Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Giáo sư Zinoman và diễn văn của Tổng thống Obama



Giáo sư Zinoman và diễn văn của Tổng thống Obama



30.05.2016




Tổng thống Obama đọc diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/5/2016.
Tổng thống Obama đọc diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/5/2016.





Bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama hôm 25/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội đã làm rung động con tim của rất nhiều người Việt Nam.

Từng câu nói của ông Obama mang những hình ảnh, ngôn từ, mang những vần thơ, nét đẹp gắn liền với lịch sử nhiều nghìn năm, với những nhân vật thật gần gũi với dân Việt. Điều đó đã khiến bài diễn văn của lãnh đạo nước Mỹ được hơn hai nghìn khách tham dự, đa số là thanh niên, sinh viên nồng nhiệt đón nhận qua những tràng vỗ tay.

Giáo sư Tiến sĩ Peter Zinoman, chuyên ngành sử Việt thuộc khoa Sử của Đại học Berkeley, California, là người đã có những góp ý cho bài diễn văn của Tổng thống Obama. Những đề nghị và cảm nhận của ông về bài diễn văn, cũng như về chuyến đi của tổng thống Mỹ, được ông kể lại trong cuộc phỏng vấn dưới đây.


Bùi Văn Phú: Được biết giáo sư có góp ý cho nội dung bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hôm 24/5. Giáo sư có thể cho biết đóng góp của mình vào sự kiện đó như thế nào?

Gs. Peter Zinoman: Đôi ba tuần trước chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama, những người viết diễn văn cho ông có hỏi tôi là có thể giúp góp ý về một vài nét văn hoá cho bài diễn văn của tổng thống sẽ đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Cùng với nhà tôi, là Nguyễn Nguyệt Cầm, tôi đã đưa ra khoảng hơn chục đề nghị.

Ngoài việc nhắc đến tác phẩm của Trịnh Công Sơn và Văn Cao mà họ đã chấp nhận, tôi cũng còn đề nghị những dòng thơ, nhạc khác như của Phạm Duy với “Tình ca”, Nguyễn Du với “Truyện Kiều”, Xuân Diệu với “Giục giã”, Tô Thùy Yên với “Ta về”, Trần Thị Lam với “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” và một ca khúc nữa của Trịnh Công Sơn là “Một ngày tôi chọn một niềm vui”.

Bùi Văn Phú: Tổng thống Obama đã nhắc đến nhiều nhân vật lịch sử Việt Nam từ Lý Thường Kiệt đến Văn Cao, Trịnh Công Sơn. Theo giáo sư điều đó mang lại những thông điệp gì? Thí dụ như nhắc đến “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn.

Gs. Peter Zinoman: Những người chấp bút cho tổng thống không đưa cho tôi hướng dẫn mà chỉ cho biết “hòa giải” là một chủ đề của diễn văn. “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn là bài hát về hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, nhưng ca từ đó thì đủ bao quát để gợi lên những thí dụ khác của hòa giải, chẳng hạn như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tôi cũng thích ý tưởng dùng ca từ Trịnh Công Sơn vì ông là nghệ sĩ có tầm vóc quốc tế và là một người có tiếng vì quan điểm chính trị phức tạp trong lịch sử Việt Nam. Qua nhiều góc nhìn, tôi cảm nhận Trịnh Công Sơn là biểu hiện những gì đẹp nhất của văn hóa Việt trong thế kỷ 20.

Bùi Văn Phú: Còn “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người” trong “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao mang những ý nghĩa gì?




Giáo sư Peter Zinoman đưa Văn Cao, Trịnh Công Sơn vào diễn văn của Tổng thống Barack Obama (ảnh Bùi Văn Phú)
Giáo sư Peter Zinoman đưa Văn Cao, Trịnh Công Sơn vào diễn văn của Tổng thống Barack Obama (ảnh Bùi Văn Phú)




Gs. Peter Zinoman: Tôi chọn những lời ca đó trong bài hát của Văn Cao cũng với những lý do giống như tôi chọn ca khúc của Trịnh Công Sơn. Đó cũng là về hòa giải. Văn Cao được nhiều người biết đến là một nhạc sĩ lỗi lạc nhất về thể điệu nhạc mới. Nhưng ông cũng là người với thanh danh chính trị hỗn tạp. Ông là tác giả của quốc ca Việt Nam nhưng đã bị nhà nước Hà Nội kết tội vì có liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm trong thập niên 1950. Tôi hy vọng Tổng thống sẽ không chỉ nhắc đến những giòng thơ nhạc “an toàn và nhàm chán” mà là những gì thích thú hơn.

Bùi Văn Phú: Bài diễn văn của ông Obama cũng nhắc đến triết học Phan Châu Trinh, giáo sư có thể giải thích điều này?

Gs. Peter Zinoman: Tôi đã không đề nghị Phan Châu Trinh. Nhưng tôi nghĩ ông cũng là một nhân vật đáng được nhắc đến. Là một người cải cách và ủng hộ cho một nền dân chủ, cho dân được nhiều quyền hơn trong thời đại của mình, ông chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng ông cũng ngưỡng mộ những nguyên lý trong văn hoá chính trị châu Âu và ông tin rằng một số nguyên lý đó có thể áp dụng một cách chọn lựa cho Việt Nam.

Bùi Văn Phú: Thích Nhất Hạnh cũng được ông Obama nhắc đến. Tư tưởng của thiền sư đạo Phật này mang ý nghĩa gì với người Việt?

Gs. Peter Zinoman: Tôi không có đề nghị gì về thơ văn của Thích Nhất Hạnh. Thật tình tôi cũng không biết nhiều về tư tưởng của nhà sư. Cảm nhận của tôi là, ông là một nhân vật quan trọng đối với người Việt hải ngoại và cư dân thành phố Berkeley, California, nơi tôi sinh sống, hơn là với những người Việt sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.

Bùi Văn Phú: Cuối bài diễn văn, Tổng thống Obama đọc hai câu thơ Kiều. Cũng như năm ngoái, khi Phó Tổng thống Joe Biden đón tiếp Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng ở Washington, ông cũng đã lẩy Kiều. Trước đây với Tổng thống Bill Clinton hay Tổng thống George W. Bush khi đến Việt Nam không nhắc đến Kiều. Thân phận nàng Kiều đâu có gì vui mà phải nhắc đến, thưa giáo sư.

Gs. Peter Zinoman: Tôi không chắc lý do vì sao. Theo ý tôi, Truyện Kiều là một thi phẩm tuyệt vời, được trích dẫn càng nhiều càng tốt.

Bùi Văn Phú: Là một nhà nghiên cứu và giảng dạy sử Việt, giáo sư cónhận xét gì về chuyến đi của Tổng thống Barack Obama?

Gs. Peter Zinoman: Tôi có những cảm nhận lẫn lộn về chuyến đi của Tổng thống Obama. Một mặt tôi cho rằng nét đẹp của chuyến đi là ông đã đưa ra mẫu người thu hút mà một nhà chính trị dân chủ hiện đại cần biết cư xử. Ông đã biểu lộ sự giản dị, công bằng, sâu sắc, tính hài hước và chú ý đến nếp sống của người dân thường. Ông cũng tỏ ra biết thưởng thức món ăn khi đi ăn bún chả, nhưng nếu ông ăn trưa ở số 38 đường Mai Hắc Đế thì tuyệt vời hơn.

Tôi cũng thích ông ở điểm là ông thành thật với truyền thông và với công chúng cho dù có nguy cơ làm mất lòng chủ nhà, như khi ông thừa nhận một số lãnh đạo của xã hội dân sự Việt Nam đã bị công an ngăn cản không cho đến gặp ông. Đó là tất cả những điều tích cực.

Ở một mặt khác, cá nhân tôi không phải là một người ủng hộ việc Mỹ bán thêm vũ khí cho Việt Nam và tôi không nghĩ rằng chính quyền Obama đã đảm bảo được những nhượng bộ thỏa đáng trong lãnh vực nhân quyền. Tôi thừa nhận rằng chuyến đi của Tổng thống Obama có nhiều mục đích quan trọng, nhưng tôi nghĩ, với những đàn áp gần đây của nhà nước đối với những người chỉ trích ôn hòa, ông nên lên tiếng mạnh hơn, rõ hơn và chi tiết hơn về nhân quyền.

Nguyễn Quang Chơn - Lan man chuyện Tổng Thống Obama thăm Việt Nam



Nguyễn Quang Chơn - Lan man chuyện Tổng Thống Obama thăm Việt Nam












Ông chỉ có hơn hai ngày đến thăm Việt Nam. Chào xã giao và làm việc với bốn vị nguyên thủ xong, ông đi ăn tối ở một quán ăn bình dân. Ngày hôm sau ông nói chuyện với hơn một ngàn người về chuyến viếng thăm, về các quan điểm và tình cảm của ông đối với đất nước này rồi ông lên xe ra sân bay bay vào Sài gòn. Trên đường đi ông chống dù che mưa, ghé thăm nhà một người dân bình thường ven lộ. Ông hỏi thăm đời sống, chụp hình chung với họ... Tại SG, ông thắp hương một ngôi chùa cổ trước khi đi gặp gỡ các nhà lãnh đạo ở đó. Ông nói chuyện với những con người trẻ tuổi của một phong trào lập nghiệp ở khu vực được hình thành trên sáng kiến của ông... Rồi ông bay đi Nhật để hội đàm với 7 nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất toàn cầu.... Chưa tròn 3 ngày với lịch trình kín mít, ông đã để lại cái gì cho đất nước Việt nam?...

Cái quà mà ông tặng chính là lệnh dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn khi ông thay mặt chính phủ Mỹ tuyên bố VN được quyền mua vũ khí sát thương để bảo vệ tổ quốc mình. Ông còn hứa sẽ tặng một số thuyền để giám sát lãnh hải biển Đông. Và chắc còn nhiều thứ nữa ông tặng nhân dân Việt nam, được giữ kín trong các cuộc hội đàm...

Thế nhưng đối với tôi, đối với người dân Việt, cái mà ông Obama đem đến chính là phong cách của ông, con người của ông. Những người dân Việt nam từ Hà nội đến Sài gòn đã đứng đón ông từ sân bay trở về và tiễn ông đi dẫu khuya, dẫu mưa, dẫu nắng. Họ tự nguyện xếp hàng, cầm cờ hoa, băng rôn, hình ảnh. Họ đón ông như đón một người thân, một anh hùng của VN đi xa về. Không phải như những trường hợp chính phủ bắt người dân vẫy cờ đón nguyên thủ XHCN  ngày xưa, họ đón ông với một tình cảm chân thành tự nguyện với niềm tin, hy vọng...










