Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Tuấn Khanh - Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (Kỳ 2)



Tuấn Khanh - Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (Kỳ 2)






image




Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của “Việt cộng”.

Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình.

Phần lớn những người này đều nói giọng miền Bắc, mới. Họ có một lối diễn đạt thời thượng thật dễ gây ấn tượng. Anh bạn tôi, một người làm real estate – môi giới mua bán bất động sản ở Mỹ – kể lại cuộc trò chuyện với một khách hàng như vậy, và được biết nhà được mua ngay bằng tiền mặt, mà người khách dằn giọng “tiền tươi!”.

Không chỉ ở nơi đó, nhiều năm gần đây, cộng đồng Việt Nam ở Texas cũng hay nói với nhau rằng khu Bellaire đang ngày càng nhiều những người chạy khỏi Việt Nam hợp pháp như vậy. Thậm chí, không chỉ xuỳ tiền nhanh để mua nhà – lớp người này rất nhiều tiền – họ mua luôn các cơ sở thương mại. Từ các tiệm nail với giá vài chục ngàn cho đến các siêu thị giá trên chục triệu USD, một thế hệ khác chính kiến, khác tư duy đang len lỏi vào các cộng đồng Việt Nam chống Cộng để mong an cư và sinh tồn. Nơi quần cư cho tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chế độ cộng sản mà nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từng gọi là “một Việt Nam bên ngoài Việt Nam”.

Có lẽ vì vậy, mà ở các khu người Việt như vậy, biển quảng cáo của các luật sư di trú ngày càng nhiều. Trên đài phát thanh hay truyền hình cũng ra rả các lời mời tư vấn tìm hiểu cách lấy thẻ xanh để được ở lại nước Mỹ.

Sẽ là một điều chua chát, nếu nhìn lại lịch sử. Dù nước Mỹ vẫn bị gọi là thua trận và bị “đuổi” khỏi Việt Nam theo các văn bản tuyên truyền, nhưng đích đến giờ đây của nhiều quan chức Việt Nam vẫn là nước Mỹ chứ không là đồng minh số một Trung Quốc. Thậm chí các quan chức, giới tư bản đỏ hiện tại của Việt Nam còn bỏ ra rất nhiều tiền để được trụ lại quốc gia thù địch đó, cho mình là cho con cái của mình.

Nhiều người Việt Nam sống bằng đồng tiền lương thiện ít ỏi của mình tại Mỹ đã ngạc nhiên hỏi rằng “họ là ai, sao giàu vậy”. Thật không dễ trả lời. Trong những người đến Mỹ hay bất kỳ quốc gia phương Tây thù địch nào khác, có những người làm mọi cách như một cuộc tỵ nạn về an sinh, giáo dục… nhưng cũng có những người chạy đi, để âm thầm đào thoát khỏi lý tưởng của mình.

Anh Mến, một người sống ở Kansas chỉ hơn 10 năm, trong một cuộc gặp ngẫu nhiên đã thảng thốt kể rằng anh chứng kiến những người Việt đến Mỹ mua một lúc 2,3 căn nhà. Thậm chí họ còn luôn đón mua hàng chục chiếc Iphone đời mới nhất để gửi về, so với anh đến nay vẫn còn mắng con khi thấy chúng xài viết chì được phân nửa đã vứt đi. “Việt Nam bây giờ dễ kiếm tiền lắm hả anh?”, anh Mến ngơ ngác hỏi.

Thật khó mà giải thích với anh Mến, dù cùng là người nói tiếng Việt với nhau. Vì ngay ở quê hương lúc này, hàng triệu người đang nuốt các bữa ăn công nhân hàng ngày tệ bạc đến mức như công khai bào mòn tuổi xuân của họ. Những vùng quê đói nghèo phải xin gạo trợ cấp mỗi năm, nhưng đầy dẫy các quan lớn vẫn lên nhà cao, tậu xe to và viết các dự án xây tượng đài hàng ngàn tỉ.

Trường St Polycarp ở thành phố Staton, Quận Cam, là một trong những trường tư thục Công giáo mà nhiều gia đình người Việt dù tốn tiền nhưng vẫn hay gửi con vào vì mong chúng học kiến thức, và học được cả đức tin. Thỉnh thoảng, cũng có những gia đình đem con đến và cho con cái làm quen với Jesus thay cho học tin vào một lãnh tụ. Năm ngoái, chiếc xe đỗ trước cửa trường đưa đứa trẻ vào học, có cả ông bà theo để xem nơi học thế nào. Đó là những người vẫn còn mang đậm phong thái cán bộ với quần áo, giày dép vả cả giọng nói.

Khi gia đình này bước qua sân trước, vòi nước tự động tưới cây bất ngờ bị hư, nên làm tràn ra một vũng nước. Người phụ nữ lớn tuổi bước qua, càu nhàu “Thế này là không được. Phải nói nhà trường xem lại coi chứ thế này thì đi hư hết cả giày”. Thấy tôi là người Việt, đang đứng gần ở nơi bán hàng gây quỹ cho trường, nên bà nói luôn “Anh có làm ở đây không, anh nên nói với ban giám hiệu”.

Tôi nhớ đến Sài Gòn, Hà Nội… nhớ những ngày nước ngập lụt lội đến tận giường. Nhớ đến những mùa nhập học hàng ngàn phụ huynh vật vã, lê lết khắp nơi chạy trường cho con mình, dù phải gửi lót tay. Có lẽ người Việt đã quen sống vất vả và chịu đựng nên mọi thứ quen dần, đến khi tiếp cận với một đời sống tự do và dân chủ, ai cũng hăng hái tìm và thể hiện quyền của mình. Dĩ nhiên vòi nước được sửa ngay sau đấy không lâu, mà ban giám hiệu không đổ thừa cho biến đổi khí hậu hay thiếu tiền ngân sách. Gia đình đó khi quay lại hôm sau, chắc sẽ hài lòng và nghĩ mình được tôn trọng, khác với những ngày tháng mà bao nhiêu người dân ở quê hương giận dữ với hiện trạng nhưng thấy mình luôn bị biến thành trò hề. Bài học của cuộc sống đơn giản hiện rõ trên gương mặt của gia đình đó, mà tôi thấy, là sự tự tin và quyền của con người, có thể rất khác khi họ ở Việt Nam, bị cảnh sát giao thông ngoắc xe vào vô cớ, đã vội móc túi tìm vài trăm ngàn để lướt qua nan đề thật nhanh.

Một trong những câu nói nổi tiếng của nhà văn, diễn thuyết gia John Mason, cũng là tựa đề một quyển sách nổi tiếng của ông, có tựa đề “Bạn được sinh ra như một nguyên bản, vậy đừng chết như một phiên bản” (You were born an original. Don’t die a copy) có lẽ là một trong những động lực thúc đẩy âm thầm nhưng mãnh liệt trong lòng người Việt từ nhiều đời nay. Đã có rất nhiều người ra đi, để được thấy mình và con cái của mình được sống như là chính mình, như một nguyên bản. Nhiều năm sau 1975, vẫn có những dòng người ra đi rất xa khỏi quê hương để tìm lại phần nguyên bản của mình.

Nghèo khó, họ có thể thành người rơm ở Anh hay bị xua đuổi ở Campuchia. Giàu có, họ trở thành những kẻ lưu vong hoặc nhấp nhổm với cuộc sống mới mà mắt vẫn đau đáu về quê nhà. Lịch sử thế giới chắc sẽ lại phải ghi thêm một chương kỳ lạ. Con người và muông thú lên thuyền ông Noah để gột sạch mình cho một thế giới mới, nhưng người Việt hôm nay lại lặng lẽ lên chiếc thuyền mong cứu chuộc nguyên bản của đời mình, cứu chuộc một cuộc sống đơn giản, thật thà và tự do.

Nhưng tại sao chúng ta không thể là nguyên bản ở quê hương mình? Vì sao chúng ta phải sống không là mình nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Tôi đang hình dung người đàn ông có xe hơi đắt tiền không bỏ xe giữa con đường ngập nước ở Sài Gòn mà ông ta cùng nhiều con người nữa đang ướt sủng sẽ đi thẳng đến cơ quan nhà nước để hỏi rằng vì sao? Tôi hình dung gia đình Việt Nam di cư đến Mỹ đó sẽ không chất vấn một ban giám hiệu ngoại quốc về của công, mà sẽ cất tiếng nói như vậy trên chính đất nước mình? Một cuộc sống thật và đơn giản – nguyên bản vì sao đang phải bị đánh tráo bằng những phiên bản vô hồn và nhạt nhẽo?

Chúng ta được dặn dò hãy chỉ nên lo làm ăn, và đừng quan tâm đến chuyện gì khác. Và nhiều người Việt đã rất mất rất nhiều thời gian để làm được điều đó rồi giật mình nhìn thấy thế giới này không chỉ no đủ là tất cả. Không ít người giàu có, thậm chí quan chức đã dồn tất cả để ra đi và đổi một cuộc sống khác. Thậm chí đó là cuộc sống mà trước đây họ bảo vệ và coi những kẻ từ bỏ, ra đi là thù nghịch.

3 nhóm hacker lừng danh tuyên chiến với chế độ CSVN



3 nhóm hacker lừng danh tuyên chiến với chế độ CSVN








Bạn đọc Danlambao - Liên minh 3 nhóm hacker khét tiếng gồm: Anonymous, AntiSec và HagashTeam vừa mở đợt tấn công trừng phạt nhắm vào các trang web của chế độ CSVN.

Các cuộc tấn công nhằm đáp trả hành vi kiểm duyệt internet và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam.


Đứng cùng người dân Việt Nam bị áp bức


Trong cuộc trao đổi với HackRead qua Twitter, đại diện một trong 3 nhóm hacker này khẳng định ‘Anonymous đứng cùng những người dân Việt Nam bị áp bức’

“Anonymous là một khái niệm phức tạp, được thành lập nhằm cổ vũ tự do bày tỏ chính kiến và được xem như là trụ cột chính”.

“Chúng tôi cảnh báo nhà cầm quyền CSVN hãy thả tất cả những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger và những người bảo vê nhân quyền đang bị cầm tù”, Anonymous tuyên bố.

Thực tế cho thấy đây không chỉ là những lời đe doạ miệng.

Trong đợt tấn công cảnh cáo đầu tiên, ít nhất 8 trang web có đuôi tên miền .gov.vn – thuộc sở hữu của các cơ quan, tổ chức nhà nước Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các nhóm hacker này.

Các trang web này bị thay đổi giao diện kèm theo thông điệp lên án nhà cầm quyền CSVN vì đã không trả tự do cho bất cứ tù nhân lương tâm nào trong đợt ân xá vào dịp 2/9 vừa qua.


Trừng phạt vì không thả tù chính trị




Thông điệp do nhóm AntiSec để lại sau khi tấn công vào trang web của chế độ CSVN



Dưới đây là toàn bộ nội thông điệp do 3 nhóm Anonymous, AntiSec và HagashTeam để lại sau khi tấn công các trang web thuộc sở hữu của chế độ CSVN:

“Lợi dụng những điều khoản pháp luật nhập nhằng và thiếu chuẩn mực, suốt nhiều năm qua, cơ quan hành pháp Việt Nam vẫn duy trì hành vi trấn áp mạnh tay đối với những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger và những nhà bảo vệ nhân quyền.

