Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

ÂN XÁ QUỐC TẾ: TÙ NHÂN BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN VIỆT NAM TIẾP TỤC TUYỆT THỰC


Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội, 02/08/2011. (Hình: Getty Image)

ÂN XÁ QUỐC TẾ: TÙ NHÂN BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN VIỆT NAM TIẾP TỤC TUYỆT THỰC



Bản dịch từ Radio của
Nguyễn Thành


Ngày 10/6/2013 – ABC Radio Australia

Một nhà bất đồng chính kiến VN trong tù đã tuyệt thực hơn hai tuần nay

Phóng viên: Joanna McCarthy

Trả lời phỏng vấn: Rupert Abbott, nhà nghiên cứu của tổ chức Ân xá quốc tế, phụ trách các vấn đề Campuchia, Lào và Việt Nam.


Luật sư Cù Huy Hà Vũ đang phản đối về những điều ông cho là sự ngược đãi của cán bộ trại giam ở tỉnh Thanh Hóa, miền Bắc Việt Nam.

Vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà nói bà rất lo ngại cho sức khỏe của ông.

“Tôi biết chắc là anh ấy cũng chưa ăn, anh ấy vẫn đang tuyệt thực vì anh ấy kiên quyết đòi hỏi phải giải quyết các đơn thư tố cáo, những đòi hỏi đúng pháp luật, được pháp luật bảo hộ, đòi hỏi quyền được gặp người thân trong phòng riêng không quá 24h, quyền được gửi thư cho gia đình, quyền được sao chụp tài liệu để tiến hành kháng án. Đó là những đòi hỏi rất chính đáng mà tôi biết chắc là vẫn chưa được giải quyết”.

Ông Hà Vũ bị bắt giữ vào năm 2010 sau khi nộp đơn kiện Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề môi trường, và hãng luật của ông cũng đại diện cho các giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu vốn bị giam giữ trong một cuộc đàn áp của công an.

Ông bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế tại gia vì hành vi vi phạm một điều luật của bộ luật hình sự Việt Nam vốn ngăn cấm việc “tuyên truyền” chống lại nhà nước.

Chúng ta sẽ có cuộc trò chuyện với ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu của tổ chức Ân xá quốc tế, phụ trách các vấn đề Campuchia, Lào và Việt Nam.


Rupert Abbott: Cù Huy Hà Vũ bị kết án ngày 4-4-2011 vì tổ chức tuyên truyền chống nhà nước – một điều luật hình sự vốn được sử dụng chủ yếu nhằm hình sự hóa quyền tự do ngôn luận ôn hòa. Ông đã đăng tải các bài viết trên mạng để kêu gọi một hệ thống chính trị đa đảng, dân chủ cho Việt Nam. Ông cũng đã kiện Thủ tướng Chính phủ. Ông bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế tại gia. Ông là luật sư, nhà hoạt động nhân quyền và môi trường nổi tiếng. Cha ông cũng rất nổi tiếng, gần gũi với Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng. Rất gần gũi với đảng cộng sản.

PV: Tại sao bây giờ ông ấy lại tuyệt thực?

Rupert Abbott: Chúng tôi nhận được thông tin cho rằng ông cảm thấy bị ngược đãi bởi những người có trách nhiệm trong trại giam. Ông không được phép tiếp cận với các chứng cứ để tiến hành kháng án. Ông cũng không được nhận tiếp tế đồ ăn dù gia đình ông đã cố đưa vào. Thông thường trong các trại giam ở Việt Nam, bạn phải dựa vào lương thực tiếp tế của gia đình và bạn bè để sống sót – thức ăn và thuốc men hiếm khi có đủ.

Ông không được nhận những gì mà gia đình mang tới. Ông không được khỏe và cần được chăm sóc, cần thuốc men. Cũng từng có báo cáo cho rằng ông ấy có vấn đề về huyết áp. Tôi phỏng đoán rằng sự lựa chọn duy nhất của ông ấy để chứng tỏ sự tuyệt vọng của mình là phải dùng đến cách tuyệt thực và đánh động nhận thức của mọi người về những gì đang xảy ra.

