Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Bùi Tín - Việt Nam 2014: 10 sự kiện lớn



Bùi Tín - Việt Nam 2014: 10 sự kiện lớn





babui_29122014




Trong năm 2014, có thể kể ra 10 sự kiện lớn, đánh dấu bởi phong trào đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đây là nét khởi sắc đáng mừng nhất cho đất nước ta. Nét đáng mừng thứ hai là chính quyền độc đảng do quyền lợi ích kỷ phe nhóm, ngoan cố duy trì chế độ toàn trị cổ lỗ, tự dấn thân vào tình thế hiểm nghèo toàn diện không có lối thóat, nếu không tự lột xác trong thời gian nhân Đại hội XII sắp tới gần.


Mười sự kiện lớn đó là:


1. Thư Ngỏ của 61 đảng viên CS gửi Ban Chấp hành Trung ương đảng và toàn thể đảng viên CS, yêu cầu thay đổi hẳn Cương lĩnh Chính trị, thay đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại thoát Trung, chống bành trướng, quan hệ bình thường với nhân dân Trung Quốc, công khai hóa toàn bộ các thỏa thuận ở Thành Đô năm 1990. Tuy số lượng không lớn nhưng họ tiêu biểu cho cả một khối đảng viên lão thành, đảng viên trí thức, có trí tuệ và tâm huyết. nếu việc chuẩn bị cho Đại Hội XII đi ngược với hướng này, đảng CS có nguy cơ vỡ ra từng mảng để hình thành tổ chức chính trị mới hợp thời đại, gắn bó với nhân dân, dân tộc.

2. Sự hình thành của Hội nhà báo độc lập VN và Văn đoàn độc lập VN, cùng với 10 năm trưởng thành của Hiệp hội các blogger tự do, nói lên sự lớn mạnh không ngừng của các tổ chức xã hội dân sự VN ngày càng gắn bó với nhau, nay đã lên đến gần 30 tổ chức. Các tổ chức dân sự họat động ngày càng công khai, đa dạng, tán phát hàng vạn bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, tổ chức các cuộc trao đổi, hội thảo, cà phê, dã ngọai, bàn tròn về Nhân quyền, các cuộc thăm hỏi hỗ trợ lẫn nhau, cứu giúp nhau với tình nghĩa keo sơn để đương đầu với bộ máy đàn áp.

3. Mặt trận ngoại giao của lực lượng dân chủ mở ra khá rộng, tạo nên sự phối hợp có hiệu quả trong và ngoài nước. Nhiều cuộc gặp gỡ quốc tế về dân chủ và nhân quyền mở ra ngay trong nước, nhiều đại sứ, lãnh sự, cán bộ sứ quán coi các chiến sỹ dân chủ VN như những bạn bè thân thiết. Nhà báo Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải được đón tiếp nhiệt thành ở hải ngọai, trong khi một số kẻ đội lốt chống cộng triệt để bị vạch mặt là phục vụ cho chính quyền toàn trị.

4. Chính quyền bành trướng TQ đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển VN vấp phải phản ứng rộng lớn của toàn dân ta trong khi Bộ Chính trị ở Hà Nội coi đó chỉ là “chuyện xung khắc trong gia đình” (!).

5. Việc xuất bản cuốn sách Lời trăng trối của triết gia Trần Đức Thảo và Đèn Cù (2 tập) của nhà văn Trần Đĩnh là những sự kiện văn học - chính trị có tác dụng sâu đậm giải ảo thần tượng Hồ Chí Minh, giải ảo công tích của đảng CS trong lịch sử VN, làm cho nhiều người còn lưỡng lự nhìn rõ sự thật hiển nhiên: đảng CS là cản trở tệ hại nhất cho sự phát triển và hội nhập của đất nước, đúng vào lúc đảng đang chuẩn bị cho Đại hội XII.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Hy vọng từ mùa xuân mới



Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Hy vọng từ mùa xuân mới




IMG_1394


Một năm nữa vừa khép lại. 365 ngày từ đất nước Việt Nam chứng kiến chuyện người, chuyện mình, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể dấy lên một niềm hy vọng. Có thể niềm hy vọng khởi đi từ tăm tối, niềm hy vọng hồi sinh từ khổ nạn hay niềm hy vọng chỉ còn có thể gửi lại cho đời sau. Đón một mùa xuân, mầm hy vọng lại trồi sinh, chia cho mọi nhà.

Mùa xuân này, có lẽ những người dân Cuba cũng đang hết sức hạnh phúc và hy vọng. Bài diễn văn ngày 17/12 của tổng thống Barack Obama tuyên bố bình thường hoá quan hệ với đảo quốc này sau 54 năm thù địch, đã mở ra một ánh sáng tương lai mới cho dân tộc đã quá khốn khổ này. Cách đây 5 năm, người dân Cuba mới bắt đầu được sử dụng điện thoại di động, tivi màu, lò vi sóng… cũng như những phương tiện hiện đại khác chỉ vì chính sách kiểm soát xã hội – con người của chính phủ. Sự hà khắc của chính quyền Cuba cũng được báo chí mô tả không ít trong từ trước đến nay.


Niềm hy vọng vào tương lai mới của người dân Cuba hiện rõ trên gương mặt từng người, trong từng lời nói được ghi lại trên báo chi và truyền hình quốc tế. Từ hôm nay, những nhạc sĩ, ca sĩ phản kháng của Cuba sẽ không còn phải ngại ngùng để giới thiệu những bài hát của mình về những điều thao thức về vận mệnh dân tộc mình, tổ quốc mình trước lưỡi hái kiểm duyệt. Một chương mới đang đến với lịch sử Cuba.