Và sự thật như vậy. Bản thân con người ông cùng những lời nói của ông đã truyền cho người ta những niềm tin và hy vọng. Tôi có cảm tưởng những hình thức đón tiếp trang trọng của nhà nước, những chiếc áo vest và cà vạt cứng đơ khiến ông ngột ngạt. Ông có vẻ thích áo sơ mi, quần jeans hơn. Và thật vậy. Ông đi ăn tối tại một quán bình dân, ngồi trên một ghế nhựa không có lưng ghế. Ăn bún chả. Cầm chai bia nội địa uống ngon lành như...tôi hay ngồi với bạn bè. Rồi ông móc túi trả tiền. Rồi ông chào, chụp hình với mọi người, mua thêm vài xuất mang về rồi ra đi... Ôi, ông "đẹp" đến ngỡ ngàng. Ông là con người quyền lực nhất thế giới kia mà.








Đại diện cho một nước Mỹ vĩ đại mà đi ăn bún chả bình dân, lại còn mua mấy suất đem về, lại tự rút ví trả tiền? Có phải ông diễn không? Có phải ông muốn tỏ ra muốn gần dân như thi thoảng một vài vị quan trong nước tôi vẫn làm để tự lăng xê mình? Không. Tôi thấy ông dung dị lắm và tôi biết trong nước ông ông cũng vậy. Ông thích...ăn hàng. Ông thích ăn bánh mì săng uýt và tôi cũng đã thấy những hình ảnh này của ông nhiều lần. Và, ẩm thực địa phương cũng chính là văn hoá địa phương. Ông ăn bún chả là ông đang thưởng thức văn hoá Hà nội đó chứ. Hãy nhìn những bước ông đi. Những cái bắt tay và cái nhìn thân thiện của ông với người dân. Hãy nhìn và so sánh cách ông cho cá ăn trong ao nước vườn ông Hồ cùng bà chủ tịch quốc hội nước tôi. Ông thả những nắm cám một cách nhẹ nhàng, rồi khi bước đi, ông quay mặt lại lưu luyến vẫy chào đàn cá đang đớp mồi. Ông chân thực và duyên dáng làm sao!...

Rồi bài phát biểu của ông giữa thủ đô Hà nội. Đây có phải là bài phát biểu chính trị của tổng thống một cường quốc lớn nhất thế giới không? Đúng. Bài phát biểu của một ông tổng thống thì phải ẩn chứa nhiều công hàm chính trị, mà sao tôi lại thấy như của một nhà văn hoá. Ông không răn đe ai, không dạy bảo ai. Ông nhắc lại cái tình của con người với con người. Ông lấy ngay câu thơ hàng ngàn năm trước của dân tộc VN để hàm chứa sự khẳng định và hứa hẹn rằng. Nước VN là để dân Việt ở. Không ai được quyền lấn áp hiếp đáp. Ông còn trích dẫn lời nhạc của người viết quốc ca VN, của nhạc sĩ phản chiến nổi tiếng, để nói với nhau rằng từ đây chúng ta đã rút bỏ hết mọi rào cản để yêu thương nhau, giúp đỡ nhau, nối lại một vòng tay lớn...

Ông nói hay quá. Ông nói nhẹ nhàng quá. Và một lần nữa tôi thấy ông đẹp. Ông đẹp khi ông chào mọi người và e rằng mọi người chưa tin những điều ông nói nên ông dùng đến một câu Kiều. Của tin có một chút này làm ghi! Trời. Trái tim tôi muốn bay ra khỏi lồng ngực khi ông kết thúc buổi nói chuyện. Bài nói thật sự bao trùm tất cả mọi vấn đề thời sự nóng bỏng mà tôi nghe chừng như lời tâm sự của một người bạn đến với một người bạn. Mong người bạn mạnh mẽ lên. Thức tỉnh lên. Tôi sẽ ở bên bạn. Tôi đã quên những gì bạn không tốt với tôi. Tôi với bạn hãy cùng làm một điều gì tốt đẹp cho loài người, cho thế giới. Bạn đừng sợ. Đã có tôi bên mình!








Ông Obama là thế đấy. Đặc biệt bên những doanh nhân trẻ ông lại càng trẻ trung. Ông từ một người diễn thuyết lại biến thành một MC để hoà quyện mọi người và cùng gởi đến giới trẻ, đến các doanh nhân VN những thông điệp chung cho tương lai sáng lạn ngày mai. Ông thật thông minh. Tự tin. Dí dỏm. Giữa đám đông. Trên diễn đàn. Ông tự cởi chiếc áo vest nặng nề nóng bức để thoải mái trò chuyện cùng giới trẻ trên các lĩnh vực, kinh doanh, văn hoá, công nghệ... Tôi thực sự ngỡ ngàng khi ông giỏi và trẻ đến không ngờ! Ôi bao giờ trên đất nước tôi xuất hiện một người lãnh đạo có nhân cách, có văn hoá, có tài, có tình, như ông?

Và rồi ông chia tay đất nước tôi. Người dân lại đổ ra đường xếp hàng dưới nắng vẫy cờ hoa tiễn đưa ông. Họ đã thật sự rất yêu mến ông, tin tưởng ông. Đó là cái lớn nhất mà ông đạt được trong chuyến công du này!

Tôi nhớ cách đây không lâu. Lãnh tụ một nước láng giềng thật lớn cũng qua thăm VN. Nhà nước tổ chức đón rước linh đình. Đại bác bắn chào ầm ầm. Rồi chui vào chỗ quan chức họp để phát biểu những điều to tác, hứa hẹn linh tinh rồi lầm lũi ra đi. Về lại quê nhà thì quên hết lời hứa hẹn. Mèo lại hoàn mèo. Trâu lại hoàn trâu! Ôi lãnh tụ! Có là lãnh tụ nào đi nữa thì trước hết phải là một con người. Phải học làm người. Với lương tâm. Văn hoá. Tài năng!...