PV: Ông ấy là người nổi tiếng trong những người bị bắt vì thực hiện quyền tự do ngôn luận. Anh có cho rằng có sự gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

Rupert Abbott: Bạn nói đúng, dư luận quốc tế đều nghĩ như vậy. Ông ấy là một trong nhiều người bị cầm tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa. Chúng tôi coi ông như những người mà chúng tôi gọi là tù nhân lương tâm. Còn rất nhiều người khác và chúng tôi thực sự nhận thấy sự gia tăng đàn áp này từ hai năm qua. Rất khó để xác định có bao nhiêu nhà hoạt động ôn hòa bị cầm tù. Khoảng hơn một trăm. Bạn biết đấy, tôi nghĩ những người ủng hộ nhân quyền đang cố gắng nói về tình hình đất nước họ và chính quyền phản ứng bằng cách cáo buộc họ vi phạm Bộ luật hình sự vốn hình sự hóa quyền phát biểu của con người, chẳng hạn hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Và họ nhận ra rằng họ đang trở thành nạn nhân với những án tù lâu năm. Ý tôi là, năm ngoái, đã có ít nhất 25 nhà hoạt động bị bỏ tù. Chỉ riêng năm ngoái thôi và chắc chắn còn nhiều hơn. Đó chỉ là con số mà chúng tôi xác định được thôi.

Có vẻ như không có gì tiến triển cả. Có rất nhiều những người mà chúng tôi gọi là tù nhân lương tâm, như Cha Nguyễn Văn Lý, blogger Điếu Cày – một trường hợp rất nổi tiếng hồi năm ngoái, Tạ Phong Tần và Anh Ba SG, đang ở trong tù vì hoạt động tuyên truyền chống nhà nước trong khi những gì họ làm là lên mạng kêu gọi sự tôn trọng nhân quyền. Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân đối mặt với sự giam giữ tùy tiện hoặc phải thụ án lâu năm chỉ đơn giản vì lên tiếng một cách ôn hòa, không hề cố xúy cho bạo lực, không sử dụng bạo lực.

PV: Chúng tôi nghe nói Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đang xấu đi. Nhưng nhìn chung ông có nghĩ là Washington và cộng đồng quốc tế đã hành động đủ để gia tăng áp lực lên chính quyền Việt Nam chưa?

Rupert Abbott: Chúng tôi có thể nói rằng: chưa. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải lên tiếng nhiều hơn, làm nhiều hơn. Chúng tôi tán thành bình luận của Hoa Kỳ, nhưng chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ, EU, Australia và nhiều nước khác ở Đông Nam Á lên tiếng về những gì đang xảy ra. Chúng tôi cũng thừa nhận rằng hiện chúng ta đang có cơ hội để thúc đẩy một triển vọng tốt hơn cho nhân quyền ở Việt Nam. Nhiều thực tế đang diễn ra. Một trong số đó là Myanmar đang tiến hành cải cách, có lẽ đang đặt Việt Nam trước rủi ro trở nên rất khó khăn ở Đông Nam Á. Chúng ta có thể thấy trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Việt nam tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, để cân bằng với Trung Quốc.

Nền kinh tế Việt Nam đã vận hành tốt cho đến khi bị suy thoái gần đây. Mối quan ngại lớn về kinh tế làm nảy sinh nhu cầu sốc lại quan hệ với phương Tây nhằm thu hút vốn đầu tư và thương mại.

Một yếu tố then chốt khác giải thích cho sự đàn áp này là người Việt Nam bắt đầu lên tiếng nhiều hơn để đòi hỏi các quyền của họ. Chúng tôi cũng nhận thấy người dân lên tiếng về nhân quyền, biểu tình chống Trung Quốc cũng như biểu tình để nói lên những bức xúc khác. Chỉ mới vài tuần trước đây, một số thanh niên Việt Nam đã tổ chức một cuộc dã ngoại nhân quyền, phân phát Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Đã có một cuộc đàn áp những người này nhưng nó vẫn thể hiện xu hướng lên tiếng của người dân.

Tất cả những thực tế này tạo ra những cơ hội cho Hoa Kỳ, cho EU, cho Australia để thực sự gây áp lực cho Việt Nam và thúc đẩy sự thay đổi theo hướng tôn trọng quyền con người hơn.




***

ỦY HỘI LUẬT GIA QUỐC TẾ NHẤN MẠNH sự CẦN THIẾT phải BẢO VỆ LUẬT SƯ ở VIỆT NAM

Bản dịch của Nguyễn Thanh Thủy



Ngày 30/5/2013 - Ủy hội Luật gia quốc tế đã trình bày với Hội Đồng Nhân Quyền và Báo Cáo Viên Đặc Biệt về sự độc lập của thẩm phán và luật sư, liên quan đến việc cần thiết phải bảo vệ các luật sư ở Việt Nam.

Ủy hội Luật gia quốc tế nhắc lại Điều 16 của Những Nguyên tắc Cơ Bản về Vai trò của Luật sư của LHQ rằng “Chính phủ phải đảm bảo rằng các luật sư có thể thực hiện tất cả các chức năng nghiệp vụ của họ mà không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc có sự can thiệp bất chính đáng và rằng họ sẽ không bị quấy nhiễu, hoặc bị đe dọa về việc bị truy tố, các biện pháp trừng phạt hành chính, kinh tế hoặc các hình thức khác đối với bất kỳ hành động nào phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn, tiêu chuẩn và đạo đức đã được công nhận”.

Trong cuộc đối thoại với Báo Cáo Viên Đặc Biệt về sự độc lập của thẩm phán và luật sư, Gabriela Knaul, Ủy hội Luật gia quốc tế nhấn mạnh đến việc giúp đỡ pháp lý (chủ đề báo cáo của Báo Cáo Viên Đặc Biệt gửi đến Hội Đồng) là không hiệu quả nếu thiếu đi sự bảo vệ thích hợp đối với nghề nghiệp thuộc ngành luật.

Theo điều khoản 16-18 của Bộ Luật Cơ Bản Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Vai Trò của Luật Sư, Ủy hội Luật gia quốc tế nêu ra sự quan tâm đến các trở ngại mà các luật sư nhân quyền phải đối mặt ở Việt Nam, đặc biệt những người đã bị khai trừ khỏi luật sư đoàn và không được phép hành nghề trong việc đại diện cho các nạn nhân bị phân biệt đối xử và bị cưỡng đoạt đất đai.

Ủy hội Luật gia quốc thúc giục Chính phủ Việt Nam gia hạn mời Bà thực hiện chuyến công du đến VN, hợp tác và cho phép Bà điều tra những vấn nạn này và những trở ngại khác trong việc hoạt động hiệu quả nghiệp vụ pháp lý ở Việt Nam.

Báo cáo đã được đưa ra theo khoản 3 (phát huy và bảo vệ quyền con người) trong chương trình nghị sự của Phiên họp thường kỳ lần thứ 23 Hội đồng Nhân quyền (ngày 27 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2013)


***

Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Phiên họp thường kỳ thứ 23, ngày 27 tháng 5 đến 14 tháng 6 năm 2013
Khoản 3 Chương trình nghị sự

Bài phát biểu của Gabriela Knaul (Ủy hội Luật gia quốc tế) trong cuộc đối thoại với Báo Cáo Viên Đặc Biệt phụ trách về tính độc lập của thẩm phán và luật sư

BẢO VỆ GIỚI LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM
Ngày 20 tháng 5 năm 2013
Bản gửi báo chí



Thưa Bà Báo Cáo Viên Đặc Biệt, phụ trách về tính độc lập của thấm phán và luật sư,
Ủy hội Luật gia quốc tế hoan nghênh báo cáo của Bà và đặc biệt đánh giá cao tính thực tiễn khi nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của trợ giúp pháp lý trong việc đảm bảo sự bảo vệ các nạn nhân của hành vi vi phạm nhân quyền.

