằng việc kể ra những hoạt động khủng bố lan tràn ở châu Phi và Trung đông trong thời gian qua gây ảnh hưởng đến tự do của hàng chục triệu người. Bên cạnh đó báo cáo cũng chỉ ra rằng các chế độ độc đoán trong khoảng vài chục năm gần đây có cố gắng giữ nguyên trạng tình hình dân chủ tự do ở xứ họ, tuy nhiên trong năm vừa qua các chế độ ấy đã bỏ luôn tình trạng dân chủ ngụy tạo của họ. Đó là các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Venezuela. Có các quốc gia mà trong quá khứ đã đi đến một mức độ dân chủ nào đó như Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ thì trong năm 2014 lại đang tụt lùi. Đặc biệt có một quốc gia thành viên của cộng đồng châu Âu là Hungary đang có khuynh hướng tiến đến sự độc tài của một đảng chính trị chiếm đại đa số.

Các kiểm duyệt tự do báo chí, tự do Internet cũng gia tăng trong năm qua, báo cáo cho biết như vậy và nêu tên các quốc gia tăng cường kiểm duyệt trong năm qua là Trung Quốc, Thái Lan, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên cũng có những điểm sáng về dân chủ tự do trong năm qua, đó là các quốc gia Tunisia, Indonesia, Ấn độ, nơi có những cuộc bầu cử công bằng.


Nhà văn Võ Thị Hảo - Cơn sốt rét ác tính của các nhóm quyền lực



Nhà văn Võ Thị Hảo - Cơn sốt rét ác tính của các nhóm quyền lực






cdql-3-622.jpg
Trang Blog Chân Dung Quyền Lực.
Screen capture




Từ 15/12/2014 đến nay, mỗi ngày blog Chân dung quyền lực lại thường thong dong thả ra một bài. Mỗi bài như một phần của khối u băng hoại được màn hình nội soi từ trong ruột của bộ máy quyền lực cao nhất của Việt Nam hiện thời trình ra cho dân chúng xem.


Chờ đợi chân dung những “đồng chí chưa bị lộ”


Dù chưa rõ độ xác thực của thông tin mà blog này đưa ra, nhưng đúng như tên của blog, chân tướng của nhiều nhân vật trong một bộ máy quyền lực tham lam, cánh hẩu, siêu trộm cướp và siêu vô đạo đang hút máu nhân dân và đất nước VN đã được khắc họa một cách cụ thể, sắc nét đến mức người ta khó mà không tin.

Dẫu lâu nay người dân cũng đã hình dung sự băng hoại cao nhất của vô số nhân vật có quyền lực trong bộ máy, nhưng cũng  không thể không sốc và công phẫn trước những chi tiết, hiện trạng đã được trang blog này nêu ra, với những tiêu đề sốc như “Cục u bướu di căn...” “Liên minh đen tối hút máu quân đội và nhân dân…” “Đề nghị TƯ thanh tra khối tài sản hàng ngàn tỉ…” Điều đáng nói, đây chỉ là một phần những chân dung trong bộ máy quyền lực. Người ta có thể rùng mình khi nghĩ rằng nếu tất cả các chân tướng của những “đồng chí chưa bị lộ” đều được đưa ra ánh sáng thì còn kinh khủng tới mức nào?

Nếu đúng như vậy, cộng thêm với những tư liệu từ blog Quan làm báo, Dân làm báo… cũng đang đưa những tội ác và sự tham nhũng của bộ máy cầm quyền, và mặc dù chưa được kiểm chứng, nhưng không phải không có những chi tiết và chứng cứ khiến người ta muốn tin, thì phải chăng đây là bộ máy quyền lực tội lỗi và tham lam nhất trong lịch sử VN từ cổ chí kim?!

Và mỗi ngày, người ta lại vào Chân dung quyền lực, để đón xem về những “đồng chí chưa bị lộ” mà dân thừa biết là nếu lộ ra thì cũng… ghê sợ không kém.

Cơn sốt rét ác tính


Chân dung quyền lực – thế lực truyền thông mạnh nhất trong những trang báo mạng “lề trái” hiện  đang nhân danh quyền lợi của nhân dân VN để đưa ra các thông tin tố cáo rất cụ thể, đã gây ra một cơn “sốt rét ác tính”, run rẩy đến tận chân răng của giới quyền lực.

Số người truy cập tăng từng giây, nhảy múa trước những con mắt và cái miệng tham lam vô đáy của các quan chức “tay đã nhúng chàm”. Lượng truy cập tăng gần triệu lượt mỗi ngày trong thời gian gần đây, khi công chúng khao khát tìm biết những kẻ mà họ vốn phẫn uất và khinh miệt đã và đang dùng cách nào để cướp đoạt miếng ăn và tương lai của họ, con cái họ. Họ cố gắng “bói” xem đằng sau vở kịch này là phe nào đang đấu với phe nào và phấp phỏng chờ kết cục để an ủi cho sự bất lực của chính mình. Với người dân VN, dẫu sao đó cũng là một bữa tiệc thông tin mà họ bỗng nhiên được thưởng thức.

Muốn “cắt cơn sốt rét” này của các đồng chí đã bị lộ và chưa bị lộ, đồng thời minh oan cho những đồng chí bị vu oan giá họa bởi “lề trái”, có một diệu kế.

Đó là phải đánh tan tác bọn “lề trái”, trong đó có Chân dung quyền lực. Việc này tưởng khó mà lại cực dễ. Bằng cách báo “lề Đảng” chiếm hết thông tin, hớt tay trên của bọn lề trái.

Hiến kế cắt cơn sốt rét: Bất chiến tự nhiên thành


Nhưng bọn lề trái là bọn nào mà kinh khủng và láo xược thế? Bọn này từ trước đã ghê, bây giờ chúng lại có thêm Chân dung quyền lực nhập bọn, mà chúng vẫn âu yếm gọi là “anh Lực”. Chẳng biết anh Lực động cơ thế nào, có nhập bọn lâu không, nhưng quả là ba đầu sáu tay. Càng kêu gọi trừ khử bọn diễn biến hòa bình, chúng càng trở nên ghê gớm.

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Cô gái gốc Việt được Đệ nhất Phu nhân mời: ‘Tôi muốn trả ơn nước Mỹ’


Cô gái gốc Việt được Đệ nhất Phu nhân mời: ‘Tôi muốn trả ơn nước Mỹ’



28.01.2015




Cô Kathy Phạm và em trai tại Nhà Trắng. Cô Kathy nói rằng em trai đã truyền cảm hứng làm việc vì cộng đồng cho mình.
Cô Kathy Phạm và em trai tại Nhà Trắng. Cô Kathy nói rằng em trai đã truyền cảm hứng làm việc vì cộng đồng cho mình.




Một công chức Mỹ gốc Việt trẻ tuổi là một trong hơn 20 người mới đây đã được Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ mời tới Quốc hội để nghe bài phát biểu về tình trạng liên bang của Tổng thống Barack Obama hôm 20/1 vừa qua.

Nói chuyện với VOA sau sự kiện thường niên mà hàng triệu người dân Mỹ đón chờ, Kathy Phạm cho biết cô “rất vui và vinh hạnh” khi trở thành một trong các khách mời danh dự của bà Michelle Obama.

Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có một bác sĩ ngăn chặn virus Ebola, một nhân viên chính phủ từng bị Cuba cầm tù hay một phi hành gia.

Phát biểu về các vị khách của mình, bà Obama nói rằng “sự bền bỉ và cống hiến của họ đại diện cho những gì tốt đẹp nhất” về nước Mỹ.

Là một kỹ sư phần mềm trong đội ngũ nhân viên kỹ thuật số tại Nhà Trắng, Kathy Phạm đang cùng với các đồng nghiệp nỗ lực cải thiện dịch vụ công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, giúp cho người dân Mỹ như gia đình cô cũng như các cựu chiến binh tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Cô đã kết hợp những kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ với niềm đam mê làm việc trong lĩnh vực công.


“Lâu nay, mỗi khi tôi nghĩ về cuộc đời mình,
về những gì mà tôi đã nhận được ở đất nước
này, về cuộc sống của mình tại đây, tôi luôn
cảm thấy mình cần phải san sẻ cho những
người không may mắn có được mọi thứ như tôi.
Ngoài ra, em trai của tôi bị thương tại Afghanistan,
và mỗi ngày, khi tôi làm việc với các cựu chiến binh,
tôi nghĩ tới em mình, những người như cậu ấy và
về những công việc tôi làm sẽ có ảnh hưởng như
thế nào tới các cựu chiến binh.”
Cô Kathy Phạm nói.

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Cướp máy bay quân sự để vượt biên



Cướp máy bay quân sự để vượt biên



2015-01-26


01262015-40nam-hoaai.mp3  Tải xuống âm thanh Phần âm thanh





photo-600-2.jpg
Ông Trương Văn Ẩm chụp tại Hoa Kỳ ngày 26/1/2015
Hình do ông Trương Văn Ẩm gửi RFA      



Vào ngày 24/11/1979,  một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoán hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:

“Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.

Ông Trương Văn Ẩm, một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975 bắt đầu câu chuyện kể của mình qua câu hỏi của Hòa Ái rằng động cơ nào khiến ông đi đến quyết định trở thành một tên không tặc đối với chính phủ VN lúc bấy giờ.

Tuy cuộc sống của ông và gia đình không còn được sung túc như thời VNCH nhưng vẫn tốt sau khi Sài Gòn đổi tên thành TP. HCM. Ông Ẩm không hề manh nha nghĩ đến một cuộc ra đi nào sau khi cả gia đình quyết định ở lại VN. Thế nhưng, một chuyến công tác ra Hà Nội đầu tiên và cũng là cuối cùng đã tác động ít nhiều đến cuộc không tặc định mệnh trong cuộc đời ông:

“Đùng một cái vào ngày mùng 2 tháng 9, lễ Quốc khánh năm 1979, tôi đang ở nhà coi ti vi với bà con lối xóm thì ông thủ trưởng lái xe jeep ra, đi với mấy người lính, nói  với tôi rằng anh có lệnh phải đi công tác Hà Nội. Từ hồi mất nước khi tôi ở lại dù có yêu cầu đi Hà Nội mấy lần nhưng tôi không muốn đi. Không biết tại sao động lực nào xui khiến lần này tôi đi liền. Nhiệm vụ của tôi, thứ nhất là tôi phải coi một chiếc máy bay C130 bị hư lâu rồi mà không sửa được. Nhiệm vụ thứ hai là tôi phải vào Cục Kỹ thuật Không quân, thuộc Bộ Tư lệnh Không quân để thuyết trình những hoạt động máy bay của Mỹ trong này cho mấy ông lớn ngoài đó nghe. Tôi ra Hà Nội, tôi coi thì chiếc máy bay không bị hư hỏng nặng, chỉ bị hư nhẹ thôi nhưng vì mấy người không có kinh nghiệm. Tôi lên coi máy, tôi hỏi rồi tôi chỉ anh em làm có nửa tiếng đồng hồ xong”.



“Cậu tôi nói là tôi phải đi, không được ở lại.
‘Bởi vì mày ở lại mai mốt cũng về cuốc đất.
Nó chỉ sử dụng mày một thời gian thôi đến
khi nào nó biết hết’”
- Ông Trương Văn Ẩm



Nhiệm vụ thứ nhất đã hoàn thành nhanh chóng và đến giờ vào Cục Kỹ thuật để thuyết trình. Thế nhưng bức tranh về xã hội miền Bắc dưới chế độ Cộng sản lần lần được hiện ra rõ nét trong tâm tưởng ông Trương Văn Ẩm. Bắt đầu từ giây phút ông bị anh lính gác cổng không cho vào thuyết trình vì cách ăn mặc miền Nam không đúng theo tiêu chuẩn quy định cho đến Thượng úy trực ban cũng không thể can thiệp cho vào để ông làm tròn nhiệm vụ thứ 2 được giao. Vì nguyên nhân này mà ông Ẩm có thời gian tham quan Hà Nội, được tận mắt thấy cảnh đời sống thường nhật của người dân Hà thành, kể cả những trí thức trở về từ các nước Đông Âu.

Do thời tiết bị bão, không có máy bay về lại miền Nam, ông Trương Văn Ẩm quyết định về thăm cố hương Thái Bình, nơi ông di cư từ hồi 8, 9 tuổi. Họ hàng gần xa đều đến đông đủ tay bắt mặt mừng. Trong thời gian 3 ngày thăm viếng, lời khuyên ngắn gọn của người cậu ruột ám ảnh ông Trương Văn Ẩm:

“Cậu tôi nói là tôi phải đi, không được ở lại. ‘Bởi vì mày ở lại mai mốt cũng về cuốc đất. Nó chỉ sử dụng mày một thời gian thôi đến khi nào nó biết hết’”.

Rồi buổi gặp mặt tình cờ với phi công Tiêu Khánh Nha đã khiến ông Trương Văn Ẩm đi đến quyết định cho một chuyến vượt biên bằng máy bay quân sự sau khi nghe chia sẻ của Thượng úy “chế độ mới” này:

“Ông nói cái vụ chiến tranh biên giới năm 1978, tôi mang họ Tiêu, nó nói tôi gốc Tàu mà tôi có biết ông cố nội tôi có phải Tàu không. Nhưng bây giờ nó muốn hất tôi ra khỏi sân bay, không cho tôi được phép đi tới gần máy bay, chờ nó cho về vườn thôi”.

Kế hoạch cho một cuộc vượt thoát bằng cách cướp chiếc máy bay quân sự C130 đang được ông Ẩm phụ trách sửa chữa ở sân bay Tân Sơn Nhất được lập ra chớp nhoáng. Mọi dự trù về xăng nhớt, an ninh, phòng không đều được bàn tính chi ly chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày.

“Nếu đi đúng giờ giấc thì mình cất cánh rồi thì F5 Biên Hòa chưa cất cánh. Lý do khi nghe báo động dưới này thì phải gọi lên phòng tác chiến trên đó. Phòng tác chiến phải kiểm tra tới, kiểm tra lui. Đúng thì mới ra lệnh xuống Phòng hành quân và Phòng hành quân mới ra lệnh cho phi công ra máy bay thì mất khoảng 10 đến 15 phút. Thời gian nói chuyện với nhau cũng mất 5,10 phút rồi. Khoảng 25 đến 30 phút máy bay mới cất cánh được mà mình cất cánh 15 phút thì đã mất tiêu rồi”.

Kế hoạch bị trì hoãn, thay vì xuất phát vào giờ G ngày thứ Tư thì mãi đến giờ cơm trưa ngày thứ Bảy, nhóm người trong tổ nhân viên kỹ thuật hàng không của ông Ẩm và 1 bộ đội canh gác máy bay trên mặt đất bị khống chế bắt đầu giây phút trở thành không tặc:

“Khoảng 11 giờ bắt đầu tôi cho anh em quay máy. Khi vừa quay máy được chút xíu, khoảng 5 phút thì có 2 anh bộ đội kéo một chiếc máy bay loại C119 đi ngang ‘taxi way’(đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay), dừng lại ngay giữa đường, đứng đó là mình không bay ra vô được nữa. Chiếc máy bay đó lớn lắm”.

Vũ Đông Hà - Phùng Quang Thanh: sẽ là Tổng bí thư CSVN "ưng ý" nhất của Bắc Kinh



Vũ Đông Hà - Phùng Quang Thanh: sẽ là Tổng bí thư CSVN "ưng ý" nhất của Bắc Kinh








Vũ Đông Hà (Danlambao) - Để thực hiện mưu đồ Hán hóa Việt Nam, để "bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương" (1) người cầm đầu đảng CSVN sau đại hội XII phải là người biết lo lắng cho dân tộc... Tàu. Ngày xưa, Mao có Hồ. Ngày hôm nay, đối với Bắc Kinh, có thể nói rằng người đạt tiêu chuẩn Hồ Tập Chương cao nhất, được Bắc Kinh "ưng ý" nhất, chính là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.


TBT đảng CSVN trong kế hoạch Hán hóa VN của Bắc Kinh


"Truyền thống" nắm đầu tổng bí thư của Bắc Kinh bắt đầu kể từ khi Hồ Tập Chương mang lá cờ cộng sản Phúc Kiến, từ Tàu sang Việt lập đảng CSVN. Truyền thống đó kéo dài qua nhiều triều đại TBT. Đặc biệt từ Mật nghị Thành Đô 9/1990, sau khi những "đứa con hoang" đã quay trở về nhà, Đặng Tiểu Bình đã từng bước lũng đoạn và phân hóa lãnh đạo đảng CSVN nhằm dễ bề mua chuộc, kiểm soát và thống trị. Bắc Kinh đã thành công và rõ rệt nhất là với nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng.

Nông Đức Mạnh: Sau nhiệm kỳ của Đỗ Mười (1991-1997) - là một trong những tên đầu não CSVN ký mật ước đầu hàng và bán nước cho Bắc Kinh tại Thành Đô - và Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh được Bắc Kinh ủng hộ để trở thành TBT. Với Nông Đức Mạnh, người dân tộc thiểu số, không có nhiều thành tích trong đảng, yếu đuối, nhu nhược, thiếu bản lãnh, CSVN đã trở thành một đảng phân hóa nhất trong lịch sử đảng. 2 nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh đã dẫn đến tình trạng trên bảo dưới không nghe và tập đoàn chóp bu không còn chỉ đóng cửa đấu đá mà đã công khai bước ra ngoài sát phạt nhau.

Nguyễn Phú Trọng: Sau một TBT "hèn và nhu nhược" là một TBT "giáo điều và lú". Bắc Kinh đã tìm được một ứng viên "sáng giá" như thế ở Nguyễn Phú Trọng. Dưới triều đại của "lú như Trọng", sự phân rã trong nội bộ đảng ngày càng gia tăng. Tình trạng đấu đá nội bộ ngày càng trở nên khốc liệt, được giàn trải trên truyền thông lề đảng, trên các trang blog "lề đảng giả dạng lề dân - lãnh đạo tố nhau nhưng cấm dân có ý kiến đụng bác Hồ và đảng".

Chia để trị, càng có tranh chấp thì càng gia tăng sự cầu cạnh của lãnh đạo CSVN đối với Bắc Kinh. Càng đấu đá thì tập thể chóp bu Ba Đình sẽ không thể có được một quyết định chung đặt quyền lợi Tổ quốc VN lên trên quyền lợi phe nhóm, cũng như quyền lợi của kẻ bảo vệ / bảo trợ phe nhóm mình đang ngồi ở phương Bắc. Đó là điều mà Bắc Kinh mong muốn. Và đã đạt được.

Khi mục tiêu phân hóa để khống chế, thống trị đã đạt được, bước sang nhiệm kỳ mới, Bắc Kinh muốn 1: tiếp tục có một TBT yếu như Mạnh, lú như Trọng để dẫn đến viễn cảnh một đảng chư hầu từ phân hóa tiến đến tan rã và tự tiêu diệt hay bị tiêu diệt bởi nhân dân Việt Nam? Hoặc 2: chọn một TBT thần phục thiên triều tuyệt đối, có sức mạnh và khả năng thâu tóm mọi quyền lực về tay đảng, vốn đã bị phân tán trong thời gian qua?

Nếu chọn kế sách 2 thì ứng viên ưng ý nhất của Bắc Kinh sẽ là Phùng Quang Thanh.

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Tuyên bố số 4/Hội NBĐLVN v/v chính quyền Thái Bình đàn áp đoàn thăm TNLT Trần Anh Kim



Tuyên bố số 4/Hội NBĐLVN v/v chính quyền Thái Bình đàn áp đoàn thăm TNLT Trần Anh Kim









Ngay vào thời gian diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Liên minh châu Âu - Việt Nam, ngày 21/1/2015, chính quyền và công an thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã phơi bày một gương mặt xấu xa đối lập với quyền công dân, trái ngược những gì mà những lãnh đạo giới cầm quyền như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường tuyên bố trước quốc tế “Việt Nam luôn quan tâm và bảo vệ các quyền con người”.
Một đoàn gồm 13 nhà hoạt động xã hội dân sự đến thăm tù nhân lương tâm Trần Anh Kim vừa ra tù đã bị đàn áp khốc bất thường và khốc liệt. Trong đó có 3 nhà báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội NBĐLVN, nhà báo Nguyễn Thanh Giang, và nhà báo công giáo JB Nguyễn Hữu Vinh.
Toàn bộ các thành viên trong đoàn đều bị đánh, bị xúc phạm nhân phẩm và bị giam cầm không có căn cứ pháp luật trong 6 giờ tại Công an phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Nhiều người bị tước đoạt tài sản, bị hủy thông tin trong các phương tiện ghi hình, ghi âm. Đặc biệt, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh bị đánh gây thương tích nặng nề, phải điều trị dài ngày.
Trước tệ nạn chính trị vô lương tâm này, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam phẫn nộ ra tuyên bố:
1.Cực lực phản đối hành vi vô pháp của Công an phường Trần Hưng Đạo, công an và chính quyền thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
2.Chính quyền và công an thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm mọi hậu quả về việc khủng bố ngày 21/1/2015 xảy ra tại phường Trần Hưng Đạo.
3.Hành vi mang tính khủng bố trên của công an và chính quyền thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình là cực kỳ nguy hiểm, tạo tiền lệ xấu cho việc thực thi quyền công dân, quyền con người, bôi nhọ hình ảnh của nước CHXHCNVN trên trường quốc tế.
4.Nhận thức rằng tỉnh Thái Bình là một địa phương thuộc nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không phải là một quốc gia độc lập, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam yêu cầu chính quyền và công an tỉnh Thái Bình tuyệt đối tuân thủ pháp luật của nước CHXHCNVN, phải đảm bảo tính mạng và tài sản đối với những hội viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và tất cả công dân làm những việc hợp pháp trên địa phận tỉnh Thái Bình.
Tuyên bố này được gửi đến các cơ quan và tổ chức quốc tế về dân chủ và nhân quyền.