Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Thái Hà dâng Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho Công Lý – Hòa Bình và Luật sư Giuse Lê Quốc Quân



Thái Hà dâng Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho Công Lý – Hòa Bình và Luật sư Giuse Lê Quốc Quân



Đăng bởi lúc 6:24 Sáng 1/07/13




VRNs (01.07.2013) – Hà Nội – Hàng ngàn ngọn nến được thắp lên tại nhà thờ Thái Hà trong Thánh Lễ 20g00 Chúa Nhật, ngày 30/06/2013 cầu nguyện đặc biệt cho Công Lý – Hòa Bình và cho Luật sư Lê Quốc Quân. Chủ tế thánh lễ là cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, một người đồng hương với Luật sư Giuse Lê Quốc Quân. Đồng tế với ngài có cha Giuse Nguyễn Văn Phượng, Chánh xứ Thái Hà và cha P.X. Nguyễn Kim Phùng.


Sự xuất hiện đặc biệt của những người như bà Lê Hiền Đức, nhà giáo Phạm Toàn, bác sĩ Phạm Hồng Sơn,… cùng một số thành viên của nhóm No-U Hà Nội trong Thánh Lễ hôm nay tạo sự xúc động đặc biệt cho gia đình luật sư Lê Quốc Quân cũng như những anh em trong hội Doanh Trí và Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội.

AUDIO TRỰC TIẾP VỀ VỤ NỔI DẬY TRONG TRẠI GIAM SÁNG NAY TRONG TRẠI K1 TỪ NHỮNG ANH EM TRONG TRẠI TRUYỀN RA


AUDIO TRỰC TIẾP VỀ VỤ NỔI DẬY TRONG TRẠI GIAM SÁNG NAY TRONG TRẠI K1 TỪ NHỮNG ANH EM TRONG TRẠI TRUYỀN RA




Tin cập nhật: khoảng 4 giờ 52 phút chiều ..lực lưỡng an ninh trại k1 xuân lộc vẫn chưa khống chế được tình hình và ngoài 1 con tin là đại tá cs.giám thị trưởng phân trại K1.Xuân Lộc, Hồ Phi Thắng thì còn thêm 1 con tin nữa là Thái Duy Hồng, phó giám thị trại.







đây là file gốc nguyên văn cuộc phỏng vấn anh em tù nhân trại k1 .xuân lộc đồng nai sáng ngày 30/6



HỒ PHI THẮNG-TRƯỞNG PHÂN TRẠI K1-CON TIN TRONG TAY CÁC TÙ NHÂN K1


ĐỒNG NAI (NV) .- Tù nhân trại tù Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nổi loạn sáng Chủ Nhật 30 tháng 6, 2013. Tin tức sơ khởi được tù nhân gọi ra ngoài cho cựu tù nhân trại này, ông Lê Thăng Long, và ông kể lại với báo Người Việt.

NGƯỜI BUÔN GIÓ - Đại Vệ Chí Dị: Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.


NGƯỜI BUÔN GIÓ - Đại Vệ Chí Dị: Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.






Bấy giờ bên ngoài bể khơi, quân Tề hàng ngày ra sức củng cố chiến lũy, xây hào, dựng thành ở những đảo chúng chiếm được của nước Vệ.

Nhà Sản họp bàn về việc luyện quân. Có ý nói phải tăng cường huấn luyện thủy chiến, mua sắm tàu lớn để đối phó với kẻ địch bên ngoài, nâng cao sức chiến đấu của binh sĩ trong trường hợp phải đối phó với ngoại xâm. Những điều này phải đưa vào giáo trình giảng dạy gấp rút phổ biến thực hành trong toàn quân.

Ý kiến ấy đưa ra, nhiều quan lại băn khoăn, có người nói.

- Chúng ta theo đạo  Lý Ninh, Người ấy nói rằng muốn giữ đạo thì phải đề phòng kẻ địch trong nước chứ không phải là ngoài nước. Người đã dạy rằng '' bất cứ cuộc nội chiến nào cũng tàn khốc hơn ngoại chiến''.  Làm sáng tỏ điểm này, trường lý luận cao cấp của nhà Sản ta đã công phu nghiên cứu chỉ ra rằng. Nội chiến bắt nguồn từ nhân dân. Bởi vậy lúc này nên chăng quân ta tập huấn đối phó với những tình huống phức tạp đông người lợi dụng danh nghĩa đòi đất để ý đồ gây nội chiến, đó là đường lối quân sự đúng đắn và phù hợp với thực tiễn hơn cả.

Quan khác nói.

- Tề dẫu sao cũng là anh em với triều đình ta, có thế nào cũng muốn nhà Sản ta trường tồn cai trị nước Vệ. Giờ huấn luyện quân lính tập trận đối ngoại há là khiến họ hoài nghi lòng trung thành của ta, như thế chúng ta đánh mất '' niềm tin chiến lược '' với thiên triều. Nay mai dân chúng can qua, nhà Sản biết chạy sang đâu cậy nhờ binh mã dẹp loạn.

Vệ Kính Vương phán.

- Chuyện chủ quyền phải gắn  với chuyện tồn vong của nhà Sản. Nếu vì chủ quyền mà nhà Sản ta suy vong thì điều ấy có nên không?. Các quan lại có ngồi trong biệt thự, đi xe tứ mã, hưởng của ngon vật lạ trong thiên hạ. Vợ con đề huề nhung lụa được nữa không.?

Các quan không ai nói gì, người nào người ấy quay sang nhìn nhau dò hỏi ý kiến. Thấy ai cũng béo tốt, mỡ màng do tẩm bổ nhiều chất quý báu trong thiên hạ, da dẻ đỏ au , trơn láng. Tất cả vì thế im lặng.

Vương lại hỏi.

- Thế giờ mất đảo, liệu những thứ các ngươi đang có trong nhà, có mất theo ngay không.?

Các quan lại đồng thanh đáp.

- Dạ thưa không.

Vương nói.

- Người quân tử bỏ cái mối lợi trước mắt, đang hưởng để lo đến những cái xa vời, không thiết thực đến bản thân,. Loại như  thế liệu có đáng làm quan cai trị thiên hạ không.? Liệu có gọi là giữ vững lập trường không.?

Các quan nhất loạt đáp.

- Dạ thưa không.

Vương dạy.

- Thế nên nói chuyện biển đảo, không chỉ là biển đảo mà thôi,trong chuyện biển đảo còn có những thứ khác, nói chuyện về chủ quyền biển đảo thì cũng phải cân nhắc đến chủ quyền nhà cửa, biệt thự, trang trại, tài sản.. con cái, thậm chí xa hơn còn là cháu chắt nhà các ngươi nữa. Lúc này bàn chuyện huấn luyện quân lính về giáo trình đối phó với ngoại xâm liệu có đẻ ra cho các người  thêm nhà cửa,thêm tài sản không mà bàn. Nếu không có nhà cửa, tài sản, tiền bạc thì liệu ai trong các quan lại ở đây còn mong muốn phụng sự triều đình.?

Các quan nín thinh.

Vương tiếp.

- Nay nhà Tề, đối với chúng ta trước kia có xung đột nhỏ, có thể sau này có xung đột nhỏ hơn. Nhưng phải khẳng định một điều là chúng ta mang ơn của Tề rất lớn, trước kia Tề giúp ta giữ nước, nay vẫn giúp ta giữ vững cơ đồ nhà Sản. Không nên có những quan điểm gây nghi ngờ, chia rẽ lòng trung thành, biết ơn của chúng ta với Tề quốc vào lúc này, để kẻ thù bên trong lợi dụng làm loạn.

Vương phất tay ra lệnh bãi triều sau khi ban lệnh tập huấn binh lính sách lược phòng chống diễn biễn đông người khiếu kiện.

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

VIỆT NAM – CUỘC THẢO LUẬN BỊ HỦY BỎ, NHỮNG CÂU HỎI VỀ QUAN HỆ VIỆT-NHẬT



VIỆT NAM – CUỘC THẢO LUẬN BỊ HỦY BỎ, NHỮNG CÂU HỎI VỀ QUAN HỆ VIỆT-NHẬT

Ari Nakano
Báo Asahi Shimbun Ngày 25 tháng Sáu năm 2013



Ari Nakano Giáo sư Đại học Daito Bunka



Ari Nakano là giáo sư tại Đại học Daito Bunka. Bà là nghiên cứu sinh tại đại học Keio và đoạt bằng Tiến sĩ tại đây. Các lĩnh vực chuyên sâu của bà là Chính trị, Ngoại giao và Nhân quyền ở Việt Nam.

Năm nay đánh dấu năm thứ 40 thiết quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Khi thủ tướng Shinzo Abe thăm Việt Nam vào tháng Giêng, hai quốc gia khẳng định quan hệ hai bên đã nâng cao đến tầm “đối tác chiến lược” và đồng ý tiếp tục hợp tác xây dựng các nhà mày điện hạt nhân và phát triển các nguồn đất hiếm.

Thế nhưng, nhiều vấn đề đã xuất hiện liên quan đến những nguồn lực mới đây và việc phát triển năng lượng tại Việt Nam. Nếu chỉ nhìn đơn giản sự tiến bộ cho tới lúc này thì thấy có nguyên nhân lớn liên hệ tới việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở đây.



Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, bên phải, và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng duyệt đội danh dự tại lễ tiếp đón tổ chức tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, Việt Nam, thứ Tư 16 tháng 1, 2013. (AP)



Việc khai thác mỏ bô xit và sản xuất alumina đang tiến hành do các công ty Trung Hoa tài trợ tại Tây Nguyên Việt Nam là một dự án tầm cỡ lớn ngang tầm với việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Song dự án này đã được ký kết bí mật bởi các nhà lãnh đạo hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, và công việc được bắt đầu mà không có bàn bạc gì cả tại Quốc hội Việt Nam.

Không đưa ra được các báo cáo tác động môi trường, và có ý kiến cho rằng dự án này vi phạm luật pháp. Do thiếu minh bạch trong tiến trình ra quyết định cũng như không buộc được chính phủ phải giải thích các chi tiết của dự án, nên một phong trào đối lập có tổ chức do trí thức Việt Nam lãnh đạo đã lớn mạnh lên, và cuộc phiêu lưu bô xit này đã gắn kết hành động đòi dân chủ và đòi công khai mọi chuyện.

Việt Tân không chấp nhận thể chế độc tài




Việt Tân không chấp nhận thể chế độc tài






Đang có sự liên kết ngày càng tăng giữa các nhóm đấu tranh chống Đảng Cộng sản ở trong và ngoài nước, theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ ở hải ngoại, thành viên trung ương Đảng Việt Tân.


Trả lời phỏng vấn BBC tại London hôm 25/6/2013, ông Quân cũng trả lời các câu hỏi quanh nghi ngờ về việc rò rỉ thông tin cũng như 'nội gián' trong lòng tổ chức chính trị đặt văn phòng ở Mỹ.


Mở đầu cuộc phỏng vấn, Tiến sỹ Quân, người từng bị bắt giữ hai lần khi hoạt động ở Việt Nam trong các năm 2007 và 2012, bình luận và đánh giá tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi gần đây diễn ra các vụ bắt giữ, câu lưu với một số blogger, nhà bất đồng chính kiến trong nước.


TS Nguyễn Quốc Quân: Tôi nhận thấy những việc bắt bớ vừa qua có hai đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất là khá đồng loạt sau những vụ xử án rất là nặng và thứ hai nữa là khá dồn dập.


"Theo tôi nghĩ có sự thay đổi, nó biểu hiện phần nào,
nói hơi quá, sự hoảng loạn của chính quyền
Việt Nam hiện thời. Thứ hai, nói lên sự không sợ
của những người trí thức cũng như người
dân bình thường trong nước."
TS. Nguyễn Quốc Quân


Theo tôi nghĩ có sự thay đổi, nó biểu hiện phần nào, nói hơi quá, sự hoảng loạn của chính quyền Việt Nam hiện thời. Thứ hai, nói lên sự không sợ của những người trí thức cũng như người dân bình thường trong nước.


BBC: Đảng Việt Tân hiện bảo vệ các dữ liệu và tránh xâm nhập các dữ liệu ra sao, nhất là đảm bảo an toàn mạng trước khả năng thâm nhập hệ dữ liệu về đảng viên, hay thông tin về các hoạt động quan trọng, theo ý kiến riêng của ông?


Vấn đề bảo đảm dữ liệu quan trọng đó là một trong những vấn đề rất được quan tâm ở trong đảng Việt Tân. Đặc biệt là các giữ liệu về nhân thân của các Đảng viên.


Quả thực vừa rồi khi tôi đi về, tôi có đem theo laptop, nếu quý vị có nhìn thấy họ bảo rằng họ tìm thấy trong laptop của tôi tài liệu đấu tranh bất bạo động, hoặc là vân vân.


Có vẻ như là sự giữ gìn dữ liệu trong máy vi tính nó có vẻ hơi yếu. Nhưng mà thực sự ra đó là một cách thử tôi xem thử coi cái khả năng kỹ thuật của Công an Việt Nam về vấn đề đào những tài liệu, dữ liệu trong máy vi tính ở mức độ nào. Chúng tôi có năm tầng. Riêng trong máy của tôi có năm tầng, nhưng họ chỉ được tầng thứ nhất và tầng thứ nhì mà thôi.


Điều thứ hai là trong đảng Việt Tân có phương pháp gọi là phân cấp thông tin. Nghĩa là ở một ông cấp độ nhất định, thì chỉ có thể biết được một loại thông tin nhất định. Thứ hai nữa là phân nhỏ thông tin. Nghĩa là một người ở vị trí cao nhất cũng không thể nào biết được toàn bộ thông tin. Đó là một trong những cách để bảo vệ.


Do đó, nếu tôi có bị bắt giữ đi chăng nữa, và gặp phải trường hợp tra khảo dữ dội như thế nào, tôi nghĩ họ cũng chỉ biết được một phần rất nhỏ của thông tin, đặc biệt của những người trong nước.

12 dân biểu Hoa Kỳ lên tiếng đòi trả tự do cho Ls Lê Quốc Quân




12 dân biểu Hoa Kỳ lên tiếng đòi trả tự do cho Ls Lê Quốc Quân


(Bản dịch tiếng Việt)



Ngày 25 tháng 6, 2013


Kính gửi ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
c/o Tòa đài sứ Việt Nam
1233 20th Street, NW, Suite 400
Washington, DC 20036



Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng,



Qua lá thư này chúng tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về việc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bất chấp các quyền căn bản về con người và vẫn tiếp diễn nỗ lực đàn áp bất đồng chính kiến. Chúng tôi bất bình về việc luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân tiếp tục bị giam cầm, không được phép gặp gia đình và luật sư kể từ khi ông bị bắt ngày 27 tháng 12, 2012.


Ông Lê Quốc Quân là một luật sư nổi bật, một nhà bảo vệ nhân quyền, blogger, và một cựu nghiên cứu sinh của chương trình Reagan-Fascell tại Học viện Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy), đã bị nhà cầm quyền Việt Nam quấy rối liên tục kể từ năm 2007. Chúng tôi cho rằng qua việc bảo vệ nhân quyền, viết blog về các vấn đề liên quan đến công bằng xã hội và tham gia vào những sinh hoạt dân sự là những hành động ái quốc đóng góp vào việc phát triển đất nước


Ông đã có một số cam kết với cộng đồng quốc tế để cải thiện tình trạng nhân quyền nhưng rõ ràng là quyền tự do ngôn luận, tự do ý kiến và tự do lập hội vẫn không được công nhận tại Việt Nam. Chính sách đàn áp liên tục các quyền căn bản của công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ tác hại đến mối bang giao hai nước. Chúng tôi kêu gọi ông hãy làm người chủ xướng để thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng các cam kết này. Chúng tôi nhấn mạnh lần nữa mối quan tâm sâu sắc về việc bắt giữ ông Quân. Chúng tôi kêu gọi ông có những biện pháp để trả lại tự do tức khắc và vô điều kiện cho luật sư Quân.


Chúng tôi mong đón nhận hồi âm trực tiếp từ ông. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và muốn làm việc với ông để các quyền con người được bảo đảm.



Trân trọng,

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

NHẠC SĨ TÔ HẢI - Nhật ký mở lại (mở lần thứ 54): HƠN 1.200 CẶP VÚ LỢN XỀ ĐANG RA SỨC LẤP MIỆNG TOÀN DÂN



NHẠC SĨ TÔ HẢI - Nhật ký mở lại (mở lần thứ 54): HƠN 1.200 CẶP VÚ LỢN XỀ ĐANG RA SỨC LẤP MIỆNG TOÀN DÂN





Mình gõ vào Google để tìm hiểu thêm về cái ngày mà mấy hôm nay nhốn nháo, ồn ào, rầm rĩ, oang oang trên mọi phương tiện truyền thông, công cụ chuyên chính tuyệt đối của đảng các ông ấy: Kỷ niệm 88 năm ngày báo chí cách mang”!?


Và y như dự đoán: Tất cả chỉ có mấy dòng như sau: Đầu tiên là cái sa-pô lời nói đầu trên Wikipedia: Thông tin trong bài này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.


Sau đó là vẻn vẹn có mấy dòng sau đây:


Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21.6.1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có “Gia Định báo” và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo “Thanh niên” đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo “Thanh niên”, báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.


Ngày 21.6.2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Và… HẾT!


Trái lại, khi gõ “lịch sử báo chí Việt Nam”: thì… eo mẹ ơi! Tư liệu đọc đến mỏi mắt, ghi chép muốn đến ê tay! Mình copy và paste lên đây ít dòng quan trọng nhất để các bạn nào không có nhiều thời giờ như mình đọc mà suy ngẫm về cái sự liều lĩnh trắng trợn bóp méo lịch sử báo chí nước nhà của cái quyết định số 52 ngày 5/2/1982 của ban bí thư đảng cộng sản VN!

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam


Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam



Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-06-26



kinhhoa06262013.mp3  



Sau khi vượt tường lửa mới có thể truy cập trang \facebook tiếng Việt tại Việt Nam.
Screen capture     



Việt Nam sẽ ngăn chận mạng xã hội Facebook là điều mà giới chơi facebook quan tâm nhất hiện nay. Liệu lo ngại này có trờ thành sự thật?


Ảnh hưởng an ninh quốc gia?



Cộng đồng mạng đang chuyền nhau một công văn của cơ quan công quyền Việt Nam về việc ngăn chặn Facebook. Trước đây ít lâu, một nhân viên của Viettel, công ty cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam có cho thông tín viên An Nhiên của chúng tôi biết rằng:


Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn…”


Hưởng ứng mộp cách nhiệt tình với những tin này, một nhà báo lề phải là Đỗ Doãn Hoàng tuyên bố rằng, muốn trở thành nhà báo tử tế thì phải bỏ Facebook đi.


Từ khi trang mạng Facebook ra đời đã có nhiều lời đồn đoán rằng nó bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn, tới mức có lần cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phải đối diện với một câu hỏi của truyền thông nước ngoài rằng tại Việt Nam Facebook có bị chặn hay không. Trên thực tế việc truy cập Facebook trong nước thường xuyên gặp khó khăn.


Ông Triết, cũng như nhiều nhà chính trị Việt nam đương đại, đã không trả lời câu hỏi đó một cách trực tiếp. Công luận không lạ gì cách trả lời không trực tiếp của các nhà lãnh đạo Việt Nam, cũng như những chuyện kiểm duyệt, ngăn cấm không bao giờ được công khai.

HUỲNH NGỌC CHÊNH - CÙNG NHAU TA ĐI... NHẬP KHO



HUỲNH NGỌC CHÊNH - CÙNG NHAU TA ĐI... NHẬP KHO





Vẫn cứ vui chơi như mọi ngày...


Dạo rày tự dưng bọn thế lực thù địch tung tin đồn nói xấu chế độ tốt đẹp của ta hơi bị nhiều.

Chúng liên tục tung tin sắp tới sẽ cho người nầy nhập kho, cho người kia đi giáo dục làm như chế độ ta được dựng lên là để chuyên đi bắt dân không bằng. Chúng đưa ra danh sách 4 người, rồi danh sách 5 người, rồi danh sách 10 người...và mới đây nhất, theo nhà văn đáng kính Nguyễn Trọng Tạo, từ Bắc Kinh gởi về danh sách đến 20 người. Nghe cái danh sách nầy, Nguyễn Trọng Tạo phải thốt lên: Bắt hết nhân dân thì sống với ai.