Niềm hy vọng này không phải mới có, mà đã là một tiến trình thầm lặng, mà chính ngay giới cầm quyền Cuba nhận ra rằng họ cần phải tự thay đổi để sống còn chứ không thể duy trì sự hà khắc để bảo vệ chế độ cộng sản. Từ năm 2012, một mệnh lệnh bí mật được ban ra, cho phép gỡ bỏ dần việc cấm cản, chấm dứt bỏ tù hay sách nhiễu các nghệ sĩ chống chính quyền Fidel Castro. Người dân Cuba đã sửng sốt khi nghe trên radio xuất hiện tiếng hát của các ca sĩ lưu vong Gloria Estefan, Willy Chirino hay tiếng saxophone nhạc jazz của nghệ sĩ Paquito d’Rivera. Thậm chí bà Celia Cruz, được mệnh danh là nữ hoàng nhạc salsa của thế giới cũng được quay lại, sau 50 năm bị cấm vì những tuyên bố mang tính dân chủ của bà. Thậm chí năm 2013, chính quyền Cuba còn làm một hành động mang tính đột phá khi mời bà Celia Cruz từ Mỹ về diễn ở quê hương và ngỏ ý bà nên ở lại và tự do ca hát, cho dù vài năm trước đó, họ đã từng lạnh lùng từ chối cho bà nhập cảnh để dự đám tang cha.


Mùa xuân này, trong dòng người xuống đường đòi chính quyền Cuba hãy nhanh chóng thay đổi thể chế, người ta còn nghe thấy âm nhạc tự do vang lên cùng với họ. Âm nhạc vang lên cùng với hy vọng.


Một trong những sự kiện khó quên khác của cuối năm 2013, đó là chuyện phim hài Interview giá 44 triệu USD của Mỹ khiến cả thế giới theo dõi, để xem quyền tự do ngôn luận có thể chiến thắng được nỗi sợ hãi kẻ khủng bố hay không. Nội dung hài hước về việc 2 ký giả lá cải được CIA giao nhiệm vụ ám sát lãnh tụ Bắc Hàn, đã khiến lãnh tụ họ Kim thật ở ngoài đời nổi giận và đòi huỷ diệt cả nước Mỹ và hãng phim, khiến một nỗi hoảng sợ bao trùm mọi nơi.


Thật sự, đây là một phim hài không có gì đặc sắc. Nhưng nếu Sony Pictures, chủ đầu tư bộ phim này lùi bước, nó sẽ là một bước lùi ô nhục cho quyền tự do tư duy và văn hoá của con người trong thiên niên kỷ được coi là văn minh nhất. Ngày 23 tháng 12, 2014, nhà biên kịch Seth Rogen viết trên trang twitter của mình về việc hãng Sony quyết định công chiếu, bất chấp mọi hiểm nguy, trên đó, ông ghi rằng “Tự do trên hết, Sony sẽ không thể từ bỏ hành trình của mình”.


Ít ai biết, để đi đến quyết định đầy thách thức này, Sony đã nhận được rất nhiều lời vận động, ủng hộ từ giới nghệ sĩ có ý thức chính trị và xã hội. Đặc biệt là từ những lời khuyên của diễn viên điện ảnh George Clooney, Sean Penn và của tổng thống President Barack Obama. Điều được nhấn mạnh, là vấn đề không phải ở chỗ một cuốn phim, mà là quyền con người cho tương lai. Rơi vào tình trạng giống như những dư luận viên được Trung Quốc thuê mướn ở Hồng Kông trong cuộc Cách Mạng Dù luôn kêu la về việc họ cần bình yên để làm ăn hơn là dân chủ và rủi ro, hãng Sony được nhắc rằng họ cần phải tồn tại với danh dự của mình và văn minh tương lai, hơn là bảo an thấp hèn.

Quốc kỳ CSVN được in vào poster cảnh cáo trộm cắp ở Nhật



Quốc kỳ CSVN được in vào poster cảnh cáo trộm cắp ở Nhật





SÀI GÒN (NV) - Cờ đỏ sao vàng được dùng làm nền cho một poster cảnh cáo người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật hãy ngưng trộm cắp và “lao động” (làm việc, học hành) theo cách lương thiện.




Poster cảnh cáo người Việt hãy ngưng trộm cắp tại Nhật. (Hình: Internet)



Poster vừa kể được một du học sinh theo học tại Học Viện Matsuyama, thành phố Matsudo, Chiba chụp lại khi nhìn thấy nó trong khuôn viên của học viện này rồi đưa lên Internet.

Trên poster, nền đỏ của quốc kỳ Việt Nam được trình bày như một mảng máu. Ngoài cảnh báo “Trộm cắp Stop!” người thiết kế còn dùng một khẩu hiệu mà Đảng CSVN vẫn dùng để nhắc nhở người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật: “Lao động là vinh quang.”

Những cảnh báo tương tự nay nhan nhản trên khắp đất Nhật sau khi người Việt đổ đến Nhật làm thuê, du học. Hồi tháng 4 vừa qua, cảnh sát Nhật công bố một thống kê về tình trạng phạm tội của các sắc dân ngoại quốc đến Nhật làm việc và học hành trong năm 2013.

So với 2012, số vụ phạm tội của người ngoại quốc tại Nhật trong năm 2013 tăng 8%. Dẫn đầu về số vụ phạm tội tại Nhật là người Trung Quốc, kế đó là người Việt và xếp thứ ba là người Đại Hàn. Tuy nhiên, cũng theo thống kê vừa kể thì người Việt dẫn đầu về trộm cắp tại các cửa hàng, siêu thị.

Trong thập niên vừa qua, số vụ phạm pháp của những người Việt trên đất Nhật tăng 60%. Nếu năm 2004 chỉ có 713 người bị bắt thì năm 2013, con số này là 1,118. Đáng chú ý là những vụ trộm cắp hàng hóa trong các cửa hàng, siêu thị tại Nhật do người Việt thực hiện và bị phát giác đều dính líu đến Vietnam Airlines.

Hồi thượng tuần tháng 4, cảnh sát Nhật lục soát văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo rồi bắt giữ một nữ tiếp viên 25 tuổi. Cô này bị cáo buộc đã tiêu thụ hàng gian, bằng cách giúp vận chuyển số hàng hóa trộm cắp trị giá 120,000 yen từ Nhật về Việt Nam hồi tháng 9 năm 2013.

Cảnh sát Nhật bảo rằng họ có bằng chứng cho thấy còn đến 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines tham gia tiêu thụ hàng gian và đã phát lệnh triệu tập năm nhân viên của Vietnam Airlines, gồm cả phi công của Vietnam Airlines.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

ĐƯỜNG HẦM THÔNG MINH - KỲ QUAN KỸ THUẬT TÂN TIẾN NHẤT THẾ GIỚI



ĐƯỜNG HẦM THÔNG MINH - KỲ QUAN KỸ THUẬT TÂN TIẾN NHẤT THẾ GIỚI






SMART TUNNEL



Mời xem công trình ngầm hiện đại, thông minh tuyệt vời ở KUALA LAMPUR (Malaysia).


Các công trình chống ngập ở hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn cứ thực hiện ì ạch năm này qua tháng nọ, tốn không biết bao nhiêu tiền của mà chống ngập được điểm này thì lại xuất hiện điểm ngập khác khiến cư dân ta thán và chế diễu: "Cứ cái đà chống ngập như thế này thì chẳng bao lâu nữa chỉ còn MỘT ĐIỂM NGẬP DUY NHẤT là NGẬP TOÀN THÀNH PHỐ!!!".


Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản sẽ cứ bị tụt hậu thua xa các nước thuộc Đông Nam Á, và so với Mã Lai Á thì đã bị bỏ xa lắm , đừng nói chi đến Nhật và Đại Hàn! Một nỗi nhục khó che đậy!


http://youtu.be/tOS1rj_D6Nk


Một thách thức cho người đấu tranh


Một thách thức cho người đấu tranh



Mặc Lâm biên tập viên, Bangkok
2014-12-29




Liên tiếp ba Bloggers bị bộ công an bắt giữ
Liên tiếp ba Bloggers bị bộ công an bắt giữ - RFA files



Cộng đồng mạng lại nổi sóng khi cây bút Nguyễn Ngọc Già với tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, 48 tuổi bị bắt tại Q. 7 thành phố HCM. Mặc dù bản tin không nói lý do nhưng nếu quả thật là Nguyễn Ngọc Già thì ông có thể bị truy tố với những tội danh khác nhau từ 258 tới 88 như của nhà văn Nguyễn Quang Lập.


Viết và bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn đề chính trị là một nhu cầu của trí thức. Không được đăng bài viết của mình trên báo chính thống thì mở trang blog cá nhân ngay cả trên Facebook. Tuy nhiên trang blog tại Việt Nam hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của nhà nước và muốn thoát khỏi cái vòng vây chặt chẽ đó không ít người chọn giải pháp che dấu danh tính và gửi bài viết của họ tới những trang mạng nổi tiếng có người truy cập cao.


Thắng lợi không nhỏ của người bị bắt


Giải pháp này được tác giả Nguyễn Ngọc Già chọn và trong suốt 6 năm trời hoạt động trong im lặng Nguyễn Ngọc Già đã tạo cho mình một tên tuổi và người đọc nhất định. Ban đầu là những bài viết nhẹ nhàng, gợi mở dần dần ngòi bút cứng cáp hơn, với những chứng lý thuyết phục Nguyễn Ngọc Già đến với diễn đàn mở của thế giới mạng cùng sự sắc nét rất riêng tư. Các bài viết chính luận pha trộn thời sự bên lề đã mang đến cho người đọc không ít gợi mở về một vấn đề nào đó.

Nguyễn Ngọc Già bất chấp các khu vực nhạy cảm dễ mang phiền lụy cho ông vì sống ngay trong lòng chế độ. Ông nhiều lần cho biết sẽ không thể nào tránh được sự theo dõi của công an văn hóa lẫn công an bảo vệ chính trị vì ông viết và chuyển bài viết trên mạng vốn là lĩnh vực chuyên môn của an ninh mạng Việt Nam.

Những thú nhận của tác giả Nguyễn Ngọc Già cho thấy sự khao khát được viết của một cây bút bất an. Bất an vì những biến động chung quanh đời sống đã đẩy ông vào con đường viết lách và khi đã viết thì viết tới cùng, tới tâm điểm của vấn đề, tới sự phản động phải có để thay đổi dù ông biết rằng sự thay đổi ấy rất mong manh và khó xảy ra ít nhất trong lúc này.

Hai trang mạng ông đóng góp bài vở nhiều nhất là Dân Làm Báo và Dân Luận. Càng nổi tiếng sự lo lắng của an ninh về ông càng nhiều và có lẽ lệnh bắt giữ ông đã được ký cùng lúc với nhà văn Nguyễn Quang Lập, như một sức cộng dồn gây sức ép lên các ngòi viết khác.


“Bắt giữ một người đã chuẩn bị tư thế bị bắt
là một thất bại của những kẻ tham mưu ...
Ông Nguyễn Ngọc Già  chỉ có tư duy, sự khao
khát tự do và một chiếc computer nhỏ bé. Dù
vậy chống lại guồng máy khổng lồ để được lên
tiếng đã là một thắng lợi không nhỏ.”

Thông điệp 2015 của Trần Đại Quang: Trấn áp dân oan khiếu kiện, công nhân đình công và những ai nói xấu lãnh đạo thuần phục Bắc Kinh


Thông điệp 2015 của Trần Đại Quang: Trấn áp dân oan khiếu kiện, công nhân đình công và những ai nói xấu lãnh đạo thuần phục Bắc Kinh









Danlambao - Bước sang năm mới, tập đoàn côn an còn đảng còn mình sẽ "quyết liệt" trấn áp các "thế lực thù địch" xuyên tạc, bôi nhọ, đả kích các chóp bu bán nước của đảng qua các bài viết tài liệu trên mạng.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương chiều 29.12 (*), trùm côn an Trần Đại Quang xác nhận rằng trong năm 2014 những bài viết, tài liệu "chống phá" đảng đặc biệt chú trọng vào vấn đề chủ quyền biển đảo. Điều này cho thấy, bước vào 2015, bộ phận côn an sẽ gia tăng trấn áp, bắt giam những ai có khuynh hướng chống Tàu xâm lược và phản đối những thành phần lãnh đạo CSVN thần phục Bắc Kinh.

Trên thực tế, việc bắt giam công dân Việt Nam chống xâm lược để làm hài lòng Bắc Kinh đã được khởi sự mạnh mẽ trong tháng qua với việc bắt giam blogger Hồng Lê Thọ, nhà văn Nguyễn Quang Lập, và mới nhất là blogger Nguyễn Đình Ngọc vào ngày 27.12.2014.

Bên cạnh đó, Trần Đại Quang cũng cho biết là sẽ trấn áp các cuộc đình công của công nhân, khiếu kiện của dân oan, cũng như tình trạng cán bộ đảng tung tin nội bộ cho các trang báo lề dân.

Ông Quang cũng tuyên bố trong năm qua "lực lượng công an đã triệt phá, làm thất bại nhiều âm mưu kích động bạo lực, hoạt động tình báo của nước ngoài cài cắm trong nội bộ các cơ quan, chính quyền..." Chỉ dựa vào điều ông Quang nói, chúng ta thấy trùm côn an thú nhận là tình báo nước ngoài đã nằm trong các cơ quan, chính quyền và lực lượng công an chỉ phát giác có một phần. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn không có một thông tin cụ thể nào từ Bộ côn an về bất kỳ một cá nhân, vụ việc tình báo xâm nhập nào trên các phương tiện truyền thông.

"Tình báo" của Trần Đại Quang còn nguy hiểm ở mức độ khủng - tỉ lệ với sự ngu dốt của ông ta - khi ông ta... tâm tư rằng: "Ta truy cập vào Internet để lấy thông tin thì đồng thời đối phương cũng lấy được tất cả những thứ trong mạng nội bộ của chúng ta, kể cả USB...  (**)

"Đồng hành" với trùm côn an là Phùng Quang Thanh - trùm quân đội... tàu lên đầu. Phát biểu của ông Thanh "vừa qua, trên mạng nói xấu cả Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, cả lãnh tụ là rất căng, gây phân tâm. Trong Quân đội có giáo dục cán bộ chiến sĩ nhưng về nhà, hay ra quán đọc thì rất khó kiểm soát. Anh em bảo vệ biên giới, biển đảo mà đọc những điều này thì rất gay. Phải có biện pháp chứ không nên thả nổi" cho thấy những thông tin lề dân về thái độ hèn với giặc ác với dân của tập đoàn lãnh đạo, trong đó có ông Phùng Quang Thanh - người đứng đầu quân đội nhưng nhận giặc Tàu xâm lược làm bạn - đã có những ảnh hưởng và tác động đến "tâm tư" của những người lính.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Ngô Nhân Dụng - Thắp lại bình nhang



Ngô Nhân Dụng - Thắp lại bình nhang






BAT HUONG.jpg




Chúng ta đang nhận được nhiều lời chúc bình an, hạnh phúc vào dịp Lễ Giáng Sinh. Dù người bên lương hay bên giáo, ai cũng có thể chia sẻ những giờ phút bình an khi nghe câu hát “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” đang vang vang chung quanh mình nhắc nhở sự tích Chúa xuống làm người. Chúng tôi muốn gửi đến quý vị độc giả những lời chúc lành bằng một câu chuyện, hy vọng sẽ chia sẻ một niềm vui trong mùa của hy vọng. Chuyện này lấy từ tiểu thuyếtÁc Mộng của Ngô Ngọc Bội, xuất bản trước đây chừng một phần tư thế kỷ.


Một nhân vật của Ngô Ngọc Bội trong tiểu thuyết Ác Mộng là Lê Đôn. Ông thầy giáo yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp, đã lập công, nhưng đến thời “cải cách ruộng đất” thì bị truy là địa chủ. Vợ ông phải đấu tố chồng. Học trò ông đứng ra tố cáo thầy. Hai đứa con 11 tuổi và 16 tuổi bỏ trốn lên miền núi, sống nhờ người Mán.

Nhà thầy giáo Lê Đôn đã bị đám cốt cán chiếm, họ chia nhau các món đồ đạc, hành động được các cố vấn Trung Quốc dậy là “chia quả thực.” Họ gỡ cả cánh cửa, cả bàn thờ đem bán. Có cái “bát nhang” cổ là của gia bảo, được tổ tiên truyền lại từ năm sáu trăm năm, các bần cố nông cũng đem đổi lấy gạo chia nhau. Mấy năm sau, Đảng Cộng sản “sửa sai,” ông Lê Đôn được “đổi nhãn hiệu;” từ “địa chủ cường hào ác bá” đổi thành “địa chủ kháng chiến.” Khi nhà được trả lại, tất cả đã tan hoang. Con rể ông, từng là một cán bộ cải cách ruộng đất, đi lên miền núi tìm em vợ. Hai cậu con trai không nhận gia đình nữa, bỏ hết cả họ hàng, nhất định không về. “Bố mẹ chết rồi. Anh em ly tán. Máu mủ họ hàng chẳng biết thương nhau… Cái đất nước này chỉ cần ba lần làm, ba lần sửa sai như thế thôi, nó sẽ trở thành một vùng hoang mạc.”

Trong chương cuối cuốn Ác Mộng, gia đình thầy giáo Lê Đôn đã xin được phép cải táng mộ. Hai xương cánh tay của ông bị trói bằng dây dù gỡ mãi không ra. Anh con rể ghé răng cắn, dây không đứt. “Khốn nạn quá, chả nhẽ lại không tháo dây trói cho thầy!” Ngô Ngọc Bội kể, “Đã có nơi người ta lấy đoạn dây thép [trói địa chủ trước khi hạ sát] đem về thờ; [chính quyền] địa phương phải cho người lẩn vào nhà ăn cắp để thủ tiêu … Có anh cán bộ đã nhặt ba cái đầu đạn [bắn chết cha mẹ mình] cất đi. Chi bộ phải dỗ mãi anh mới đem ra trả, rồi mang vứt xuống sông.”

Sau lễ cải táng thầy giáo Lê Đôn, buổi chiều gia đình đang ngồi ăn cơm thì có một ông khách lạ lớn tuổi không biết từ đâu tới thản nhiên bước vào nhà. Ông mở cái túi sách, lấy ra một bát nhang, đặt lên bàn thờ.

“Tôi người xã bên, quen thân với ông Lê Đôn từ nhỏ. Có người bên làng ta đem bán cho tôi cái bát hương này. Chẳng đáng bao nhiêu đâu, chỉ hai đấu gạo thôi. Tôi là người Công Giáo, bên chúng tôi không thờ bát hương. Nhưng biết gia đình ông Lê Đôn, [biết cái bát hương này là] của gia bảo, nên tôi đã trả hai đấu gạo [mua] và giữ lại. Hôm nay gia đình làm việc ‘thay nhà’ cho ông Lê Đôn,” ông nghẹn ngào bật khóc, “Tôi trả lại cho gia đình để thờ phụng tổ tiên, ‘uống nước nhớ nguồn!’ Thứ này nếu tôi tham lam đem bán cũng có thể kiếm cho cháu chiếc xe đạp sang. Nhưng tôi là người ‘có đạo’ không bao giờ làm thế… Ở vùng ta những người như ông Lê Đôn rất hiếm hoi … Tôi xin phép cắm một tuần nhang … tưởng niệm ông…”

Trần Trung Đạo - Viện Khổng Tử, cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng



Trần Trung Đạo - Viện Khổng Tử, cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng



29 Tháng 12 2014 lúc 11:35

Biếm họa chân dung Khổng Tử sau khi bị chính quyền Trung Cộng lợi dụng để dựng lên Học viện Khổng Tử.



Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.
Các nước Phi Châu tuy nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật, bị thực dân xâm lược rồi nội chiến triền miên nhưng không phải vì thế mà họ không kiêu hãnh với nền văn hóa và cũng luôn tìm mọi cách để giới thiệu cùng nhân loại những nét đặc thù của dân tộc họ. Hiến chương Phục Hưng Văn Hóa Phi Châu được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 24 tháng Giêng 2006 đã tạo điều kiện phục hưng các giá trị và giới thiệu văn hóa Phi Châu đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày nay nhiều viện văn hóa Phi Châu do tư nhân tài trợ có mặt nhiều nơi trên thế giới.
Phát huy văn hóa là lẽ tự nhiên và đáng ca ngợi. Ngoài trừ những kẻ tự thu mình trong góc tối, sống trong ảo tưởng “quê hương mình là đẹp hơn cả” dù suốt đời không ra khỏi nhà để rồi trở nên ngày thêm u mê lạc hậu, phần lớn các lãnh đạo và con người trên thế giới đều biết trong cái riêng bao giờ cũng có cái chung, văn hóa của một dân tộc là một phần của văn minh nhân loại.
Thế nhưng, những khái niệm văn hóa, độc lập, tự trị, phi chính phủ của các trung tâm, các viện văn hóa nêu trên không áp dụng trong trường hợp các Viện Khổng Tử của Trung Cộng, bởi vì thực chất của các viện này chỉ là cơ quan tuyên truyền, tình báo và được đặt dưới sự lãnh đạo của Cục Tuyên Truyền Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tuyên truyền là xương sống của chế độ CS. Từ khi thành lập đảng CSTQ năm 1921 đến nay, tuyên truyền luôn đóng một vai trò quyết định trong việc thực thi các chính sách của đảng. Cục Tuyên Truyền Trung Ương do Lý Trường Xuân, Ủy viên Bộ chính trị đứng hàng thứ năm làm Cục Trưởng.
Tại sao là Viện Khổng Tử mà không là Viện Mao Trạch Đông hay Viện Đặng Tiểu Bình?


Bản chất của CS từ Âu sang Á là giấu mặt và vận dụng ảnh hưởng của các nhân vật lịch sử trong đó Khổng Tử là một trong những nạn nhân.
Trong thời kỳ sau 1949 đến 1966, lãnh đạo Trung Cộng dựa vào Khổng Tử như biểu tượng của quyền hạn gia đình bởi vì trong giai đoạn đó Mao chủ trương phân tán quyền sở hữu đất đai xuống các đơn vị gia đình qua trung gian các chính sách cải cách ruộng đất và Bước Tiến Nhảy Vọt đầy thảm họa.
Mao ca ngợi Khổng Tử “nhiệm vụ của chúng ta là nghiên cứu các thành tựu lịch sử và đánh giá chúng với quan điểm Mác Lê. Trung Hoa có một lịch sử dài nhiều ngàn năm với đặc tính riêng và là những kho tàng quý báu… Chúng ta phải tổng hợp từ Khổng Tử đến Tôn Dật Tiên và kế thừa các truyền thống giá trị này”. Lưu Thiếu Kỳ còn đi xa hơn khi cho rằng Khổng Tử có nhiều đặc điểm của một người CS tốt.
Tuy nhiên, trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, bao nhiêu thất bại, sai lầm của Mao đều được đổ lên đầu Khổng Tử khi chiến dịch Chống Bốn Cũ (nhận thức cũ, văn hóa cũ, truyền thống cũ, tập quán cũ) được phát động. Nội dung của Cách Mạng Văn Hóa được tóm tắt là “cái mới” chống “cái cũ” và trong đó Khổng Tử đại diện cho mọi “cái cũ” và biểu tượng của xã hội giai cấp. Không chỉ chống Khổng Tử về mặt tư tưởng mà cả đền thờ, di tích, sách vở đều bị đục bỏ hay đốt phá. Mao phát biểu “đọc sách nhiều quá sẽ làm tê liệt khả năng nhận thức”. Mục đích chống Khổng Tử của Mao là để đương đầu với sự thất bại kinh tế do chính y gây ra và chống lại những lãnh đạo thực tâm sùng bái Khổng Tử trong đó có Lưu Thiếu Kỳ. Kết quả, 60 phần trăm lãnh đạo CS các cấp bị thanh trừng qua nhiều hình thức.

Khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ ba, thế giới thay đổi và sẽ thay đổi một cách nhanh chóng trong thời gian tới. Sự toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trong lãnh vực kinh tế mà cả văn hóa, xã hội. Nhân vật lịch sử cần được đánh bóng không phải là hai hồn ma CS Mao hay Đặng mà chính là Khổng Tử. Lãnh đạo Trung Cộng Hồ Cẩm Đào khi giới thiệu Khổng Tử đã ca ngợi ông ta chủ trương một “xã hội hài hòa”. Bộ máy tuyên truyền Trung Cộng in Luận Ngữ và là tác phẩm phát hành nhiều nhất ở Trung Quốc, và các ấn bản ngoại ngữ cũng được giới thiệu nhiều nơi trên thế giới.
Theo Giáo sư Gilbert Rozman thuộc khoa xã hội học, đại học Princeton, Trung Cộng “muốn thế giới nhìn vào lịch sử Trung Quốc và những vinh quang quá khứ để khuyến khích họ chấp nhận một Trung Quốc hiện nay nhiều hơn”. Phê bình quan điểm của Hồ Cẩm Đào, Giáo sư Perry Link, Ban Đông Á, đại học Princeton cho rằng có sự mâu thuẫn về căn bản là cái cách chính phủ Trung Cộng sử dụng Khổng Tử để đại diện cho văn hóa Trung Hoa hài hòa ở nước ngoài trong khi đó đảng áp dụng chính sách toàn trị hà khắc đối với người dân trong nước.

Bao nhiêu ông Trần Văn Truyền mới bằng một Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?




Bao nhiêu ông Trần Văn Truyền mới bằng một Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?




Chân dung Quyền lực - Làm một phép toán so sánh giữa ông Trần Văn Truyền và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thấy ngay nhiều điểm giống nhau đến bất ngờ, có khác chăng là ở mức độ tầm vóc và quy mô. Nhớ câu chuyện chuột và bình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây sẽ thấy ngay nếu ông Trần Văn Truyền là con “chuột nhắt” đã ra khỏi hang (về vườn) thì ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ắt hẳn phải là một con “chuột cống” vẫn còn nằm trong cái bình quý (đương chức và còn tham vọng quyền lực), vấn đề là làm sao đánh được con chuột cống này mà không làm “vỡ bình” như chính lời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng mạnh miệng kêu gọi tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13, ngày 12/6/2014 vừa qua: “Có bao nhiêu ông cán bộ của chúng ta có số tài sản lớn, câu hỏi này chỉ có thể qua thanh tra, qua sự việc thì mới phát hiện một cách đầy đủ. Tôi hy vọng rằng, nhân dân cùng với các cơ quan chức năng sẽ làm tốt công việc phát hiện này trong thời gian tới!”. Thử so sánh qua một số điểm giống nhau nhưng khác biệt về đẳng cấp giữa hai ông:


1. Phát ngôn và việc làm của 2 vị đầu ngành về chống tham nhũng


Cả hai ông Trần Văn Truyền và Nguyễn Xuân Phúc đều là các lãnh đạo đầu ngành về công tác chống tham nhũng: Ông Truyền là nguyên Tổng Thanh tra chính phủ còn ông Phúc cũng là nguyên Phó Tổng Thanh tra chính phủ, đương kim Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng. Hãy xem so sánh những phát ngôn để đời của hai vị lãnh đạo “chống tham nhũng” này:




Xem ra phát ngôn của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc còn đanh thép hơn nhiều so với ông Trần Văn Truyền



Đó là phát ngôn, còn thực tế thì sao? Hãy so sánh khối tài sản tính theo bất động sản của hai vị lãnh đạo “chống tham nhũng”:

Ông Trần Văn Truyền sở hữu căn biệt thự cùng 4 căn nhà gỗ đặc biệt ở xứ tỉnh Bến Tre, rộng trên 16.000m2 ước tính 24 tỷ riêng tiền đất; 1 căn nhà 300m2 được cấp hồi làm bí thư tỉnh ủy; 1 nhà 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân; 3 cơ ngơi ở khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh, do người thân quản lí.

Vì sao cần cảnh giác với viện Khổng tử?



Vì sao cần cảnh giác với viện Khổng Tử?






image



Trong buổi lễ diễn ra sáng hôm nay, 27/12, hiệu trưởng trường đại học này nói rằng việc thành lập Học viện Khổng Tử sẽ “góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt – Trung”.

Trong khi đó, báo điện tử của Chính phủ Việt Nam gọi Học viện này là “cầu nối góp phần làm sinh động quan hệ” giữa hai nước.


Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường cùng quan chức chủ nhà ký vào bản thỏa thuận về việc thành lập Học viện Khổng Tử, nhưng dự án này đã vấp phải phản ứng của các học giả cũng như người dân trong nước.


Tiến sỹ Nguyễn Nhã, nhà sử học có nhiều năm nghiên cứu về Trung Cộng, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng Viện Khổng tử là “một trong những ý đồ của Bắc Kinh muốn sử dụng ảnh hưởng về văn hóa để thể hiện quyền lực mềm đối với Việt Nam”.


Theo ông Nhã, sự mở rộng văn hóa của Trung Cộng “không phải là hướng có lợi cho Việt Nam”.



image




Việt Nam cần 'thận trọng, cảnh giác' với các 'ý đồ, mục đích' trong chiến lược kết hợp 'sức mạnh cứng' với 'sức mạnh mềm' của Trung Cộng qua các dự án như 'Học viện Khổng tử', theo ý kiến nhà nghiên cứu văn hóa và chính sách văn hóa từ trong nước.


Để đạt được những mục tiêu chiến lược của mình, Trung Cộng không ngần ngại kết hợp hai loại sức mạnh này, mà ý đồ cho thấy khá rõ qua mạng lưới các Viện Khổng tử mở ra trên hàng trăm quốc gia, đó là nhận xét của Giáo sư Trần Ngọc Thêm từ Đại học Quốc gia TP. HCM.


Bình luận về tính thống nhất trong việc sử dụng các biện pháp này của Trung Cộng tại Việt Nam, nhà nghiên cứu nói với BBC hôm 05/12/2014 từ Sài Gòn:


"Tôi thấy nó hoàn toàn thống nhất, bởi vì như chính một số nhà lãnh đạo của Trung Cộng đã nói là Học viện Khổng tử là một trong những phương tiện, những cái cầu để Trung Cộng bước ra thế giới.


"Một nhà lãnh đạo Trung Cộng từng nói tại một buổi lễ tại châu Âu về Học viện Khổng tử rằng Học viện Khổng tử là một trong những cái cầu nối giấc mơ của Trung Cộng với giấc mơ của thế giới. Giấc mơ của mỗi nước mỗi khác nhau, định hướng khác nhau, do vậy mà cái mà Trung Cộng muốn chưa chắc đã là cái các nước khác muốn.


"Thế nhưng dù gì, để mà đạt được những ước mơ của mình thì họ sẽ không ngần ngại mà kết hợp cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm, sức mạnh cứng đẹ dọa về quân sự, cũng như áp đặt về kinh tế, hoặc mua chuộc về kinh tế, cộng với sức mạnh mềm thông qua ngoại giao, thông qua văn hóa, bằng con đường là những Học viện Khổng tử.


"Mà như ta thấy kinh nghiệm ở Mỹ rằng cái đó không bảo đảm tự do học thuật trong môi trường đại học, ở phạm vi của các Viện Khổng tử trong các trường đại học, thì rõ ràng đó là một hệ thống rất thống nhất với nhau và có mục tiêu rất rõ ràng."


Bình luận của Giáo sư Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng, được đưa ra một ngày sau khi Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ mở phiên điều trần và nêu lên các quan ngại về các 'mối đe dọa' và 'ảnh hưởng' của Trung Cộng thông qua các dự án, trường viện, đặc biệt như Viện Khổng tử ở Hoa Kỳ.


Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Hoàng Đức Doanh - Trần Thị Nga : Biểu tượng quyền con người


Hoàng Đức Doanh - Trần Thị Nga : Biểu tượng quyền con người





clip_image002



Những ai là Dân oan từng đến Hà nội khiếu kiện lâu ngày đều biết Trần Thị Nga. Những ai đang đấu tranh cho chính nghĩa được mệnh danh là chiến sỹ dân chủ, hay là tù nhân lương tâm hẳn không xa lạ với Trần Thị Nga. Rồi gần đây, những ai quan tâm đến 2 tử tù là Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Dương và Hồ Duy Hải ở Long An cũng đang gửi gắm hy vọng vào Trần Thị Nga. Và nhất là ngành Công an, những người đang thực thi công vụ từ Hà nội cho tới thành phố Hồ Chí Minh, ra Vũng tàu, xuống Đồng Tháp, Long An không bao giờ được sao nhãng nhiệm vụ khi mà Trần Thị Nga xuất hiện ...

Trần Thị Nga là ai mà nổi tiếng vậy ?

Chị Nga năm nay 38 tuổi quê ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam.

Như bao cô gái khác, chị từng là công nhân xuất khẩu lao động sang Đài Loan, mọi sự diễn ra đều như thường, duy có một điều khác thường và không may Nga bị tai nạn giao thông ở Đài Loan vào năm 2005 mang thương tích khá nặng, bị vỡ xương chậu, chân bên phải gãy 2 chỗ, xương đùi và xương cẳng nên phải vào điều trị tại bệnh viện nơi đất khách quê người không có ai để nhờ cậy, giúp đỡ. Trong lúc khốn quẫn thì cũng may sao, có linh mục Nguyễn Văn Hùng thấu hiểu hoàn cảnh đã làm việc thiện, cưu mang . Bởi vì người gây ra tai nạn cũng quá nghèo không có tiền bồi thường, đến khi sức khỏe đã phục hồi ra viện vẫn phải ký nợ với viện nhờ người bảo lãnh. Cũng từ đây thì chị Nga không còn bình thường nữa, chị đã nhìn ra vấn đề, nhìn ra sự bất công, nhìn rõ chính phủ Việt Nam vô trách nhiệm, không thực hiện cam kết với phía Đài Loan, trong khi phía Đài Loan đã gửi nhiều văn bản yêu cầu VN hơp tác để giải quyết bồi thường. mà trước khi xuất khẩu chị đã đóng đủ các loại phí, thuế, chị nhìn rõ cái tổ chức chịu trách nhiệm đưa chị xuất khẩu lao động đã lảng tránh, vô trách nhiệm và thế là chị viết đơn tố cáo, khiếu nại đòi quyền lợi, nhưng cũng như bao người khác, theo cảnh "con kiến mà kiện củ khoai" . Bản tính chị là người cương quyết, chị đã sử dụng quyền con người để bảo vệ mình .

Từ kinh nghiệm của bản thân, chị đã giúp đỡ nhiều người viết đơn khiếu nại tố cáo những tổ chức, cá nhân ăn chặn quyền lợi của người lao động vì thế mà tiếng lành đồn xa, chị được nhiều người biết đến và mang ơn, chuyện đơn giản!

Công bằng mà nói, nếu không có mạng Internet thì chị không thể giúp đỡ được nhiều người, cũng như không làm được nhiều việc, mỗi lần chị giúp đỡ có hiệu quả là chị có thêm tín nhiệm và có tiếng vang, điều đó cũng đồng nghĩa nguy hiểm đang chờ đón chị bởi đang sống trong một xã hội độc quyền và bạo lực

Thực tình, trình độ của chị cũng chỉ là lớp 7/10, được cái bản tính chị khá linh lợi đã nhanh chóng tiếp thu sử dụng điện thoại, máy ảnh, máy ghi âm, máy vi tính một cách thuần thục. Nhưng nổi trội nhất của chị là bản tính chân thật nên chị gan dạ và dũng cảm, càng nguy nan chị càng sáng dạ, gặp người khốn khó chị dễ động lòng, chính vì vậy mà dám đương đầu với khó khăn, với nguy hiểm, với bạo quyền không hề so đo, hơn thiệt...

Giúp đỡ người yếu thế, đấu tranh với bạo quyền, mới nghe tưởng đơn giản với những ai chưa vào cuộc. Nhưng thực tế xã hội hiện nay, giả dối, bạo lực đang lên ngôi thì lại là công việc cực kỳ nguy hiểm, bao nhiêu người phải vào tù, bao nhiêu người bị đàn áp, bị đánh trộm chị đã nhìn thấy mà vẫn không làm chị chùn bước.

Hiện tại cũng như tương lai Trần thị Nga là niềm tin của những người bị áp bức thì đồng thời chị là cái gai trước con mắt của những kẻ quen ăn chặn, quen hà hiếp, áp bức trong cơ chế bạo quyền. Vì lẽ đó mà đối với chị ít có thời gian bình yên. Trong khi như bao phụ nữ khác phải lo toan cho con lớn học cấp 2, cấp 3, vẫn chăm sóc con nhỏ mà vẫn phải chống đỡ với đủ thứ nguy hiểm đang rình rập.

Nếu ai ngối xem internet mà vào trang "mephu.blogspot.com" chắc không thể đếm xuể các hình ảnh, video, tiếng nói mà chị đã ghi lại. Những lần công an theo dõi, gác nhà và luôn đe dọa, những hành vi như cho keo vào khóa cửa, ban đêm thì khóa trái bên ngoài, rồi chặn cửa thoát hiểm, cho rắn vào nhà, đổ mắm tôm pha lẫn dầu nhớt ngoài cửa, viết tờ rơi nói xấu, rồi bày vẽ đủ kiểu về thủ tục hành chính khi thấy khách trong nhà ... không thể kể hết những trò bỉ ổi!

Luôn bị theo dõi chặt chẽ là chuyện thường xuyên có khi là 24/24 giờ trong nhiều ngày ví dụ như là đi Hà Nội tham gia biểu tình chống Trung Quốc hoặc là những lần gặp gỡ Đại sứ nước ngoài, tổ chức Nhân quyền quốc tế v.v. chị không tài nào thoát khỏi sự bám đuôi và dùng bạo lực ngăn chặn. nhiều lần bị lỡ hẹn. Những lần như vậy thì lại có những hình ảnh công an vi phạm , cản trở quyền tự do đi lại của công dân phơi bày trên Internet. Cản trở chưa đủ họ còn thu giữ xe máy trái phép (nay vẫn chưa trả), hoăc ngăn cản, đe dọa tài xế xe khách, tài xế tắc xi nếu để chị trên xe của họ. Chị còn ngồi trên xe thì xe không được lăn bánh ?

Như vậy liên tục chị bị cướp đoạt quyền , vì thế chị luôn phải đòi quyền con người, đơn giản nhất là quyền đi lại. Trong những quyền mà chị đấu tranh quyết liệt là quyền thông tin và quyền được sống. Quyền được thông tin là vũ khí sắc bén để chị tố cáo tất cá những gì mà chế độ này vi phạm Công ước quyền con người của Liên hợp quốc. Nhiều lần chị bị bắt mà nguyên nhân để bắt đa phần vì chị đã ghi được những hình ảnh công an hoặc cán bộ, hoặc dân phòng có hành vi phản cảm hay là vi phạm pháp luật. Đây là quyền thông tin chị đã sử dụng rất hiệu quả đến mức những kẻ vi phạm đứng trước chị đều phải lấy tay che mặt...