Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

GS Hồng Lê Thọ bị bắt với cáo buộc "tuyên truyền chống chế độ"


GS Hồng Lê Thọ bị bắt với cáo buộc "tuyên truyền chống chế độ"


2014-11-30

11302014-1-mr-blog-arres-258.mp3  Phần âm thanh Tải xuống âm thanh




Cổng thông tin điện tử Bộ công an đưa tin ngày Chủ nhật, 30/11/2014
Cổng thông tin điện tử Bộ công an đưa tin ngày Chủ nhật, 30/11/2014
Screen capture     



Giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch, một trí thức kiều bào về nước, vừa bị bắt giam vào khuya ngày 29 tháng 11 theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Đây là trường hợp mới nhất tại Việt Nam bị bắt theo điều luật mà lâu nay bị lên án là mơ hồ nhằm trấn áp các tiếng nói phản biện trong nước.


Người ‘thoát Trung’ mạnh mẽ


Tin tức về việc ‘bắt quả tang’, rồi ‘khám xét nhà khẩn cấp’ và ‘bắt giam’ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch được blog nguyentandung loan đi sớm nhất.

Cổng thông tin của Bộ Công An có thông tin tương tự như trên trang blog nguyentandung. Theo đó cơ quan an ninh điều tra Thành phố Hồ Chí Minh theo tin tố cáo của quần chúng đã tiến hành biện pháp nghiệp vụ của họ đối với ông Hồng Lê Thọ, sinh năm 1949, hiện ngụ tại số 32 Cửu Long, phường 15, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ quan điều tra cho rằng ông Hồng Lê Thọ cho đăng trên mạng các bài viết với nội dung mà cơ quan này cho là ‘có nội dung xấu, thông tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân theo điều 258 Bộ luật hình sự’.


“Theo tôi tựu trung lại anh là người
có quan điểm rất ôn hòa về chính trị.
Không bao giờ có chuyện nói anh vi
phạm điều 258, chuyện lợi dụng cái
này, lợi dụng cái kia hay vấn đề dân
chủ để lật đổ chế độ hay tuyên truyền
chống phá chế độ. Thậm chí khi nói
chuyện với tôi anh phê phán thẳng
một số quan điểm cực đoan”
Nhà báo Phạm Chí Dũng

Một người Mẹ xin giải oan và hoãn thi hành án tử hình cho con


Một người Mẹ xin giải oan và hoãn thi hành án tử hình cho con









CTV Danlambao - Bà Nguyễn Thị Loan đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp để yêu cầu toà án hoãn thi hành án tử hình của con bà là anh Hồ Duy Hải. Đây là một vụ án kéo dài trong hơn 6 năm và anh Hải đang sắp sửa bị đưa ra xử tử hình.


Theo bà Loan, anh Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình vì tội giết người mặc dù anh bị bắt sau hơn 2 tháng xảy ra án mạng, không có nhân chứng, 10 dấu vân tay của anh không phải là dấu tay của hung thủ tại hiện trường, và cơ quan điều tra đã đánh tráo những tang chứng giết người để làm tang vật kết tội anh. Theo nguồn tin không kiểm chứng được là anh Hải đã "bị chết thay cho một quan chức hay đại gia".



Đơn kêu cứu khẩn cấp &
Đề nghị được giám đốc thẩm

(V/v: Xin hoãn thi hành án tử hình
và giám đốc thẩm giải oan cho con tôi)




Kính gửi:


Ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao


Tên tôi: Nguyễn Thị Loan sinh 1963
Ngụ tại: ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.


Nay có đơn này khẩn cấp kêu cứu và đề nghị các cơ quan chức năng hoãn việc thi hành án, giám đốc thẩm giải oan cho con tôi là Hồ Duy Hải - người đã bị kết án tử hình và sắp bị thi hành án về tội giết người. Vì con tôi thực sự bị oan và đã kêu oan trong suốt thời gian qua.


Vì lẽ:


- Trong vụ án này Hải không bị bắt quả tang mà chỉ bị bắt sau hơn 2 tháng mà không có nguyên nhân liên quan, vụ án không có nhân chứng nào nhìn thấy và đặc biệt là theo kết quả giám định pháp y: Cả 10 dấu vân tay của Hồ Duy Hải không phải là dấu vân tay của hung thủ được lưu giữ tại hiện trường, nhưng vẫn kết luận Hải là kẻ giết người duy nhất.


- Mặc dù bản án kết luận Hồ Duy Hải dùng dao, thớt đâm, đánh nạn nhân đến chết và để lại hung khí ngay tại hiện trường nhưng quá trình khám nghiệm kiểm tra hiện trường đã không hề thu giữ được hay phát hiện bất kỳ tang vật nào như vậy. (Sau đó cơ quan điều tra tự ý mua dao, thớt ở chợ bỏ vào làm tang vật và kết tội con tôi).


- Bỏ qua hàng loạt tình tiết ngoại phạm và có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án rất rõ ràng.


- Hồ Duy Hải kêu oan tại phiên tòa sơ thẩm nhưng bị ép phải làm đơn xin giảm án. Tại phiên tòa phúc thẩm tiếp tục kêu oan.


Suốt 6 năm qua, gia đình chúng tôi đã gửi đơn kêu oan và đề nghị giám đốc thẩm để giải oan cho con tôi, nhưng chỉ đều nhận được trả lời là “đã đúng người đúng tội” - nhưng chưa bao giờ được trả lời làm rõ những mâu thuẫn nêu trên. (Xin xem trình bày chi tiết trong Đơn đề nghị giám đốc thẩm và các chứng cứ đính kèm).


Ngày 25/11/2014 vừa qua, cán bộ Tòa án tỉnh Long An đến nhà tôi thông báo sắp thi hành án và nhắc gia đình cần kêu oan khẩn cấp cho Hồ Duy Hải trước khi quá trễ.


Một lần nữa, chúng tôi khẩn thiết cắn cổ cầu xin quý cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xin cho chút lương tâm và trách nhiệm, xem xét kỹ lại vụ án trước khi quá muộn. Nếu con tôi thật sự có tội thì sao lại phải kêu oan? (được báo Tuổi trẻ, Pháp luật... phản ảnh). Vì sao kết tội con tôi giết người mà dấu vân tay của người khác?


Xin cho chúng tôi chút niềm tin vào công lý. Xin chân thành cảm ơn


Đính kèm:


Đơn đề nghị giám đốc thẩm.


Người làm đơn


Nguyễn Thị Loan



Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Asley Nguyễn: Một cách để cám ơn ...



Asley Nguyễn: Một cách để cám ơn ...








Pascagoula, Mississippi: Đối với cô Asley Nguyễn, đóng tàu bè là một cách để cám ơn nước Mỹ, là cách mà cô cảm ơn Hoa kỳ đã cứu thoát đại gia đình của cô trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, trên đường chạy trốn cộng sản, tìm tự do.


image


Cô Asley hiện nay là kỹ sư thiết kế tại công ty chế tạo tàu Ingalls Shipbuilding ở Pascagoula, Mississippi., chuyên môn thiết kế các boong tàu cho các chiến hạm Mỹ.


image


Tuyên bố với báo chí, cô Asley cho biết cô cũng như những người Việt tỵ nạn đã nợ nước Mỹ một món nợ ân tình. Và một cách để cô Asley trả món nợ ân tình đó là tham dự vào việc chế tạo tàu bè, vì món nợ ân tình của cô đối với nước Mỹ có liên quan đến tàu hải quân





Bố mẹ của cô Asley, hai ông bà Thanh và Gia Nguyễn, là những ngư phủ khi còn ở Việt Nam, và ngày 30 tháng 4 khi cộng sản chiếm miền Nam, gia đình ông Nguyễn đã đưa thuyền đánh cá ra biển, và được một tàu hải quân Mỹ vớt. Bà Thanh Nguyễn đang có bầu 9 tháng và đã sanh cô Asley trên tàu, sau hai ngày trên biển.

Gia đình cô đã không nhớ tên chiếc tàu hải quân mà cô Asley đã sinh ra đời.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Huy Phương - “Tại, bởi, vì, do…”



Huy Phương - “Tại, bởi, vì, do…”



Tạp ghi  




Kim Tien noi.jpg



“Toét mắt là tại hướng đình.
Cả làng cùng toét đâu mình riêng em!”



Cả làng chúng nó ăn dơ, ở dáy, rửa mặt bằng cái nước cống chảy ra từ những đống phân, mà cứ đổ riệt cho nguyên nhân mắt toét là tại cái đình làng, xây không đúng hướng theo phong thủy nên mới ra cớ sự “cả làng cùng toét” này.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, đương kim bộ trưởng Bộ Y Tế CSVN, chính là loại “toét mắt” này. Vào bốn tháng đầu năm nay (2014) tại Việt Nam, hơn 7,000 trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi, trong đó 108 trẻ em đã thiệt mạng; trong số này, có bốn em chết ngay sau khi chích ngừa. Bệnh sởi không phải là một bệnh hiểm nghèo và thuốc chủng bệnh này không phải là một thứ thuốc chưa được ai phát minh.

Vậy thì lỗi tại ai? Xin nghe nhân vật “mắt toét” đứng đầu Bộ Y Tế giải thích: Tại, bởi, vì, do:

- Tại dân không chịu chích thuốc ngừa (đổ cho tại tuyên truyền, vận động kém).

- Bởi bệnh viện quá tải (thiếu ngân sách, nhưng không thiếu tiền xây khu dưỡng nghỉ, xây khu ăn chơi, xây nhà cố tổ).

- Vì thiếu vệ sinh, khiến lây lan trong dân chúng.

- Do ông trời, là cấp lãnh đạo thời tiết. Theo sách vở thì nguyên nhân mắc bệnh sởi là do thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi thất thường, tạo điều kiện cho virus bệnh sởi phát triển.

Đúng là “không phải tại chúng mình,” như tên một bài hát cũ, không phải tại anh, cũng không phải tại em, mà tại ông trời!

Cùng với những bê bối tệ hại trong ngành y tế, dư luận đòi hỏi người đứng đầu ngành có trách nhiệm phải từ chức, chỉ trong ba ngày, các blogger và Facebooker nhận được hơn 5,198 chữ ký đòi bộ trưởng Y Tế từ chức, nhưng bà cho rằng mình không thể từ chức trong lúc đang phải giành giật sự sống cho các em.

Loại “mắt toét’ như bộ trưởng Y Tế hiện nay có rất nhiều ở Việt Nam, vụ nổi tiếng và buồn cười nhất là vụ cầu treo ở Lai Châu. Đáng lẽ giám đốc công trình xây cầu treo vùng cao Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, khi đứt dây cáp làm ít nhất tám người chết, khoảng 30 người bị thương nặng, phải đem ra tử hình, thì Thiếu Tướng Trần Duân, giám đốc công an tỉnh Lai Châu, bỗng dưng nhảy ra cứu chúa, cho rằng nguyên nhân gây sập cầu treo là “tại, bởi, vì, do” quá tải khi “đoàn người đưa tang cùng đi trên cầu vì người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh.”

Trong địa hạt văn hóa, trong tình hình sách lậu, sao chép, dốt nát như cuốn “Tự Điển Tiếng Việt,” thì bà Mai Thị Hương, trưởng phòng Quản Lý Xuất Bản của Cục Xuất Bản, cho biết mỗi năm cục tiếp nhận từ 28,000 tới 30,000 đầu sách phát hành, đó là chưa kể các xuất bản phẩm văn hóa, nên “tại, bởi, vì, do” Phòng Quản Lý Xuất Bản chỉ có 10 người, mà làm nhiều việc nên không thể đọc kiểm duyệt hết các cuốn sách có trên thị trường.

Một Hương “mắt toét” khác là Lan Hương, nhà xuất bản Lao Động, trong vụ “hề Công Lý mặc quần lót” thì đổ tội cho “tại, bởi, vì, do” cái tên phụ trách vẽ bìa vô danh nào đó tắc trách, chỉ đơn giản tìm kiếm hình trên Internet, chỉ nhận ra cái “cán cân công lý” mà “không nhận ra tấm hình ghép ảnh diễn viên Công Lý nên dẫn đến sai phạm như đã thấy.” Bà này còn bào chữa thêm “một vài đại lý kiểm hàng không kỹ nên có sót một ít,” thật ra người đại lý kiểm hàng chỉ nhận cho đủ số để bán thu tiền, còn bầy đoàn của nhà xuất bản Lao Động đều có mắt như mù.

Phạm Viết Đào - Hệ lụy điều luật 258 của Bộ luật hình sự (phần 4 & 5)



Phạm Viết Đào - Hệ lụy điều luật 258 của Bộ luật hình sự (phần 4 & 5)



Blogger Phạm Viết Đào sẽ khởi kiện Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội về quyết định 1454 cắt lương hưu trái luật…






Ngày 16/9/2014, sau khi ra tù, tôi đã đến Bảo hiểm quận Tây Hồ làm thủ tục truy lĩnh lương hưu bị Bảo hiểm Hà Nội cắt từ tháng 7/2013.

Theo giấy hẹn, ngày 28/10/2014 tôi đã đến Bảo hiểm Tây Hồ để nhận lại lương thì nhận được Quyết định số 1454 do Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ký chỉ trả lương cho tôi từ tháng 10/2014; khoản lương hưu của tôi từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2014 đã bị cắt.

Nhận thấy, đây là một quyết định vi hiến, trái với điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 152/2006/NĐ-CP, sáng ngày 10/11 tôi đã chính thức gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội yêu cầu xem lại nội dung quyết định 1454 và trả lời tôi bằng văn bản.

Theo quy định của Luật Khiếu nại, nếu Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội vẫn giữ nguyên nội dung Quyết định 1454, tôi sẽ làm thủ tục khởi kiện ra toà Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội.

Dưới đây là nội dung Đơn khiếu nại mà tôi đã gửi Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội.






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.

Hà Nội, ngày10/11/2014
ĐƠN KHIẾU NẠI


Kính gửi: Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội

Tôi là Phạm Viết Đào, Địa chỉ: Nhà..., Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; Số CMND:.., ĐT:... ; Tôi đang nhận lương hưu tại Bảo hiểm Xã hội quận Tây Hồ, Hà Nội, có khiếu nại sau đây.

Tôi bị án phạt tù theo phán quyết của Bản án phúc thẩm Toà phúc thẩm tối cao tại Hà Nội số 305/HSPT, bản án có hiệu lực từ ngày 9/6/2014; tôi đã chấp hành xong án phạt tù từ ngày 13/9/2014…

Vừa qua, Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã ra quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 chỉ trả lương hưu cho tôi từ tháng 10/2014, cắt toàn bộ lương hưu của tôi từ tháng 7/2013 cho tới tháng 9/2014; theo tôi, việc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ban hành quyết định 1454 là trái Hiến pháp 2013, trái Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và trái Nghị định 152/NĐ-CP/2006.

Theo tôi hiểu:

1/ Điều 20 và Điều 31 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam 2013 quy định: công dân bị coi là có tội, bị tước quyền công dân kể từ khi có quyết định của Toà án. Theo Bản án phúc thẩm số 305/2004-HSPT có hiệu lực từ ngày 9/6/2014 thì tôi chính thức bị tuyên án, tước quyền công dân từ ngày 9/6/2014;

Điều này có nghĩa:

-Khi tôi còn quyền công dân thì Bảo hiểm Hà Nội phải chịu trách nhiệm chi trả bảo hiểm lương hưu cho tôi vì tôi đã đóng bảo hiểm bắt buộc trước đó…

-Thời điểm 13/6/2013 là mốc để tính thời gian mà tôi đã chấp hành án phạt; ngày 13/6/2013, ngày tôi bị Công an Hà Nội bắt khẩn cấp, chưa có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân Tp Hà Nội không thể được coi là mốc xác định ngày tôi bị tước quyền công dân vì: chỉ có Toà án mới có thẩm quyền này theo Hiến định.

Bảo hiểm Hà Nội không thể căn cứ vào ngày Công an Hà Nội bắt giữ tôi 13/6/2013 để cắt lương hưu mà phải căn cứ vào ngày tuyên án của Toà phúc thẩm tối cao: cơ quan duy nhất có quyền tước quyền công dân của công dân.

Nguyên tắc áp dụng luật pháp: Quyết định Toà án hiệu lực ban hành ngày nào thì áp dụng các chế độ, chính sách liên quan tới bản án từ ngày đó, không được phép hồi tố.

2/ Theo Nghị định 152/NĐ-CP/2006 quy định tại Điều 33, mục 2:” Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù...”

Căn cứ vào Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù số 423 do Trại giam Nam Hà cấp: tôi đã chấp hành xong án ngày 13/9/2014; tức từ ngày 13/9/2004 tôi được trả lại quyền công dân; do đó mốc tính lương của tôi, Bảo hiểm xã hội Hà Nội phải tiếp tục trả lương hưu cho tôi từ ngày 13/9/2014 là ngày tôi ra tù. Theo hiểu biết của tôi: tôi phải được truy lĩnh lương hưu từ tháng 7-2013 tới 9/6/2014 và sau đó được nhận tiếp từ 13/9/2014;

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cày


Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cày








Danlambao - Vào ngày thứ Ba, 25.11.2014 tại thành phố New York, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists - CPJ) đã trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Giải thưởng này đã được dành cho Điếu Cày vào năm 2013 nhưng ông không thể có mặt để nhận giải vì lúc ấy ông vẫn còn đang ở trong tù.




CPJ - Tự Do Báo Chí 2013: Nedim Şener, Janet Hinostroza,
Bassem Youssef, Nguyen Van Hai
(AP, Sebastián Oquendo, To Coucle Refaat,
Free Journalists Network of Vietnam) -
ảnh DLB & CPJ




Trong suốt 6 năm qua, thành viên của Danlambao đã cùng với các con của Điếu Cày làm việc với CPJ để góp phần vận động tự do cho Điếu Cày, điển hình là chiến dịch vận động tự do cho Điếu Cày do CPJ phát động vào tháng 11, 2013. Ông Bob Dietz, phụ trách vùng Châu Á của CPJ là người đã đóng góp rất nhiều cho nỗ lực này. Ông đã đại diện CPJ để trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2013 cho blogger Điếu Cày vào tối hôm thứ Ba.



Bob Dietz - Asia Program Coordinator trao giải thưởng cho Điếu Cày.
(ảnh DLB)




Phát biểu tại buổi lễ, blogger Điếu Cày đã khẳng định con đường trước mặt của ông: "Ngày hôm nay tôi được ra khỏi lao tù, nhưng vẫn còn các bạn đồng nghiệp của tôi đang bị giam cầm trong các nhà tù CSVN. Tôi sẽ phải tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình." Đồng thời ông kêu gọi: "Tôi mong muốn các ký giả, các tổ chức bảo vệ nhà báo và các chính phủ lên tiếng mạnh mẽ, đấu tranh để giúp các đồng nghiệp của chúng ta thoát khỏi các nhà tù CS, thúc đẩy quyền tự do báo chí trên toàn thế giới..."



Điếu Cày phát biểu tại đêm dạ tiệc trao giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế
(ảnh DLB)


Giao Chỉ - Thanksgiving 2014 và dân Việt tỵ nạn


Giao Chỉ - Thanksgiving 2014 và dân Việt tỵ nạn



2014 (Dựa theo tài liệu cũ, nay sửa để phổ biến lại)



thanksgiving-cornucopia.jpg



Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm.

Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng.

Con tàu May Flower nổi danh vượt Đại Tây Dương chở di dân với các niềm tin giáo lý khác nhau đến vùng Plymouth Rock của tiểu bang Massachusetts bây giờ. Nhóm gia đình người Anh chỉ có hơn ba chục, số còn lại là phần đông thủy thủ đoàn. Tổng số 102 người.

Đây là con tàu chính thức của di dân vì lần đầu tiên gồm cả gia đình vợ con. Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.

Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay. Không dựa theo 1 đạo giáo nào, lễ tạ ơn trải qua gần 400 năm đã thành ngày hội của cả quốc gia cảm ơn trời đất cho mọi người đủ cơm áo để sinh tồn.

Trong bữa tiệc lễ tạ ơn năm đầu tiên di dân đã ăn thịt gà rừng, ăn bánh làm bằng trái bí đỏ và thực đơn này đã trở nên món ăn truyền thống ngày lễ hội của Mỹ quốc cho tới ngày nay. Câu chuyện đẹp đẽ về những ngày định cư của tiền nhân Hoa Kỳ tại tân lục địa thực sự đã tiếp theo bằng những trang sử đẫm máu trong cuộc chiến tranh dành đất để sinh tồn giữa da trắng và da đỏ kéo dài trên cả phim ảnh California cho đến ngày nay.


Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Hoàng Thanh - Xin Cám Ơn Cuộc Ðời



Hoàng Thanh - Xin Cám Ơn Cuộc Ðời



Christian-Thanksgiving-Images-3.jpg



Thứ Năm ngày mai sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết dặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’, hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề "Xin Cám Ơn Cuộc Ðời" kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thuờng, bắt đầu từ cái bình thuờng nhất: "Chỉ với một nụ cuời..." Tựa đề mới đuợc đặt lại theo tinh thần bài viết.


***


Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."


Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.
Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.
Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên môi.
Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thuờng ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền di.
Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:
Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.
Thank you, very much, for your smile...
Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.
Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving.
Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:
My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile...
I love you, my "daughter"...
Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm dó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời "Mẹ American" đã gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...