Bộ luật hình sự năm 1999 được áp dụng nhằm chống lại những người đã dám lên tiếng nói tố cáo hành vi lạm dụng quyền lực và nạn tham nhũng.

Nhà cầm quyền CSVN đã công bố đã thả hơn 18,200 tù nhân vào dịp kỷ niệm ngày quốc khánh lần thứ 70, nhưng không một ai trong số này là tù nhân chính trị.

Trong số tù nhân được thả đều là những tội phạm giết người, buôn bán chất ma túy, ngoài ra không một ai bị kết án về cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” hoặc“âm mưu nhằm lật đổ chính quyền”. Hai tội danh cáo buộc này thường được chế độ CSVN áp dụng nhằm đối phó với những người bất đồng chính kiến.

Trong buổi họp báo tại Hà Nội, thứ trưởng bộ công an, Lê Quý Vương nói: “Chủ tịch nước Việt Nam quyết định thả 18,198 tù nhân, nhưng sẽ không thả những người có liên quan đến an ninh quốc gia".

Ông này cũng nhắc lại rằng, vào năm 2009, chủ tịch nước cũng đã đặc xá chi 20,599 tù nhân.

Ông Giang Sơn, đại diện chủ tịch nước nói. “Đặc xá phản ánh tính nhân đạo của nhà nước ta, và nhằm mục đích thuyết phục họ trở thành những công dân có ích".

Các tổ chức nhân quyền và các chính phủ Phương Tây thường chỉ trích nhà cầm quyền CSVN vì hành vi đàn áp những người bất đồng chính kiến trong cầm tù.

Anonymous là một khái niệm phức tạp, được thành lập nhằm cổ vũ việc tự do bày tỏ chính kiến và được xem như là trụ cột chính.

Chúng tôi không mang đến những kẻ cướp. Chúng tôi cũng không mang lại những kẻ cầm đầu băng đảng. Nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại tự do cho những người bị bỏ tù một cách bất công chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình.

Khi bạn đang bị tra tấn bởi quân đội, bị đánh đập bởi công an một cách vô tội vạ . Khi sắc tộc của bạn đang bị áp bức, giới tính đang bị lạm dụng, tôn giáo bị đối xử tồi tệ, hoặc bị kết án chỉ vì câu nói “vâng” nhân danh tình yêu. Khi đó, bạn chính là người phải đòi hỏi về nhân quyền.”


Khắc tinh của độc tài







Anonymous, AntiSec và HagashTeam đều là những nhóm hacker lừng danh quốc tế, được coi là khắc tinh của những chế độ độc tài bạo ngược.

Trong số này, nổi danh nhất là nhóm Anonymous với những cuộc tấn công nhắm vào các tổ chức khủng bố tàn ác như IS, Al-Qaeda…

Đây cũng là lần đầu tiên liên minh 3 nhóm hacker này tuyên chiến với chế độ độc tài CSVN.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

J.B Nguyễn Hữu Vinh - 30 tuổi làm Giám đốc sở ở Quảng Nam: Vì sao ầm ĩ?



J.B Nguyễn Hữu Vinh - 30 tuổi làm Giám đốc sở ở Quảng Nam: Vì sao ầm ĩ?





Những ngày qua, dư luận chú ý đến một sự kiện khá ầm ĩ và nhiều bất bình trên các tờ báo nhà nước và mạng xã hội, đó là việc Tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm Lê Phước Hoài Bảo làm Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh mới 30 tuổi. Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu đó là một người có thực tài, có sự minh bạch trong việc học hành, bổ nhiệm bình đẳng trong xã hội.

Sở dĩ dư luận chú ý và ầm ĩ, chỉ vì đây là con trai của cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.





Và không chỉ có thế, trường hợp của Lê Phước Hoài Bảo này được cử đi học bằng tiền dân với những sự vô lý về thời gian, trái các quy định, được cất nhắc lên vị trí quan trọng, nói theo ngôn ngữ dân gian là "ho ra bạc, khạc ra tiền", đã làm dư luận nóng lên vì sự bất thường đến mức gần như là sự trắng trợn. Không chỉ những người dân trên mạng xã hội, mà các quan chức Cộng sản như Tôn Nữ Thị Ninh đã phản ứng rằng: "Tôi sẽ từ chối chức giám đốc Sở khi mới 30 tuổi".

Có lẽ chỉ có ở Việt Nam thời Cộng sản, người ta mới có quan niệm rằng một người đã ở tuổi 30 đảm nhiệm một chức vụ như vậy là còn quá trẻ. Bởi thực ra thì với lứa tuổi đó cho một nhà chính trị, thì đã là quá già. Thực tế, với lứa tuổi 30, không còn là quá trẻ để đảm nhận một chức vụ như Giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư một tỉnh nhỏ như Quảng Nam, thậm chí là còn cao hơn.


Vì sao 30 tuổi đã quá già?


Trong lịch sử đất nước ta, nhiều vị anh hùng của đất nước, các danh nhân xưa nay, việc phát tiết và có những công trạng đóng góp cho đất nước khi tuổi còn trẻ, thậm chí quá trẻ là rất nhiều.

Trần Nhật Duật đã được phong làm "Trấn thủ Đà Giang" cầm quân đi dẹp loạn Trịnh Giác Mật và ông đã hoàn thành vẻ vang việc được giao, dẹp yên bờ cõi để nhà Trần nước Đại Việt rảnh tay chống giặc Nguyên. Khi đó, Trần Nhật Duật mới có 25 tuổi.