Xin cám ơn ông. Ông Obama. Tôi kính mến, quí trọng và muốn được học tập ông...

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Những cựu tù nhân lương tâm từng tuyệt thực lo lắng cho Trần Huỳnh Duy Thức



Những cựu tù nhân lương tâm từng tuyệt thực lo lắng cho Trần Huỳnh Duy Thức



2016-05-30




tran-huynh-duy-thuc.jpg
Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gỡ gia đình tại trại giam trước đây.



00:00/00:00




Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực bắt đầu từ ngày 24 tháng 5, theo như xác nhận của chính gia đình sau khi đến thăm ông tại trại 6 Thanh Chương, Nghệ An hôm 14 tháng 5.


Như vậy cuộc tuyệt thực của ông Trần Huỳnh Duy Thức trong trại giam đến nay gần trọn 7 ngày rồi. Thân nhân và những người quan tâm đến ông rất lo lắng cho ông.


Biện pháp ‘cuối cùng’ trong tù


Đến nay tại Việt Nam diễn ra hai đợt kêu gọi tuyệt thực để cùng đồng hành với tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức. Họ bày tỏ sự đồng cảm với quyết định của ông này khi phải dùng đến biện pháp lấy chính mạng sống của bản thân để đòi hỏi trại giam cũng như chính quyền có những hành xử đúng với pháp luật qui định.


Cựu tù nhân lương tâm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết trong thời gian bị tù ông từng có lần tuyệt thực nhưng đến ngày thứ 3 ông không chịu nổi, cho nên bản thân ông rất khâm phục những người như ông Nguyễn Văn Hải- Điếu Cày tuyệt thực lâu nhất được 33 ngày.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói về điều này:


“Tôi nghĩ Trần Huỳnh Duy Thức sẽ không
dại gì để mình phải chết. Khi mình tuyệt
thực thì trại giam cũng lo lắng vì mình đã
can đảm như thế.”
- Đặng Ngọc Minh


“Anh Hải Điếu Cày tuyệt thực tổng cộng 33 ngày. Điều này hầu như không ai tin; nhưng sự thực là như vậy vì hồi trong Trại 6 tôi đã chứng kiến toàn bộ sự việc từ ngày đầu tiên anh Hải tuyệt thực cho đến ngày cuối cùng của anh ấy. Biện pháp của anh ấy không đến nỗi cực đoan. Mục tiêu là kéo dài ngày tuyệt thực càng nhiều càng tốt để đánh động lương tâm cũng như dư luận từ bên ngoài. Trong thời gian tuyệt thực ngoài uống nước ra anh ấy cũng phải dùng đến đường và muối pha vào trong nước với tỷ lệ nhất định mà qua các cuộc tuyệt thực trước kia mà anh rút được kinh nghiệm. Chính vì vậy mà anh ấy tuyệt thực được đến 33 ngày.”


Cựu tù nhân lương tâm Đặng Ngọc Minh chia sẻ sự đồng cảm của bà đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang phải tuyệt thực trong trại giam:


“Nói chung hằng ngày tôi cũng cập nhật tin tức trên mạng. Vấn đề Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực từ ngày 24 tháng 5 đến nay tôi cũng đồng tình, đồng cảm với Trần Huỳnh Duy Thức. Bởi vì mình ‘cá nằm trên thớt’, mình ở trong tù hình thức duy nhất để mình đấu tranh bất bạo động là bằng cách tuyệt thực để đòi hỏi thôi; chứ mình không thể làm gì khác hơn.”


Quan ngại


Nhiều phân tích cho rằng sức khỏe của ông Trần Huỳnh Duy Thức kém đi nhiều sau hơn 7 năm trời ở trong nhà giam. Do đó quyết định tuyệt thực kéo dài mà như lời ông Thức nói với gia đình hôm ngày 14 tháng 5 ‘đấu tranh này là trận cuối cùng’ gây lo lắng cho rất nhiều người.


Anh Nguyễn Văn Điển, một người từng bị tù tại Malaysia và có lúc phải tuyệt thực trình bày về quan ngại của bản thân đối với sức khỏe của ông Trần Huỳnh Duy Thức:


“Hoàn cảnh và đời sống trong trại giam ở Malaysia điều kiện tốt hơn tại Việt Nam vì môi trường sống và phòng mình ở rất sạch, thông thoáng; do đó về tình trạng của anh Thức tôi rất lo lắng. Anh Thức năm nay cũng 51 tuổi rồi và anh cũng từng nhiều lần tuyệt thực trong nhà tù rồi. Anh Thức cũng thường xuyên sống trong Sài Gòn quen với thời tiết ở đó, nay chuyển ra trại ở Nghệ An sẽ thay đổi môi trường về khí hậu. Tôi sợ đột biến như thế có thể dẫn đến tình trạng đột tử.”


Sống để tiếp tục đấu tranh




1264400_3372527488598_1262372129_o.jpg
Cuốn sách Trần Huỳnh Duy Thức và Con đường nào cho Việt Nam giới thiệu về một người yêu nước bị giam cầm và những trăn trở về đất nước, về dân tộc của Trần Huỳnh Duy Thức - người sáng lập Phong Trào CĐVN.





Tuy nhiên theo kinh nghiệm của bà Đặng Ngọc Minh thì trong tình hình hiện nay, phía trại giam hay chính quyền Việt Nam sẽ không để những tù nhân chính trị phải thiệt mạng trong tù; nhất là đối với tù nhân chính trị nổi tiếng như ông Trần Huỳnh Duy Thức. Cựu tù nhân chính trị Đặng Ngọc Minh phát biểu:


“Tôi nghĩ Trần Huỳnh Duy Thức sẽ không dại gì để mình phải chết. Khi mình tuyệt thực thì trại giam cũng lo lắng vì mình đã can đảm như thế. Trại giam khi đang giam mình cũng sợ ảnh hưởng về vấn đề sức khỏe, tính mạng như thế. Họ không để mình chết đâu. Tôi biết có lần anh Điếu Cày tuyệt thực đến lúc không thể đi được, chỉ bò thôi và trại giam cũng bốc đưa đi bệnh viện chứ không để nằm trong đó chờ chết.”

Cựu tù nhân lương tâm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa có so sánh trường hợp của hai ông Nguyễn Văn Hải- Điếu Cày và ông Trần Huỳnh Duy Thức trong việc tuyệt thực để đòi hỏi trại giam và chính quyền Hà Nội đáp ứng những yêu sách mà họ đưa ra:


“Tôi nghĩ rằng lần tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức lần này khác hẳn vì nó liên quan đến vĩ mô, liên quan đến thể chế chính trị, liên quan đến vấn đề dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Cụ thể anh ấy nói rằng phải trưng cầu dân ý chọn lựa thể chế chính trị, đưa giá trị, tiếng nói, ý kiến của người dân lên trên hết, chứ không phải ý kiến của một đảng cầm quyền. Cho nên cuộc tuyệt thực lần này của anh ấy động chạm đến vĩ mô, động chạm đến ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nên tôi e rằng họ sẽ rất ít chuyển biến, sẽ quan tâm hoặc tìm cách tháo gỡ sự thách thức giữa hai bên. Một bên là tinh thần đấu tranh ôn hòa bằng cách tuyệt thực, một bên là cố vĩnh viễn giá trị, quyền lợi về cầm quyền của mình; nên tôi nghĩ rằng không dung hòa được và sẽ dẫn đến hậu quả anh Trần Huỳnh Duy Thức phải chịu. Có thể anh ấy sẽ suy sụp về thể chất và dẫn đến cái chết.


“Lần tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức liên
quan đến vĩ mô, liên quan đến thể chế chính trị, liên
quan đến vấn đề dân chủ nhân quyền cho nhân dân
Việt Nam.”
- Nguyễn Xuân Nghĩa


Tôi đã nói chuyện với ông Lộc vào ngày hôm qua trước khi đưa bản tin lên. Ông Lộc là bác sĩ, người chăm sóc sức khỏe của anh Trần Huỳnh Duy Thức thì bác sĩ cũng khẳng định rằng anh Trần Huỳnh Duy Thức có một thái độ rất cương quyết. Mặc dù với nghĩa vụ của một người bác sĩ và không đứng trên cương vị của người cai tù với tù nhân, ông Lộc đã thuyết phục, nói rất mềm mỏng, có lý có tình với anh Trần Huỳnh Duy Thức. Nhưng cái tình của ông Lộc chỉ là cái tình ở phạm vi của người bác sĩ thôi còn cái nghĩa, trách nhiệm của anh Trần Huỳnh Duy Thức là trách nhiệm với non sông, đất nước nên hai cái đó không hòa hợp được với nhau. Cho nên tôi nghĩ sẽ có những cái liên quan đến tính mạng của anh Trần Huỳnh Duy Thức và tôi rất e chuyện đó.”


Trong những ngày qua, trên mạng Internet cũng như facebook, ngoài kêu gọi cùng tuyệt thực với tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức và những hình ảnh của người đồng hành cùng ông; còn có ý kiến cho rằng cùng đồng hành nhưng không đồng tình về biện pháp tuyệt thực như là trận quyết chiến cuối cùng của ông Trần Huỳnh Duy Thức.


Ý kiến không đồng tình được facebooker có tên Tâm Anh đăng cho biết của một người bạn gửi và không thể hiện quan điểm của của tác giả; theo đó ‘Trần Huỳnh Duy Thức không được quyền chết’; “Đừng để anh Trần Huỳnh Duy Thức thực hiện chính sách cực đoan như của Đảng Cộng sản, mọi cực đoan cần phải được xóa bỏ trong xã hội dân chủ. Mong anh nghe được lời kêu gọi này và đáp lại bằng tiếng nói Dân chủ từ phía anh”.


Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Trần Diệu Chân - Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama đã đem lại những gì?



Trần Diệu Chân - Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama đã đem lại những gì?





Tổng Thống Obama nói chuyện tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Mỹ Đình, 
Hà Nội ngày 24-5-2016





Trước hết là món quà “to tướng” cho cộng sản Việt Nam (CSVN), đó là quyền mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ, mà Tổng Thống Obama đã gần như “dâng không” cho một chế độ bất xứng với một quá trình dày đặc những vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Món quà này khiến các nhà dân chủ VN và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới không khỏi thất vọng và tức giận. Nhưng khoan. Hãy cùng nhau tỉnh táo và phân tích xem chuyến thăm VN của TT Obama có lợi hay bất lợi cho nỗ lực đấu tranh dân chủ của dân tộc.
  1. Món quà “dỡ bỏ cấm vận” trong ngắn hạn, tức là trong chuyến thăm VN 3 ngày của TT Obama, mang âm hưởng ngon lành của sự “được” mà chế độ gần như chẳng phải “nhấc một ngón tay” để cải thiện chính sách bạo hành của mình. Nhưng trên đường dài, món quà này có thực sự miễn phí đối với CSVN hay không, hay luôn có những áp lực nhân quyền đính kèm? Người dân VN trong nước cũng như hải ngoại, và đặc biệt công dân Mỹ gốc Việt, chắc chắn không để cho Hà Nội thoải mái hưởng lợi mà không phải trả giá.


  1. Việc cho phép VN mua vũ khí sát thương chắc chắn sẽ làm Trung Cộng (TC) phải nhột mà chùn bước xâm lăng phần nào.


  1. Hoa Kỳ đang kéo dần VN vào vòng ảnh hưởng của mình và tách dần ảnh hưởng của TC - vốn gần như tuyệt đối trong 3 thập niên vừa qua đối với VN.


  1. Thông điệp khéo léo của TT Obama sẽ giúp cho những thành phần muốn thoát Trung cảm thấy yên tâm hơn để nhích gần tới Hoa Kỳ hơn, và làm teo dần nhóm “bám Trung”.


  1. Chưa bao giờ mà thông điệp tự do, dân chủ và nhân quyền lại được phổ biến mạnh mẽ và rộng khắp tại Việt Nam như trong mấy ngày qua. Dù truyền thông “lề đảng” cố gắng che đậy, khỏa lấp, nhưng các bản dịch nguyên văn bài nói chuyện của TT Obama đã được phổ biến tràn lan. Các nhà đấu tranh dân chủ đã không phải vất vả chống đỡ với công an, như đã từng xảy ra, để đưa thông điệp này đến tận tay các gia đình và đồng bào cả nước. Không người dân nào đọc hay lưu trữ bài diễn văn này sẽ bị quy kết là phản động vì đã do chính ông khách mà nhà nước mời tới trình bày công khai trước một cử tọa nhiều nghìn người bao gồm cả các giới chức cao cấp của chế độ.


  1. Chưa bao giờ mà người dân được thể hiện lòng mình một cách hồn nhiên và chính thức như vậy, với hàng trăm ngàn người tràn ra đường chào đón TT Obama. Rõ ràng là họ đã ôm lấy những giá trị phổ quát mà Hoa Kỳ là biểu tượng, những giá trị mà chế độ CSVN luôn nỗ lực ngăn cấm và xuyên tạc. Đối nghịch lại, chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ, mà một lãnh đạo của chế độ hiện nay được người dân chào đón, thương quý như ông Obama. Song song với việc đồng loạt tẩy chay cuộc bỏ phiếu Quốc Hội giả hiệu của CSVN ngày 22-5, đồng bào đã có dịp bỏ phiếu bằng chân khi rầm rộ xuống đường chào đón TT Obama tại Sài gòn và Hà nội.


  1. Chưa bao giờ mà thế giới chú tâm đến vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam tới như vậy. Hầu hết các cơ quan truyền thông quốc tế đều đi tin về chuyến viếng thăm VN của TT Obama và phê phán hồ sơ nhân quyền của Hà Nội. Chế độ CSVN đã tự lột mặt nạ mình khi bắt cóc và ngăn cản các nhà hoạt động đến gặp TT Obama, đã vô tình soi sáng chính nghĩa mà các nhà hoạt động đang theo đuổi, và làm sáng danh những người mà chế độ luôn dán nhãn “phản động”, “khủng bố” và đối xử như kẻ thù truyền kiếp.


  1. Ông Obama xuất hiện ở VN như làn gió mát giữa trưa hè, đem đến một nguồn hy vọng mới, một nếp sống mới, một con người mới tượng trưng cho những văn minh, tiến bộ, nhân bản và cơ hội mà người dân Việt Nam đang mong vươn tới. Ông là hiện thân của tất cả những gì tốt đẹp và ngược lại với mọi thứ xấu xa, lạc hậu mà đất nước chúng ta đang phải gánh chịu dưới ách thống trị của đảng quyền cộng sản.




Người dân tràn ra đường đón Tổng Thống Obama 
tại Sài Gòn ngày 24-5-2016






Sau không khí tươi vui, hào hứng chào đón TT Obama của mấy ngày qua, trở về với thực tại đau thương trước mặt vẫn là môi trường sống của VN đang bị đầu độc trầm trọng, đời sống của người dân bị đe dọa nặng nề với những khó khăn chồng chất. Và những người VN quan tâm rủ nhau xuống đường vẫn sẽ được “đón tiếp” bằng dùi cui, bắp thịt và đạn cay, vẫn bị lôi kéo, khiêng ném lên xe côn an như những con vật. Nhưng càng trấn áp thì càng làm người dân thêm quyết tâm, nhất là với niềm lạc quan mà TT Obama vừa đem lại.

Vũ Thạch - Đối phương đã biến chiêu, phía ta thì sao?



Vũ Thạch - Đối phương đã biến chiêu, phía ta thì sao?




bieutinh_biensach01




“…Nhà cầm quyền càng biết mình sai, càng cuống, và càng chỉ biết cậy dựa vào bạo hành. Người dân càng đứng thẳng lên, càng thêm sáng tạo, đùm bọc nhau, và càng tự hào về chọn lựa của mình…”





Kể từ khi có các cuộc biểu tình lớn từ gần cuối tháng 4/2016 đến nay, các chiêu trò mới được nhà cầm quyền tung ra gần như hàng tuần để đối phó với sự uất ức của người dân quanh thảm họa môi trường Formosa, đặc biệt mỗi khi các trò cũ bị người dân vạch trần.