Ủy hội Luật gia quốc tế nhấn mạnh rằng trợ giúp pháp lý thường xuyên không hiệu quả do thiếu đi sự bảo vệ thích đáng dành cho giới luật sư. Do đó chúng tôi lưu ý sự quan tâm từ bà, và cũng như từ sự quan tâm của Hội đồng nhân quyền, về những thách thức nhất định mà luật sư nhân quyền Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt những luật sư bị khai trừ khỏi luật sư đoàn và không được phép hành nghề luật trong việc đại diện cho các bạn nhân bị phân biệt đối xử và cưỡng chế đất đai. Những luật sư này gồm có Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Huỳnh Văn Đông, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định và Lê Trần Luật. Nhiều người trong số họ bị buộc tội và kết án theo điều 79 và 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, một bộ luật hình sự hóa những hành vi tìm cách luật đổ Chính quyền hoặc những người thực hiện tuyên truyền chống Chính quyền. Hiện tại, Lê Công Định và Nguyễn Văn Đài vẫn bị quản chế tại gia, trong khi đó Huỳnh Văn Đông, Lê Thị Công Nhân và Lê Trần Luật đã không còn bị giam cầm những vẫn bị giám sát. Những cáo buộc tạo dựng về tội trốn thuế đã áp đặt lên luật sư Lê Quốc Quân, ông bị bắt vào tháng 12 năm 2012 và vẫn chưa được đem ra xét xử.

Ủy hội Luật gia quốc tế nhắc lại Điều 16 của Những Nguyên tắc Cơ Bản về Vai trò của Luật sư của LHQ (the UN Basic Principles on the Role of Lawyers) rằng “Chính phủ phải đảm bảo rằng các luật sư có thể thực hiện tất cả các chức năng nghiệp vụ của họ mà không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc có sự can thiệp bất chính đáng và rằng họ sẽ không bị quấy nhiễu, hoặc bị đe dọa về việc bị truy tố, các biện pháp trừng phạt hành chính, kinh tế hoặc các hình thức khác đối với bất kỳ hành động nào phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn, tiêu chuẩn và đạo đức đã được công nhận”. Điều 17 và 18 khẳng định rằng “Một khi sự an toàn của luật sư bị đe dọa… họ phải được bảo vệ đầy đủ từ nhà chức trách” và rằng “luật sư không bị xem đồng hóa với những gì thuộc về thân chủ của họ hay lý tưởng của thân chủ họ…”. Nếu thiếu đi sự tôn trọng những quyền cơ bản này, việc thực hiện công lý qua hỗ trợ pháp lý thường gây ra thất vọng.

Trong bối cảnh này, thưa Bà Báo Cáo Viên Đặc Biệt,

Chúng tôi thúc giục thúc giục Chính phủ Việt Nam gia hạn mời Bà thực hiện chuyến công du đến Việt Nam, hợp tác và cho phép Bà điều tra những vấn nạn này và những trở ngại khác trong việc hoạt động hiệu quả nghiệp vụ pháp lý ở Việt Nam.

Lời cuối, thưa Bà Báo Cáo Viên Đặc Biệt, Ủy hội Luật gia quốc tế mong muốn nhắc lại sự ủng hộ  của chúng tôi với nhiệm vụ mà bà phụ trách và nhằm nhắc nhở các nước về nghĩa vụ hợp tác với Bà và với tất cả các Báo cáo viên Đặc biệt khác, bao gồm việc tôn trọng những Thư cáo buộc và Thư Kháng cáo khẩn cấp.

Cảm ơn bà.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét