Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Liệu Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đến được Genève dự điều trần về nhân quyền?


Liệu Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đến được Genève dự điều trần về nhân quyền?




Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
DR


Nhận lời mời từ UN Watch, một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, nhà báo độc lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng dự kiến sẽ có chuyến đi Genève vào ngày 01/02/2014 từ sân bay Tân Sơn Nhất để tham dự một cuộc hội thảo về dân chủ và nhân quyền, bên cạnh cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền tại Việt Nam diễn ra tại Genève ngày 05/ 02/2014.




Được giới thiệu như một trong những diễn giả chính của cuộc hội thảo trên, bài tham luận của tiến sĩ Phạm Chí Dũng sẽ đặt vấn đề về “Vai trò của các NGO nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam”. Bài tham luận này là bức tranh phác thảo về hiện tình kinh tế - xã hội - chính trị ở Việt Nam cùng những tiền đề cho xã hội dân sự tại quốc gia này. Đồng thời nêu ra một số dự báo cho năm 2014 và xu hướng những năm sau đó, đặt vấn đề về sự cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người.



Ngày 29/01/2014, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã gửi văn thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện thường trực của Chính phủ Việt Nam tại Genève và đại sứ Việt Nam tại Bangkok, đề nghị hỗ trợ đầy đủ cho chuyến đi của TS Phạm Chí Dũng. Văn thư này cũng nêu rõ một trong những yêu cầu chủ yếu của cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền Việt Nam là sự tham gia của xã hội dân sự, và Liên Hiệp Quốc khuyến khích các nhóm dân sự và cá nhân Việt Nam tham dự cuộc kiểm điểm này.



Được biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam tạo thuận lợi cho chuyến đi Genève của tiến sĩ Phạm Chí Dũng.



Tuy nhiên, một câu hỏi thách đố đối với cá nhân tiến sĩ Phạm Chí Dũng và giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam nói chung là liệu ông có được xuất cảnh theo lời mời của UN Watch đến Genève hay không.

GIANG NAM LÃNG TỬ - PHÙNG HOÀI NGỌC - THÔNG BÁO NGHỈ SINH HOẠT ĐẢNG


GIANG NAM LÃNG TỬ - PHÙNG HOÀI NGỌC - THÔNG BÁO NGHỈ  SINH HOẠT ĐẢNG




31-1-2014


Hình minh họa



KHAI BÚT MÙNG MỘT TẾT GIÁP NGỌ 2014


Thực ra, tôi đã hạ bút viết và nộp bản Thông báo này chiều hôm qua 30 Tết, hôm nay chỉ Khai bút đầu xuân bằng Lời tự giới thiệu và giải thích đôi chút.


Tôi chỉ băn khoăn giữa các từ “ra khỏi Đảng”, “rút tên khỏi Đảng”, “từ bỏ Đảng”, “nghỉ sinh hoạt Đảng”.v.v…Nội hàm nói chung giống nhau, chỉ khác nhau ở sắc thái biểu cảm.


Cuối cùng tôi chọn “nghỉ sinh hoạt” theo ý thích riêng.


GNLT Phùng Hoài Ngọc



***

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Các nhóm xã hội dân sự độc lập và Ngày Việt Nam tại Geneva


Các nhóm xã hội dân sự độc lập và Ngày Việt Nam tại Geneva





Trong lúc mọi người ở Việt Nam đang chuẩn bị đón giao thừa, phái đoàn đã vừa tổ chức thành công sự kiện Ngày Việt Nam tại Phòng họp XXIV trong khuôn viên trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Sự kiện này được các nhóm hội dân sự độc lập trong nước phối hợp cùng Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, International Service for Human Rights và CIVICUS đứng ra tổ chức.

Đến dự sự kiện có Phái bộ các nước Hoa Kỳ, Na Uy, Thụy Sĩ, Liên Hiệp Châu Âu cùng đại diện các tổ chức quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva như Văn bút Quốc tế (PEN International), HRW, ISHR…

Ngay sau sự kiện Ngày Việt Nam, phái đoàn đã chia thành hai nhóm. Một nhóm tiếp xúc với Phái bộ Hoa Kỳ, Hungary và Costa Rica (là một trong ba nước troika trong phiên UPR của Việt Nam). Nhóm còn lại làm việc với Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và văn phòng các Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của tổ chức này.


Đặng Xương Hùng - Mực hay Máu?


Đặng Xương Hùng - Mực hay Máu?




Ép buộc thanh thiếu niên VN vào chiến tranh là anh hùng?




“…Trong lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay, không thiếu những người đang tiến thoái lưỡng nan. Hãy lắng nghe lời khuyên của nhà lãnh đạo người Bỉ để có thể viết tiếp lịch sử nước nhà bằng giấy và mực. Quá khứ không thể thay đổi được, nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai…”



Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: “Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu”. Thâm ý hay thiện ý. Có lẽ thiện ý nhiều hơn thâm ý. Tốn máu là phi lý, tốn giấy mực là chưa mất gì. Nhất là giữa anh em trong một nhà. Bài học tốn mực của nước Bỉ nơi các cộng đồng có ngôn ngữ khác nhau chung sống hòa bình trong một quốc gia thịnh vượng.

Câu nói trên của nhà lãnh đạo nước Bỉ có ba từ quan trọng đó là Tốn, Máu và Mực. Tốn là trả giá cho một điều gì đó thừa, vô lý.

Máu là giải pháp cho một cuộc thắng thua đau đớn.

Mực là hướng tới một kết quả cùng thắng win-win.

Kêu gọi « Thà hy sinh tất cả » của ông Hồ Chí Minh là sự tốn máu vô nghĩa, vì lợi ích của kẻ thù phương Bắc.

“Nếu bệ hạ muốn hàng, hãy chém đầu tôi đi đã” hoặc “Nên hàng hay nên đánh” của Hội nghị Diên hồng là những sự lựa chọn tốn máu đúng nghĩa. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống ngày 19/1/1974 để bảo vệ Hoàng Sa trước sự xâm chiếm của Trung quốc là những giọt máu anh hùng vì dân tộc, vì đất nước.

Còn lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lê nin, còn tư tưởng Hồ Chí Minh, còn theo đuôi Trung quốc, đảng cộng sản Việt Nam còn đẩy dân tộc mình vào những cuộc tốn máu vô ích.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Tuyên bố ra khỏi đảng của ông Đặng Xương Hùng


Tuyên bố ra khỏi đảng của ông Đặng Xương Hùng






Đặng Xương Hùng - Nhưng bất chấp, đảng vẫn tiếp tục sao chép - hoặc bị ép buộc tuân theo láng giềng tàn ác phương Bắc: chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Gần đây những bí mật của ông Hồ Chí Minh đã bị phơi bày. Chúng tôi, hầu hết là đảng viên, vẫn thường vui vẻ đùa cợt có những bài vè chế giễu, nhưng rất đúng về nhân vật này. Ông Hồ Chí Minh đã bị nghi ngờ là một người Trung quốc, có tên là Hồ Tập Chương, do Quốc tế cộng sản dựng lên, thay thế cho Nguyễn Ái Quốc, người đã chết năm 1932.

Mọi niềm tin đã bị đánh cắp. Tôi tuyên bố ra khỏi đảng...


***

Điếu Cày gửi lời chúc tết từ trong ngục tối


Điếu Cày gửi lời chúc tết từ trong ngục tối   


http://youtu.be/-ZN_VU8ehrY


Đoạn ghi âm lời nhắn gửi và chúc tết của blogger Điếu Cày


Danlambao - Vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày 22/1/2014, blogger Điếu Cày -- Nguyễn Văn Hải đã gọi điện thoại cho con trai Nguyễn Trí Dũng để thăm hỏi gia đình và gửi lời chúc tết đến tất cả bạn bè gần xa.

Theo quy định của trại giam, mỗi người tù chỉ được gọi điện thoại về nhà với thời gian tối đa là 5 phút trong một tháng. Trong cuộc nói chuyện ngắn ngủi, ngoài việc hỏi thăm và dặn dò chuyện gia đình, blogger Điếu Cày cũng cập nhật một số thông tin trong tù như yêu cầu được chăm sóc y tế của anh không được phía trại giam trả lời.

Bạch Diện Thư Sinh - Bọn sinh viên Việt Cộng giết thầy giết bạn


Bạch Diện Thư Sinh - Bọn sinh viên Việt Cộng giết thầy giết bạn




Câu “Đồ lừa thầy phản bạn” xưa nay là một lời mắng chửi thậm tệ. Vậy mà bọn sinh viên Việt Cộng còn tệ hơn thế nữa. Vì cuồng tín theo đảng Cộng sản, bọn này sẵn sàng giết thầy giết bạn một cách tàn ác.

Hồi Tết Mậu Thân 1968 tại Huế

Đêm Mồng Một Tết Mậu Thân 1968, Cộng quân tràn vào thành phố Huế và làm chủ Huế suốt 25 ngày đêm. Trong thời gian này, bọn Cộng sản đã biến Huế thành địa ngục trần gian. Nhiều ngàn người dân Huế bị thảm sát, trong đó có những nạn nhân là thanh niên, sinh viên, học sinh và cả trẻ em, phụ nữ. Chúng giết dân bằng đủ cách: đâm bằng lưỡi lê, dùng cuốc đập bể sọ, dùng súng bắn, chôn sống tập thể đang khi nạn nhân bị trói bằng dây điện hoặc lạt tre…Sau khi Cộng quân bị đánh bật khỏi Huế, lần lượt các nấm mồ tập thể đã được tìm thấy ở trường Gia Hội, Bãi Dâu, chùa Therevada, phía sau Tiểu chủng viện, gần cửa Đông ba, Cồn Hến, Nam Giao, Phú Xuân, cạnh Lăng các vua, khu vực Dòng Thiên An, Phú Xuân, Phù Lương, làng Châu Chữ, câu An Ninh, trường An Ninh Hạ, Chợ Thông, gần chùa Linh Mụ, truờng Văn Chí, Phú Thứ, Tiên Nộn, Đồng Di, Tây Hồ, Khe Đá Mài, Khe Lụ, sau làng Đình Môn…

Người dân Huế đã nhận diện trong số những đao phủ thủ, có những tên vốn là giáo chức, là sinh viên, học sinh ở Huế: Hầu hết những tên này đã từng tham gia vào Lực lượng Học sinh, Sinh viên Quyết tử hồi Phong trào Phật giáo 1966. Đứng đầu là các tên Hoàng Phủ Ngọc Tường (dạy Việt văn), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên Y khoa năm 2), Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên Sư phạm), Nguyễn Thị Đoan Trinh (sinh viên Dược), Trần Quang Long (sinh viên Sư phạm), Phan Chánh Dinh, tức Phan Duy Nhân, Hoàng Văn Giàu (phụ khảo Văn khoa), Nguyễn Thiết (sinh viên Luật), Bửu Chỉ (họa sĩ), Trần Vàng Sao (sinh viên), Ngô Yên Thy (sinh viên Văn khoa), Trương Quang Ân (học sinh), Nguyễn Văn Mễ (học sinh)…

Tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một thầy giáo trẻ, dậy Văn giỏi, được giới sinh viên, học sinh Huế ngưỡng mộ, nhưng Tường đã đi theo Cộng sản và trở nên một thành phần cực đoan và tàn bạo. Đến nỗi một số nhà cầm bút gốc Huế xếp Hoàng Phủ Ngọc Tường đứng hàng đầu trong danh sách những đao phủ thủ sát hại dân Huế hồi tết Mậu Thân 1968. Trong cuốn Biến Động Miền Trung (Trang 110 – 112), tác giả Liên Thành trưng ra 6 bằng chứng để khẳng định: “Bằng vào một số chứng cớ rõ ràng, minh bạch, tôi xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường là người chủ tọa phiên tòa án Nhân Dân của chính quyền Cách Mạng, và ra lệnh sát hại 204 người tại trường học Gia Hội thuộc Quận II, thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968” (Liên Thành. Biến Động Miền Trung. Tập san Biệt Động Quân xuất bản. Trang 110). Trong sách, tác giả Liên Thành sung sướng tung hê thầy Tường của mình có “khuôn mặt hiền từ”, “thầy còn giảng dạy cho chúng tôi những lẽ phải, trái, tư cách làm người, đạo đức, và tấm lòng nhân hậu thương yêu mọi người…” (Sđd. Trang 107). Ngay sau đó, tác giả Liên Thành thắc mắc hỏi cái gì làm thầy Tường của ông “mù quáng say mê chủ nghĩa Cộng Sản”, để trở “thành một tên ác qủy giết người không gớm tay, say máu người còn hơn qủy dữ” (Sđd.Trang 108). Thêm vào đó, trong bữa tiệc họp mặt sau 1975, bạn của Tường là Gs. Bửu Ý chỉ mặt Tường mà nói: “Tường, mi là một thằng trí thức sắt máu, hèn hạ, giờ này mi chưa sáng mắt, còn chạy theo liếm đít Đảng nữa hay sao” (Sđd.Trang 109).

Trong bộ phim 10 tập Vietnam History do một đài truyền hình Anh Quốc thực hiện năm 1982 (Roll 29 of Vietnam Project- Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer), Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được hỏi như sau: “Ông có thể mô tả biến cố về cuộc nổi dậy tại Huế và đặc biệt liên quan đến cuộc thảm sát từ khi ông có mặt tại đây”? Để trả lời, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đổ tội cho đế quốc Mĩ cố tình dựng nên câu chuyện “thảm sát Mậu Thân Huế”. Tường xác nhận có một số bị giết vì: Một là họ bắn vào lực lượng cách mạng; hai là vì họ đã phạm tội bắt bớ, tra tấn, bỏ tù người theo cách mạng cho nên nay bị trả thù. Nhưng Tường cáo giác đa số những xác chết sau này khai quật được ở Huế là nạn nhân đạn bom của Mĩ, cộng với những xác chết bộ đội giải phóng. Tường nói tiếp : “Chẳng hạn, nó đã bỏ bom rơi vào một bệnh viện nhỏ, gần chợ Đông Ba. Nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn”. Xin chú ý trong câu trả lời này, Tường xác nhận y có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trong bài Thảm Sát Mậu Thân 1968 Và Luận Điệu Gian Dối Của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn Huy Phương cũng đặc biệt nhấn mạnh 2 điểm đáng chú ý về câu trả lời trên đây của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông viết: “Chính câu hỏi của phóng viên đài truyền hình ờ đầu bài đã xác nhận sự thật, vì nếu Tường không có mặt ở Huế, sẽ không có cuộc phỏng vấn này cũng như nội dung câu hỏi được đặt ra ở trên. Mặt khác, sau này chính y không nhớ là mình đã thú nhận chuyện có mặt ở Huế vào phút thứ 6 của đoạn phim này, vào năm 1982, khi Tường mô tả chuyện y đang đi trong những con đường hẻm vùng Đông Ba và đã nói những câu “khi chúng tôi rút lui” hay “tôi là một chứng nhân” nghe rất rõ ràng” (bacaytruc.com).

Nhưng qua năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời bà Thụy Khuê trên đài RFI thì thấy có 2 điểm quan trọng khác hẳn câu trả lời phỏng vấn năm 1982. Một là Tường chối không có mặt tại Huế khi đang diễn ra cuộc thảm sát. Hai là Tường xác nhận có “những tang tóc thê thảm” ở Huế do “quân nổi dậy” và nhìn nhận đó là “một sai lầm không thể nào biện bác được”. Nguyên văn câu trả lời của Tường như sau: “Người ta cho tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Điều quan trọng còn lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và đã trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng” (Bằng Phong Đặng Văn Âu. Thư gửi Nguyễn Đắc Xuân. Batkhuat.net).

Tiền hậu bất nhất. Cái lưỡi (Cộng sản bao giờ cũng) không xương (cho nên) nhiều đường lắt léo!

Tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Phan:

Hoàng Phủ Ngọc Phan, em của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh viên Y khoa năm 2 Huế, đã phạm tội đồng lõa giết chết các giáo sư bác sĩ người Đức (Bs. Slois Alterkoster, Bs. Raimund Discher, Bs. Hort Gunther Kranick và vợ) là thầy của y, bằng cách chôn sống.

Chính tên Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn chết 3 anh em ruột: Nguyễn Xuân Kính (sinh 1942, Y khoa Huế, bị bắn chết tại nhà ông nội), Nguyễn Xuân Lộc (sinh 1946, sinh viên Luật Huế, bị bắn chết tại nhà ông nội), Nguyễn Thanh Hải (sinh 1949, sinh viên Văn khoa Huế, bị bắn chết tại trường Văn khoa). Giết các cháu xong, Phan còn đang tâm bắn chết cả ông nội của 3 sinh viên này là cụ Nguyễn Tín, 70 tuổi. Sau khi bắt sinh viên Lê Tuấn Văn (sinh viên Văn khoa Huế, là bạn của sinh viên Hải) đào huyệt tại vườn sau nhà cụ Nguyễn Tín để chôn cụ và 3 người cháu của cụ (xác sinh viên Hải đã được em gái là sinh viên Ban Cán sự điều dưỡng Nguyễn Thị Thái Hòa đưa về đây), tên Hoàng Phủ Ngọc Phan hành quyết nốt sinh viên Văn. (Mậu Thân Huế. Câu Chuyện Của Nguyễn Thị Thái Hòa. WordPress.com).

Tội ác của Nguyễn Thị Đoan Trinh:

Nguyễn Thị Đoan Trinh, con gái Nguyễn Đóa, là sinh viên Dược Sài Gòn về Huế ăn Tết. (Hiện nay Đoan Trinh là nữ đại gia tại SàiGòn). Nguyễn Thị Đoan Trinh được mô tả là “nhất hạng… nữ sát nhân, nữ sát thủ…, y thị cỡi xe Honda, vai mang AK, bất kỳ ai y thị chận hỏi, nếu trả lời là lính, là Cảnh Sát, cán bộ Chính quyền, không cần một câu trả lời thứ hai, y thị nổ sung bắn chết ngay” (Liên Thành. Sđd. Trang 114).

Tội ác của Nguyễn Đắc Xuân:

Xuân nổi bật lên trong Đoàn Học sinh, Sinh viên Quyết tử với hàng ngàn đoàn viên hồi phong trào Phật giáo Huế 1966. Rồi “nhảy núi”, hay “lên xanh”, theo Việt Cộng. Tết Mậu Thân 1968 trở về chỉ huy Lực lượng Học sinh, Sinh viên Giải phóng Huế. Đồng thời Xuân cùng với Hoàng Phủ Ngọc Phan chỉ huy các Đoàn Thanh niên Võ trang An ninh Bảo vệ Khu phố (các Đội Tự vệ Thành). Lực lượng này đã gieo tang tóc kinh hoàng cho dân Huế trong 3 tuần lễ Cộng quân tạm chiếm thành phố này. Xuân và Phan còn dự phần xét xử trong Tòa án Nhân dân do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa và chúng đã kết án tử hình 204 người dân Huế. Trong hồi kí Giải Khăn Sô Cho Huế, tác giả Nhã Ca đã kể về tội ác giết bạn của Nguyễn Đắc Xuân như sau: “Nguyễn Đắc Xuân, một sinh viên Huế. Thập niên 60 trong phong trào thanh niên sinh viên bị Việt Cộng nằm vùng giật giây, Nguyễn Đắc Xuân làm thơ, tranh đấu, rồi bỏ vào khu theo Việt Cộng. Để rồi MÙA XUÂN 1968 theo Việt Cộng trở lại Huế có mặt trong những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng loạt người dân Huế với tội “phản cách mạng”. Đích thân Xuân đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích với Xuân từ trước, ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Nguyễn Đắc Xuân, tên Tý, dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Nguyễn Đắc Xuân :

- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm… Hồ chủ tịch muôn năm…

Nhưng mặc Tý năn nỉ, hoan hô, Nguyễn Đắc Xuân vẫn lạnh lùng nổ súng vào người bạn nhỏ của mình không chút đắn đo…”.

Mấy năm trước đây, Nguyễn Đắc Xuân đã viết bài Nguyễn Đắc Xuân Đọc Hồi Ký Nhã Ca để phản bác mọi cáo buộc tội giết dân, giết bạn của y. Trong đó có đoạn như sau: “…bà đã biết rõ không có chuyện tôi giết người, không có chuyện tôi ngồi xử án ai vậy tại sao bà còn hạ bút viết trong hồi ký những điều ác nhơn đến như thế? Nếu bà sống với tôi cùng trong một nền pháp luật tôi sẽ đưa bà ra tòa về tội vu khống”. (Nguyễn Đắc Xuân đọc hồi ký Nhã Ca. lethieunhon.com).

Thế nhưng, từ Houston, tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu, xưa là bạn “ngồi cùng bàn, cùng lớp” của Nguyễn Đắc Xuân, đã gửi emails qua lại với Xuân. Hai bên trao đổi quan điểm lập trường thẳng thắn với nhau. Trong thư thứ 2 viết ngày 14.01.2011, tác giả Đặng Văn Âu nói với Nguyễn Đắc Xuân: “Này Nguyễn Đắc Xuân,

Lẽ ra mày phải tỏ ra ăn năn, hối hận về việc mày gây tang tóc cho đồng bào ở Huế để nghiệp chướng của mày vơi đi. Mày đã không làm, mày lại càng gây thêm nghiệp chướng. Mày muốn được người ta gọi là nhà sử học, nhà Huế học phải không? Cộng sản là một tuồng nói dối từ trên xuống dưới, ai dám nói thật thì bị bỏ tù. Mày có đủ cái dũng để viết SỰ THẬT không, mà đòi viết sử?…… Nguyễn Đắc Xuân à! Tao không thèm chửi mày đâu! Mày là thứ cộng sản tép riu. Mang tiếng giết bạn bè (Trần Mậu Tý) mà mày chỉ được cộng sản thí cho cái chức hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Thừa Thiên thì danh giá gì?! Hãy sám hối đi! Đừng huyênh hoang cái giọng “chưa biết con ngựa nào tới đích”, nghe lố bịch lắm! Những “trí tuệ hàng đầu” còn chưa biết đàng trước hình thù cái đích ra sao. Cỡ mày mà đòi thách thức thì chú Ba Trương Tấn Sang lên làm Chủ Tịch Nước cũng chẳng có gì lấy làm lạ!” (danchimviet.info).


Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường


Nguyễn Thị Đoan Trinh


Hoàng Phủ Ngọc Phan, Vũ Quang Hùng


Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Đặng Chí Hùng sẽ tị nạn chính trị tại Canada?


Đặng Chí Hùng sẽ tị nạn chính trị tại Canada?





Thời Báo - Hôm 18/01, trong bài phát biểu trước 6000 người tham dự Hội Chợ Tết ở Toronto, ông Tổng trưởng Di trú và Công dân vụ Canada, Chris Alexander, đã đề cập đến trường hợp blogger Đặng Chí Hùng đồng thời cho biết chính phủ Canada sẽ nỗ lực thực hiện các biện pháp khả thi để ông Hùng được định cư tại Canada. Cũng trong ngày lễ hội truyền thống này, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải xác nhận nếu ông Hùng xin tị nạn chính trị tại Canada, TNS Ngô Thanh Hải và Bộ Di trú Canada sẽ cứu xét đặc biệt trường hợp này để ông Hùng được đến bến bờ Tự do.


Theo tin tức của văn phòng TNS Ngô Thanh Hải, blogger Đặng Chí Hùng đã nộp đơn xin tị nạn với Tòa Đại sứ Canada tại Thái Lan. Hy vọng một ngày gần đây, ông Hùng sẽ được định cư tại Canada thay vì bị trục xuất về Việt Nam theo đòi hỏi của nhà cầm quyền Hà Nội.


Blogger Đặng Chí Hùng, tên thật là Phạm Mạnh Hùng, là một nhà báo tự do ở Việt Nam, đã từng công bố những bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ”, “Những sự thật cần phải biết” và “Chúng ta phải làm gì” trên trang mạng Dân Làm Báo, với những tài liệu và bằng chứng về các lãnh tụ CSVN, tấn công trực diện vào chế độ cầm quyền hiện nay.


Bị Hà Nội truy nã, ông trốn sang Thái Lan. Ngày 11/12/2013, theo yêu cầu của mật vụ CSVN, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông. Sự can thiệp của TNS Ngô Thanh Hải với văn phòng UNHCR để bảo vệ ông Hùng đã có kết quả. Ngày 8 tháng 1, 2014, văn phòng Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) ở Thái Lan đã gửi đến văn phòng của TNS Ngô Thanh Hải một văn thư cho biết họ đã công nhận ông Phạm Mạnh Hùng là một người tị nạn theo quy chế của UNHCR.



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Cưỡi Lên Sấm Sét


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Cưỡi Lên Sấm Sét


Việt Báo Xuân Giáp Ngọ 2014

Một bút ký chiến trường đầy nhân bản



* Bìa sách Ride the Thunder của Richard Botkin *



Trong năm Giáp Ngọ, chúng ta sẽ được xem một cuốn phim hiếm hoi về cuộc chiến Việt Nam trong đó vai trò oai hùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà được mô tả với sự trung thực. Tác phẩm điện ảnh này dựa trên những dữ kiện thật, được trình bày trong cuốn "Ride the Thunder – A Vietnam War Story of Honor and Triumph" của Richard Botkin. Chủ biên Nguyễn-Xuân Nghĩa của Giai phẩm Xuân Việt Báo đã hàn huyên cùng tác giả và ghi lại như sau...



Richard Botkin là người ăn chay.

Vào hoàn cảnh khác, chúng ta có thể gặp ông sau một bàn giấy đồ xộ của tổ hợp tài chánh Morgan Stanley với tấm bảng đồng ngoài cửa chỉ rõ chức vụ là Senior Vice President. Phụ trách phân bộ Quản trị Tài sản trong một tập đoàn đang khai thác gần 400 tỷ Mỹ kim tại hơn bốn chục quốc gia qua cả ngàn văn phòng hoạt động trên toàn cầu, ông là một nhà cố vấn tài chánh mà giới có tiền đầu tư rất nên gặp.

Văn phòng của ông nằm tại miền Bắc, gần thủ phủ Sacramento của California, mà chúng tôi gặp ông ở miền Nam California, và không để nói về đầu tư tài chánh. Đúng hơn, để nói về một dịch vụ đầu tư khác.

Richard Botkin đã từng là sĩ quan Thủy quân Lục chiến, như ta có thể thấy từ cái áo thung màu đỏ mang phù hiệu của binh chủng. Sau nhiều năm trong quân ngũ, ông tiếp tục là sĩ quan trừ bị, tổng cộng 15 năm. Như nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ, sau khi dâng hiến tuổi thanh niên cho Tổ Quốc, từ năm 1995, ông bước qua một ngành hoạt động khác và rất thành công.

Nhưng sau đó, ông đầu tư thêm công sức vào một việc khác thường.

Richard Botkin dành năm năm tìm hiểu, thu thập tài liệu để viết lại một giai đoạn của một cuộc chiến mà ông không tham dự vì còn quá trẻ, cuộc chiến tại Việt Nam.

Người viết này giật mình nghĩ lại về một chủ điểm chiếm 14 chương trong cuốn sách 42 chương.

Thời đó, Hoa Kỳ chuẩn bị triệt thoái theo chủ trương "Việt hoá cuộc chiến". Cuộc tấn công rất quy mô của quân đội Cộng sản Bắc Việt vào đầu năm 1972 được họ gọi là "Chiến dịch Nguyễn Huệ" và nhắm vào ba bốn vùng lãnh thổ của miền Nam. Phía Hoa Kỳ gọi là "Eastern Offensive" – "cuộc Tấn công mùa Phục sinh". Bị tấn công gần như bốn bề, phía Việt Nam Cộng Hoà lại không có tên chính thức!

May là nhờ Phan Nhật Nam mà ký ức của chúng ta được ghi đậm nét với "Mùa Hè Đỏ Lửa". Sau đó là những chiến công tại Quảng Trị, Bình Long, An Lộc... để miền Nam còn tồn tại qua một năm có tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ.



Tác giả Richard Botkin cùng chủ biên Nguyễn-Xuân Nghĩa

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Lãnh sự Ngoại giao nói về UPR


Lãnh sự Ngoại giao nói về UPR


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-01-27

01272014-dangxuonghung.mp3  *  **



Ông Đặng Xương Hùng Hình do ông Hùng gửi RFA     


Mới đây một bài viết của tác giả Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam viết cho phái đoàn trong nước sắp sang điều trần trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Liên Hiệp Quốc vào ngày 5 tháng Hai sắp tới, với những lời lẽ chân thành kêu gọi sự thay đổi thái độ của họ. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng tác giả bức thư để làm sáng tỏ thêm về việc làm ý nghĩa này.

Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết động lực nào thúc đẩy ông viết bức thư gửi cho những người trong nước sắp tham gia vào buổi kiểm điểm định kỳ hoạt động nhân quyền của Việt Nam sắp tới tại Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn rằng bức thư sẽ gặp phản ứng dữ dội từ nhà nước mặc dù ông tuyên bố đã bỏ đảng và chấp nhận tỵ nạn chính trị. Ông có thể chia sẻ thêm về việc làm này của ông hay không?

Đặng Xương Hùng: Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp. Họ làm cho Quốc hội trở thành một chi bộ của đảng Cộng sản thì tôi nghĩ rằng mình phải ra đi. Việc tôi ra đi tôi chỉ chống lại Đảng cộng sản thôi chứ tôi không chống lại con người.



“Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự
Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu
biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là
chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp.”
- Ông Đặng Xương Hùng



Tôi thấy đồng nghiệp của tôi là những người rất thông minh, rất giỏi họ được đào tạo và được ra nước ngoài, được tiếp xúc với bên ngoài họ hiểu thế nào là thế giới văn minh và tất nhiên họ cũng biết sự vô lý của chủ nghĩa Mác Lênin. Họ chưa thể có quyết định trong lúc này bởi vì cái thế của họ rất khó cho việc đó.

Cái hướng của tôi tập trung vào thái độ của những người hiện nay ở Bộ ngoại giao cũng như các bộ khác. Bởi vì các đoàn từ trong nước sang gồm rất nhiều bộ ngành. Với 11 bộ ngành và khoảng 30 người. Những cuộc họp ở trong nước đã rất cụ thể rồi và sự chuẩn bị của họ cũng chỉ lập lại bài bản như ngày xưa thôi nhưng lần này vai trò có khác vì Việt Nam đã ở trong Hội đồng Nhân quyền rồi và đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho chúng ta.