Ngược lại, phía người dân chúng ta cũng đã có khá nhiều ứng biến. Trong số này, một số cách đối phó đã chứng tỏ rất hữu hiệu. Chẳng hạn như:

- Nguyên tắc "Địch tập trung - Ta phân tán. Địch phân tán - Ta tập trung" đã được xử dụng ở nhiều nơi, với nhiều hình thức "biểu tình du kích" rồì nhập lại lên mạng. Công an không dám rời bỏ những địa điểm lớn, họ rất hậm hực nhưng đành chịu.

- Dân cư mạng cũng chỉ vẽ ngay cho nhau cách vượt tường lửa khi Facebook bị ngăn chận. Bà con cũng chỉ ngay cho nhau các phần mềm nối trực tiếp điện thoại di động khi vừa có tin sóng 3G sẽ bị chận. Với đà này, các trò tắt cột phát sóng hay dùng xe phá sóng lưu động của công an sẽ trở nên vô dụng.

- Để giảm bớt xác suất công an chia cắt đoàn biểu tình, trước ngày xuất quân, phía ta đã có các nhóm đi chụp hình những nơi để sẵn các hàng rào sắt của công an và đăng lên mạng. Thế là trò này gần như bị vô hiệu hóa. Công an đành ra tay bắt đại những người họ "đoán" là dẫn đường.

- "Tai mắt nhân dân" cũng đã tìm rất nhanh và đăng lên mạng mặt mũi của những tên công an chìm ác ôn, với đầy đủ tên họ, địa chỉ nhà, trang FB, số điện thoại... Công an kinh ngạc về mức độ khám phá nhanh lẹ của người dân nên số tên đeo khẩu trang che mặt bỗng nhiên tăng nhanh. Đây là một "yếu huyệt" mà nhiều người chúng ta cần chung sức xoáy vào.

- Và còn nhiều thí dụ khác nữa, nhưng có lẽ chiến thắng rõ ràng nhất là sự biến mất ngay của lực lượng Thanh Niên Xung Phong sau khi được chủ tung ra dùng đúng một lần. Người dân và giới luật sư chỉ ra ngay mức độ phạm pháp nghiêm trọng: Ai và luật nào cho phép nhân viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn được tràn xuống đường đánh dân và bắt dân đem đi giam? "Chiến thắng nhỏ" này cho thấy mặt trận pháp lý cũng là đấu trường phải tận dụng.

Nhưng cùng lúc, chúng ta cũng thấy một vài ứng biến thuộc loại "hại nhiều hơn lợi", cụ thể như:

- Khi lãnh đạo đảng xuyên tạc rằng người dân đi biểu tình chỉ vì nhận tiền Việt Tân thuê mướn, đại khối dân cư mạng liền biến cáo buộc này thành chuyện diễu. Chính sự diễu cợt đã không những giúp nhiều bà con tham gia lần đầu vượt qua nỗi lo sợ, mà còn gần như vô hiệu hóa luôn thủ thuật dùng Việt Tân để hù dọa xưa nay của công an.

Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp đi quá xa, đó là viết các biểu ngữ "đả đảo" hay văng tục với người cùng phe để xuôi theo các vu cáo từ phía bạo quyền. Làm như vậy chỉ để lộ cho công an thấy nỗi sợ còn quá lớn của người cầm biểu ngữ; và tạo hoang mang trong hàng ngũ bà con biểu tình trước giờ xuất quân, lúc mà đáng lẽ mọi người cần xiết chặt tay nhau hơn lúc nào hết và tạm dẹp mọi bất đồng ý kiến, nếu có.

- Một ứng biến "hại nhiều hơn lợi" khác là việc đăng các bài bản dạy làm bom xăng, bom nổ. Những người đăng loại bài này chỉ có thể là DLV trá hình hoặc những người "không dám làm nên xúi người khác". Hiển nhiên, loại bài bản đó vừa cung cấp lý cớ bôi nhọ cho Ban Tuyên giáo, vừa làm sứt mẻ hình ảnh các cuộc biểu tình trong mắt thế giới, vốn đang có rất nhiều thiện cảm với chúng ta.

Nếu chúng ta đều đồng ý về các tác hại và nhất định không đăng loại bài vở đó thì trong tương lai, chúng ta có thể khẳng định ngay nơi nào đăng loại bài đó đều là công an trá hình và đề nghị FB đóng các trang đó lại.

Lược sơ qua các ứng biến chỉ trong 1 tháng vừa qua, chúng ta có quyền tự hào về một bước tiến đáng kể.

Và sau đây là một số đề nghị nhằm đối phó với các chiêu trò mới cũng như khai triển thêm những mặt ta đang làm tốt trong những ngày trước mặt:

1.  Cần trân quí, duy trì sự tham gia của quần chúng

Nói điều này có vẻ thừa thãi vì ai trong chúng ta lại không muốn có những khuôn mặt mới, đặc biệt như trong lần xuống đường ngày 1-5-2016 vừa qua. Nhưng thực tế chúng ta đang vô tình làm ngược với ước muốn đó. Đã đến lúc chúng ta cần nhận dạng và đồng ý với nhau về một số đặc tính nền tảng, như: quần chúng vì nhiều lý do không thể đi biểu tình liên tục; quần chúng cần thời gian để lành các vết thương, cũng như cần thời gian và cơ hội sinh hoạt với nhau để vượt qua nỗi lo âu sau mỗi lần đối diện với bạo lực; quần chúng cần nhiều thời gian hơn giới hoạt động để học các cách đối phó mới, v.v ... Do đó, nếu ta cứ kêu gọi xuống đường liên tục mỗi cuối tuần, ta đang không biết hoặc làm ngơ các đặc tính nền tảng nêu trên về quần chúng. Hệ quả khá hiển nhiên là số lượng quần chúng tham gia nhỏ dần. Công an khi thấy số người biểu tình giảm lại càng thêm tự tin và bạo tay hơn.