Vua Quang Trung -  Nguyễn Huệ khi 20 tuổi đã là một tướng quân, chém chết Lý Trình đuổi Khắc Tuyên bỏ chạy về Quy Nhơn. Năm 23 tuổi, làm chủ tướng mang quân vào Nam chiến đấu để rồi khi 35 tuổi dẫn đại quân vào Thành Thăng Long sau khi tiêu diệt và phá tan 20 vạn quân Thanh.

Không chỉ đàn ông, ngay cả phụ nữ, trong lịch sử nước nhà cũng không hiếm những người trẻ tuổi, tài cao lập những công trạng lớn. Nữ tướng Bùi Thị Xuân trong trận đại phá quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789), bà chỉ huy đội tượng binh của đạo Trung quân do vua Quang Nguyễn Huệ chỉ huy khi bà mới có 19 tuổi.

Có thể kể nhiều hơn, về những danh nhân đất Việt đã từng nổi danh và làm nhiều việc anh hùng khi còn rất trẻ, thậm chí trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 30.

Đấy là câu chuyện lịch sử nước Việt, còn trên thế giới quanh ta thì sao? Trừ những nước độc tài cha truyền con nối không kể đến thì John Fitzgerald Kennedy lên nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ khi mới 42 tuổi, Barack Obama làm Tổng Thống Hoa Kỳ ở tuổi 47. Ở nước Anh, David Cameron trở thành Thủ tướng Anh khi ông 44 tuổi vào ngày 11/5/2010. Còn Mikheil Saakashvili sinh năm 1967, là một nhà chính trị Gruzia và hiện là đương kim Tổng thống Gruzia. Ông nắm quyền Tổng thống ngày 25/1/2004, khi mới 37 tuổi. Ngoài ra Dmitry Medvedev sinh năm 1965. Ông trở thành Tổng thống Nga vào ngày 7/5/2008 khi ông mới 43 tuổi.

Nếu thấy những chính khách trở thành Tổng thống, thủ tướng ở các đất nước hùng mạnh ấy với các lứa tuổi của họ, thì ở tuổi 30 làm chức Giám đốc Sở ở một tỉnh nhỏ như Quảng Nam, chẳng có gì là quá trẻ. Thậm chí, có thể nói là đã quá già, để có thể chọn một ứng viên lãnh đạo đất nước.

Bởi vì với cái quy trình bổ nhiệm, lý lịch và bao nhiêu thứ nhiêu khê, cộng với đám lãnh đạo luôn tham quyền, cố vị độc tài luôn cảnh giác trước thế hệ trẻ, chỉ sợ mất đảng, bán giữ đến tuổi 70 thì khi leo lên đến ghế lãnh đạo đất nước, cũng còn là một con đường dài dằng dặc không phụ thuộc tài năng.


30 tuổi "còn quá trẻ" vì "một số loài vật bình đẳng hơn"?


Sở dĩ, khi một Giám đốc sở được bổ nhiệm ở tuổi 30, người ta cho là quá trẻ với bao điều dị nghị, chỉ bởi anh ta là con cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Bao nhiêu nghi vấn, câu hỏi được minh bạch hóa trên mạng Internet rằng việc cho đi học bằng tiền nhà nước sau khi đã đi học một năm ở Mỹ, rằng Lê Phước Hoài Bảo là không rõ ràng và minh bạch, rằng anh ta đã không đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên môn và thời gian công tác... như quy định vốn đã ăn sâu vào đầu não người dân. Những điều đó đã chứng minh rằng: Đây chỉ là sự tham nhũng chức vụ trầm trọng, chứ chẳng phải vì tài năng, hoặc vì một lý do nào đó có sức thuyết phục.

Một nguyên nhân nữa, mà chúng ta đều biết, rằng hệ thống tuyên truyền Cộng sản bao năm qua, ra rả chửi chế độ phong kiến là thối nát, là lạc hậu đã sử dụng người tài theo kiểu: "Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa thì quét lá đa". Rồi thì mọi người đều bình đẳng trước pháp luật…






Nhưng ngày nay, chế độ cộng sản đã không ngần ngại dẫm lên cái mà họ đã mất công chửi rủa bao năm qua. Biết bao con ông, cháu cha, bằng tiền bạc, thế lực và lý lịch đã lại tiếp tục được cân nhắc được bổ nhiệm theo kiểu "con quan thì lại làm quan". Còn dân chúng, thì chỉ riêng kiếm một chân viên chức quèn đã phải lo lót hối lộ đến cả trăm triệu đồng không xong. Thế là "con sãi ở chùa, lại quét lá đa".

Và vì thế, người ta chú ý đến những việc người cộng sản đã làm. Hầu như, ở các tỉnh, thành phố cho đến Trung ương, không một quan chức cộng sản nào không lo lót, bố trí con cái, cháu chắt họ hàng mình vào hệ thống cai trị. Thậm chí mới đây, báo chí còn cho biết Bộ máy chính quyền tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội có 13 phòng, ban thì hơn 10 người là anh em, họ hàng với lãnh đạo huyện. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp mà đã trở thành phổ biến trong bộ máy công quyền của Việt Nam.





Việc này không khác mấy với việc họ đã liếm lại bãi nước bọt của mình đã nhổ ra.

Một lý do nữa, là hệ thống công quyền cộng sản đã được vận hành theo chủ nghĩa lý lịch vốn tạo bất bình đẳng và bất bình trong dư luận xã hội, gây biết bao hậu quả tai hại cho xã hội. Nó như một căn bệnh khó chữa khi mà nạn tham nhũng tiền bạc, của cải, đất đai vốn đã trầm trọng, nay lan sang tham nhũng chính trị, chính sách, chức vụ và quyền lực như khối u di căn của căn bệnh cộng sản độc tài ngày càng phát tác.

Trong nhiều lý do khó có thể kể hết, để dư luận người dân thấy bất bình và bất thường khi bổ nhiệm Giám đốc Sở ở tuổi 30, đó là não trạng Cộng sản vốn độc tài, tham quyền cố vị đã quá ăn sâu vào đầu người dân và gần như đã thành một định kiến tất yếu.

Người ta không thấy lạ khi Trường Chinh được hai người dìu hai bên để đọc lời khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 5, hoặc Nguyễn Phú Trọng ở tuổi 71, người dân tặng cho một xú danh "Trọng Lú" từ khi còn rất trẻ mà vẫn bám ghế rao giảng những điều ngớ ngẩn, vô định cho đến tận bây giờ.

Nhưng người ta thấy lạ khi một Giám đốc sở được bổ nhiệm ở tuổi 30.

Người ta không thấy lạ khi hệ thống chính trị tự coi mình là trí tuệ, để các ủy viên Bộ Chính trị có thể tự nâng mức tuổi "phục vụ nhân dân" của mình lên 65, 67 tuổi vẫn bám trụ, nhưng người ta thấy lạ khi một quan chức trẻ tuổi đưa đơn xin nghỉ sớm.

Người ta không thấy lạ, khi hệ thống tuyên truyền luôn rêu rao rằng mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.

Thế nhưng người dân thấy lạ khi một sinh viên mới tốt nghiệp Phổ thông trúng tuyển vào Đại học bị từ chối vì cha đã bị án treo từ khi nó chưa đẻ mà lý lịch còn để lại. Nhưng với trường hợp con quan chức Cộng sản như Lê Phước Hoài Bão, thì người ta lớn tiếng: Đừng quan tâm đến lý lịch làm gì.

Phải chăng, trong cái Trại súc vật này, mọi điều luật, mọi quy định đã từ "bảy điều răn được giảm xuống còn một câu duy nhất: "Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác."


Liệu có hy vọng gì ở những Giám đốc sở tuổi 30?


Nhiều thông tin bức xúc, phản ứng với chuyện bổ nhiệm mà đa phần cho là sự tham nhũng chức vụ, chính trị ở đây, đã buộc báo chí, các "chính khách", những người có chức vụ lên tiếng bào chữa. Những lời bào chữa này, cứ như nếu Quảng Nam không có một Lê Phước Hoài Bảo, thì chắc tỉnh này sẽ xuống bùn? Rồi người ta nại ra rằng Tỉnh này đã có chương trình thu hút nhân tài, rằng anh ta đã có bằng Thạc sĩ, tốt nghiệp ở Mỹ. Rồi thì anh ta giản dị... thôi thì đủ cả mọi lời khen ngợi.

Chỉ chưa thấy họ khen ngợi rằng: Trên mạng Internet, người ta đã tìm ra một Lê Phước Hoài Bảo đã từng ra mặt chống phá những người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược? Nếu chi tiết tìm tòi này là đúng, thì hẳn đây phải là tiêu chuẩn chính trị đầu tiên chăng?





Nhiều người vẫn nhớ rõ rằng cái gọi là chương trình thu hút nhân tài cuả Quảng Nam đã thực hiện như thế nào? Cô giáo Lê Thị Bích Hạnh, một Thạc sĩ được Quảng Nam nhận vào theo diện thu hút nhân tài. Thế nhưng, khi dạy học, cô giáo này đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin về Hồ Chí Minh qua mạng Internet và đã lập tức bị đuổi khỏi trường.

Nhân tài ở đất Quảng, cũng như ở mọi vùng đất trên đất nước này, nếu muốn được sử dụng đều phải răm rắp tuân theo ngọn roi của ông chủ gánh xiếc cộng sản, thì dù có là thần đồng cũng bó tay.

Người ta vẫn biết, khi ông Nguyễn Thiện Nhân được bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị, một ủy viên duy nhất có bằng đào tạo tại Mỹ, đã từng được giao nhiệm vụ đầy hy vọng là ông sẽ cải tạo lại ngành Giáo dục. Thế nhưng, ông cũng hò hét từ phong trào 2-0 rồi 4-0... Nhưng cuối cùng đã phải ngậm ngùi ra đi để tất cả ngành giáo dục Việt Nam hùng dũng trở lại tình trạng 0-0 của sự thối nát.

Vậy có thể tin tưởng hy vọng gì ở những người đã được học hành ở các nước tư bản tiên tiến khi về Việt Nam vào hệ thống chính trị chăng?

Xin thưa là đừng có mơ.

Huyền Trang - Các chứng cứ khách quan bị bác bỏ trong phiên tòa xử gia đình cô bé 11 tuổi đi kêu oan



Huyền Trang - Các chứng cứ khách quan bị bác bỏ trong phiên tòa xử gia đình cô bé 11 tuổi đi kêu oan





GNsP (27.09.2015) – Vụ án ‘cưỡng đoạt đất đai’ của gia đình cô bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, 11 tuổi, được công luận quan tâm trong thời gian vừa qua, bởi vì vụ án nhỏ nhưng để lại hậu quả lớn, làm tan nát cả một gia đình, bố mẹ tù tội, đứa trẻ 11 tuổi bơ vơ, không nơi nương tựa.


Diễn biến phiên tòa sơ thẩm lần 2


Bản chất sự việc có nhiều uẩn khúc chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ. Tuy nhiên, còn có nhiều điều tất khuất hơn trong phiên tòa sơ thẩm lần 2 diễn ra vào ngày 25.09.2015, khi Tòa không triệu tập các nhân chứng quan trọng gồm: Bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, người chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra; ông Tư -người hàng xóm với gia đình, chứng kiến người bị hại là ông Nguyễn Bá Tuyên hành hung ông Huynh-bà Tâm-bé Hiếu; can phạm Đinh Thị Oanh, chứng kiến bà Tâm bị điều tra viên ép cung, dùng nhục hình.

Trong phiên tòa, các Luật sư [Ls] tham gia bào chữa cho gia đình, gồm: Ls Lê Ngọc Luân, Ls Nguyễn Văn Quynh và Ls Nguyễn Khả Thành đề nghị Tòa triệu tập các nhân chứng quan trọng này. Tòa bác bỏ triệu tập hai nhân chứng của vụ án là ông Tư và bà Oanh, mà chỉ chấp thuận cho bé Hiếu làm nhân chứng duy nhất qua sự bảo hộ của các Luật sư.

Trước tòa, Viện kiểm sát [VKS] truy tố ông Ngô Văn Huynh, cha bé Hiếu, và bà Nguyễn Thị Tâm, mẹ bé Hiếu, tội ‘cố ý gây thương tích’ theo khoản 3 Điều 104 BLHS. VKS luôn giữ quan điểm luận tội này trong suốt quá trình xét xử và đề nghị mức án 4 – 4,6 năm tù giam đối với ông Huynh; 3 – 4 năm tù giam đối với bà Tâm.

Tại khoản 3 Điều 104 BLHS quy định: “Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

Bà Tâm không đồng tính với nội dung cáo trạng của VKS. Trước tòa, bà khẳng khái tuyên bố: “không đúng người đúng tội, gây oan sai cho gia đình”.


Các luận cứ được tranh tụng trước tòa


Tại tòa, các Ls tham gia bào chữa cho gia đình đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy, cả hai ông bà ‘không cố ý gây thương tích’ cho người bị hại –ông Tuyên, mà ông Huynh-bà Tâm ‘cố ý gây thương tích…trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh’ quy định tại Điều 105 BLHS; hoặc ông Huynh-bà Tâm ‘cố ý gây thương tích…do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng’ quy định tại Điều 106 BLHS. Và, đề nghị tòa chuyển tội danh cho ông Huynh-bà Tâm từ Điều 104 BLHS sang điều 105 hoặc 106 BLHS. Hai điều khoản này có mức án cao nhất là 3 năm tù giam.

Các luận cứ được các Ls bảo vệ pháp lý cho ông Huynh-bà Tâm đưa ra tranh tụng: Thứ nhất: động cơ/mục đích/nguyên nhân ông Huynh hành hung ông Tuyên chưa được các cơ quan chức năng làm rõ. Theo như lời khai của ông Huynh trước tòa thì: “Khi tôi nghe bé Hiếu kêu la như vậy là tôi biết Hiếu đã xảy ra chuyện gì rồi nên tôi cầm cái cây. Khi nhìn thấy vợ tôi bị ông Tuyên cầm sợi dây xích cổ thì tôi bức xức quá, cầm gậy đánh ông Tuyên, đánh nhằm mục đích giải vây cho vợ và con tôi. Tôi không cố ý đánh ông Tuyên, nhưng khi xô xát với nhau thì vô tình đánh vào đầu ông ấy mà thôi”. Ông Huynh khẳng định, đánh ông Tuyên nhằm ‘giải vây cho vợ con’ và ông có nhiều vết thương trên cơ thể do ông Tuyên gây ra, nhưng các vết thương này không được các cơ quan chức năng đưa đi giám định. Ngoài ra, bà Tâm và bé Hiếu cũng khẳng định, họ bị ông Tuyên đánh.

Nhân chứng quan trọng để làm chứng sự thật cho ông Huynh chính là bé Hiếu, con gái ông. Tuy mới hơn 11 tuổi đầu, nhưng bé Hiếu đã dõng dạc và tự tin tường thuật lại mọi sự việc trước tòa theo như những gì bé đã chứng kiến thấy. Bé Hiếu còn khẳng định: “Anh Tư người hàng xóm đã chứng kiến sự việc xảy ra”. “Con cam đoan những gì nói trước tòa là đúng sự thật.

Mong muốn ba mẹ được trở về với gia đình”. Bé Hiếu nói như vậy trước Tòa.

Điểm thứ hai trong quá trình tranh tụng đó là kết quả giám định thương tích của người bị hại –ông Tuyên- có mâu thuẫn. Điểm thứ ba là cơ quan tiến hành tố tụng đã bắt giam bà Tâm trước khi có quyết định khởi tố. Đây là một điều vi phạm pháp luật.

Về phía Ls tham gia bào chữa cho người bị hại – ông Nguyễn Bá Tuyên lại luôn giữ ‘quyền công tố’ qui chụp ông Huynh-bà Tâm vào tội ‘cố ý gây thương tích’ theo khoản 3 Điều 104 BLHS. Trong quá trình xét hỏi, Ls này đưa ra những câu hỏi ‘ép’ ông Huynh- bà Tâm- bé Hiếu phải ‘thừa nhận’ tội theo ý muốn của Ls. Hình thức này khác nào ‘bức cung’?

Sau khi kết thúc phần tranh luận, trong lời nói cuối cùng ông Huynh đưa ra nguyện vọng: “Chỉ mong vợ chồng tôi sớm đoàn tụ với gia đình và chăm sóc bé Hiếu”. Bà Tâm chấp nhận ‘đền bù số tiền đã gây ra thương tích cho ông Tuyên và mong muốn được trở về với bé Hiếu để chăm sóc bé”.

Số phận của gia đình nhỏ bé này sẽ phụ thuộc vào bản án, được tòa tuyên vào lúc 14 giờ ngày mai, 28.09.2015.



150925-Phien so tham (1)
Ông Ngô Văn Huynh và con gái, bé Ngô Thị Cẩm Hiếu



Một vài nhận xét của người tham dự phiên tòa


Trong suốt phiên tòa, thái độ của người bị hại –ông Nguyễn Bá Tuyên- luôn lo lắng, sợ sệt, thiếu tự tin, trả lời ấp a ấp úng, loanh quanh, luẩn quẩn, không dám nhìn thẳng vào Hội đồng xét xử và các Ls bào chữa cho ông Huynh-bà Tâm, thay vào đó là nhìn vào Ls bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông để kiếm tìm câu trả lời thích hợp. Điều này đã được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở ông Tuyên nhiều lần rằng: “hãy nhìn thẳng về phía Hội đồng xét xử, đừng nhìn vào Ls bảo vệ cho ông”. Thái độ này của người bị hại –ông Tuyên nói lên điều gì?

Quá phẫn uất vì nỗi oan khiên thấu trời, đứng trước vành móng ngựa bà Tâm quỳ gối, giơ hai tay lên trời và hét lên: “sự oan khuất của tôi không ai để ý đến. Tôi thà chết chứ không nhận tội vì tôi oan mà”. Không ngăn được những tiếng kêu thét oan khuất của bà Tâm, chủ tọa phiên Tòa tuyên bố: “Nếu bị cáo không im lặng, tòa sẽ dựa trên lời khai của bị cáo để kết tội.”
Khi các Ls bào chữa cho ông Huynh-bà Tâm trưng dẫn ra được các bằng chứng khách quan trong vụ án thì phía VKS lắng nghe một cách cẩn thận, gật đầu liên tục, nhưng không hiểu vì lý do gì mà VKS luôn giữ quan điểm truy tố và luận tội ông Huynh-bà Tâm theo Điều 104 BLHS với mức án được đề nghị ở trên.


Tóm tắt vụ án ‘cố ý gây thương tích’


Bản chất của vụ án ‘cố ý gây thương tích’ xảy ra vào ngày 16.02.2013, chỉ là giọt nước tràn ly của cả quá trình oan khuất mà gia đình ông Huynh-bà Tâm gánh chịu kéo dài gần chục năm trước, bắt đầu từ năm 2005.

Vụ việc bắt đầu khi ông Huynh-bà Tâm vay tiền của anh em ông Nguyễn Bá Tuyên, gia đình có nhiều thành viên là cán bộ xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Do ông Huynh-bà Tâm không trả được nợ, gia đình ông Tuyên –chính là chủ nợ có quyền lực trong tay và là những người thi hành công vụ ở địa phương này- nên đã ‘xiết nợ’ đất đai của gia đình ông bà. Lúc đó, cơ quan chức năng huyện Bù Đăng có văn bản xác định ‘hành vi xiết nợ là trái pháp luật đề nghị công an xem xét xử lý chủ nợ’, còn vụ việc vay-nợ sẽ được Tòa án dân sự giải quyết.

Thế nhưng, công an huyện Bù Đăng chỉ chấp hành có ‘một nửa’ chỉ đạo của cấp trên, nghĩa là đưa vụ việc vay-nợ giữa ông Tuyên và ông Huynh-bà Tâm ra Tòa án dân sự giải quyết, ‘một nửa còn lại’ là ‘xử lý hành vi xiết nợ’ của anh em ông Tuyên được công an đáp trả rằng ‘không có dấu hiệu hình sự’. Sau khi Tòa án dân sự xét xử nhanh chóng, thi hành án khẩn trương, trong khi ông Huynh-bà Tâm đang mải đi khiếu nại các cấp có thẩm quyền thì đất đai của ông Huynh-bà Tâm bị ‘cưỡng chế’ nhanh chóng giao cho các chủ nợ.


Trở thành Dân oan và tù tội


Uất ức vì mất đất, cộng với thiếu hiểu biết về pháp luật, suy nghĩ giản đơn, bà Tâm đến khu vườn điều của gia đình bà -đã bị ‘cưỡng chế’ giao cho ông Tuyên, chủ nợ- để hái điều do chính mồ hôi nước mắt mà ông bà trồng nên. Đúng lúc đó, ông Tuyên xuất hiện và xảy ra ‘đánh nhau’ giữa ông Tuyên và bà Tâm, giữa ông Tuyên và bé Hiếu, giữa ông Huynh và ông Tuyên. Sau đó, cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu ông Tuyên, người chủ nợ và là người bị hại, đi giám định vết thương với kết quả là 43%. Gia đình ông Huynh-bà Tâm và bé Hiếu cũng bị thương tích nhưng cơ quan bảo vệ pháp luật ‘không yêu cầu họ đi giám định vết thương’, nên Tòa không xem xét và bỏ qua các thương tích của gia đình ông Huynh-bà Tâm và bé Hiếu.

Cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ ‘bảo vệ’ ông Tuyên, từ giai đoạn cho rằng bị ông Huynh-bà Tâm đánh gây thương tích. Thế nhưng, họ lại không ‘bảo vệ’ ông Huynh-bà Tâm-bé Hiếu vì giai đoạn ‘mất đất oan’ không thuộc trách nhiệm của Tòa trong vụ án này. Gia đình ông Huynh bị ông Tuyên đánh thì ráng chịu vì không có thương tích, do không được đi giám định, cho dù có giấy chứng thương. Đó chính là ‘kịch bản’ của Tòa án sơ thẩm (lần 1) đã ‘cắt khúc’ thành công một câu chuyện nghe có vẻ ‘hợp tình hợp lý’ để tuyên phạt ông Huynh-bà Tâm mỗi người 5 năm rưỡi tù giam vì tội ‘cố ý gây thương tích’ cho người bị hại là ông Tuyên.

Khi phiên tòa sơ thẩm (lần 1) kết thúc, ông Huynh-bà Tâm tiếp tục kháng cáo lên phúc thẩm. Vào ngày 10.10.2014 vụ án được xét xử phúc thẩm và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ điều tra xét xử lại từ sơ thẩm.

Đến hôm nay, sau hơn 1 năm, phiên tòa sơ thẩm (lần 2) diễn ra gần như ‘kịch bản’ cũ. Còn bản án, phải đến 28.09.2015, Tòa mới tuyên. Bà Tâm hiện vẫn bị giam giữ tại trại giam công an huyện Bù Đăng từ hơn 2 năm nay. Sức khỏe bà khá suy yếu trong phiên tòa vừa rồi.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

XEM "HỌC BẠ" CỦA CẬU ẤM CON TRAI BÍ THƯ TỈNH ỦY QUẢNG NAM




XEM "HỌC BẠ" CỦA CẬU ẤM CON TRAI BÍ THƯ TỈNH ỦY QUẢNG NAM












Tễu Blog 24.09.2015: Sáng qua, 23.9, UBND tỉnh Quảng Nam công bố quyết định bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư có tuổi đời rất trẻ, mới 30 tuổi.


Đây là trường hợp đảm nhận chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư trẻ nhất ở Quảng Nam và của cả nước từ trước đến nay, khi mới 30 tuổi.


Ông Lê Phước Hoài Bảo là con trai của ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam kiêm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Ta hãy cùng Thái Hưng xem "học bạ" của cậu ấm đặc biệt này:

____





THẦN ĐỒNG CHÍNH TRỊ HAY THAM NHŨNG...GHẾ?




(Cứ cho là) 18 tốt nghiệp THPT, (cứ cho là) 23 tuổi tốt nghiệp Đại học, 25 tuổi được UBND tỉnh cử đi học Thạc sỹ ở Mỹ. Sau 2 năm, tức là 27 tuổi về nước. Và sau đó là Phó trưởng phòng, Trưởng phòng, Phó chủ tịch UBND huyện, Phó giám đốc Sở rồi Giám đốc Sở chỉ vỏn vẹn trong vòng...3 năm. Tài năng như thế, phải gọi là thần đồng chính trị mới chính xác. Còn nếu là người bình thường thì chưa đủ trình để viết "sạch nước cản" một cái báo cáo hay cái tờ trình- loại công việc thông thường nhất mà hầu như chuyên viên nào trong bộ máy quản lý nhà nước cũng phải làm.


Nói gì thì nói, có đưa lên giàn hoả thiêu mềnh vẫn đếch tin đồng chí này là...thần đồng. Lý do: Tại quyết định số 2613/QĐ- UBND ngày 22/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam có ghi rành rành: "Cử ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh ngày 1/1/1985, sinh viên tốt nghiệp đại học...". Như vậy, tại thời điểm quyết định này được kí, đồng chí Bảo vẫn chỉ là "sinh viên tốt nghiệp đại học" chứ chưa phải là công chức. Vì nếu đã là công chức thì trong quyết định phải ghi rõ là "công chức của cơ quan X, Y, Z..." nào đó chứ không thể ghi như thế được, trừ phi có điều gì khuất tất, ví dụ như đối tượng được cử đi học phải là...sinh viên! Một người tốt nghiệp đại học ở tầm tuổi 25-26 thì không thể được gọi là thần đồng nữa nhỉ?


Mà nếu không phải thần đồng thì chắc chắn phải có lý do khác. Đương nhiên, không cần nói nhưng ai cũng hiểu, nếu bố đồng chí là thường dân thì có nằm mơ cũng đừng mong có chuyện "lớn nhanh như Thánh Gióng", nhé!


Trong quá trình lọ mọ tìm hiểu về "thần đồng chính trị", mềnh đã vớ được cái quyết định rất quí này từ trang cơ sở dữ liệu văn bản qui phạm pháp luật của văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam và đã hiểu ra...Fugacar: Quyết định cử sinh viên tốt nghiệp đại học đi học sau đại học do ông Nguyễn Ngọc Quang- Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kí ngày 22/8/2011, nhưng trong Điều 1 lại ghi rõ "Thời gian đào tạo 2 năm, từ tháng 8/2010 đến 8/2012". Như vậy, có nghĩa là đồng chí Bảo đi học đã được 1 năm rồi mới có quyết định...cử đi học và được hưởng trợ cấp của tỉnh.


27 tuổi về nước và (cứ cho là) vào biên chế công chức ngay tức thì, đồng chí Bảo phải trải qua 1 năm làm chuyên viên tập sự. Theo qui định của Bộ Nội vụ, công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 3 năm (36 tháng). Như vậy, cho đến thời điểm mềnh ngồi gõ stt này, đồng chí Bảo vẫn chưa đủ điều kiện thi nâng ngạch chuyên viên chính, trừ phi đồng chí này được đặc cách nhảy cóc! Cũng theo qui định của Bộ Nội vụ, một trong những tiêu chuẩn "cứng" của Giám đốc sở là chuyên viên chính.


Mềnh đảm bảo, nếu các cơ quan chức năng vào cuộc tìm hiểu vụ này sẽ phát hiện ra khối điều cực lạ!


Việc một người, bằng quyền lực của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp dàn xếp ghế cho người thân của mình nắm giữ vị trí quan trọng một cách bất thường thực chất là một dạng tham nhũng- tạm gọi là "tham nhũng ghế" hay "tham nhũng quyền lực". Hình thức tham nhũng này còn nguy hiểm gấp nhiều lần tham nhũng tiền bạc hay tham nhũng tình dục, vì nó công khai ngồi xổm trên dư luận, làm xói mòn niềm tin của dân chúng và đánh mất cơ hội cống hiến của những người thực tài.


Dường như trong Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật ở nước ta chưa có khái niệm "tham nhũng ghế" thì phải. Tiếc thay hay mừng thay!


Hỡi ôi!