Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Đặng Xương Hùng - Mực hay Máu?


Đặng Xương Hùng - Mực hay Máu?




Ép buộc thanh thiếu niên VN vào chiến tranh là anh hùng?




“…Trong lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay, không thiếu những người đang tiến thoái lưỡng nan. Hãy lắng nghe lời khuyên của nhà lãnh đạo người Bỉ để có thể viết tiếp lịch sử nước nhà bằng giấy và mực. Quá khứ không thể thay đổi được, nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai…”



Khi tiếp một vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ có nói: “Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu”. Thâm ý hay thiện ý. Có lẽ thiện ý nhiều hơn thâm ý. Tốn máu là phi lý, tốn giấy mực là chưa mất gì. Nhất là giữa anh em trong một nhà. Bài học tốn mực của nước Bỉ nơi các cộng đồng có ngôn ngữ khác nhau chung sống hòa bình trong một quốc gia thịnh vượng.

Câu nói trên của nhà lãnh đạo nước Bỉ có ba từ quan trọng đó là Tốn, Máu và Mực. Tốn là trả giá cho một điều gì đó thừa, vô lý.

Máu là giải pháp cho một cuộc thắng thua đau đớn.

Mực là hướng tới một kết quả cùng thắng win-win.

Kêu gọi « Thà hy sinh tất cả » của ông Hồ Chí Minh là sự tốn máu vô nghĩa, vì lợi ích của kẻ thù phương Bắc.

“Nếu bệ hạ muốn hàng, hãy chém đầu tôi đi đã” hoặc “Nên hàng hay nên đánh” của Hội nghị Diên hồng là những sự lựa chọn tốn máu đúng nghĩa. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống ngày 19/1/1974 để bảo vệ Hoàng Sa trước sự xâm chiếm của Trung quốc là những giọt máu anh hùng vì dân tộc, vì đất nước.

Còn lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lê nin, còn tư tưởng Hồ Chí Minh, còn theo đuôi Trung quốc, đảng cộng sản Việt Nam còn đẩy dân tộc mình vào những cuộc tốn máu vô ích.


Đảng cộng sản Việt Nam đang đối đầu trực tiếp với nhân dân, tiếp tục chọn giải pháp cho một cuộc tỉ thí thắng thua với chính nhân dân và dân tộc mình.

Rủi ro cho dân tộc Việt Nam là khả năng đảng tiếp tục là bên thắng cuộc còn lớn. Họ có bộ máy trấn áp, bung bít đủ mạnh để bên ngoài không biết bên trong, bên trong không thấu được ra bên ngoài.

Họ lại có đủ thủ đoạn ngăn chặn “rút ra” từ những bài học Thiên an môn, cách mạng màu, mùa xuân Ả rập. Hơn nữa, họ đã biết thế nào là sự trả giá như Saddam Hussein, Mouammar Kadhafi, Nicolae Ceausescu nên họ lại càng lo sợ, co vào để chống trả quyết liệt hơn.

Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam chống lại đảng cộng sản hiện nay còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc đấu tranh giành chính quyền mà họ đã làm. Vì rằng cách đô hộ của thực dân còn văn minh hơn nhiều so với cách cai quản đất nước của họ hiện nay. Họ càng chú ý an ninh cho sự tồn tại của đảng thì lại tạo kẻ hở cho một xã hội lưu manh hóa đang tràn lan trước mắt. Đó là những rủi ro, đau thương của dân tộc Việt Nam.

Vừa rồi, họ tuyên bố là tiếp tục lấy nhân dân ra làm thử nghiệm thêm một thế kỷ nữa. Cái sự tốn mà đảng lựa chọn nó không còn nằm ở sự tốn máu mà còn hơn thế nữa.

Đất nước thì bền vững hơn chế độ, nhưng chế độ lại dài hơn một đời người. Thêm một thế kỷ nữa là thái độ mặc kệ tương lai.

Trong lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay, không thiếu những người đang tiến thoái lưỡng nan. Hãy lắng nghe lời khuyên của nhà lãnh đạo người Bỉ để có thể viết tiếp lịch sử nước nhà bằng giấy và mực. Quá khứ không thể thay đổi được, nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai.

Viết tiếp lịch sử bằng mực là tiến hành một cuộc hòa hợp dân tộc, hòa vào với thế giới văn minh, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Đó là từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ bỏ tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp nhận sự tồn tại các đảng phải chính trị trong và ngoài nước, tiến tới một cuộc bầu cử tự do, nhân dân được lựa chọn người lãnh đạo của mình.

Lịch sử ghi danh cả người có công và cả người có tội. Ở bên nào đây đó là quyết định của từng con người.


Đặng Xương Hùng
từ Thụy sĩ

Nguồn: to-quoc


1 nhận xét:

  1. Nghe giọng điệu các lý lẽ của Xương Hùng với những thông tin kiểu vỉa hè nhảm nhí thì người bình thường nhất cũng nhận ra :Đây là một kẻ dốt nát đặc biệt .Vậy, tại sao y lại có thể trở thành vụ phó của bộ ngoại giao?
    Chắc chắn y tiến thân nhờ vào sự hối lộ đút lót cho những lãnh đạo cấp trên của y.
    Vậy ai,kẻ nào đã đỡ đầu cho một tên cơ hội và chắc chắn là dốt nát nầy ?
    Những lãnh đạo bộ ngoại giao phải có câu trả lời rõ ràng cho nhân dân được biết.
    Chúng ta ko được né tránh một sự thật:Rất nhiều tên cơ hội lại kèm theo dốt nát đã “chui sâu trèo cao” vào những cơ quan quan trọng của nhà nước. Chúng chẳng cần phải vất vả khó khăn gì để thực hiện “chui sâu trèo cao”.Bởi vũ khí có hiệu quả chúng thường dùng rất phổ biến .Đó là TIỀN !

    Trả lờiXóa