Lúc đầu nghe bọn xấu tung ra danh sách 4 người gồm Nhất, Đào, Chênh, Lập* mà trong đó đã có 2 người đi theo 258 rồi, tôi run quá. Chị em, con cái nghe đến cũng hoảng hốt. Con gái út buộc ba phải thề không được viết blog nữa và nửa đêm đang ngủ bên nhà mẹ, cứ giật mình thức dậy, thảng thốt gọi điện qua nhà ba để biết ba vẫn còn ở nhà mới yên tâm đi ngủ lại.

Các chị tôi đều trên 60, cũng sợ không kém. Cả tuổi ấu thơ của chị em nhà tôi là sống trong cảnh ba tôi vì theo cộng sản phải đi tù. Mà ba đi tù thì không phải ít. Sau 54, ba phải đi cải tạo đến 4 năm. Sau đó về rồi, hầu như năm nào, đến ngày lễ lạc hay bầu cử gì đó, ba lại bị bắt giam từ một đến vài tháng. Các chị tôi kể, những năm tháng đó cả nhà sống trong cảnh nơm nớp lo âu, đêm đêm nghe tiếng chó sủa là thức dậy cả nhà, chạy ra chạy vào nghe ngóng. Tôi lúc đó còn nhỏ nên vô tư. Thời ba ở đến 4 năm, tôi chẳng biết gì vì còn quá bé. Chỉ nghe kể lại là tôi đi bú chực khắp xóm, vú bà nào có con cùng tuổi với tôi, tôi đều ngậm đến, thậm chí cả những bà đã ngưng sinh đẻ, không có sữa, tôi cũng ngậm càn vì quá đói.. Khi ấy mẹ phải chạy chợ gấp đôi, đi từ sáng sớm tinh mơ, lúc tôi chưa thức dậy, đến nửa đêm lúc tôi đã ngủ khì mới về nên cả ngày các chị phải bồng quanh xóm bú chực. Thời đó không có gì ăn nên trẻ con bỏ bú rất trễ. Sau nầy vào năm 74, sau khi đậu cử nhân, tôi xênh xang áo mũ về quê, đang đi giữa đường làng thì bị một bà già kéo lại, phạch ngực ra ghì đầu tôi vào đó hỏi: Mi có còn nhớ cái dzú già ni không? Tôi hoảng hồn nhưng rồi cũng bẽn lẽn phì cười.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

TƯỞNG NĂNG TIẾN - Tôi Không Nhận Lời Cảm Ơn Của T.S. Cù Huy Hà Vũ



TƯỞNG NĂNG TIẾN - Tôi Không Nhận Lời Cảm Ơn Của T.S. Cù Huy Hà Vũ


Phạm nhân Vũ được ưu ái hơn người khác.”
- Đại Tá Lê Duy Sáu
———-



Tuần rồi, trang Bauxite Việt Nam đi tin:

“Sáng nay 21/6/2013, sau khi gặp chồng mình tại Trại giam số 5, Thanh Hóa, bà Nguyễn Thị Dương Hà cho biết do Trại giam số 5 Bộ Công an cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nên từ 9 giờ sáng hôm nay ông đã kết thúc tuyệt thực. Từ nhà tù, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gửi thư cảm ơn đến tất cả mọi người đã ủng hộ cuộc đấu tranh của ông.”

Dù có “hụ hợ” chút đỉnh trong “cuộc đấu tranh” nói trên, tôi thực tình không dám nhận lời “cảm ơn” này. Lý do, giản dị, chỉ vì tôi hoàn toàn không bận tâm gì ráo đến tình trạng sức khoẻ, cũng như sự ngược đãi (nếu có) mà ông phải chịu đựng trong trại giam K5.

Hơn nữa, tôi còn tin rằng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã làm “lớn chuyện” không phải chỉ vì những điều bất tiện (hay đê tiện) vặt vãnh đã xẩy ra cho riêng cá nhân mình mà chỉ vì ông cám cảnh cho thân phận của vô số những người bạn đồng tù không may khác.

Sự tệ hại, hay nói cho chính xác là sự bất nhân, trong hệ thống lao tù ở Việt Nam không phải là chuyện mới mẻ gì. Ông Kiều Duy Vĩnh, một người bị đột ngột mất tích vào năm 1959, đã kể lại như sau: