Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Cao Huy Huân - Việt Nam dưới mắt cựu thủ tướng Lý Quang Diệu



Cao Huy Huân - Việt Nam dưới mắt cựu thủ tướng Lý Quang Diệu


Lý Quang Diệu


Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.

Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á.

Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.





Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại – kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.

Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần, nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.

Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu.

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Hung hãn và hèn nhát


Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Hung hãn và hèn nhát










Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook… đâu đâu người ta cũng bàn tán về đề thời sự mới nhất. Một ông già hom hem ngấu nghiến hôn cô gái trẻ được báo chí ghi lại, lập tức trở thành quốc sự. Nền dân chủ lý sự tầm ruồng phất cao ngọn cờ ngời sáng với 2 phe: một bên thì đập ngực đem tất cả vốn liếng đạo đức để chỉ trích, một bên thì chống nạnh, viện dẫn mọi tư duy cấp tiến để nói rằng đó là chuyện bình thường, thậm chí đáng yêu.


Quốc sự về nụ hôn của một cụ già trỗi máu xuân tình dĩ nhiên không quên bàn về nước dãi của cụ còn để lại trên gò má căng phính lông tơ của cô gái trẻ. Quốc sự về hình ảnh đó cũng có đủ mọi lời bảo vệ bằng cách đưa ảnh một vị lãnh tụ khác cũng hay hôn phụ nữ, đàn ông và trẻ con như một truyền thống đáng noi theo. Dĩ nhiên, khi đã tranh luận, mỗi phe càng nói càng hăng. Ngôn ngữ mỗi lúc một mạnh bạo, thậm chí rất hung hãn.


Sự hung hãn của một nền dân chủ xã hội đầy sôi động đó cũng được mô tả bằng bản tin hơn 5000 người Việt đánh nhau đến nhập viện trong một mùa xuân cầu mong yên lành. Sự hung hãn được chỉ định bằng việc giết heo trong lễ hội theo lối yêu trảm (chém ngang lưng) du nhập từ đời nhà Tần phương Bắc sang Việt Nam. Sự hung hãn được xác nhận như phần cần thiết của lễ hội mua thần bán thánh, từ miệng của một quan chức cấp cao, phó chủ tịch Uỷ ban Nhân Dân Sóc Sơn “Lễ hội không tổ chức phát lộc cho người dân nên ai muốn có phải cướp. Xô xát là bình thường”. Loại câu nói đủ biết hạng người nào, tri thức kiểu gì đang đứng trên đầu dân chúng.


Bức ảnh giáo sư Vũ Khiêu thơm má hoa hậu bị cho là thân mật quá mức cần thiết - webtretho


Một khi chuyện hôn hít của một ông già, chuyện đánh nhau vỡ đầu giành lộc, chuyện hung hãn đánh nhau giữa đường rồi cùng nhập viện… nay đã trở thành quốc sự hạng một, chiếm lĩnh mọi sự quan tâm của quốc dân, thì đó cũng là một chỉ dấu của con đường đến mạt vận.

Đá Chữ Thập - pháo đài canh giữ biển Đông?



Đá Chữ Thập - pháo đài canh giữ biển Đông?



2015-02-26


vtgtt022515.mp3  Phần âm thanh  Tải xuống âm thanh




Tàu thuyền Trung Quốc đang bồi đấp đảo mới từ Đá Chữ Thập - chinatopix.com


Báo Wall Street Journal sưu tầm hình ảnh những đá, bãi đang được Trung Quốc kiến tạo và mở rộng ở Trường Sa, đem đặt cạnh những không ảnh chụp các vị trí  này trước đây trong năm ngoái, cho thấy diện tích các nơi này được làm tăng gấp nhiều lần. Riêng Đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam năm 1988 đã được kiến tạo tăng diện tích gấp hơn 10 lần so với đầu năm ngoái, khiến nó trở thành hòn đảo lớn nhất Trường Sa, lớn hơn cả đảo Ba Bình vốn bị Đài Loan chiếm giữ từ đầu thập niên 1950.


Anh hưởng quốc tế?


Việc Trung Quốc tái tạo đảo ở Trường Sa đã được quốc tế chú ý từ đầu năm ngoái khi Bắc Kinh khởi sự kiến tạo đá Chữ Thập một cách đại quy mô, cùng lúc với năm đảo và bãi đá khác, trong đó có đá Gác-Ma cũng chiếm của Việt Nam, và gần đây lại xây đắp một vị trí thứ bảy nữa ở Đá Vành Khăn, cách Palawan 209 km.  Giới chuyên gia quân sự và chiến lược là những người lưu ý tới sự kiện này nhiều nhất, vì họ thấy được qua hành động đó, Trung Quốc quyết tâm bành trướng lấn chiếm 90% diện tích biển Đông, đối đầu với chính sách của Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược sang khu vực châu Á Thái Bình Dương.

reclamation-fiery-cross-reef
Không ảnh chụp Đá Chữ Thập đang được bồi đắp, tân tạo



Tất nhiên mọi sự kiện liên quan đến biển Đông đều liên quan chặt chẽ tới Việt Nam trên mọi phương diện, từ chủ quyền đến kinh tế, quân sự, ngoại giao, ảnh hưởng vào chế độ chính trị... nhưng hành động này của Trung Quốc ở biển Đông mang nhiều ý nghĩa hơn đối với chiến lược châu Á của Hoa Kỳ.  Sách lược biển Đông của Trung Quốc không có gì là lạ, nhưng diễn tiến trong năm qua đã chứng tỏ Bắc Kinh rất quyết đoán và gấp rút thực hiện nó, song song với việc phát triển quốc phòng, mặc dù kinh tế và nội trị có những khó khăn riêng.


Ý nghĩa chiến lược?


Báo chí của Trung Quốc gọi đá Chữ Thập là căn cứ lợi hại từ đó có thể tung ra cuộc tấn công chiếm giữ thủ phủ Sài Gòn của miền Nam Việt Nam trong vòng vài giờ đồng hồ! Nhưng đó chỉ là điều khoa trương ồn ào, không do Quân Ủy Trung ương Bắc Kinh phát biểu, để hăm he và bảo Việt Nam đừng trông mong vào Mỹ. Dường như Trung Quốc cũng hiểu rằng việc tấn công chiếm Sài Gòn không thực tế và không quan trọng bằng tính cách căn cứ hải dương, pháo đài trấn ngự con đường biển từ eo Malacca ngược lên tới nam Trung Hoa, lên tận biển Hoa Đông vào Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.


Tuy nhiên, trước hết, nhóm đá và bãi được tân tạo để có thể làm căn cứ hải dương và điểm tiếp vận cho các hạm đội hải quân cùng hằng ngàn tàu đánh cá của Trung Quốc. Quan trọng hơn thế, khi căn cứ này đi vào hoạt động nó sẽ cho thấy ngay hình ảnh lãnh hải rộng lớn của biển Đông nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc.

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

HCM Có Bao Nhiêu Tên Gọi, Bút Danh, Bí Danh?



HCM Có Bao Nhiêu Tên Gọi, Bút Danh, Bí Danh?








SAU ĐÂY LÀ TOÀN BỘ TÀI LIỆU ĐƯỢC TÓM TẮT VÀ TRÍCH RA TỪ SÁCH CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM: “NHỮNG TÊN GỌI, BÍ DANH, BÚT DANH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH“DO VIỆN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH, NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÀ NỘI, 2003. NGƯỜI VIẾT GHI LẠI TRUNG THỰC TINH THẦN VÀ NỘI DUNG CỦA QUYỂN SÁCH.



1. Nguyễn Sinh Cung, 1890. Đây là tên khai sinh tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

2. Nguyễn Sinh Côn. Trong một bài viết của Hồ Chí Minh, năm 1954, Hồ cũng ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn.

3. Nguyễn Tất Thành, 1901. Tháng 9, 1901, nhân dịp ông Nguyễn Sinh Sắc, cha Nguyễn Sinh Cung, chuyển về sống ở làng Kim Liên, ông có làm lễ “chào làng” cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).

4. Nguyễn Văn Thành

5. Nguyễn Bé Con. Trong tài liệu đề ngày 6 tháng 2, 1920 của Tổng đốc Vinh cung cấp về Nguyễn Sinh Sắc và hai con trai có ghi con trai thứ của Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Bé Con. Tài liệu mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bản ghi số 1116, 1931: Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Sinh Côn hay Nguyễn Bé Con tức Lý Thụy…

6. Văn Ba, 1911. Ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam làm việc trên một chiếc Tàu Pháp. Trong sổ lương của tàu có tên Văn Ba.

7. Paul Tat Thanh, 1912. Ngày 15 tháng 12, 1912, Nguyễn Tất Thành từ New York gửi thư cho khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ của thân phụ là Nguyễn Sinh Huy. Lá thư ký tên Paul Tất Thành.

8. Tất Thành, 1914. Từ nước Anh Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Phan Chu Trinh ký tên Tất Thành. Hiện có bốn lá thư được sưu tầm ký tên Tất Thành. Một thư ký Cuồng Điệt Tất Thành, ba thư ký C.Đ Tất Thành.

9. Paul Thanh, 1915. Ngày 16 tháng 4, 1915, Nguyễn Tất Thành viết thư cho toàn quyền Đông Dương qua lãnh sự Anh tại Saigon nhờ tìm địa chỉ cha mình. Thư ký tên Paul Thanh.

10. Nguyễn Ái Quốc, 1919. Tên này có khi Nguyễn Tất Thành ở Pháp cùng sinh hoạt chung với nhóm người gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Nguyễn Tất Thành là người đến gia nhập nhóm sau cùng.

11. Phéc-đi-năng

12. Albert de Pouvourville, 1920. Báo Điện Tín Thuộc Địa có truyền đơn trích đoạn từ nhiều tờ báo có liên quan tới vấn đề Đông Dương. Người đăng ký tên Albert de Pouvourville.

13. Nguyễn A.Q., 1921-1926. Hai bài báo ký tên Nguyễn A.Q. có tựa “Hãy Yêu Mến Nước Pháp, Người Bảo Hộ Các Anh.” đăng trên báo Người Tự Do, ngày 7 đến 10, 1921. Nguyễn A.Q. còn được ký dưới tranh biếm hoạ ngày 1 tháng 8, 1926.

14. Culixe, 1922. Nguyễn Ái Quốc ký bút danh Culixe trong một bài viết trên L’Humanité ngày 18 tháng 3, 1922.

15. N.A.Q., 1922. Bút danh này trên báo Le Paria và L’Humanité từ 1922-1930.

16. Ng.A.Q., 1922. Bút danh này trên báo Le Paria từ 1922-1925.

17. Henri Tran, 1922. Henri Tchen là tên ghi trong thẻ đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc. Số thẻ: 13861.

18. N. 1923. Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh N. trong các năm 1923-1928 trên Le Paria.

19. Chen Vang, 1923. Ngày 13 tháng 6, 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Sô, Tổ Quốc Cách Mạng. Ngày 16 tháng 6, 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Đức. Tại đây, Nguyễn được cơ quan đặc mệnh toàn quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Sô Viết Liên Bang tại Berlin cấp cho giấy đi đường số 1829. Trong giấy này Nguyễn Ái Quốc mang tên Chen Vang.

20. Nguyễn, 1923. Bút danh này trong các năm 1923, 1924, 1928 trên Le Paria.

21. Chú Nguyễn, 1923. Thư này Nguyễn Ái Quốc gửi đến các bạn cùng hoạt động tại Pháp trước khi rời Paris đi Liên Sô.

22. Lin, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng tên Lin trong thời gian ở Liên Sô từ 1923-1924 và 1934-1939. Tên Lin xuất hiện lần đầu tiên trong bức điện thư gửi Ban Phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản, đề ngày 14 tháng 4, 1924. Tháng 10, 1934, Lin được nhận vào trường Quốc Tế Lenin Liên Sô, năm học 1934-1935. Tên Lin số hiệu 375. Tháng 8, 1935, Lin dự đại hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản.

23. Ái Quốc, 1924. Ái Quốc là tên ghi trong thẻ dự đại hội V Quốc Tế Cộng Sản, tháng 6, 1924. Tháng 8, 1927 Nguyễn Ái Quốc gửi đồng chí Francois Billous tấm bưu ảnh, trong đó ký tên Ái Quốc. Sau này còn một số thư khác với tên Ái Quốc.

24. Un Annamite, 1924. Bút danh Annamite được ký dưới một bài viết trên Le Paria.

25. Loo Shing Yan, 1924. Bài “Thư Từ Trung Quốc, số 1″, ngày 12 tháng 11, 1924, Nguyễn Ái Quốc viết về phong trào cách mạng Trung Quốc, sự thức tỉnh, giác ngộ cách mạng cho phụ nữ Trung Quốc, gửi tạp chí Rabotnhitxa. Trong bài này Nguyễn Ái Quốc ký tên Loo Shing Yan, một nữ đảng viên Quốc Dân Đảng. Nguyễn Ái Qúôc gửi thư cho ban biên tập tạp chí, ngày 12 tháng 11, 1924, giải thích: ” Khi tôi còn ở Quốc Tế Cộng Sản, tôi rất phấn khởi được đôi lần cộng tác với tờ báo của các đồng chí. Nay muốn tiếp tục sự cộng tác ấy. Nhưng vì tôi ở đây hoạt động bất hợp pháp, cho nên tôi gửi bài cho các đồng chí dưới hình thức “Những bức thư từ Trung Quốc” và ký tên một phụ nữ. Tôi nghĩ rằng làm như vậy bài viết có tính chất độc đáo hơn và phong phú hơn đối với độc giả, đồng thời cũng đảm bảo giữ được tên thật của tôi.”

26. Ông Lu, 1924. Ngày 12 tháng 11, 1924, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi một đồng chí trong Quốc Tế Cộng Sản báo tin ông ta đã đến Quảng Châu, Trung Quốc. Cuối thư đề điạ chỉ liên lạc: Ông Lu, Hãng thông tấn Roxta, Quảng Châu, Trung Quốc. Sau này trong nhiều thư khác Nguyễn Ái Quốc cũng ghi địa chỉ liên lạc là Ông Lu.

27. Lý Thụy, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Lý Thụy trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc. Ngày 11 tháng 11, 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu với các giấy tờ tùy thân mang tên Lý Thụy. Trong bức thư gửi Quốc Tế Cộng Sản, ngày 18 tháng 12, 1924, Nguyễn Ái Quốc ghi ở cuối thư:” Trong lúc này tôi là một người Trung Quốc, chứ không phải là một người An Nam, và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc.”

28. Lý An Nam, 1924-1925. Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu với bí danh Lý Thụy, làm phiên dịch trong văn phòng của Đoàn cố vấn Sô Viết. Lý Thụy cũng có biệt danh là Lý An Nam lúc này.

29. Nilopxki(N.A.Q.), 1924. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu, Trung Quốc, làm việc tại cơ quan của Borodin. Hiện sưu tầm được tất cả 6 lá thư Nguyễn Ái Quốc ký tên Nilopxki.

30. Vương, 1925. Là giảng viên huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Vương. Vương cũng là bí danh khi ông ta bắt liên lạc với Nguyễn Lương Bằng ở Trung Quốc, 1925.

31. L.T., 1925. Nguyễn Ái Quốc ký tên L.T. gửi thư cho ông H (Thượng Huyền) ngày 9 tháng 4, 1925. Sau ngày Nguyễn Ái Quốc còn viết khoảng 15 bài trên báo Nhân Dân với bút hiệu L.T. từ các năm 1949, 1957, 1958, 1960.

32. Howang T.S., 1925. Ngày 2 tháng 5, 1925, Nguyễn Ái Quốc lấy bút hiệu Howang viết về đại hội công nhân và nông dân.

33. Z.A.C., 1925. Bút hiệu này được đăng trên báo Thanh Niên.

34. Lý Mỗ, 1925. Báo Công Nhân Chi Lộ Đặc Hiệu, số 20, ra ngày 14 tháng 7, 1925, đã đưa tin một người Việt Nam gia nhập đội diễn thuyết và để giữ bí mật, Nguyễn Ái Quốc có tên là Lý Mỗ.

35. Trương Nhược Trừng, 1925.

36. Vương Sơn Nhi, 1925. Viết trên báo Thanh Niên với bút danh Vương Sơn Nhi, Trương Nhược Trừng.

37. Vương Đạt Nhân, 1926. Với bút danh này, Nguyễn Ái Quốc được Đoàn Chủ Tịch Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Quốc Dân Đảng Trung Quốc mới đến dự và phát biểu ý kiến. Ngày họp là 14 tháng 1, 1926.

38. Mộng Liên, 1926. Mộng Liên được ký dưới bài viết “Mục Dành Cho Phụ Nữ” đăng trên báo Thanh Niên, số 40, ngày 4 tháng 4, 1926.

39. X., 1926. Bút danh này dùng trong các năm 1926, 1927. X. viết loạt bài nhan đề “Các Sự Biến Ở Trung Quốc”, đăng trên 7 số báo L’Annam.

40. H.T., 1926. Cùng với bút danh Mộng Liên, H.T. là bút danh của Nguyễn Ái Quốc viết bài cho báo Thanh Niên. “Còn một số bút danh khác như Hạ Sĩ, Hương Mộng, Diệu Hương v.v.. có thể cũng là bút danh của Nguyễn Ái Quốc, bởi lúc đó chưa có nhiều người viết bài cho báo Thanh Niên.”

41. Tống Thiệu Tổ, 1926. Theo hồi ký của một số người hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc, Tống Thiệu Tổ là bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi ông ta hoạt động ở Qủang Châu, Trung Quốc.

42. X.X., 1926. Nguyễn Ái Quốc ký bút danh này trên một bài đăng trong Inprekorr, số 91, ngày 14 tháng 8, 1926.

43. Wang, 1927. Bài viết dưới bút danh Wang được đăng trên Thư Tín Quốc Tế (Inprekorr).

44. N.K., 1927. Cũng trong Thư Tín Quốc Tế.

45. N. Ái Quốc, 1927.

46. Liwang, 1927. Ngày 16 tháng 12, 1927, từ Berlin Nguyễn Ái Quốc viết thư cho Đoàn Chủ Tịch Quốc Tế Nông Dân, đề nghị giúp đỡ tiền để về nước. Thư viết: “Trong 2 hoặc 3 tuần nữa tôi sẽ trở về đất nước tôi. Chuyến đi của tôi tốn chừng 500 dollars Mỹ. Vì tôi không có tiền nên tôi mong các đồng chí giúp tôi.” Thư ký tên N. Ái Quốc. Trong thư, Nguyễn Ái Quốc đề nghị nếu có tiền xin gửi đến Uỷ Ban Trung Ương của Đảng Cộng Sản Đức, chuyển cho “Liwang.”

47. Ông Lai, 1927. Cũng trong thư gửi Đoàn Chủ Tịch Quốc Tế Nông Dân, ngày 16 tháng 12, 1927, Nguyễn Ái Quốc ghi địa chỉ trả lời thư: M. Lai, chez M. Eckshtein, 21, Halle Chactrasse, Berlin.

48. A.P., 1927. A.P. viết bài “Văn Minh Pháp ở Đông Dương” trên Inprekorr.

49. N.A.K., 1928. Trong thư gửi Quốc Tế Nông Dân đề ngày 3 tháng 2, 1928.

50. Nguyễn Lai, 1928. Với thẻ nhập cảnh mang tên Nguyễn Lai, một Hoa kiều, Nguyễn Ái Quốc đặt chân tới đất Xiêm (Thái Lan).

51. Thọ, 1928

52. Nam Sơn, 1928. Tại Thaí Lan khi họp với người Việt cư ngụ tại Thái Lan, Nguyễn Ái Quốc tự giới thiệu là Thọ, biệt hiệu Nam Sơn.

53. Chín (Thầu Chín), 1928. Đầu tháng 8, 1928, Nguyễn Ái Quốc tới Udon, Thái Lan, ông lấy tên là Chín. Mọi người gọi là Thầu Chín hay ông già Chín.

54. Victor Lebon, 1930. Victor Lebon, 123 av. de la République, Paris, France là điạ chỉ Nguyễn Ái Quốc ghi để nhận thư của đại diện Đảng Cộng Sản Pháp tại Quốc Tế cộng Sản và các đồng chí trong Đảng Cộng Sản Liên Sô. Ngày 27 tháng 2, 1930, Nguyễn Ái Quốc gủi thư cho đại diện Đảng Cộng Sản Pháp tại Quốc Tế Cộng Sản thông báo về việc Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập, yêu cầu được cung cấp tài liệu để tuyên truyền và giáo dục, đồng thời đề nghị Đảng Cộng Sản Pháp giúp đỡ v.v.. Nguyễn Ái Quốc ghi điạ chỉ nhận thư của mình như ghi trên.

55. Ông Lý(Lee), 1930. Mr. Lee, The HongKong Shiao Fih Pao, 53, Wyndham Str, HongKong là tên và địa chỉ để nhận sách báo. Với tên và địa chỉ này Nguyễn Ái Quốc gửi cho đại diện Đảng Cộng Sản Mỹ ngày 27 tháng 2, 1930.

56. Ng. Ái Quốc, 1930.

57. L.M.Vang, 1930. Ngày 27 tháng 2, 1930, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho văn phòng đại diện Đảng Cộng Sản Đức ở Quốc Tế Cộng Sản đề nghị xin cho ông ta một giấy chứng nhận là phóng viên báo Thế Giới. Thư ký tên Ng. Ái Quốc. Trong thư ông viết: “ Trong hoàn cảnh tôi sống không hợp pháp, tôi cần có một nghề để nói với người khác. Tội đóng vai phóng viên báo chí. Nhưng cần phải chứng thực danh nghĩa đó của tôi. Trong số tất cả các báo của Đảng chúng ta, tôi thấy chỉ có mỗi một tờ báo không mang cái tên “có tính chất lật đổ” và có thể cấp cho tôi một giấy chứng nhận thuận tiện, đó là báo Thế Giới. Tôi đề nghị các đồng chí xin cho tôi một giấy chứng nhận là phóng viên báo Thế Giới. Tên của tôi sẽ là L.M. Wang.”

58. Tiết Nguyệt Lâm, 1930. Cũng trong thư Nguyễn Ái Quốc xin giấy chứng nhận là phóng viên báo Thế Giới, ông ghi địa chỉ để nhận là: Mr. Sit-yet-lum, Wah-jon C, 136 wanchai R, HongKong.

59. Paul, 1930. Ngày 27 tháng 2, 1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi đồng chí Sota, liên đoàn chống đế quốc tại Berlin, thông báo về việc Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được thành lập. Thư ký tên Paul. Còn một số thư khác cũng được ký tên Paul.

Ông Kim Quốc Hoa gửi thư khiếu nại tới Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng



Ông Kim Quốc Hoa gửi thư khiếu nại tới Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng





Dân Luận: Vụ việc ông Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo "Người Cao Tuổi" bị Bộ Thông tin Truyền thông kỷ luật và cơ quan CA điều tra khởi tố vụ án hình sự đối với báo"Người Cao Tuổi" theo điều luật 258 đã làm rung động dự luận trong và ngoài nước từ trước tết Nguyên Đán.

Hội Người Cao Tuổi VN, thông qua bà Cù Thị Hậu, chủ tich hội đã đứng ra bênh vực cá nhân ông Kim Quốc Hoa và báo Người Cao Tuổi, trong khi hội Nhà Báo VN không có động tác nào trong việc bảo vệ quyền lợi của hội viên.

Hôm 24.2.2015 ông Kim Quốc Hoa đã gửi thư tới ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN,đề nghị ông Tổng Bí thư can thiệp giải oan cho ông. Bức thư này được lưu truyền trên Facebook.

Vì nguồn gốc bức thư chưa được kiểm chứng nên Dân Luận chỉ đưa lên để độc giả tham khảo.





Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Nhà văn Võ Thị Hảo - Nguyễn Bá Thanh, "Bào thai chết lưu” trong “bầu nước ối” chính trị tráo trở


Nhà văn Võ Thị Hảo - Nguyễn Bá Thanh, "Bào thai chết lưu” trong “bầu nước ối” chính trị tráo trở





Cu ba vieng Nguyen Ba Thanh.jpg
Một cụ bà đặt tay lên phía cuối linh cữu ông Nguyễn Bá Thanh.



* Chết vinh khi được người dân “dán nhãn chất lượng”


Trong những ngày này, rất nhiều người dân Đà Nẵng và VN chân thành khóc Nguyễn Bá Thanh(NBT). Thông tin trên mạng Internet về việc ông chết tức tưởi do bị đầu độc bởi một số “đồng chí tham nhũng kếch xù giết ông để “diệt khẩu” càng làm cho người VN bất bình thay cho ông và thêm tiếc thương.

Hàng ngàn thường dân bỏ việc, xếp hàng chầu chực đợi đến lượt và nức nở khóc khi viếng ông. Những bài hát ngợi ca NBT được người Đà Nẵng sáng tác và ghi âm tung ra kịp khi ông được đưa từ Mỹ về và ngay trước khi ông mất. Nhiều người viết hoa từ Bác, Anh, Ông khi gọi NBT.

Điều đó chỉ từng xẩy ra với Hồ Chí Minh.  Hồ Chí Minh được đưa lên làm thần tượng của người VN trước đây, được gọi là Bác viết hoa là vì ông đã rất giỏi tự tô vẽ, được tô vẽ, thần thánh hóa bởi bộ máy tuyên truyền và quyền lực bất chấp sự thật với nguồn kinh phí khổng lồ, nhai đi nhai lại về công lao và đạo đức của ông trong gần một thế kỷ thì mới đạt đến độ ấy.

Trong khi NBT vốn chỉ đứng đầu một thành phố cỡ nhỏ và chức vụ cuối đời cũng chỉ làm đến Trưởng Ban Nội chính trung ương, đặc trách phòng chống tham nhũng, còn chưa vào được Bộ Chính trị. Thông tin về ông rất nhiều khi bị bưng bít bởi lòng ghen tỵ về uy  tín. Ông chỉ là con đại bàng Đà Nẵng bị bẻ cánh và trúng đạn khi bay ra Hà Nội. Với một người chết mà lại cho rằng chết vì bị đầu độc bởi những thủ phạm kếch xù – nếu như thông tin của trang Chân dung quyền lực là đúng, thì ngay cả việc bày tỏ lòng hâm mộ và thương tiếc ông, cũng là điều bất lợi cho chính người bày tỏ.

Sự sùng tín Nguyễn Bá Thanh của đông đảo người dân hoàn toàn nằm ngoài “quy hoạch” của hệ thống tuyên truyền và “báo chí lề Đảng”. Theo “Thay đổi ngày tổ chức Lễ tang ông Nguyễn Bá Thanh”- Thứ bảy, 14/02/2015, 09:20 (GMT+7). Nguyentandung.org thì thấy Lễ truy điệu và đưa tang ông bất ngờ thay đổi, được tổ chức sớm hơn hai ngày so với dự định trước đó của Bí thư Thành ủy Đà nẵng.

Hẳn rằng phải có lý do đáng ngờ bên trong. Phải chăng có người không muốn nhìn tiếp cảnh hàng ngàn thường dân gập người đau lòng khóc thương NBT thêm hai ngày nữa? Mặc dù vậy, ngay sau lễ truy điệu, hàng ngàn người dân vẫn tiếp tục đổ đến  viếng NBT.

…“Dù Anh không còn trên đời này, nhưng mỗi người dân VN luôn nhớ đến và mãi mãi ghi công. Người dân sẽ biến đau thương thành hành động quyết tâm đi theo tư tưởng cao đẹp vì nước vì dân của Anh... Nhân dân sẽ đoàn kết lại, tạo nên sức mạnh to lớn đánh bại bọn chủ nghĩa cá nhân, tham ô tham nhũng”.( comment của Nguyễn Hồng Sơn,  Vietnamnet.vn).

Điều gì khiến cho NBT được tiếc thương như vậy, mặc dù trong quá trình làm việc của ông cũng để lại một số tai tiếng. Không ít người hận ông vì ông cũng đã có lúc “độc tài”, chưa thấu tình đạt lý, thậm chí tỏ ra tàn nhẫn, như trong vụ Giáo dân Cồn Dầu đã tố cáo. Nhưng người yêu thương và cảm phục, biết ơn ông thì nhiều hơn, bởi ông quan tâm đến dân nghèo bằng hành động. Ông đã dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, đối lập với cách hành xử đạo đức giả và tham lam, vô trách nhiệm, đồi bại của quan chức VN. Ông được mệnh danh là Lý Quang Diệu của Đà Nẵng khi đã xây dựng được Đà Nẵng trở thành một “ốc đảo” đặc biệt phát triển và văn minh trong cả nước. Hành động của ông còn bao hàm cả cải cách chính trị và đem lại hiệu quả thực sự.
“Dán nhãn chất lượng” cho NBT là những người trí thức nhận ra tính cải cách  trong suy nghĩ và hành động của ông, là những nhà báo không thể không viết về ông bởi hứng khởi mà ông tạo ra đã làm nên hy vọng cho họ về một sự đổi mới hệ thống quan chức VN nếu làm theo NBT. Ông cũng được thừa nhận bởi người dân Đà Nẵng đã được thụ hưởng kết quả của sự thay đổi tốt hơn của thành phố này, khi ngay cả những người xe ôm, bán vé số, những bệnh nhân ung thư nghèo được an ủi và chữa trị …

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

LÊ TRỌNG QUÂN - AI GIẾT ÔNG NGUYỄN BÁ THANH?



LÊ TRỌNG QUÂN - AI GIẾT ÔNG NGUYỄN BÁ THANH?





1



Cho đến bây giờ – khi nắp quan tài đóng lại, nhưng hệ thống truyền thông của đảng và nhà nước vẫn đang ‘’cố’’ chứng minh, ông NBT chỉ bị chết bệnh chứ không phải bị đầu độc bằng phóng xạ nguyên tử! Căn cứ những diễn tiến từ khi thông tin do Web CDQL tung ra… rồi việc đưa ông từ Mỹ về BVĐN… , sau khi chết, một tờ báo đưa ảnh căn phòng ông nằm , nhân viên y tế đang tháo các tấm chắn che xung quanh để ngăn ảnh hưởng của phóng xạ lan truyền, đảm bảo an toàn cho khu vực… (tấm ảnh đã gỡ xuống sau ít phút đăng tải)… dư luận trong nhân dân và chính trường Việt Nam đã tự kết luận: Đúng là NBT đã bị đầu độc. Một câu hỏi đặt ra: Nguyễn Bá Thanh (NBT) bị ‘’thế lực thù địch’’ nào giết hai ? Hay nói cách khác – ai ám sát ông?



1



Hiện có 4 luồng dư luận xung quanh cái chết của NBT.


1 – LUỒNG THỨ NHẤT:


Nguyễn Bá Thanh bị đương kim Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Xuân Phúc ‘’nhờ tay TQ đầu độc bằng chất phóng xạ nguyên tử’’ trong chuyến thăm TQ…Trang ’’Chân Dung Quyền Lực (CDQL) tung lên mạng thông tin này sau khi ông NBT đến chữa bệnh tại Mỹ (…). Theo bài báo – NXP sát hại NBT chỉ bởi lí do ‘’muốn có yếu tố Miền Trung độc tôn”, không thể chia sẻ, giành giật nên phải diệt đối thủ! Bài viết nội dung thiếu thuyết phục, hời hợt… Nhưng nếu xâu chuỗi lại vài ba sự kiện mà NXP tiến hành thì tin này hoàn toàn có cơ sở, bởi khi ông Thanh vừa chân ướt chân ráo ra nhận chức TBNCTW, NXP cho tiến hành thanh tra, kiểm tra ĐN, quy trách nhiệm cho NBT (lúc đó là lãnh đạo cao nhất) làm thất thoát 3 nghìn tỷ, tức tốc công bố kết quả mà không cho NBT và ê kíp giải trình. Hành động của NXP đã trực tiếp làm NBT mất uy tín và tác động đến cuộc bỏ phiếu bổ xung vào BCT khiến NBT thất bại!



1


Một yếu tố quan trọng thứ hai: Năng lực , uy tín của NXP theo dư luận trên chính trường VN, không thể bằng NBT khi cả 2 cùng là người đứng đầu hai tỉnh miền Trung, cùng được điều ra TƯ… nếu xét trên bề nổi (và bề sâu…), giả thiết răng, NBT và NXP đàng hoàng’’cạnh tranh lành mạnh’’, chắc chắn chức TT nhiệm kì tới sẽ về tay Nguyễn Bá Thanh, ấy là chưa kể NXP cũng trong tầm ngắm của NBT về tham nhũng mà sau này CDQL công bố, bạch hóa khối tài sản khổng lồ của ông! Đây mới là nguyên nhân chính khiến NXP phải trừ bỏ đối thủ để ung dung ngoi lên mà không bị ai cản trở .

Đối chiếu kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của HNTW10… khi NBT bị loại, chức Thủ Tướng khóa tới, Nguyễn Xuân Phúc hầu như không có đối thủ ! Tất nhiên con ‘’tẩy’’ của ván Pô kơ (xì tố) vẫn chưa lật nên chưa biết ‘’’miu nao cắn mỉu nào…’’), ý kiến loại khả năng NXP đầu độc NBT là vội vã…

Tuy nhiên, cũng còn một dấu hỏi lớn vẫn phảng phất trong dư luận : Tại sao NXP lại ‘’đủ dũng khí’’ xuống tay trước một quyết định vô cùng quan trọng, có thể nói nguy hiểm cho chính bản thân ông ? Nếu NXP ám hại NBT- ông đã được ai bảo kê, dung dưỡng cho việc làm ‘’tày trời này’’? Nên nhớ rằng, giờ đây – do im lặng, không lên tiếng giãi bày, cải chính, mặc nhiên ông là thủ phạm một vụ án lớn của chính trường VN ở thế kỉ 21. Khi công việc đã xong, kẻ đứng sau ông vì muốn được yên thân vì đã đạt được mục đích trong ván bài chính trị chằng chịt phức tạp, y ta bằng cách này hay khác sẽ thủ tiêu ‘’con cờ’’khi thời cơ thích hợp, và chúng hết giá trị sử dụng để đảm bảo an toàn. Vì vậy, theo nguyên tắc của luật giang hồ – ‘’nhân chứng tốt nhất là nhân chứng…đã chết’’ !

Còn phe cánh, thân nhân , đồng đội của nạn nhân và chính nạn nhân sau khi nhận ra kẻ thù giết mình…’’giờ không còn gi để mất’’ NBT sẽ bạch hóa mọi chuyện, ông sẽ không bó tay để chết tức tưởi… Và, như vậy NXP và kẻ chủ trương, chống lưng đang lâm vào thế ’’Tứ bề thọ địch’’!

Đinh Tấn Lực - “Người Ta” Là Ai, Ở Đâu, Tên Gì, Mấy Đứa?


Đinh Tấn Lực - “Người Ta” Là Ai, Ở Đâu, Tên Gì, Mấy Đứa?





Bản Di chúc Hồ Chí Minh



Cuối năm, có kẻ phát hiện ra nồi bánh chưng ngon nhất VN được chụm bằng củi chẻ từ kèo/cột/rui/mè… của hội trường Ba Đình.

Chưa biết đúng sai. Chỉ có thể nói leo: Và trong lúc trông bánh, những câu chuyện rôm rả nhất, hẳn phải là chuyện “người ta”?

Hãy bắt đầu bằng hai câu danh ngôn của cố chủ tịch và đương kim phó chủ tịch nước, nói về “người ta”:

.

* * *

Khoan bàn về chuyện “mực thước” là “ăn của dân không từ một cái gì”, trong suốt nửa thế kỷ 1965-2015.

Hãy coi thử khúc giữa của nó còn những thứ “người ta” nào khác?


  • “Minh bạch, rõ ràng, muốn thế phải bằng quy chế, luật pháp, quy định, trước hết là con người ta trong sáng, công tâm. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, nói thật” – Nguyễn Phú Trọng (Cần làm rõ có hay không việc chạy chức, chạy quyền, 29/01/2015).

  • “Chúng ta không ngăn và cũng không cấm được đâu các đồng chí, quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác kịp thời để người ta có lòng tin đúng, ai nói thì nói trên mạng nhưng đây là thông tin chính thống của Chính phủ” – Nguyễn Tấn Dũng (Không thể ngăn cấm thông tin trên mạng, 15/01/2015).

  • “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không lẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được” – Trương Tấn Sang (Tiếp xúc cử tri Sài Gòn, tháng 5-2011).



  • “Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên” – Nguyễn Sinh Hùng (Tôi không ngồi nhầm vai – 07/8/2011).


  • Nếu người ta căn cứ 312 văn bản này để mà tổ chức thực hiện thì gay go rồi. Mà nếu không tổ chức thi hành thì lại là vi phạm pháp luật” – Nguyễn Sinh Hùng (Hậu quả 312 văn bản sai luật, 11/6/2014).

  • “Nhiều khi đang biểu quyết cùng một dự án luật, nhưng số lượng đại biểu tham gia biểu quyết thay đổi liên tục: lúc thì 480, lúc bốn trăm bảy mấy, lúc cao hơn năm người, lúc tụt xuống ba người… Có nghĩa là người ta biểu quyết hộ người khác nên lúc bấm nút, lúc thì quên” – Nguyễn Thị Kim Ngân (Nhiều đại biểu vào QH để hỏi mồi và vỗ tay, 25/7/2015).

  • “Trong hoàn cảnh hiện nay, muốn đồng thuận, nhất trí, không phải ‘ép người ta mà được’, không phải chúng ta cứ ‘khư khư áp đặt’mà được” – Đinh Thế Huynh (Hội Nghị báo cáo viên miền Bắc, các cơ quan đảng uỷ trực thuộc TW, 16/8/2012).

  • “Việc luân chuyển theo yêu cầu của hội nghị TƯ 4 đã được làm bài bản, không phải theo cách cũ làm ào ạt khiến người ta nghĩ là chạy được” – Tô Huy Rứa (Tôi cũng trăn trở, 29/01/2015).

  • “Còn nếu không chuẩn bị, cứ để anh trẻ này làm phó phòng, ra bỏ phiếu chung với ông giám đốc thì ai người ta bỏ phiếu cho anh phó phòng” – Tô Huy Rứa (Bố trí các chức danh lãnh đạo, 21/8/2014).

  • Nhà người ta trị giá 10 tỉ mà ông nhân viên tín dụng định giá lên đến 50-70 tỉ, rồi lãnh đạo ngồi ở nhà không nắm được giá trị thật cứ gật gù ký…” – Nguyễn Bá Thanh (Báo cáo láo quen rồi, 20/3/2013).

  • “Muốn phát triển mạnh để đuổi kịp và vượt người ta thì chủ tịch xã phải có tầm chủ tịch huyện, chủ tịch huyện phải có tầm chủ tịch tỉnh” – Vũ Đức Đam (Chuyện chưa biết về PTT trẻ nhất, 13/11/2013).

  • “Mỗi khi có tệ nạn mới phát sinh, người ta lại đổ tội cho giáo dục” – Phạm Vũ Luận (Làm bộ trưởng giáo dục khó hay dễ, 01/12/2014).

  • “Chúng ta không thể vì một hiện tượng cá lẻ mà suy rộng ra một nền khoa học vô dụng…Công bằng mà nói chúng ta cũng đã có rất nhiều sáng tạo, nghiên cứu khoa học được ứng dụng thành công. Đơn cử như Việt Nam là 1 trong 4 nước trên thế giới làm được vắc-xin Rota. Điều này không phải nước nào cũng làm được. Đây là những nghiên cứu khoa học được đánh giá cao nhưng lại không được nhắc tới nhiều bởi lẽ người ta cho rằng đó thuộc trách nhiệm của nhà khoa học. Trong khi đó những sáng chế của người dân bình thường lại được được nhiều người đánh giá cao cũng là chuyện dễ hiểu” – Nguyễn Quân (Bộ trưởng KH-CN nói về Hai Lúa chế tạo xe bọc thép, 10/12/2014).

  • “Cách đặt câu hỏi, nội dung thăm dò chung quá, đại khái quá, chỉ cho người ta hài lòng, không hài lòng hoặc rất hài lòng” – Vũ Mão (Vì sao người dân chưa hài lòng, 24/8/2014)


  • Đó là chuyện của người ta. Không có chuyện giải trình gì cả. Mình là dân biểu, họ cứ nhầm lẫn…” – Đỗ Văn Đương (trả lời phỏng vấn của TNO về việc Liên đoàn Luật sư phản đối nhận định của đương sự là luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền, 01/11/2014).


* * *

Với ngần ấy những danh ngôn nội bộ vừa tạm liệt kê, người nghe sẽ tức khắc nhận ra ngay cái thứ “người ta” đó là ai.

Không chỉ trong đảng, mà cả người ngoài đảng; không chỉ người trong nước mà cả người ngoài nước; không chỉ người VN, mà cả người nước ngoài (như Carl Thayer)… cũng đều thấy cái thứ “người ta” đó là ai:


Không phải đảng viên CSVN, không phải đảng viên cao cấp của CSVN, thì cách nào mà “người ta” có thể mở ra đặc lệ hay ngoại lệ cho dăm ba chóp bu giữ ghế?

Thế, vì sao đảng viên nói về đảng viên mà phải xa gần bóng gió?

Có phải vì tất cả đều cần tránh va chạm thẳng mặt, giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với nhóm lợi ích; hay giữa nhóm lợi ích với nhóm lợi ích?

Hoặc giả, đơn giản chỉ vì nỗi ám ảnh rằng tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có khi không chỉ 1 lần/1 người, như kinh nghiệm năm con ngựa này có 2 đám ma to đùng làm gương rèn cán: Phạm Quý Ngọ (18/02/2014) & Nguyễn Bá Thanh (13/2/2015)?

Không xa gần bóng gió để mà được thử các loại độc dược tân kỳ à?