Chúng ta đã thấy diễn trình này trong chuỗi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.

Vậy cần làm gì để duy trì sự tham gia của quần chúng, để xây dựng dần số đông?

2. Cần làm cho đối phương khó tiên đoán các dự tính của ta

Hiển nhiên khó mà giữ kín 100% các dự tính trong chủ trương đấu tranh bất bạo động công khai và khi vũ khí chính của ta là số đông. Tuy nhiên, ta vẫn có thể làm đối phương phải suy đoán, ứng chiến thường trực và trở nên mệt mỏi hơn ta gấp nhiều lần. Chỉ như thế vòng xích kềm kẹp mới lỏng ra dần. Cụ thể như:

- Tránh các khuôn mẫu dễ đoán như biểu tình liên tục mỗi cuối tuần hay chỉ biểu tình ngày cuối tuần hay chỉ tập trung vào vài địa điểm.

- Thay vì hỏi ý trên mạng "Ai có thể biểu tình cuối tuần này?", đã đến lúc ta nên hỏi những câu thuộc loại: "Ai có thể biểu tình ít là 1 lần trong tháng này nếu được biết trước 12 tiếng?".

- Thu nhỏ vòng lấy quyết định chung. Một số nhà hoạt động được nhiều người tin tưởng sẽ lập 1 nhóm bỏ phiếu lấy quyết định có biểu tình không, vào ngày nào. Quyết định đó được giữ kín và chỉ công bố tại một trang blog và/hoặc FB nhất định khoảng từ 12 đến 24 giờ trước khi xuất quân.

- Tận dụng loại ứng dụng có mã hóa như Whatsapp để giữ kín các liên lạc trong nhóm nhỏ nêu trên. Phương tiện Google doc, Google form cũng cho ta cách bỏ phiếu rất kín nếu cần.

3.  Liên tục mở rộng tầm hoạt động

-  Mở rộng địa dư: Rất cần các vùng như Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng, v.v.  nhập cuộc để chia bớt áp suất cho Sài Gòn, Hà Nội.

- Mở rộng số địa điểm chọn làm nơi biểu tình: Rất nên chọn những nơi khó ngăn chận, khó phong tỏa như phi trường, bến xe, nhà ga, quốc lộ.

- Mở rộng các thành phần tham gia: Rất cần nhiều lứa tuổi trong gia đình tham gia tùy theo tình hình từng nơi, từng vụ việc. Cần nói rõ khi các thiếu niên bị hành hung thì hành vi phạm pháp nghiêm trọng của công an phải bị lên án, chứ không thể trách ngược về cha mẹ - những người đang muốn dạy con mình về trách nhiệm công dân, về sống không vô cảm. Và sẽ có ngày những bức hình chụp chung gia đình đi biểu tình là niềm tự hào cả đời.

- Mở rộng các hình thức tranh đấu: Rất cần sáng kiến để nhiều người tham gia, đặc biệt trong những tuần không xuống đường. Thí dụ như cùng gõ nồi đúng 12 giờ trưa, kéo dài khoảng 3 phút để nói với nhau "nồi không còn cá". Mỗi nhà chỉ cần gõ làm sao để vang được đến 4 nhà hàng xóm gần nhất là đã quá tốt. Nếu ngày hôm sau 4 nhà hàng xóm đó cũng gõ thì sự quan tâm đã lan truyền theo cấp số nhân rồi, và cứ thế đến cả xóm, cả làng, cả huyện, …

Một vài hình thức khác như cùng dán biểu ngữ về cá, môi sinh trước nhà; cùng mặc áo có dấu hiệu cá khi tham dự các nghi thức tôn giáo, các dịp họp mặt chung, v.v…

- Mở rộng vòng tay: Rất cần duy trì sự hợp tác và giữ kín tông tích những nhân viên trong guồng máy đã báo cho dân biết các chiêu trò của công an, từ dấu hiệu nhận dạng nhau của công an chìm như nhẫn xanh, nhẫn trắng, đến việc tiết lộ tên tuổi của những khuôn mặt ác ôn.

4.  Làm gì khi bị cản không cho đi họp

Trong thời gian gần đây, khá nhiều các nhà hoạt động bị công an kềm giữ không để đi gặp các giới chức quốc tế, kể cả TT Obama. Chúng ta có thể giao hẹn trước những cách sau đây để vượt qua trò ngăn chận:

- Nhờ xe của các sứ quán, lãnh sự quán đến đón tận nhà.

- Nếu xe đến đón bị chận từ xa, ta vẫn có thể dùng phương tiện Skype hoặc tương tự để nối vào phòng họp. (Cần dùng loại phương tiện nào có mã hóa như Skype.)

- Để đề phòng đối phương cắt dây Internet và phá sóng điện thoại vào ngày giờ đó, mỗi nhà hoạt động được mời họp vẫn có thể nhờ trước một sứ giả trong tư thế sẵn sàng với bài phát biểu của mình ở dạng viết, âm thanh, hay video trong tay. Khi gần đến giờ họp mà không nhận được điện thoại từ nhà hoạt động đó thì sứ giả cứ cầm thông điệp đến nơi họp.

***

Tiến trình chuyển hóa bằng con đường đấu tranh bất bạo động của nhiều dân tộc nay đang hiện ra ngày càng rõ trên đất nước ta: